Cập nhật nội dung chi tiết về Welcome Letter Là Gì? Tác Dụng Bất Ngờ Của Thư Chào Hỏi mới nhất trên website Hanoisoundstuff.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Welcome letter đang dần trở nên phổ biến tại các khách sạn 4 – 5 sao. Vậy Welcome letter là gì? Chúng có tác dụng gì với việc kinh doanh của khách sạn?
Để giải đáp thắc mắc, anh/chị đừng vội bỏ qua bài viết sau của Vinapad.
1. Welcome letter là gì?
Chúng là một bức thư chào đón khách hàng khi đến lưu trú tại khách sạn. Thường thì những lá thư này sẽ được in và đặt sẵn trên bàn, giường hoặc hiển thị tự động trên tivi khi khách đến nhận phòng.
Thư chào mừng khách thường được ký bởi Tổng giám đốc hoặc người quản lý khách sạn.
2. Vì sao khách sạn nên sử dụng welcome letter?
Sử dụng thư chào đang là một trong những xu hướng, nâng cao chất lượng dịch vụ của khách sạn.
Khách hàng khi nhận được “welcome letter” sẽ cảm nhận rõ ràng sự trân trọng và chào đón nồng nhiệt từ phía khách sạn. Việc này còn thể hiện cung cách phục vụ tận tâm và chuyên nghiệp của cơ sở lưu trú.
Tác dụng khác của welcome letter là gì? Ngoài ra, một số mẫu “welcome letter” còn cung cấp thêm các thông tin hữu ích cho khách hàng:
Dịch vụ miễn phí
Các dịch vụ tặng kèm gói lưu trú
Thông tin địa điểm du lịch nổi tiếng của khu vực
V..v..
3. Mẫu welcome letter
3.1. Mẫu tiếng Anh của welcome letter là gì?
(Hotel Name)
(Address)
Telephone:…………………………..Fax:………………………………….
Email:………………………………Website:……………………………
(Facebook/ Twitter…)
(Date)
Dear (Guest Name)
We are delighted that you have selected (tên khách sạn).
On behalf of all hotel staff, I extend you a very warm welcome and trust your stay with us will be both enjoyable and comfortable. Specific information about the hotel services and facilities which are detailed in the booklet, placed on the writing table in your room.
If you need help or have any specific requirements, please do not hesitate to contact us on extension ………
With best regards
Hotel Manager
3.2. Mẫu Welcome letter bằng tiếng Việt dành cho khách sạn
(Tên khách sạn)
(Địa chỉ)
Số điện thoại:……………………………….. Số fax:……………………………….
Email:………………………………….. Website:………………………………
(Facebook/ Twitter…)
Thân chào Ông/ Bà – Anh/ Chị (tên khách)
Chúng tôi rất vui mừng khi Quý khách đã chọn lưu trú tại khách sạn (tên khách sạn).
Thay mặt toàn bộ nhân viên khách sạn, xin gửi tới Quý khách sự chào đón nồng nhiệt nhất và tôi tin tưởng rằng thời gian lưu trú của Quý khách tại khách sạn chúng tôi sẽ vô cùng thú vị và thoải mái.
Thông tin cụ thể về các dịch vụ và cơ sở vật chất của khách sạn đã được nêu chi tiết trong tập sách nhỏ, đặt trên bàn làm việc trong phòng của Quý khách.
Nếu Ông/bà – Anh/chị cần giúp đỡ hoặc có bất kỳ yêu cầu cụ thể, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi qua số máy lẻ….
Trân trọng
Quản lý khách sạn
Vậy là Vinapad vừa cung cấp tới anh/chị những thông tin chi tiết nhất về thư ngỏ, chào mừng trong khách sạn. Hy vọng sau khi đọc xong bài viết, anh/chị hiểu rõ welcome letter là gì cũng như tác dụng của chúng.
Cảm ơn đã theo dõi!
