Đề Xuất 6/2023 # Xây Nhà Tiền Chế Có Cần Xin Giấy Phép Hay Không? # Top 15 Like | Hanoisoundstuff.com

Đề Xuất 6/2023 # Xây Nhà Tiền Chế Có Cần Xin Giấy Phép Hay Không? # Top 15 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Xây Nhà Tiền Chế Có Cần Xin Giấy Phép Hay Không? mới nhất trên website Hanoisoundstuff.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Xây nhà tiền chế với thời gian thi công nhanh, chi phí rẻ đang được rất nhiều người quan tâm và lựa chọn cho ngôi nhà trong tương lai. Hơn nữa công trình đang được sử dụng cho thấy độ bền của vật liệu cấu thành tương đối tốt. Thiết kế đa dạng bắt mắt không khác biệt so với xây dựng nhà truyền thống trước đây. Vậy xây nhà tiền chế có cần xin giấy phép không?

Xây nhà tiền chế có cần xin giấy phép?

Nhà tiền chế với bản chất là nhà lắp ghép từ tấm thép được gia công tại xưởng sau đó mang đến nơi thi công và tiến hành lắp đặt. Thời gian hoàn thiện với những căn nhà tiền chế đơn giản khoảng 1 tuần, với những ngôi nhà phức tạp hơn thì thời gian kéo dài từ 1 đến 3 tháng. Chi phí thi công vì thế cũng rẻ hơn so với nhà truyền thống, giảm 30% chi phí xây nhà truyền thống. Vì những đặc điểm này mà nhiều gia chủ khi lựa chọn xây nhà tiền chế thắc mắc liệu có cần xin giấy phép hay không?

Câu hỏi này đã được trả lời tại Khoản 2 Điều 89 Nghị định 139/2017 NĐ-CP thì:

“Điều 89.Đối tượng và các loại giấy phép xây dựng

1.Trước khi khởi công xây dựng công trình, chủ đầu tư phải có giấy phép xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

Câu trả lời rõ ràng hay tại mục 1, khoản 2 điều 89 về việc xây dựng nhà ở tiền chế phải xin cấp phép từ các cơ quan có thẩm quyền.

Những mẫu nhà tiền chế cần xin giấy phép hiện nay 

Mẫu nhà tiền chế được phân chia theo từng mục đích khác nhau tùy theo mục đích sử dụng của gia chủ. Cùng khám phá mẫu nhà tiền chế hiện nay cũng như xu hướng thiết kế của những mẫu nhà như thế nào?

Đây là thiết kế áp dụng cho mục đích làm nhà xưởng, nhà kho trên diện tích lớn. Thời gian thi công công trình này nhanh chóng với việc đào móng, dựng cột trụ thép, lợp tôn phía trên và sử dụng tấm lắp ghép được gia công tại xưởng. Chi phí xây nhà xưởng này không quá lớn, giá dao động từ 1,1 triệu đồng đến 1,4 triệu đồng/m2 thi công. Với nhà xưởng đã có sẵn móng và nền bê tông, lắp khung thép thì chi phí chỉ từ 600 nghìn đồng đến 1 triệu đồng/m2.

Những công trình nhà xưởng thường có thiết kế đơn giản, không quá phức tạp, xây nhà tiền chế có thể thiết kế dành cho quán café hay không?

Câu trả lời là nhà tiền chế hoàn toàn xây dựng được một quán café với không gian cực xịn cực chất, không khác gì so với công trình được xây dựng truyền thống trước đây. Chắc chắn khi nhìn mẫu thiết kế nay, bạn chưa thể đoán ngay được đây là mẫu thiết kế từ nhà tiền chế bởi bố cục, cách sắp xếp, lựa chọn phối màu khiến bạn nghĩ rằng đây là công trình được làm nên từ vật liệu thường thấy như gạch, xi măng, cốt thép,…

Công trình quán café được xây dựng hoàn toàn bằng khung thép, lắp ráp nguyên vật liệu gia công tại xưởng và tiến hành lắp ráp lại với nhau. Về phía nhà thầu xây dựng công trình này khẳng định chất lượng loại thép sử dụng có thể lên đến 60 – 70 năm mà không bị hao mòn, chịu được điều kiện thời tiết khắc nghiệt nhất.

