Cập nhật nội dung chi tiết về Xin Mẫu Đơn Ly Hôn Năm 2022 ? Hướng Dẫn Thủ Tục Ly Hôn Nhanh ? mới nhất trên website Hanoisoundstuff.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
1. Xin mẫu đơn ly hôn mới nhất ?
Thưa Luật sư, tôi muốn ly hôn nhưng chưa biết mẫu đơn ly hôn và cách viết đơn ly hôn như thế nào ?
Tôi muốn công ty tư vấn giúp tôi.
Người hỏi: Thanh Mai (Hải Dương)
Luật sư: Lê Minh Trường – Hướng dẫn quyền nuôi con sau khi ly hôn trên Cafe Sáng của VTV3
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Tôi tên : Nguyễn Văn A năm sinh : 19…………………………
Xin được ly hôn với: Bà Nguyễn Thị B năm sinh 19……
CMND (Hộ chiếu) số: ………. ngày cấp…/…/20… và nơi cấp : Công an tỉnh…
* Nội dung xin ly hôn: (A1) (Các bên trình bày theo hoàn cảnh và lý do thực tế của mình), Luật Minh Khuê chỉ đưa ra một ví dụ cụ thể về cách ghi để khách hàng tham khảo.
Ngày….tháng….năm…Tôi có kết hôn với bà Nguyễn Thị B và chung sống với nhau hạnh phú đến đầu năm 20… thì Bà Nguyễn Thị B có quan hệ ngoài luồng (ngoại tình) với một người đàn ông khác cùng thôn. Mặc dù tôi đã nhiều lần khuyên giải để đảm bảo hạnh phúc gia đình nhưng Vợ tôi là bà Nguyễn Thị B không thay đổi đẫn đến gia đình thường xuyên mâu thuẫn Ảnh hưởng đến việc tâm sinh lý cũng như việc học hành của các con tôi. Ngày…tháng…năm… Tôi và vợ tôi đã chính thức sống ly thân đến nay đã tròn…..năm. Đời sống chung của chúng tôi không thể hòa hợp nay làm đơn này để đề nghị tòa án nhân dân Quận/huyện…giải quyết thủ tục ly hôn.
* Về con chung: (A2) (Ghi thông tin con chung và thỏa thuận quyền nuôi con và trợ cấp cho con nếu có), Luật Minh Khuê đưa ra một ví dụ cụ thể về cách ghi để khách hàng tham khảo.
* Về tài sản chung: (A3) (Các bên có quyền tự thỏa thuận phân chia tài sản hoặc yêu cầu tòa án phân chia theo quy định của pháp luật nếu như không thể đạt được thỏa thuận). Luật Minh Khuê đưa ra một ví dụ về trường hợp các bên đạt được thỏa thuận phân chia tài sản.
Trong trường hợp đạt được thỏa thuận mục này chỉ cần ghi: Tài sản chung, riêng do hai bên tự nguyện thỏa thuận không yêu cầu tòa án phân chia. Nếu không có tài sản thì chỉ cần ghi : “Không có tài sản và không yêu cầu tòa án phân chia”
Trong trường hợp có tài sản không thỏa thuận được: Các bên liệt kê Tài sản chung của hai vợi chồng và ghi rõ yêu cầu tòa án phân chia theo đúng quy định của pháp luật.
Người làm đơn
(Ký tên – Ghi rõ họ và tên)
2. Tư vấn ly hôn khi vợ ngoại tình ?
Chào luật sư công ty luật Minh Khuê. Tôi và chồng tôi đã kết hôn năm 2011, hiện tại chúng tôi có hai con, con gái sinh tháng 1 năm 2012, con trai sinh tháng 1 năm 2014. Do tôi và chồng tôi có những mâu thuẫn trong cuộc sống gia đình, chồng tôi làm nghề lái taxi, tôi đã nhiều lần đọc được tin nhắn của chồng với người phụ nữ khác.
Cuộc sống gia đình mâu thuẫn, tôi đi làm và đã ngoại tình với người khác, sự việc vỡ lỡ ra, chồng tôi nói sẽ tha thứ cho tôi để tôi nuôi con. Tuy nhiên chồng tôi đã đi kiện khắp nơi mục đích muốn làm rõ sự việc.anh còn gọi điện thông báo cho gia đình và người thân của tôi khắp nơi biết. Tôi đã có ý định ly hôn, nhưng tôi là người gây ra lỗi, lỗi vi phạm luật hôn nhân và gia đình, rồi công ăn việc làm của tôi không ổn định, vậy tôi có khả năng được nuôi con hay không ? Tôi rất sợ khi tôi ly hôn tôi sẽ không được nuôi con, vì nhà chồng tôi rất có điều kiện kinh tế, tôi sợ uy lực của đồng tiền mà tôi không được nuôi con.