Công Ty TNHH Sản Xuất & Thương Mại Vinapad Việt Nam
Factory: Mặt đường KCN Bình Phú, Hữu Bằng, Thạch Thất, Hà Nội
VP: Thôn Yên Lạc 1, Cần Kiệm, Thạch Thất, Hà Nội
Email: kinhdoanh@vinapad.com
Hotline: 091.468.2106
Rate this post
Offer Letter Là Gì? Cách Trả Lời Và Mẫu Thư Offer Letter Tiếng Anh
Sau khi tham gia phỏng vấn, bạn sẽ nhận được offer letter từ phía nhà tuyển dụng nếu đậu vào vị trí ứng tuyển. Và để tạo được ấn tượng tốt nhất, bạn cần phải thật chuyên nghiệp trong cách trả lời offer letter dù đồng ý hay từ chối công việc đó. Vậy offer letter là gì và làm thế nào để trả lời một cách chuyên nghiệp nhất? CET sẽ giải đáp giúp bạn trong bài viết sau đây.
Offer letter là gì?
Offer letter là thư mời nhận việc. Sau buổi phỏng vấn, nhà tuyển dụng sẽ gửi thư mời nhận việc tới ứng viên và bày tỏ mong muốn hợp tác. Nội dung của một offer letter sẽ gồm có: vị trí ứng viên ứng tuyển, địa điểm làm việc, mức lương và phụ cấp, các chính sách đãi ngộ, quy định, văn hóa doanh nghiệp… Offer letter sẽ giúp cho nhà tuyển dụng và ứng viên xác nhận được toàn bộ thông tin sau buổi phỏng vấn mà nếu chỉ liên hệ qua điện thoại sẽ khó lòng trao đổi hết.
Offer letter là thư mời nhận việc nếu bạn đáp ứng đủ tiêu chí từ nhà tuyển dụng. (Nguồn: Internet)
Cách trả lời offer letter chuẩn
Đối với những nhân sự trong ngành Nhà hàng – Khách sạn, khi viết offer letter đồng ý nhận việc, trước tiên bạn nên bày tỏ lòng cảm ơn đến nhà tuyển dụng vì đã chọn bạn, đồng thời bày tỏ sự yêu thích và hứng thú với vị trí mà bạn ứng tuyển. Bạn cũng đừng quên vạch ra một số lộ trình làm việc để đảm bảo bạn sẽ hoàn thành tốt ở vị trí màn bạn đảm nhận. Bên cạnh đó, bạn cần nhắc lại các vấn đề về mức lương/ thưởng và thời gian nhận việc. Nếu như muốn từ chối nhận việc, bạn nên đưa ra lời xin lỗi và nêu rõ lý do từ chối nhận công việc. Thư phản hồi này phải thể hiện sự hối tiếc khi bạn không thể nhận công việc, bày tỏ mong muốn sẽ hợp tác nếu có cơ hội trong tương lai.
Những cách trả lời offer letter được nhà tuyển dụng đánh giá cao
Cách trả lời khi đồng ý nhận việc
Tùy vào mỗi vị trí mà offer letter đang đề cập, bạn sẽ có cách trả lời đồng ý khác nhau. Nhìn chung, bố cục một offer letter cần có:
– Gửi lời cảm ơn tới nhà tuyển dụng đã tạo cơ hội cho bạn được phỏng vấn và làm việc.
– Bày tỏ thái độ yêu thích và hào hứng với vị trí công việc này.
– Xác nhận có đảm nhận công việc bằng ngôn từ ngắn gọn, xúc tích và chắc chắn.
– Đảm bảo bạn sẽ hoàn thành công việc theo Offer Letter.
– Thời gian mà bạn có thể nhận việc.
– Cảm ơn, chào tạm biệt và để lại liên hệ.
Mẫu trả lời offer letter khi đồng ý nhận việc
“Kính gửi công ty… (Tên công ty),
Tôi rất vui mừng khi nhận được thư mời nhận việc từ phía phòng tuyển dụng. Vị trí… (xxx) chính là công việc đúng chuyên môn mà tôi thực sự muốn gắn bó và phát triển lâu dài, nhất là trong môi trường làm việc của quý công ty.