Không gian phía bên trong quán được bố trí hài hòa, nội thất đơn giản hiện đại, lấy hồ cá là điểm nhấn, xung quanh được bao bọc bởi hệ thống cây xanh cho phù hợp với từng khu vực. Dường như không cảm thấy được sự thô cứng đến từ khung thép hiện diện trong thiết kế này.

*Quy trình xây dựng quán café chỉ bao gồm 4 bước:

Bước 1: Thi công phần nền móng và lắp đặt bu lông chờ. Đối với nền móng sẽ phụ thuộc vào nền đất nơi tiến hành xây dựng công trình để áp dụng, đào nông hay đào sâu cũng được quyết định khi đến thực nghiệm.

Bước 2: Tiến hành lắp cột gian khóa cứng, lắp dầm kèo, xà gỗ,…

Bước 3: Lắp đặt hệ thống thông gió, điện nước, điều hòa, hệ thống chiếu sáng,…

Bước 4: Kiếm tra và đánh giá chất lượng công trình.

Xây dựng nhà tiền chế rất đơn giản và không tốn quá nhiều bước thực hiện nhưng lại mang đến những hiệu quả vô cùng ấn tượng. Chi phí rẻ, hiệu quả cao là những gì mà nhà tiền chế đang đem lại.

Nhắc đến quán café xây dựng tiền chế chắc chắn không thể bỏ qua một địa điểm được rất nhiều bạn trẻ checkin trong thời gian gần đây, đó là Coffee 1986 tại thành phố Hải Phòng.

Gây ấn tượng mạnh với thị giác của người nhìn với kiến trúc vô cùng độc đáo, nhìn từ xa giống như một tác phẩm nghệ thuật đương đại với những hình khối được lắp ghép lại với nhau tạo nên một công trình đồ sộ, khiến tất cả phải chú ý mà không rời mắt được. Nhiều người không mắt mình kia là những tấm thép được lắp ghép lại với nhau bởi vẻ ngoài giống như ngôi nhà được xây theo truyền thống với nguyên vật liệu là gạch là khối xi măng. Nhưng không, toàn bộ kiến trúc của quán café này được xây dựng theo nhà tiền chế, hoàn toàn khung thép, dưới bàn tay và khối óc của kiến trúc sư làm nên một kiến trúc ấn tượng.

Đã có những công trình nhà tiền chế về nhà xưởng, nhà kho, và cũng đã có những công trình nhà tiền chế cho quán café – lọt top nhà tiền chế đẹp nhất tại Việt Nam hiện nay, những ngôi nhà tiền chế với mục đích dân sinh thì sẽ như thế nào?

Mẫu thiết kế đầu tiên cho nhà tiền chế dành cho dân sinh là mẫu nhà đơn giản, chi phí thấp, phù hợp với mọi nguồn ngân sách. Bố trí không gian cũng không quá cầu kỳ bao gồm: 1 phòng khách, một gian bếp, 1 nhà vệ sinh và một phòng ngủ, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt cần thiết cho một người, hoặc gia đình có 2 thành viên. Chi phí xây dựng chỉ dao động trong khoảng 100 triệu đồng với thời gian thi công kéo dài 1 tuần.

Vẫn tiếp tục là mẫu nhà tiền chế cấp 4 khác có thiết kế phức tạp hơn một chút. Ngôi nhà này với ngoại thất sửu dụng tấm dán giả gỗ để tăng thêm tính thẩm mỹ hơn. Ngôi nhà ngoài mặt tiền được bố trí khoảng sân sâu để gia chủ sử dụng thành không gian nghỉ ngơi cho bản thân sau những ồn ào tấp nập phố thị.

Hệ thống cửa sổ được bố trí được làm từ hệ khung nhôm kính giúp ngôi nhà lấy được ánh sáng vào ban ngày một cách tối đa mà không cần phải sử dụng đến hệ thống chiếu sáng, giảm tải điện năng, giảm tải lượng nhiệt trong chính ngôi nhà.

