Đề Xuất 6/2023 # Ý Tưởng Kịch Bản Viral Video Của Một Gã Nghiệp Dư: Chúng Ta Học Được Gì? # Top 15 Like | Hanoisoundstuff.com

Đề Xuất 6/2023 # Ý Tưởng Kịch Bản Viral Video Của Một Gã Nghiệp Dư: Chúng Ta Học Được Gì? # Top 15 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Ý Tưởng Kịch Bản Viral Video Của Một Gã Nghiệp Dư: Chúng Ta Học Được Gì? mới nhất trên website Hanoisoundstuff.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Bài viết này nói về một ý tưởng Viral Video của một gã nghiệp dư như tôi, người chưa qua bất cứ một trường lớp đào tạo đạo diễn từ chuyên nghiệp đến A-ma-tơ.

Nghe nói để viết được kịch bản Video chuyên nghiệp, mỗi đạo diễn phải mất ít nhất…

… 6 năm mài dùi trên giảng đường Đại Học.

Vậy hãy xem người nghiệp dư như tôi có gì? Chắc cái mà tôi có chỉ là SÁNG TẠO và luôn nghiên cứu những hành vi, động cơ của người dùng, đôi khi cũng có những ý tưởng lập dị.

Tôi cũng có tư duy theo chiều dọc như các bạn (Vì từ bé tôi đã được rèn rũa trong nhà trường và gia đình, cũng như xã hội, nằm trong một cái hộp không hơn không kém). Nhưng may mắn hơn, sau này tôi có thêm tư duy đa chiều nữa.

Giai đoạn 1 – Tiếp nhận yêu cầu và mục tiêu:

Doanh nghiệp bán sim số chúng tôi muốn thương hiệu được nhiều người biết đến.

Lúc đầu tôi có nhiều ý tưởng khá lập dị, tính thuê một bên quay Video Review tất cả các món ăn và “SIM SỐ” sẽ là một nguyên liệu trong đó.

Đã gặp một bạn làm về quay Video sản phẩm và lên ý tưởng bàn luận về vấn đề Video nên như nào để Viral.

Giai đoạn 3 – Phát triển và chọn lọc ý tưởng:

Cuộc gặp kết thúc cũng là lúc tôi không nghĩ về nó nữa, đây thường là thời gian “ấp ủ ý tưởng”, tôi sẽ tự cho tiềm thức giải quyết vấn đề, còn việc của tôi là chạy xe vòng vòng qua một dự án khác.

Sang bên dự án khác, vội xin bạn nhân viên một tờ giấy và viết một mạch tù tì như ảnh dưới:

Tôi chia kịch bản Viral Video này ra thành 6 bước bên dưới:

Cũng như việc trước đây tôi có viết một bài viết được cả triệu lượt Share, tôi thích NHÂN VĂN và HỮU ÍCH hơn.

– Trên bàn thờ của mẹ có 2 bát đồ ăn:

+ Một là bát đồ ăn chứa tất cả các món lủng củng (bát phở đồ hàng bé làm): Sợi phở là dây nilong trắng, thịt bò là những chiếc sim số đã hỏng (cài cắm sản phẩm), hành răm là giấy vụn,…

+ Hai là bát phở cô nấu để trở thành Vua đầu bếp dâng lên bàn thờ mẹ (Công thức vượt món phở Hà Nội bây giờ) và chiếm vị trí đồ ăn số 1 Thế Giới.

Người mẹ của cô gái này trước kia luôn là người khích lệ con sáng tạo.

Con vẽ đoàn tàu không có bánh, cô giáo luôn phạt bé, thậm chí khi được chọn thi vẽ cấp Quận, trước khi thi thì bé được Test vẽ trước ở nhà.

Ông, bà và một số người lớn khác đều hùa vào nói đoàn tàu phải có bánh, mặc cho cô bé đã cố gắng giải thích nhưng đều không được, khắc họa nỗi ấm ức của bé qua từng nhân vật phán xét.