Tôi rất mong nhận được mail trả lời của luật sư. Tôi xin trân trọng cảm ơn.
Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn:
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con”.
3. Thủ tục chuyển hộ khẩu sau khi ly hôn ?
Kính chào luật sư, em có 1 số câu hỏi muốn giải đáp: Em lấy chồng được hơn 1 năm và 2 vợ chồng đã tách khẩu nhưng do 2 vợ chồng thường xảy ra tranh cãi nên em đã ly hôn. Giờ em muốn xin chuyển khẩu về địa phương cũ thì em phải làm thế nào? Hiện tại chồng em đang cầm sổ hộ khẩu em chỉ còn giữ 1 bản photo công chứng thôi. Như vậy em có chuyển khẩu được không?
1. Trường hợp có cùng một chỗ ở hợp pháp được tách sổ hộ khẩu bao gồm:
a) Người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có nhu cầu tách sổ hộ khẩu;
b) Người đã nhập vào sổ hộ khẩu quy định tại khoản 3 Điều 25 và khoản 2 Điều 26 của Luật này mà được chủ hộ đồng ý cho tách sổ hộ khẩu bằng văn bản.
2. Khi tách sổ hộ khẩu, người đến làm thủ tục phải xuất trình sổ hộ khẩu; phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; ý kiến đồng ý bằng văn bản của chủ hộ nếu thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
3. Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải trả kết quả giải quyết việc tách sổ hộ khẩu; trường hợp không giải quyết việc tách sổ hộ khẩu thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.”.
Theo quy định pháp luật trên thì nếu muốn tách khẩu bạn phải được sự đồng ý của chủ hộ thì bạn mới tách khẩu được.
4. Căn cứ để tòa án cho ly hôn là gì ?
Thưa luật sư: Em tôi lấy chồng đã có 2 đứa con, công việc cả 2 vợ chồng ổn định kinh tế gia đình khá giả, thế rồi chồng cô ăn chơi bỏ bê công việc và còn nghiện ngập phải vào trung tâm cai nghiện. Sau khi rời trung tâm đã tự ý bỏ đi và mặc kệ vợ con và gia đình, chán nản cô ấy đã ngoại tình, dù không phải có ý theo người tình mới nhưng ̀ cô ấy vẫn một mực muốn ly dị chồng. Xin hỏi luật sư nếu ra tòa em tôi có thể thực hiện được ý nguyện không, nếu không thì vì sao?
Luật hôn nhân và gia đình số 52/2014/QH13 của Quốc hội
“a. Tòa án quyết định cho ly hôn nếu xét thấy tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài được, mục đích của hôn nhân không đạt được.
a.1. Được coi là tình trạng của vợ chồng trầm trọng khi:
– Vợ, chồng không thương yêu, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau như người nào chỉ biết bổn phận người đó, bỏ mặc người vợ hoặc người chồng muốn sống ra sao thì sống, đã được bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, nhắc nhở, hoà giải nhiều lần.
– Vợ hoặc chồng luôn có hành vi ngược đãi, hành hạ nhau, như thường xuyên đánh đập, hoặc có hành vi khác xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm và uy tín của nhau, đã được bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, đoàn thể nhắc nhở, hoà giải nhiều lần.
– Vợ chồng không chung thuỷ với nhau như có quan hệ ngoại tình, đã được người vợ hoặc người chồng hoặc bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, nhắc nhở, khuyên bảo nhưng vẫn tiếp tục có quan hệ ngoại tình;
a.2. Để có cơ sở nhận định đời sống chung của vợ chồng không thể kéo dài được, thì phải căn cứ vào tình trạng hiện tại của vợ chồng đã đến mức trầm trọng như hướng dẫn tại điểm a.1 mục 8 này. Nếu thực tế cho thấy đã được nhắc nhở, hoà giải nhiều lần, nhưng vẫn tiếp tục có quan hệ ngoại tình hoặc vẫn tiếp tục sống ly thân, bỏ mặc nhau hoặc vẫn tiếp tục có hành vi ngược đãi hành hạ, xúc phạm nhau, thì có căn cứ để nhận định rằng đời sống chung của vợ chồng không thể kéo dài được.
a.3. Mục đích của hôn nhân không đạt được là không có tình nghĩa vợ chồng; không bình đẳng về nghĩa vụ và quyền giữa vợ, chồng; không tôn trọng danh dự, nhân phẩm, uy tín của vợ, chồng; không tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của vợ, chồng; không giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhau phát triển mọi mặt.”