Nếu như hai mẫu thiết kế nhà tiền chế cấp 4 đều sử dụng mái bằng thì mẫu thiết kế thứ 3 dành cho nhà tiền chế cấp nhưng sử dụng mái ngói sẽ khiến gia chủ dành sự chú ý rất nhiều đến thiết kế này.

Mái ngói chính là điểm khác biệt của thiết kế này so với những thiết kế nhà tiền chế có cùng quy mô. Mái ngói giúp ngôi nhà trở nên bề thế hơn bởi chính kết cấu lớp chồng lớp của mình. Hơn hết, mái ngói từ xưa khi được sử dụng đều mang đến một sự sang trọng cùng với đó là nét cổ điển bắt gặp trong những kiến trúc Châu Âu hay tân cổ điển. Ngoài mặt thẩm mỹ, mái ngói còn tăng độ bền cho căn nhà tiền chế khi không gây ra tình trạng dột, thấm nước vào ngôi nhà, bảo vệ nội thất căn nhà không ẩm mốc do thời tiết gây ra.

Nhà tiền chế không chỉ xây dựng nhà cấp 4 với kiến trúc đơn giản mà xây được những ngôi nhà với quy mô từ 2 tầng trở lên, với cách bố trí phức tạp hơn rất nhiều. Chẳng vậy mà mẫu nhà tiền chế đang dần trở thành xu hướng thiết kế xây dựng nhà ở trong thời gian tới.

Mẫu nhà tiền chế 2 tầng được xây dựng hoàn toàn bằng khung thép theo phong cách hiện đại được áp dụng trong chính căn nhà này. Sử dụng cửa kính khung nhôm bao quanh thay thế cho tường gạch ở kiến trúc truyền thống. Việc sử dụng kính giúp căn nhà này có lượng ánh sáng rất tốt vào ban ngày, lưu thông không khí trong nhà, xuyên suốt hai tầng. Thay vì việc sử dụng khung thép làm lan can mặt bằng tầng hai, gia chủ lựa chọn kính trong suốt để thay thế.

Giống như nhà cấp 4 tiền chế, thì ngôi nhà 2 tầng tiền chế hoàn toàn sử dụng được mái ngói cho thiết kế. Mẫu thiết kế với phần mái Thái lớn kiến tạo nên khu vực tầng hai của căn nhà mang đã làm nên kiểu kiến trúc ấn tượng. Nhìn vào thiết kế này thấy được sự bề thế của chính căn nhà cũng như quyền lực, cá tính gia chủ. Đây là một trong những mẫu biệt thự được làm từ thép tiền chế vô cùng ấn tượng và khẳng định thêm không có nhà gì mà nhà tiền chế không thể xây dựng.

Giá xây nhà tiền chế cấp 4

Chi phí xây nhà tiền chế 2 tầng

Chi phí xây nhà tiền chế 3 tầng

NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ

[HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ] Bạn nhận được tư vấn miễn phí và 10 báo giá thi công phần thô hoặc trọn gói từ các nhà thầu uy tín trong khu vực. Thỏa sức lựa chọn nhà thầu uy tín với chi phí thấp nhất.

Thông tin dự án

*

Địa điểm dự án

Xây Nhà Trọ Có Cần Xin Giấy Phép Xây Dựng Không?

Xây nhà trọ có cần xin giấy phép xây dựng hay không?

Căn cứ theo quy định hiện hành về việc xin giấy phép xây dựng thì trước khi khởi công bắt đầu xây dựng bất kì một công trình kiến trúc nào đó, chủ đầu tư dự án cần phải xin giấy phép xây dựng từ các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép, trừ trường hợp khi xây dựng các công trình say đây:

Công trình thuộc bí mật của nhà nước, công trình xây dựng theo lệnh khẩn cấp, công trình tạm để phục vụ tạm cho các công trình chính

Công trình xây dựng không nằm trong khu đô thị nhưng lại phù hợp với quy hoạch xây dựng của nhà nước, dự án đầu tư xây dựng đã được các cơ quan nhà nước phê duyệt.