Chính vì vậy, tôi viết thư này để xác nhận đảm nhận vị trí công tác trên và tôi sẽ cố gắng hoàn thành tốt nhất công việc có thể. Tuy nhiên, về chính sách hỗ trợ làm thêm giờ, tôi thắc mắc một số vấn đề như sau: …
Rất mong nhận được hồi đáp từ phía Quý công ty!
Về thời gian bắt đầu công việc, tôi có thể nhận việc từ ngày… (xxx).
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Mọi chi tiết xin liên hệ… (xxx) “
“Dear Mr/ Ms…,
I want to thank you for offering me the position of… (name of position) for… (company’s name). I am excited to work for your company.
As we discussed, my annual salary will be…(xxx) and i will start my work on…. I look forward to seeing you again and meeting my co-workers.
If have any problem, feel free call me at… (telephone number)
Your sincerely”
Cách từ chối Offer Letter của nhà tuyển dụng
– Cảm ơn công ty đã đem tới cơ hội công việc cho bạn.
– Đưa ra lời từ chối đảm nhận vị trí công việc này.
– Nêu ra lý do từ chối hợp lý.
– Bày tỏ sự nuối tiếc vì không thể đảm nhận công việc.
– Bày tỏ sự sẵn lòng giúp đỡ công ty nếu có thể hoặc nếu có cơ hội sẽ hợp tác trong tương lai.
– Cảm ơn chân thành ở cuối thư
Mẫu trả lời từ chối nhận việc
“Kính gửi Quý công ty!
Tôi thật sự vui mừng khi nhận được phản hồi và thư mời nhận việc từ phía phòng tuyển dụng. Tuy nhiên, tôi rất tiếc phải thông báo vì một số lý do cá nhân tôi không thể đảm nhận được vị trí công việc… (xxx).
Trong thời gian làm việc cùng Quý công ty ở vòng phỏng vấn, tôi vô cùng cảm ơn các bạn đã nhiệt tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi. Hơn hết, để tôi có cơ hội đảm nhận vị trí công việc hấp dẫn như vậy. Nhưng do một số lý do… (xxx) nên tôi không thể đồng hành cùng công ty trong thời gian tới. Tôi thật sự rất tiếc về điều này.
Tôi tin chắc chắn rằng trong thời gian tới các bạn có thể tìm kiếm được ứng viên phù hợp hơn tôi cho vị trí trên.
Chúc công ty luôn thành công.
Tôi xin chân thành cảm ơn!”
Mẫu 2: Mẫu Offer Letter từ chối bằng tiếng Anh
“Dear Mr/Ms…,
Thank you for offering me the position of… (name of position) for… (company’s name). However, i regret that i must decline your offer. Because, after carefull consideration, i feel that this job isnt fit my personal goals.
One again thanks for your offer and your time. I believe that you can see a candidate better than me.
Best wishes for you!”
Cover Letter Là Gì? Cách Viết Cover Letter
Cover letter là gì?
Cover letter được hiểu như thư ứng tuyển, là văn bản ứng viên gửi kèm với CV cho nhà tuyển dụng. Cover letter có thể được tạo thành file word hoặc viết trực tiếp trên nội dung email, đề cập đến lý do ứng viên lựa chọn doanh nghiệp và thuyết phục nhà tuyển dụng chọn ứng viên cho vòng tiếp theo. Từ cover letter, doanh nghiệp sàng lọc ứng viên tiềm năng, phù hợp với vị trí đang cần để tiến hành phỏng vấn.
Vì sao cover letter lại quan trọng?
Hướng dẫn viết cover letter ấn tượng
Hiện nay có nhiều hình thức trình bày cover letter, nếu lần đầu soạn thảo bạn có thể lưu về các cover letter mẫu cho sinh viên mới ra trường và chỉnh sửa thông tin cho phù hợp với vị trí, doanh nghiệp ứng tuyển. Theo các chuyên gia nhân sự, dù sử dụng cho bất kể vị trí nào thì một cover letter hoàn chỉnh, có khả năng gây ấn tượng với nhà tuyển dụng cần đầy đủ các thông tin sau đây:
Lời chào mở đầu: Dựa vào thông tin tuyển dụng hoặc do bạn thu thập được về người trực tiếp nhận đơn ứng tuyển, ứng viên dùng “Dear … (tên người nhận/ tên doanh nghiệp)”. Nếu xác định được giới tính và tên người nhận thư, bạn có thể thêm vào danh xưng Mr/ Ms/ Mrs cho phù hợp.