Hướng Dẫn Thủ Tục Ly Hôn Đơn Phương Nhanh Nhất
Hỏi: Tôi và vợ tôi kết hôn từ năm 2009, có 2 con chung: 1 cháu 8 tuổi và 1 cháu 4 tuổi. Do cuộc sống hôn nhân bất đồng, tôi phát hiện vợ tôi ngoại tình và nhiều lần tôi nhắc nhở nhưng vợ tôi vẫn chứng nào tật ấy. Đến nay tôi không thể chấp nhận được nữa muốn ly hôn nhưng vợ tôi không đồng ý. Tôi muốn hỏi thủ tục ly hôn đơn phương nhanh nhất, rất mong Luật sư tư vấn cho tôi!
Hướng dẫn thủ tục ly hôn đơn phương nhanh nhất
Trường hợp của bạn, vợ bạn không đồng ý ly hôn nên bạn hoàn toàn có thể đơn phương ly hôn theo khoản 1 Điều 51 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định:
” Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn. “.
Để tiến hành thủ tục đơn phương ly hôn bạn cần căn cứ vào khoản 1 Điều 56 Luật này để chứng minh rằng vợ bạn đã vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ làm vợ đó là ngoại tình:
” Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được”.
Có thể thấy rằng, thủ tục ly hôn đơn phương ly hôn thường phức tạp và kéo dài hơn thủ tục thuận tình ly hôn. Tuy nhiên, để thực hiện thủ tục ly hôn đơn phương nhanh nhất, ít thủ tục nhất và bảo vệ được tối đa quyền lợi của mình thì chúng tôi hướng dẫn bạn trình tự, thủ tục ly hôn như sau:
Đầu tiên, bạn chuẩn bị hồ sơ ly hôn đơn phương, bao gồm:
Đơn xin ly hôn đơn phương;
Giấy chứng nhận kết hôn ( bản chính);
CMND hoặc hộ chiếu ( bản sao có chứng thực);
Sổ hộ khẩu ( bản sao có chứng thực);
Giấy khai sinh của các con;
Bản sao chứng từ, tài liệu về quyền sở hữu tài sản ( nếu có tranh chấp tài sản);
Trong trường hợp của bạn, bạn muốn làm thủ tục đơn phương ly hôn nhanh nhất thì trong hồ sơ bạn cần thêm các giấy tờ sau để rút ngắn các thủ tục hơn khi giải quyết:
Sau đó, bạn nộp hồ sơ đến Tòa án nhân dân cấp huyện nơi vợ bạn (bị đơn) cư trú để được giải quyết. Thời gian chuẩn bị xét xử vụ án ly hôn tối đa là 04 tháng, kể từ ngày thụ lý. Có thể gia hạn 02 tháng đối với vụ án phức tạp hoặc có trở ngại khách quan (Điều 203 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015). Tuy nhiên,để thời hạn giải quyết vụ án ly hôn lại ngắn hơn so với quy định thì trong quá trình giải quyết vụ án, các đương sự có thể thỏa thuận được với nhau về các vấn đề như tài sản; nuôi dưỡng, chăm sóc con cái, khi đó Tòa án áp dụng thủ tục rút gọn.
Mẫu Đơn Xin Ly Hôn Viết Tay Mới 2022 Và Hướng Dẫn Thủ Tục Ly Hôn
Theo quy định của pháp luật, đơn ly hôn hoàn toàn có thể viết tay hoặc đánh máy nhưng phải có đầy đủ các thông tin như: Lý do xin ly hôn; phân chia tài sản chung, riêng; phân chia quyền nuôi con…Công ty luật Minh Khuê cung cấp mẫu đơn này để quý khách hàng tham khảo và áp dụng trên thực tiễn:
1. Mẫu đơn xin ly hôn viết tay mới nhất
Theo quy định của pháp luật, đơn ly hôn hoàn toàn có thể viết tay hoặc đánh máy nhưng phải có đầy đủ các thông tin như: Lý do xin ly hôn; phân chia tài sản chung, riêng; phân chia quyền nuôi con…Công ty luật Minh Khuê cung cấp mẫu đơn này để quý khách hàng tham khảo và áp dụng trên thực tiễn:
2. Triệu tập đương sự trong vụ việc ly hôn ?
Thưa Luật sư, xin hỏi: Khi em nộp đơn ly hôn và đóng tiền lệ phí thì Tòa hẹn em ngày 16 tháng 12 ra tòa nhưng khi em ra tòa thì người bị kiện không ra tòa. Luật sư cho em hỏi đó có phải là lần triệu tập lần nhất không? Khi vắng mặt người bị kiện, tòa đưa em một giấy triệu tập đương sự và một biên bản tống đạt luật sư cho em. Hỏi đó có phải là triệu tập lần hai không ?
Khi vụ án được đưa ra xét xử, đương sự có quyền và nghĩa vụ tham gia phiên tòa. Trong trường hợp đương sự không tham gia phiên tòa khi được tòa án triệu tập thì xử lý theo quy định tại Điều 227 Bộ luật tố tụng dân sự
– Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt; trường hợp có người vắng mặt thì Hội đồng xét xử hoãn phiên tòa, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt.
Tòa án thông báo cho đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự biết việc hoãn phiên tòa.
Theo thông tin mà bạn cung cấp, có thể được hiểu Tòa án đã triệu tập hợp lệ lần thứ nhất, tuy nhiên đương sự vắng mặt, Tòa án tiến hành hoãn phiên tòa. Khi vắng mặt bị đơn, Tòa án đã gửi giấy triệu tập đương sự và biên bản tống đạt luật sư. Do đó, có thể hiểu rằng, Tòa án tiến hành triệu tập đương sự lần thứ hai.
3. Mất giấy đăng ký kết hôn bản chính cấp lại thế nào ?
Thưa luật sư, Tôi muốn hỏi: Công dân đã đăng ký khai sinh tại UBND phường năm 2015, hiện nay sổ gốc lưu trữ tại UBND vẫn còn, sổ lưu trữ tại UBND quận vẫn còn. Bản thân công dân bị mất bản chính giấy đăng ký kết hôn. Nhưng chưa có quy định về việc cấp lại bản chính giấy chứng nhận đăng ký kết hôn.
Sổ hộ tịch và bản chính giấy tờ hộ tịch bị mất thì được đăng ký lại. Vậy trường hợp của công dân bị mất bản chính đăng ký kết hôn và sổ hộ tịch không bị mất được giải quyết như thế nào?
Xin trân trọng cảm ơn.
Gửi bởi: Vũ Thị Thuỷ
Tại điều 3 và điều 4 Nghị định 23/2015/NĐ-CP về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản so từ bản chính, chứng thực chữ ký, chứng thực hợp đồng, giao dịch:
Điều 3. Giá trị pháp lý của bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao được chứng thực từ bản chính, chữ ký được chứng thực và hợp đồng, giao dịch được chứng thực
1. Bản sao được cấp từ sổ gốc có giá trị sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Bản sao được chứng thực từ bản chính theo quy định tại Nghị định này có giá trị sử dụng thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
3. Chữ ký được chứng thực theo quy định tại Nghị định này có giá trị chứng minh người yêu cầu chứng thực đã ký chữ ký đó, là căn cứ để xác định trách nhiệm của người ký về nội dung của giấy tờ, văn bản.
4. Hợp đồng, giao dịch được chứng thực theo quy định của Nghị định này có giá trị chứng cứ chứng minh về thời gian, địa điểm các bên đã ký kết hợp đồng, giao dịch; năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch.
Điều 4. Thẩm quyền và trách nhiệm cấp bản sao từ sổ gốc
1. Cơ quan, tổ chức đang quản lý sổ gốc có thẩm quyền và trách nhiệm cấp bản sao từ sổ gốc theo quy định tại Nghị định này, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Việc cấp bản sao từ sổ gốc được thực hiện đồng thời với việc cấp bản chính hoặc sau thời điểm cấp bản chính.
Như vậy đối với trường hợp này, bạn chỉ có thể xin cấp bản sao giấy chứng nhận đăng ký kết hôn chứ không có hướng dẫn về việc cấp lại bản chính giấy chứng nhận đăng ký kết hôn.