Công trình hạ tầng kỹ thuật quy mô nhỏ hoặc nhà ở riêng lẻ thuộc các khu vực vùng sâu vùng xa, vùng không thuộc đô thị, không thuộc điểm dân cư tập trung hay điểm dân cư nông thôn chưa có quy hoạch xây dựng được phê duyệt.

Các công trình sửa chữa, cải tạo, lắp đặt thiết bị bên trong nhưng không làm thay đổi kiến trúc hay kết cấu chịu lực, an toàn của công trình.

Còn đối với nhà ở riêng lẻ tại nông thôn, các quy định về giấy phép xây dựng phải phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương. Uỷ ban nhân dân cấp huyện phải quy định cụ thể các điểm dân cư tập trung thuộc địa bàn được cấp giấy phép xây dựng.

Còn những công trình xây dựng, nhà ở riêng lẻ trong vùng đã có quy hoạch nhưng chưa được duyệt hoặc công bố chính thức thì chỉ được phép cấp giấy xây dựng tạm thời có thời hạn theo quy định. Vì vậy xây dựng phòng trọ cho thuê, kinh doanh là công trình và nhà ở đô thị nên cần phải xin giấy phép xây dựng theo các thủ tục như dạng nhà ở thông thường.

Ngoài ra, theo quy định tại điều 52 Nghị định 43/2010/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp thì để đăng ký hộ kinh doanh (cá nhân, nhóm cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình) cần phải gửi giấy đề nghị đăng ký kinh doanh đến các cơ quan có thẩm quyền để đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh. Do đó có nghĩa trước khi xin giấy phép xây dựng, chủ đầu tư cần tiến hành việc đăng ký kinh doanh trước.

Hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng nhà trọ

Khi làm thủ tục xin cấp giấy phép xây dựng nhà trọ, chủ đầu tư cần chuẩn bị 1 bộ hồ sơ và nộp trực tiếp lên cho cơ quan cấp giấy phép xây dựng. Bộ hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng bao gồm:

Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng theo mẫu hiện hành, tuỳ vào loại công trình và từng trường hợp cụ thể.

Bản sao chứng thực một trong những giấy tờ chứng minh quyền sở hữu đất theo quy định

Hai bộ bản vẽ thiết kế do tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực thực hiện và đã được chủ đầu tư dự án phê duyệt.

Xin giấy phép xây dựng nhà trọ ở đâu?

Đối với các công trình xin cấp giấy phép xây dựng theo dạng nhà ở riêng lẻ thuộc địa phận hành chính quận, huyện thì chủ đầu tư nộp hồ sơ tại UBND quận huyện nơi xây dựng.

Còn đối với các công trình nhà ở riêng lẻ thuộc các điểm dân cư nông thôn trong địa phận hành chính xã thì chủ đầu tư nộp hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng tại UBND xã.

Xin giấy phép xây dựng mất bao lâu?

Thông thường thời gian xin cấp giấy phép xây dựng được quy định tuỳ vào quy mô của công trình. Tuy nhiên đối với nhà ở riêng lẻ thì thường sẽ mất khoảng 20 ngày tính từ thời điểm cơ quan có thẩm quyền nhận đủ hồ sơ.

Chi phí xây dựng nhà trọ là bao nhiêu?

Chi phí xây nhà trọ phụ thuộc rất lớn vào loại hình công trình mà bạn định xây dựng, chẳng hạn như nhà cấp 4, nhà khép kín hay chung cư mini, nhà nguyên căn…Ngoài ra chi phí xây dựng còn phụ thuộc vào diện tích đất và giá vật liệu xây dựng vào thời điểm đó và loại vật liệu bạn chọn là gì.

Có nhiều cách xây nhà trọ để bạn có thể lựa chọn với những mức giá khác nhau như:

Đơn giá thầu nhân công: Đây là gói chủ nhà lo toàn bộ chi phí vật tư còn đơn vị thầu sẽ lo phần nhân công và thiết bị nhân công, giá được tính theo m2 xây dựng.