Nhưng cuối cùng được người Mẹ khích lệ là đoàn tàu đẹp quá và hỏi kỹ hơn vấn đề tại sao bé vẽ vậy, bé mới dám nói: ” Con vẽ về một đoàn tàu tương lai không có bánh, mà cô giáo và cả ông bà, chú bác đều không hiểu con, cũng không cho con giải thích ” – Đứa bé vừa nói vừa khóc nức nở (Khóc ấm ức, và vỡ òa như giải tỏa được cả cục tức bấy lâu).

Năm đó bé dành giải nhất cho tác phẩm “ĐOÀN TÀU TƯƠNG LAI”

Những cao trào này nên lồng tất cả mọi đối tượng thấy mình trong đó vào. Ví dụ phía trên là cô giáo, ông bà, các chú bác, thì dưới này có thể là Bố của bé đó

Rồi một ngày, cô mang chiếc cup nhỏ nhỏ về, nước mắt lưng tròng nói với bố: “Con gái cũng có quyền chơi những môn thể thao phải không bố, con gái bố toàn diện mà”. Lúc đó Bố nhớ lại những vết thương, vết xầy khi bé tập đã không an ủi thì thôi, mỗi lần vậy bố còn đánh và buông những lời tục tĩu nữa.

Những đứa bạn cùng lớp giết chết sự sáng tạo của con.

Khi có những ý tưởng đột phá, mấy đứa bạn trong lớp đều nói: ” Mày sẽ không làm được đâu“, ” ý tưởng thật nhảm nhí“, ” mày điên à, không thành công đâu “,… Bé nhờ Mẹ cùng thực hiện ý tưởng táo bạo và điên rồ đó.

Nhưng bà mẹ của bé thì khác. Sản phẩm thành công ngoài sức tưởng tượng, đó là 1 sản phẩm kết hợp cả Media, một ứng dụng bảo vệ tất cả các học sinh an toàn từ nhà đến trường và luôn kích thích sự sáng tạo cho toàn bộ các bé.

Ý tưởng đó đã được 1 bên phát triển ứng dụng, tạo ra sản phẩm thật và ứng dụng đó nổi tiếng khắp Thế giới.

Những món ăn mà bé nấu giả vờ từ SIM luôn được mẹ giả vờ ăn một cách ngon lành, và luôn khen tấm tắc cũng như giới thiệu về khả năng của bé với những bạn bè của mẹ đầy tự hào.

Thêm cách nhớ các công thức nấu ăn nữa (bé nhớ và làm được hơn 10.000 món ăn trên toàn thế giới) qua cách học TRÒN, VUÔNG, TAM GIÁC,… mà GS.Hồ Ngọc Đại dạy (Trends)

Cũng là cảnh nhớ lại một vài câu chuyện về sự sáng tạo được mẹ khích lệ như: Bố mẹ khác không cho con nghịch cát hay không cho con khám phá những vật dụng mới, luôn quát mắng, hoặc luôn có từ “Không được” “Đừng”,.. thì mẹ của bé lại khác hẳn: Cứ khám phá đi con.

Chính sự khám phá không thụ động như các bé khác, mà một lần vô tình nghe mẹ kể chuyện với bạn mẹ (bạn mẹ cũng là phụ huynh cùng lớp với đứa bạn thân của bé).

Vì mẹ bạn kia dùng SIM SỐ ĐẸP nên bé đã nhớ luôn qua cách học TRÒN, VUÔNG, TAM GIÁC.

Một lần giờ tan học về, thấy 1 người đàn ông dắt bạn của bé đi, mặt lén lút ngó trước sau.

Bé chạy ra hỏi sao hôm nay Mẹ bạn không đón, bạn kia nói: ” Mẹ mình nhờ bác làm cùng đón ”

Bé hỏi bé bạn: ” Bạn có biết bác này không ”

Bé kia nói: ” Lần đầu tiên gặp bác, và bác bảo bác mới vô làm nhưng đều có hết sđt của Mẹ, lúc nãy bác đã gọi cho Mẹ báo rồi “.