4. Tư vấn phân chia tài sản sau khi ly hôn?
Chào luật sư! Nhờ luật sư giải đáp giúp tôi một vấn đề được ko? Tôi lấy chồng năm 2010 và ở chung với gia đình nhà chồng cho đến nay.chúng tôi đã có một con trai 6 tuổi.Giờ nếu tôi muốn ly hôn với chồng thì tài sản của chúng tôi sẽ tính thế nào?
Chúng tôi có một mảnh đất mang tên 2 vợ chồng tôi và hiện cả gia đình tôi đang ở mảnh đất đó .mảnh đất đó được bố mẹ chồng tôi mua cách đây 5 năm, xây nhà và mua sắm đồ đạc.vợ chồng tôi lức đó đang nghỉ không lương đi học nên ko có điều kiện kinh tế.ngoài ra bố mẹ chồng tôi còn một mảnh đất mang tên hai ông bà và đã nói là cho cúng tôi nhưng ko sang tên. Năm 2016 bố mẹ đẻ tôi cho tôi một khoản tiền là 450 triệu đồng và chúng tôi đã xây nhà trên mảnh đất mang tên bố mẹ chồng tôi nhưng cho đến giờ chúng tôi vẫn ko ở ngôi nhà đó mà cho thuê.trong qua trình làm nhà chúng tôi đã phải vay nợ thêm 500 triệu đồng nữa.
Hai vợ chồng tôi đều là giáo viên, nhưng do chồng tôi có tính lăng nhăng và tôi ko thể chấp nhận được điều đó nên tôi muốn ly hôn. Vậy xin hỏi luật sư về tài sản và con của chúng tôi trong trường hợp này sẽ giải quyết thế nào?
Rất mong nhận được sự tư vấn nhanh nhất
Tôi xin chân thành cảm ơn.
Người gửi: Pham thuy
Chào bạn, theo quy định của luật hôn nhân và gia đình 2014 về việc chia tài sản khi ly hôn, thì nguyên tắc chung là chia đôi tài sản, có xét đến công sức đóng góp của mỗi bên.
Theo như những gì bạn đã trình bày, thì khối tài sản đó sẽ được chia như sau:
+ Một mảnh đất mang tên 2 vợ chồng: chia đôi vì đây là tài sản chung của hai vợ chồng được tặng cho chung trong thời kỳ hôn nhân và có giấy tờ hợp pháp ghi nhận quyền sở hữu.
+ Mảnh đất mang tên hai ông bà và đã nói là cho vợ chồng bạn nhưng ko sang tên: trong trường hợp bạn phải chứng minh bố mẹ chồng bạn đã cho vợ chồng bạn mảnh đất đó. Nếu bạn chứng minh được thì đó là tài sản chung của vợ chồng bạn và được chia đôi.
+ Bố mẹ đẻ tôi cho bạn một khoản tiền là 450 triệu đồng: bạn phải chứng minh đươc là đó là tài sản bạn được tặng cho riêng thì đó sẽ là tài sản riêng của bạn trong giá trị của ngôi nhà ( sau khi đã trừ đi nghĩa vụ khoản vay nợ 500 triệu)
+ Trong qua trình làm nhà vợ chồng bạn đã phải vay nợ thêm 500 triệu đồng nữa: hai bạn sẽ cùng liên đới chịu trách nhiệm thanh toán các khoản nợ, mỗi người là 250 triệu đồng.
+ Phần còn lại của giá trị ngôi nhà (nếu còn) thì chia đôi.
Như vậy, khi Tòa án giải quyết vụ kiện ly hôn, nếu vợ, chồng có yêu cầu chia tài sản và giải quyết khoản nợ chung, thì Tòa án sẽ thụ lý giải quyết trong cùng một vụ án.
Theo đó, nếu vợ hoặc chồng hay cả hai vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân có giao dịch với người khác để vay nợ nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của gia đình (như sửa chữa, xây dựng nhà ở..), mà nay vợ, chồng không tự thỏa thuận được nghĩa vụ trả nợ là nghĩa vụ chung của vợ chồng, hay riêng của vợ hoặc chồng và có yêu cầu Tòa án giải quyết, thì Tòa án sẽ căn cứ vào chứng cứ, lời khai để đánh giá, kết luận có hay không việc vay nợ; mục đích vay nợ, việc sử dụng tài sản vay nợ cho nhu cầu chung của gia đình, hay nhu cầu riêng của vợ, hoặc chồng.