Đơn giá thầu trọn gói: Đây là đơn giá xây dựng nhà trọ trọn gói từ A-Z, giá này cũng được tính theo m2 xây dựng.

Tuy nhiên dù chọn xây theo loại hình nào thì điều quan trọng nhất vẫn là lựa chọn được đơn vị uy tín, có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực xây dựng.

Cách lựa chọn nhà thầu xây dựng công trình

Hàng nghìn nhà đầu tư xây dựng các công trình kiến trúc đã tìm được nhà thầu ưng ý và uy tín, chất lượng trên sàn đấu thầu “Xây Dựng Số”, bởi vì:

+ Các nhà thầu trên sàn đấu thầu “Xây Dựng Số” đều báo giá xây dựng nhà một cách độc lập với các phương án kết cấu công trình và kiến trúc xây dựng khác nhau, nhằm giúp khách hàng giảm thiểu tối đa chi phí đầu tư xây dựng công trình.

+ Chuyên môn, năng lực của các nhà thầu được đánh giá liên tục bởi chính các nhà đầu tư.

+ Kho mẫu nhà trọ đẹp và đa dạng, luôn sẵn sàng miễn phí tư vấn thiết kế cho các chủ đầu tư có nhu cầu.

+ Nếu xây nhà trọ có cần xin giấy phép xây dựng, các nhà thầu sẽ đứng ra tư vấn và giúp nhà đầu tư xin giấy phép xây dựng nhanh chóng.

Nhà Tạm Là Gì? Nhà Tạm Có Cần Xin Giấy Phép Xây Dựng Không?

Hiện nay nhà tạm được xây dựng khá phổ biến nhằm phục vụ nhiều mục đích khác nhau. Vậy nhà tạm khi xây dựng có cần xin giấy phép hay không? Nếu có thì thủ tục xin giấy phép ra sao? Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây mà Tuấn Việt Container chia sẻ để giải đáp các thắc mắc trên.

Trước tiên cùng tìm hiểu khái niệm nhà tạm là gì?

Khoản 3 Điều 62 Luật Xây dựng (LXD) quy định: “Việc xây dựng công trình, nhà ở riêng lẻ trong vùng đã có quy hoạch xây dựng được duyệt và công bố nhưng chưa thực hiện thì chỉ được cấp giấy phép xây dựng tạm có thời hạn theo thời hạn thực hiện quy hoạch”. Khoản 7 Điều 62 Luật Quy hoạch đô thị quy định: “Sau khi quy hoạch chi tiết được phê duyệt và công bố, nếu Nhà nước chưa thực hiện việc thu hồi thì các tổ chức, cá nhân trong khu vực quy hoạch được phép tiếp tục khai thác sử dụng, cải tạo, sửa chữa và xây dựng tạm theo quy định của pháp luật về xây dựng”. Do vậy bạn cần phải căn cứ vào quy hoạch cụ thể mảnh nơi mảnh đất tọa lạc. Liên hệ với phòng xây dựng cấp huyện để mua hồ sơ và xin cấp phép xây dựng nhà tạm.

Nhà tạm do Tuấn Việt Thiết kế và thi công

Căn cứ vào quy định tại Thông tư 05/BXD-ĐT năm 1993. Có quy định cụ thể về nhà biệt thự và 4 cấp nhà ở không có khái niệm nhà tạm. Căn cứ vào đặc điểm từng vùng khái niệm về nhà tạm thường được hiểu: Nhà tạm là loại nhà không đảm bảo mức độ sử dụng, tiện nghi tối thiểu, thiếu các diện tích đảm bảo nhu cầu sinh hoạt tối thiểu: Bếp, vệ sinh. Xây dựng bằng các vật liệu tạm thời, dễ cháy có niên hạn sử dụng dưới vài năm.