Bé nhất quyết giữ bạn của mình lại, dù người đàn ông kia cố kéo. Liền nhớ sđt của phụ huynh đó ngày trước, người đàn ông bắt đầu sợ, và kéo mạnh hơn, đánh bé. Nhưng bé nhất định ôm bạn của mình không cho lôi đi.

Cuối cùng người Mẹ nhấc máy và nói đang qua đón và không nhờ ai thì bé HÉT thật to lên cho tất cả mọi người biết và bắt người đàn ông lạ đó.

Người mẹ đến ôm con mình không bị bắt cóc và bày tỏ lòng biết ơn, bé chỉ cười nhếch mép: ” Số điện thoại cô đẹp vậy đứa con nít lớp 1 cũng nhớ, huống hồ là con “.

Trong kịch bản này, phần giải quyết cao trào tôi lại cho luôn trong bước 3 “xây dựng cao trào”. Vì tôi lo ngại nếu không giải quyết cao trào luôn, tỉ lệ người thoát Video sẽ rất cao.

Trở lại bài phát biểu của bé khi đã trở thành đầu bếp số 1: ” Tôi phải cảm ơn Mẹ rất nhiều, nếu Mẹ tôi cũng giống như những người khác, luôn sợ sệt, gò bó tôi trong khuôn khổ thì thế giới này đâu có một vị đầu bếp như tôi. Và cuối cùng tôi chỉ muốn nói, đôi khi chính người lớn và lớp học đã vô tình giết chết sự sáng tạo của các bé “. Hình ảnh cô bé nhìn khoảng không, thấy mẹ đang cười hiền hòa với mình!

Đôi khi chính người lớn và lớp học đã vô tình giết chết sự sáng tạo của các bé! chúng tôi – Kết nối giá trị cho một cuộc sống sáng tạo và an toàn

Vậy là chúng ta có những tóm tắt sau cho một ý tưởng Viral Video:

GĐ1: Yêu cầu của khách hàng và mục tiêu GĐ2: Tạo ra ý tưởng GĐ3: Phát triển và chọn lọc ý tưởng GĐ4: Thực thi

6 bước viết kịch bản Viral Video:

Nhưng như vậy cảm giác nó hơi VẬT. Dù bài viết đã trên 2000 từ, vì vài tháng tôi mới viết một bài nên các bạn GÁNG…

Phải nói thêm là tôi mất chừng 30 phút để lên ý tưởng này.

Đề bài: Tạo ra một Viral Video cho bảo hiểm nhân thọ Manulife.

Ý tưởng: Tôi chọn Video nhân văn để làm, vì bảo hiểm tốt nhất không nên chọn Video dạng Troll Hài.

Các bạn có nhớ rằng lúc bé chúng ta đi dưới trời đêm có ánh trăng. Thấy mặt trăng luôn đi theo chúng ta? Đi chậm thì nó đi chậm, phóng nhanh thì nó chạy còn nhanh hơn?

Video này tôi nói về tình Phụ – Tử.

– Từ 8 giây đến 10 giây đầu: Là hình ảnh người bố trở con trên chiếc xe máy và người bố kích thích sự sáng tạo của người con bằng cách hỏi: “Mặt trăng đi theo con kìa, con thấy không, chúng ta đi chậm nó đi chậm, chúng ta đi nhanh thì nó cũng đi nhanh để soi sáng quãng đường bố con mình đi”.

*Note: Cậu bé nhân vật chính phải là cậu bé xinh xắn, có ánh mắt thông minh.

Vậy là quãng đường về nhà, cậu bé chỉ ngước lên trời để ngắm trăng và hỏi những câu hỏi ngô nghê.

– Ánh trăng cứ thế đi với 2 bố con qua 3 giai đoạn: Mầm non, tiểu học, trung học. Mầm non thì ánh trăng đi theo 2 bố con là trăng non, tiểu học thì trăng to hơn chút, trung học thì mặt trăng gần tròn.

Trong 3 giai đoạn này chúng ta có thể lồng vào các tình huống hài hước như: Hai bố con tắm cho nhau, bố búng “tờ-rym” con nói: “Trym con to hơn rồi đấy”, rồi hai bố con quậy nát cái nhà tắm bằng những nụ cười vui vẻ.