Quyền trực tiếp nuôi con:
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
Vì con của bạn đã 6 tuổi nên quyền trực tiếp nuôi con giữa hai vợ chồng bạn là ngang nhau. Vấn đề này hai bạn có thể tự thỏa thuận, nếu không tự thỏa thuận được thì Tòa án sẽ xem xét và căn cứ vào điều kiện kinh tế, đời sống của mỗi bên để có thể đảm bảo tốt nhất cho sự phát triển toàn diện của con.
5. Dịch vụ Luật sư đại diện tại tòa án về ly hôn
– Luật sư đại diện cho cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trong các tranh chấp hợp đồng ;
Luật sư Đại diện Pháp lý cho cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp bao gồm Luật sư đại diện thường xuyên và vụ việc.
Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!
Bộ phận tư vấn pháp luật hôn nhân – Công ty luật Minh KHuê
Mẫu Đơn Xin Ly Hôn Bản Cập Nhật Mới Nhất Năm 2022 ? Hướng Dẫn Cách Viết Đơn Xin Ly Hôn
4. Tư vấn thủ tục ly hôn qua điện thoại
Pháp luật Việt Nam hiện hàng đã cho phép một trong các bên vợ, chồng có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết việc ly hôn cho mình, kể cả trong trường hợp bên còn lại không đồng ý. Công ty luật Minh Khuê tư vấn trực tuyến qua điện thoại thủ tục đơn phương ly hôn tất cả các vướng mắc của khách hàng.
4.1. Tư vấn trực tuyến về thủ tục đơn phương ly hôn
– Tư vấn điều kiện, cơ sở thực tế, căn cứ pháp lý để được ly hôn đơn phương;
– Tư vấn các quy định của pháp luật về việc cung cấp các thông tin, tài liệu, văn bản, hình ảnh, video, ghi âm, ghi hình hợp pháp để chứng minh lý do đơn phương ly hôn;
– Tư vấn các quy định của pháp luật hiện hành về việc soạn thảo hồ sơ, chuẩn bị giấy tờ để thực hiện thủ tục đơn phương ly hôn;
– Tư vấn về quy trình, thủ tục từ giai đoạn nộp hồ sơ đơn phương ly hôn đến khi nhận được Bản án/Quyết định cuối cùng của Tòa án;
– Tư vấn về thời gian giải quyết thủ tục đơn phương ly hôn, soạn thảo các đơn khiếu nại, đơn kiến nghị khi cơ quan tiến hành tố tụng vi phạm về thủ tục tố tụng theo quy định của pháp luật;
– Tư vấn về việc ly hôn, điều kiện, hồ sơ, thủ tục, thời gian giải quyết việc đơn phương ly hôn khi nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng;
– Tư vấn về căn cứ pháp lý, điều kiện, chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ, quy trình, thủ tục ly hôn theo yêu cầu của một bên khi hai vợ chồng kết hôn trái quy định của pháp luật;
4.2. Tư vấn trực tuyến giải quyết phân chia tài sản khi đơn phương ly hôn
– Tư vấn xác định những tài sản chung, các tài sản riêng của vợ, chồng hình thành trước khi đăng ký kết hôn, sau khi đăng ký kết hôn để có căn cứ phân chia tài sản khi ly hôn;
– Tư vấn các quy định của pháp luật hiện hành về nguyên tắc phân chia tài sản của hai vợ chồng khi ly hôn, từ đó, đưa ra đánh giá, phân tích những mặt có lợi, bất lợi của việc vợ chồng tự thỏa thuận phân chia tài sản khi ly hôn hoặc tranh chấp về phân chia tài sản khi ly hôn phải nộp đơn yêu cầu Tòa án phân chia;
– Tư vấn cách thức xác định và phương thức phân chia các khoản nợ, các nghĩa vụ khác của vợ chồng khi ly hôn;
– Tư vấn các quy định của pháp luật về trách nhiệm của hai vợ chồng trong việc phân chia tài sản cho các con, cho các thành viên khác cùng sống chung trong gia đình;
– Đưa ra các phương án phân chia tài sản của hai vợ chồng khi ly hôn đơn phương để khách hàng sẽ có những lựa chọn phù hợp, tiết kiệm chi phí và đạt hiệu quả cao khi thực hiện thủ tục đơn phương ly hôn;
– Tư vấn về quy trình, thủ tục cung cấp các giấy tờ, tài liệu làm căn cứ chứng minh tài sản của hai vợ chồng hợp pháp, đúng theo quy định của pháp luật.