Xây nhà tạm có phải xin phép cơ quan kiện để việc xây nhà tạm phải xin cấp phép xây dựng như sau:

Điều kiện để được cấp phép xây dựng nhà tạm

Một, nhà xây dựng tạm là nhà ở riêng lẻ được sử dụng trong thời hạn nhất định;

Hai, thuộc khu vực có quy hoạch phân khu xây dựng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, công bố nhưng chưa thực hiện và chưa có quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

Ba, phù hợp với quy mô công trình do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cho từng khu vực và thời hạn tồn tại của công trình theo kế hoạch thực hiện quy hoạch phân khu xây dựng đã được phê duyệt;

Bốn, chủ đầu tư cam kết tự phá dỡ công trình khi hết thời hạn tồn tại được ghi trong giấy phép xây dựng có thời hạn, nếu không tự phá dỡ thì bị cưỡng chế và chịu mọi chi phí cho việc cưỡng chế phá dỡ.

Ngoài ra còn phải đáp ứng các điều kiện sau: căn cứ vào khoản 1 Điều 93 Luật xây dựng 2014

Một, phù hợp với mục đích sử dụng đất theo quy hoạch sử dụng đất được phê duyệt;

Hai, bảo đảm an toàn cho công trình, công trình lân cận và yêu cầu về bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy, nổ; bảo đảm an toàn hạ tầng kỹ thuật, hành lang bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều, năng lượng, giao thông, khu di sản văn hóa, di tích lịch sử – văn hóa; bảo đảm khoảng cách an toàn đến phòng, an ninh;

Ba, thiết kế xây dựng nhà ở riêng lẻ được thực hiện theo quy định tại khoản 7 Điều 79 của Luật xây dựng 2014.

Thủ tục xin giấy phép xây dựng nhà tạm như thế nào?

Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng nhà tạm căn cứ vào Điều 93 Luật xây dựng 2014 và Điều 13 Thông tư 15/2016/TT-BXD về cấp giấy phép xây dựng gồm:

1.      Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng thời hạn

2.      Bản sao công chứng hoặc chứng thực một trong những giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai

3.      Hai bộ hồ sơ bản vẽ thiết kế, mỗi bộ gồm:

Một, bản vẽ mặt bằng vị trí công trình trên lô đất, mặt bằng ranh giới lô đất, tỷ lệ 1/50 – 1/500, kèm theo sơ đồ vị trí công trình;

Hai, bản vẽ mặt bằng các tầng, các mặt đứng và mặt cắt chính của công trình; tỷ lệ 1/50 – 1/200;

Ba, bản vẽ mặt bằng móng tỷ lệ 1/100 – 1/200 và mặt cắt móng tỷ lệ 1/50, kèm theo sơ đồ đấu nối hệ thống thoát nước mưa, xử lý nước thải, cấp nước, cấp điện, thông tin tỷ lệ 1/50 – 1/200.

4.      Đăng ký kinh doanh, chứng chỉ hành nghề của chủ trì thiết kế (sao y bản chính). Bản kê khai năng lực, kinh nghiệm của đơn vị tư vấn.

Quy mô công trình, nhà ở được cấp phép xây dựng có thời hạn không quá 4 tầng (bao gồm cả tum thang) không có tầng hầm, hoặc bán hầm; chiều cao không quá 15m, tính từ cao độ mặt đất xây dựng công trình đến bộ phận cao nhất của công trình.

Bản cam kết của chủ đầu tư tự phá dỡ công trình khi thời hạn tồn tại của công trình ghi trong giấy phép xây dựng có thời hạn hết hạn và không yêu cầu bồi thường đối với phần công trình phát sinh sau khi quy hoạch được công bố. Trường hợp không tự phá dỡ thì bị cưỡng chế phá dỡ và chủ đầu tư phải chịu mọi chi phí cho việc phá dỡ công trình.

Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và cấp giấy phép xây dựng tạm, căn cứ vào Điều 103 luật xây dựng 2014 và Điều 17 Thông tư 15/2016/TT-BXD gồm Ủy ban nhân dân quận/huyện.