– Đến năm 15 tuổi, thời kỳ trăng tròn nhất, người con đỗ vào cấp 3 một trường chuyên nổi tiếng. Nhà trường tổ chức tiệc mừng cho người con vào đêm ngày rằm tại một khách sạn sang trọng.

Mẹ cậu bé không đi được vì bận việc, 2 bố con chở nhau đến khách sạn bằng xe máy.

– Trên đường về nhà, vì uống quá nhiều rượu mà tai nạn đã xảy ra (tình huống éo le). Người cha đã mãi mãi ra đi. Hãy nhớ rằng, người làm chủ gia đình mà mất thì cuộc sống của 2 mẹ con sẽ rất khó khăn. Nên khắc sâu chi tiết này.

– 20 năm sau. Chàng trai làm chủ tịch một tập đoàn đa quốc gia. Ngước lên trời đêm ngắm trăng một ngày rằm nói: ” Cám ơn Manulife, nhưng giá như bố còn sống!!! ”

– Lúc này chúng ta có thể quay lại quá khứ một chút khi người vợ đã đóng bảo hiểm nhân thọ của Manulife cho người chồng. Vì chính nhờ Manulife nên gánh nặng kinh tế không còn, người mẹ và người con đã được an ủi phần nào và có cuộc sống hạnh phúc về sau.

– Thông điệp cuối Video: Uống bia rượu thì đừng bao giờ lái xe – Manulife chúng tôi có thể giúp gánh nặng gia đình bạn về vật chất, nhưng còn giá trị tinh thần nó sẽ luôn khắc khoải cả đời những người còn lại!

Hết… Video, cũng hết bài này luôn! Ơn giời…

Đôi lời nhắn nhủ: Tôi không biết những ý tưởng về Viral Video trên của một gã nghiệp dư như tôi có thể giúp gì cho bạn trong tương lai không, nhưng có thể chắc chắn một điều:

Viral Video là cách có thể Growth Hacking bất cứ một thương hiệu nào dù là nhỏ, chả phải vậy nó mới xứng đáng với cái tên “Ông hoàng của Video Marketing” đó sao?

Cách Lên Ý Tưởng Kịch Bản Quay Video Sản Phẩm

Bước 1: Lên ý tưởng video

1. Video quay tại studio ( Review TV, Thương hiệu TV, Blog thông minh)

Thông thường các ý tưởng video quay tại studio sẽ do chúng tôi phụ trách. Khách hàng chỉ cần:

Mang sản phẩm đến địa chỉ của thegioimarketing.vn

Nếu có ý tưởng video thì gửi thông tin cho thegioimarketing.vn

2. Video quay tại hội chợ

Khách hàng thông báo cho chúng tôi các thông tin sau:

+ Thời gian hội chợ

+ Địa điểm hội chợ

+ Sản phẩm cần quay

+ Ý tưởng video (nếu có)

3. Video quay tại công trình hoặc tại các đại lý

Khách hàng cần cung cấp các thông tin sau:

+ Thời gian quay

+ Địa điểm quay

+ Ý tưởng video (nếu có)

II. Bước 2: Lên kịch bản

Thông thường bước này sẽ do chúng tôi phụ trách. Để lên được kịch bản, khách hàng cần cung cấp đầy đủ các thông tin:

Sản phẩm, dịch vụ

Các đặc điểm của sản phẩm, dịch vụ đó

Các lưu ý khi quay video (nếu có)

Ý tưởng video (nếu có): Khách hàng có thể lấy các mẫu video đã có sẵn hoặc gửi qua email cho chúng tôi loại video marketing muốn quay.

Các thông tin này cần được cung cấp đầy đủ, chính xác nhất.

Quy trình lên kịch bản sản xuất video

Bước 1: Lên ý tưởng kịch bản: như trên

Bước 2: Duyệt kịch bản

Thegioimarketing.vn sẽ gửi kịch bản cụ thể cho khách hàng

Khách hàng sẽ xem kỹ kịch bản và nếu cần chỉnh sửa, vui lòng ghi rõ, chi tiết rồi gửi email cho thegioimarketing.vn.