4.3. Tư vấn pháp luật về giải quyết tranh chấp về nuôi con khi đơn phương ly hôn
Khi một bên ly hôn đơn phương, pháp luật không bắt buộc người nộp đơn phải có thỏa thuận của người còn lại về việc ai là người có quyền trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục con sau khi ly hôn. Do đó, luật sư sẽ tư vấn cho quý khách hàng các vướng mắc sau:
– Tư vấn và giải quyết tranh chấp về quyền trực tiếp nuôi con khi ly hôn trong trường hợp cả hai vợ chồng đều có nguyện vọng được nuôi dưỡng con khi ly hôn và không thỏa thuận được với nhau về việc nuôi con;
– Tư vấn phương thức giải quyết, yêu cầu Tòa án công nhận thỏa thuận về việc nuôi dưỡng, giáo dục con khi ly hôn của hai vợ chồng khi vợ chồng thỏa thuận/hòa giải được với nhau;
– Tư vấn về các điều kiện để trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục con khi ly hôn, bao gồm cả điều kiện về kinh tế, tài chính và cả điều kiện về tinh thần, thuận lợi trong việc học tập, vui chơi, giải trí của các con;
– Tư vấn về những bất lợi của khách hàng, cũng như bất lợi của bên đang tranh chấp về quyền nuôi con với khách hàng để dự liệu được những phương án, cách thức giải quyết vấn đề một cách chi tiết, cụ thể, chính xác nhất;
– Tư vấn, hướng dẫn khách hàng chuẩn bị tài liệu, giấy tờ chứng minh về điều kiện giành quyền nuôi dưỡng con khi đơn phương ly hôn;
5. Lợi ích của việc tư vấn pháp luật trực tuyến khi đơn phương ly hôn
Có rất nhiều lợi ích mà khách hàng thực hiện việc liên hệ với luật sư để được tư vấn pháp luật trực tuyến khi ly hôn đơn phương, trong đó bao gồm các lợi ích cơ bản cụ thể như sau:
– Hiểu rõ được hồ sơ, quy trình, thủ tục đơn phương ly hôn theo đúng quy định của pháp luật;
– Nắm bắt được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết đơn phương ly hôn, thời gian thụ lý, thời gian giải quyết thủ tục đơn phương ly hôn, góp phần tiết kiệm thời gian giải quyết vụ án;
– Xác định được chính xác mức án phí, tạm ứng án phí, các khoản lệ phí cần phải nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi thực hiện thủ tục đơn phương ly hôn để tiết kiệm được các khoản chi phí không đáng có;
– Tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 1900.6162 khách hàng sẽ nhận được một dịch vụ tư vấn pháp luật một cách chuyên nghiệp, chất lượng uy tín, bảo mật thông tin, thái độ phục vụ tận tâm, nhiệt tình, có trách nhiệm cao trong công việc, giải đáp mọi vướng mắc cho khách hàng một cách nhanh chóng, dễ hiểu, đạt hiệu quả cao, đảm bảo quyền lợi tốt nhất đến khách hàng.
Tham khảo các dịch vụ luật sư của Công ty luật Minh Khuê:
– Dịch vụ luật sư tư vấn pháp luật trả phí, tính phí qua Email;
– Luật sư tư vấn pháp luật ly hôn miễn phí và có thu phí;
– Luật sư tư vấn pháp luật về phân chia tài sản và nuôi con khi ly hôn;
– Dịch vụ luật sư tham gia tố tụng trong vụ án hôn nhân và gia đình;
– Dịch vụ luật sư đại diện tranh tụng trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình;
– Luật sư ly hôn – Tư vấn pháp luật giải quyết ly hôn tại Tòa án.
Chúng tôi hi vọng khách hàng sẽ lựa chọn được dịch vụ luật sư phù hợp với nhu cầu của mình.
Trân trọng cảm ơn./.
– Thông tin cá nhân (vợ và chồng) khi ly hôn ?
– Lý do xin ly hôn là gì ?
– Thỏa thuận về quyền nuôi con sau khi ly hôn: Ai có quyền nuôi con ? Các bên có trợ cấp cho nhau khi nuôi con hay không ? Số tiền trợ cấp nuôi con là bao nhiêu tiền ? Phương thức thanh toán (tiền mặt hay chuyển khoản; thanh toán hàng tháng hay hàng quý hoặc theo năm).