Công ty Cổ phần Công nghiệp Tuấn Việt là đơn vị chuyên thi công xây dựng nhà tạm nhà lắp ghép, nhà container lắp ghép vật liệu nhẹ. Với nhiều năm kinh nghiệm cùng đội ngũ chuyên nghiệp chúng tôi tự hào mang đến cho quí khách hàng sản phẩm tốt nhất với giá thành cạnh tranh nhất. Nếu quí vị có nhu cầu xây nhà tạm bằng nhà lắp ghép, nhà container lắp ghép vật liệu nhẹ xin Quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội

Tel: (024) 6681 7070 – Fax: + 84 24-3200-1880

Hotline: 0975 003 555

Email: xdtuanviet@gmail.com

Website: http://nhacontainer.com.vn/

Dịch Vụ Xin Phép Xây Dựng Nhà Tiền Chế Uy Tín Tại Bình Dương

HỎI:

Tôi có một mảnh đất diện tích 450m2. Hiện nay, tôi muốn xây dựng nhà tiền chế. Vậy xin hỏi, thủ tục xin giấy phép xây dựng nhà tiền chế như thế nào? Trân trọng cảm ơn!

TRẢ LỜI:

Điều kiện xin giấy phép xây dựng nhà tiền chế

Hồ sơ thiết kế xây dựng nhà tiền chế phải được cá nhân. Tổ chức có đủ điều kiện pháp nhân thực hiện và cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Nhà tiền chế không được nằm trong khu vực đất có khả năng bị ngập lụt, sụt lún hoặc đất thuộc khu vực di tích lịch sử, di sản văn hóa.

Nhà tiền chế xây dựng không trái với mục tiêu đầu tư và mục đích xây dựng.

Nhà tiền chế chuẩn bị xây dựng phải đảm bảo các quy định về chỉ giới xây dựng, an toàn cho các công trình lân cận.

Nhà tiền chế phải đảm bảo các yêu cầu về an toàn phòng cháy chữa cháy, điện nước, giao thông, bảo vệ môi trường.

Hồ sơ xin giấy phép xây dựng nhà tiền chế

Hồ sơ xin giấy phép xây dựng nhà tiền chế bao gồm:

– Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng (01 bản chính theo mẫu)

– Bản sao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; (01 bản sao y công chứng)

– Bản vẽ xin giấy phép xây dựng nhà xưởng (02 bộ chính, xem hồ sơ bên dưới)

– Văn bản phê duyệt biện pháp thi công của chủ đầu tư đảm bảo an toàn cho công trình và công trình lân cận, đối với công trình xây chen có tầng hầm (01 bản chính);

– Quyết định phê duyệt đánh giá tác động môi trường (01 bản sao y công chứng);

– Giấy đăng ký kinh doanh của đơn vị tư vấn thiết kế (bản sao có chứng thực);

– Chứng chỉ hành nghề của chủ trì các bộ môn thiết kế (bản sao có chứng thực);

– Đối với trường hợp lắp đặt thiết bị hoặc kết cấu khác vào công trình đã xây dựng, nhưng không thuộc sở hữu của chủ đầu tư thì phải có bản sao có chứng thực Hợp đồng với chủ sở hữu công trình.

Đối với trường hợp xin giấy phép xây dựng nhà tiền chế trong khu công nghiệp cần sung thêm các loại giấy tờ sau:

– 01 bản sao Giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc chứng nhận đầu tư

– Quyết định phê duyệt dự án kèm theo văn bản chấp thuận đầu tư của cơ quan có thẩm quyền, ý kiến bằng văn bản về thiết kế cơ sở (nếu có) của cơ quan quản lý nhà nước theo quy định.

Khách hàng nói về dịch vụ của Kim Trọng Phát:

Sau khi chúng ta đủ thành phần hồ sơ được tiếp nhận kết quả thẩm định, chúng ta tiến hành xin giấy phép xây dựng khi đầy đủ thành phần hồ sơ gồm: thẩm duyệt pccc, kết hoạch bảo vệ môi trường, khoan địa chất, kết quả thẩm định thiết kế. sau thời gian 1 tháng chúng ta có đươc kết quả giấy phép nhà tiền chế như sau:

Bạn đang đọc nội dung bài viết Xây Nhà Tiền Chế Có Cần Xin Giấy Phép Hay Không? trên website Hanoisoundstuff.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!