Bước duyệt kịch bản này cần nhanh và khẩn trương.

Bước 3: Chốt kịch bản

Từ những góp ý của khách hàng, chúng tôi sẽ tiến hành chỉnh sửa lại kịch bản để có kịch bản chuẩn nhất.

Gửi lại cho khách hàng kịch bản cuối cùng.

Cách Viết Kịch Bản Video

Một video thiếu kịch bản hoàn chỉnh cũng giống như một người thiếu cảm xúc: vô hồn, rời rạc và chẳng có gì đáng chú ý. Thế nhưng, để viết kịch bản video truyền cảm xúc là điều không hề dễ dàng, nhất là với người mới lần đầu làm quen với kiểu nội dung này. May mắn thay, bạn sẽ không phải bắt tay vào viết mà chẳng có gợi ý hay khuôn mẫu nào.

Dù là nhân viên marketing muốn tự mình viết kịch bản cho công ty, hay copywriter được yêu cầu viết nội dung cho khách hàng, bạn đều có thể tham khảo 3 bước viết kịch bản video hữu ích sau.

Hiểu nôm na, video brief là bản tóm tắt những thông tin bạn cần ghi nhớ trước khi tiến hành viết kịch bản video. Tùy theo phong cách làm việc của bạn mà video brief có thể là định dạng Word, Excel, Powerpoint hay thậm chí là Google Doc để cả nhóm tiện góp ý. Thông thường những nội dung bạn nên làm rõ bao gồm:

– mục đích sản xuất video là gì? (truyền thông điệp, xử lý khủng hoảng, nhận diện thương hiệu, giới thiệu sản phẩm mới…)

– bạn viết kịch bản video theo dạng nào? (đồ họa 2D, quay Live Action, dạng typography…)

– đối tượng muốn nhắm đến là ai? (người tiêu dùng, nhà đầu tư, trẻ em, cơ quan chính phủ…)

– những yếu tố nào bắt buộc phải có trong video? (bộ nhận diện thương hiệu, câu slogan, hình tượng nhân vật…)

Bạn càng liệt kê video brief chi tiết bao nhiêu thì quá trình lên ý tưởng, bắt tay vào viết kịch bản video sẽ càng dễ dàng bấy nhiêu.

Dựa trên những yêu cầu ở trên, bạn sẽ bắt đầu biến những ý tưởng mơ hồ, rời rạc thành một câu chuyện liền mạch, giàu thông tin và cảm xúc. Đúng vậy, “câu chuyện” chính là bản chất cốt lõi nhất của một kịch bản video hoàn hảo. Bạn sẽ đặt vấn đề như thế nào, trao đổi với người xem ra sao, hướng họ đến sản phẩm của mình vào lúc nào, và sau khi xem xong thì người dùng nên làm gì tiếp theo. Nếu vẫn đang bí ý tưởng và cách triển khai nội dung, có 5 hướng viết kịch bản video bạn nên tham khảo gồm:

– Vấn đề – giải pháp (Problem-Solution)

– So sánh đối chiếu (Compare-Contrast)

– Nguyên nhân – kết quả (Cause-Effect)

– Mô tả tổng quan (Product Overview)

– Câu chuyện truyền cảm hứng (Narrative-Persuasive)

Một lưu ý nhỏ khi viết kịch bản video là bạn nên chọn ngôn ngữ đơn giản, mang tính giao tiếp với người xem và truyền tải súc tích thông điệp. Giữa thời đại thông tin biến đổi không ngừng, người xem sẽ không đủ thời gian chiêm nghiệm những câu văn dài như tiểu thuyết, hay thủ pháp nghệ thuật rắc rối bạn đã từng học ở trường.

Reflection Là Gì? Tại Sao Chúng Ta Cần Làm Thường Xuyên

Để biết được tiến bộ trong công việc chuyên môn của mình, chắc là bạn sẽ cần đến công cụ này đấy! Hơn nữa đây cũng là một nguồn content dành cho B2B marketing quý giá và chất lượng. Vì vậy nắm được kỹ thuật viết Reflection rất quan trọng.