– Thỏa thuận về việc phân chia tài sản (các bên tự thỏa thuận phân chia hay yêu cầu tòa án thỏa thuận phân chia)
Do nhận thức của người dân chưa thực sự cao nên tòa án nhân dân các quận/Huyện/Thành phố thường đưa ra một mẫu đơn ly hôn để người dân điền các thông tin theo quy định trên để đảm bảo tính hợp pháp.
2. Xin mẫu đơn ly hôn thuận tình ?
Trả lời: Đơn ly hôn thuận tình là một thành phần của hồ sơ xin ly hôn thuận tình. Bản chất mẫu đơn này thể hiện việc cả hai vợ chồng đã thống nhất được với nhau về “lý do xin ly hôn là đồng thuận ly hôn”. Mẫu đơn đơn ly hôn thuận tình có chữ ký của cả hai vợ chồng thể hiện tinh thần tự nguyện thỏa thuận của các bên.
3. Xin mẫu đơn ly hôn đơn phương ?
Trả lời: Khi một bên (vợ hoặc chồng) không đồng ý ly hôn thì bên còn lại có quyền ly hôn đơn phương. Mẫu đơn ly hôn đơn phương được sử dụng thể hiện ý chí của một bên trong việc tiến hành thủ tục ly hôn đơn phương.
4. Cách soạn mẫu đơn ly hôn viết sẵn, viết tay ?
Trả lời: Đơn ly hôn có thể viết tay hoặc đánh máy (theo mẫu viết sẵn) với đầy đủ các thông tin như hướng dẫn kể trên. Lưu ý, đôi khi các toà án không chấp thuận mẫu đơn này chủ yếu là do thiếu các nội dung bắt buộc phải có trong đơn ly hôn. Do vậy, khách hàng nên làm việc với bộ phận thụ lý của tòa án để được hướng dẫn chi tiết trước khi làm đơn ly hôn.
5. Cách viết đơn ly hôn đơn phương, thuận tình ?
Trả lời: Như đã hướng dẫn ở trên các bên có thể tải mẫu đơn xin ly hôn thuận tình hoặc đơn phương trên website: chúng tôi để điền các thông tin đã được hướng dẫn sẵn trong đơn xin ly hôn.
6. Mua đơn ly hôn ở đâu ?
Trả lời: Thông thường bộ phận thụ lý đơn tại tòa án nhân dân các cấp có phát hành các bộ hồ sơ xin ly hôn và hướng dẫn các tài liệu kèm theo trong đó có đơn ly hôn. Trên thực tế, giá bán một bộ hồ sơ này tại tòa án thường tầm 5000 VNĐ đến 15.000 VNĐ.
7. Nộp đơn ly hôn ở đâu ?
Trả lời: Đối với việc ly hôn thuận tình thì hồ sơ ly hôn được nộp tại tòa án nơi Vợ hoặc Chồng đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc nơi hai vợ chồng đang sinh sống, làm việc; Đối với ly hôn đơn phương thì hồ sơ ly hôn phải nộp tại nơi bị đơn (người không đồng ý ly hôn có hộ khẩu thường trú).
8. Thủ tục ly hôn cần những gì ?
Trả lời: Thủ tục ly hôn cần những giấy tờ pháp lý sau:
– Đơn ly hôn (thuận tình hoặc đơn phương);
– giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản gốc);
– Bản sao sổ hộ khẩu, chứng minh thư nhân dân (thẻ căn cước), giấy khai sinh của các con;
9. Án phí ly hôn là bao nhiêu tiền ?
Trả lời: Án phí ly hôn hiện nay là 300.000 VNĐ (nếu không có tranh chấp về tài sản). Nếu có tranh chấp tài sản thì phải nộp mức án phí là từ 3-5% giá trị tài sản tranh chấp.
10. Liên hệ luật sư tư vấn ly hôn như thế nào ?
Trả lời: Thật đơn giản mọi vướng mắc của bạn chỉ cần gọi số: 1900.6162 (nhấn máy lẻ phím 1) để được luật sư của Công ty luật Minh Khuê tư vấn cụ thể.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Xin Mẫu Đơn Ly Hôn Năm 2022 ? Hướng Dẫn Thủ Tục Ly Hôn Nhanh ? trên website Hanoisoundstuff.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!