Định nghĩa cơ bản

Reflection (còn gọi là suy tư, phản tư) là quá trình suy nghĩ kỹ lưỡng và cẩn trọng về những gì chúng ta đã làm, học được hoặc trải nghiệm trong quá khứ.

Reflection là gì? Tại sao chúng ta cần thường xuyên reflect?

Quá trình Reflection suy tưởng – phản tư gồm 3 bộ phận:

Reflection là gì? Tại sao chúng ta cần thường xuyên reflect?

Đến đây, chắc bạn đã có cách hiểu cơ bản nhất về reflection hay còn gọi là quá trình suy tưởng, phản tư rồi đúng không? Chắc chắn là không ít lần, bạn đã suy nghĩ miên man về một vấn đề hoặc ngồi viết lại báo cáo thực tập, thực hành nghiên cứu ở trường, đó cũng chính là một dạng thể hiện của quá trình suy tưởng, phản tư. Thực tế, quá trình này diễn ra thường xuyên hàng ngày và không còn gì lạ lẫm với chúng ta nữa.

So sánh quá trình suy tưởng – phản tư với vắt khăn ướt.

Bạn hãy coi trải nghiệm, kinh nghiệm của mình là 1 chiếc khăn ướt. Mục đích của quá trình suy tưởng – phản tư là vắt kiệt những giọt nước (là những kiến thức) ra khỏi chiếc khăn ướt lõng bõng nước đó, để rồi có thể đưa kiến thức đó áp dụng vào những tình huống tương tự khác trong cuộc sống.

So sánh quá trình suy tưởng – phản tư với vắt khăn ướt.

Reflection không phải là gì?

Reflection không phải chỉ là mô tả sự vật, hiện tượng, cũng không phải là phát biểu cảm tưởng về những gì đã xảy ra (not about What, When, Who, Where, How you feel)

Mà Reflection nhấn mạnh việc khám phá và lý giải các sự kiện, sự vật, hiện tượng (Why you did it that way), và hướng tới những sự thay đổi, cải tiến trong tương lai How (How will you change it in the future), So what ( How does it help you?)

Lấy 1 ví dụ đơn giản.

Khi bạn bỏ toàn bộ đồ quần áo trắng vào máy giặt. Lát sau, bạn tự nhiên thấy nước có màu đỏ. Bạn nghĩ rằng chắc hẳn còn là sót lại 1 cái tất màu đỏ hoặc 1 cái bút mực đỏ ở trong túi quần.

Phát hiện tình huống xảy ra không đảm bảo bạn sẽ không lặp lại lỗi đó lần nữa nhưng khi reflect – suy tư lại 1 cách có chủ đích về những gì đã xảy ra sẽ giúp bạn nghĩ về cách sửa chữa hoặc tránh lặp lại lỗi sai đó lần nữa.

Lần tới, bạn có thể nhắc nhở mình nhớ check kỹ túi quần áo, rũ tung các loại ra trước khi bỏ chúng vào máy giặt. Như vậy bạn có thể sẽ được kết quả tốt hơn, quần áo trắng hơn lần giặt trước.

Có những loại Reflection nào?

Quá trình suy tưởng – phản tư có thể được thể hiện dưới nhiều hình thức, có thể dưới dạng đối thoại hoặc văn viết. Tuy nhiên, ở đây chúng tôi muốn giới thiệu tới bạn cách phân loại quá trình này dựa trên tính chất thời điểm của hành động suy tưởng – phản tư:

Có những loại Reflection nào?

Theo Schon (1991), có 2 loại suy tưởng chính dựa trên thời điểm thực hiện hànhđộng suy tưởng, phản tư của người thực hiện:

Reflection-in-action (thinking on one’s feet): suy tưởng, phản tư ngay lập tức, trong quá trình diễn ra trải nghiệm (doing stage). Reflection-in-action cho phép bạn giải quyết, phản ứng các tình huống bất ngờ.

Reflection-on-action: suy tưởng, phản tư sau khi trải nghiệm diễn ra, đòi hỏi suy nghĩ, tư duy sâu hơn, giúp bạn đào sâu, khám phá ra điểm cần phát huy cũng như điểm cần cải thiện.

Bắt đầu suy tưởng, phản tư như thế nào?

Ai trong chúng ta chắc hẳn cũng đã từng hồi tưởng, suy tưởng miên man về một vấn đề nhưng rất có thể vẫn chưa thực hiện việc suy ngẫm đó một cách cẩn trọng. Để bắt đầu quá trình suy tưởng – phản tư một cách kỹ lưỡng và nghiêm túc, có thể bạn sẽ cần đến một khung tư duy định hướng quá trình này.

Ở đây, chúng tôi muốn giới thiệu đến bạn mô hình có tên gọi Gibbs Reflective Cycle. Đây là mô hình giáo sư Graham Gibbs giới thiệu năm 1988 trong cuốn Learning by Doing của ông. Mô hình này rất phổ biến và hữu hiệu để hướng dẫn các bạn mới bắt đầu tư duy mạch lạc qua các giai đoạn của một trải nghiệm.

Bắt đầu suy tưởng, phản tư như thế nào?

Mô hình này đã chia quá trình suy tưởng và phản tư thành các giai đoạn tư duy nhỏ hơn:

3 mục đầu tiên yêu cầu bạn liên tưởng, và nhớ về chuyện đã xảy ra

Mô tả: Chuyện gì đã xảy ra (What happened?)

Cảm nghĩ: Bạn suy nghĩ và cảm nhận như thế nào (What were you thinking and feeling?)

Đánh giá: Điều gì tốt và chưa tốt về trải nghiệm của bạn (What was good and bad about the experience?)

Viết nhật ký/journal (blog) lưu lại những trải nghiệm, ý tưởng, câu hỏi

Có 1 cuốn log book để record, mô tả, giải thích những sự kiện quan trọng trong project bạn đang thực hiện

Tổ chức các buổi Team meeting để reflect sau mỗi tuần làm việc. Các buổi này còn được gọi là retrospective.

Đề xuất những buổi nói chuyện thường xuyên để chia sẻ bài viết suy tưởng – phản tư của bạn với manager nhằm cải thiện performance của bạn.

Hình thành thói quen sử dụng các công cụ suy tưởng – phản tư như câu hỏi, câu chuyện, đối thoại với chính mình hoặc với người khác.

Hình thành thói quen ghi chép, lưu trữ các hoạt động của project, để tìm ra cách cải tiến liên tục đối với kết quả đầu ra của project.

Lưu lại & suy ngẫm, phản tư về những câu chuyện thành công (Success stories), hoặc best practices, và rút ra những lý giải cho thành công đó.

3 mục sau yêu cầu bạn lý giải để thấu hiểu trải nghiệm và suy nghĩ tìm ra cách cải tiến trải nghiệm

Graham Gibbs, (1988), Learning by Doing, A Guide to Teaching and Learning Methods

Cambridge Community, Getting started with Reflective practice,

University of Reading, Styles of writing

Hull University, Reflective writing – youtube video

Dương Trọng Tấn, Hướng dẫn reflection

Phân tích: Bạn hiểu và lý giải điều xảy ra như thế nào? (What sense can you make of the situation?)

Kết luận: Có điều gì khác mà đáng nhẽ ra bạn đã có thể làm (What else could you have done?)

Kế hoạch hành động: Nếu tình huống tương tự xảy ra, bạn sẽ làm gì? (If it rose again, what would you do?)

Một vài ý tưởng để thực hành Reflection

‍Tham khảo

Nếu bạn muốn trở thành một content marketer tạo ra những bài viết chuyên sâu, chất lượng cao, hãy tham gia ứng tuyển vị trí Content Marketer tại Magestore

Bạn đang đọc nội dung bài viết Ý Tưởng Kịch Bản Viral Video Của Một Gã Nghiệp Dư: Chúng Ta Học Được Gì? trên website Hanoisoundstuff.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!