Đoạn mở đầu: Bạn chỉ cần trình bày đoạn mở đầu trong khoảng 1 – 2 câu là vừa đủ, tránh kể lể dài dòng. Phần này sẽ đề cập đến vị trí mà bạn đang ứng tuyển, cách thức ứng tuyển hay cách bạn tiếp nhận tin tuyển dụng. Ví dụ: “Tôi được biết quý công ty đang có nhu cầu tuyển nhân sự vị trí Phụ bếp qua chúng tôi và tôi rất quan tâm đến công việc này.”
Nội dung trọng tâm: Gồm 1 – 2 đoạn nhỏ, cố gắng thể hiện tất cả nội dung quan trọng một cách ngắn gọn nhất. Ứng viên lưu ý không nên viết quá dài vì nhà tuyển dụng sẽ chỉ lướt qua cover letter của bạn thôi.
Kinh nghiệm cá nhân mà theo bạn có thể làm tốt công việc này?
Vì sao bạn lựa chọn doanh nghiệp này?
Lý do bạn nghĩ mình là ứng cử viên sáng giá cho vị trí này?
Mục tiêu trong tương lai mà bạn sẽ phấn đấu để mang về lợi ích cho cả hai bên?
Kết thúc thư: Nhấn mạnh vấn đề và nguyện vọng được hợp tác với quý công ty, cung cấp thông tin liên hệ cần thiết (số điện thoại, email…) để nhà tuyển dụng dễ dàng liên hệ với bạn. Ngoài ra, bạn cũng đừng quên đề cập đến CV hoặc tài liệu đính kèm khác để nhắc nhà tuyển dụng xem xét kỹ hơn.
Lễ Ăn Hỏi Là Gì? Trình Tự Của Lễ Ăn Hỏi Chuẩn Nhất Cho Ngày Trọng Đại
Lễ ăn hỏi là gì? Vì sao nên thực hiện lễ ăn hỏi, bên nhà trai gái những ai nên tham gia, lễ vật bao gồm những gì…
Vậy lễ ăn hỏi là gì?, có thể hiểu lễ ăn hỏi là nghi thức quan trọng trong phong tục cưới hỏi của người Việt, đây là ngày mà nhà trai mang lễ vật sang nhà gái để xin gả con, cháu cho con trai của họ.
Lễ ăn hỏi còn được gọi là lễ đính hôn là một nghi thức trong phong tục hôn nhân truyền thống của người Việt. Đây là sự thông báo chính thức về việc hứa gả giữa hai họ. Đây là giai đoạn quan trọng trong quan hệ hôn nhân: cô gái trở thành “vợ sắp cưới” của chàng trai, và chàng trai sau khi mang lễ vật đến nhà gái là đã chính thức xin được nhận làm rể của nhà gái và tập gọi bố mẹ xưng con.
Trong lễ ăn hỏi, nhà trai mang lễ vật tới nhà gái. Nhà gái nhận lễ ăn hỏi tức là chính danh công nhận sự gả con gái cho nhà trai, và kể từ ngày ăn hỏi, đôi trai gái có thể coi là đôi vợ chồng chưa cưới, chỉ còn chờ ngày cưới để công bố với hai họ.
Từ giai đoạn tán tỉnh cho đến trở thành người yêu và khi tình yêu thăng hoa chính là kết hôn. Trước đó thì theo phong tục truyền thống của người Việt Nam phải có ngày lễ ăn hỏi.
Lễ ăn hỏi trọn vẹn thường diễn ra trong một buổi sáng hoặc có thể nhanh hơn. Sau buổi lễ, cặp đôi sẽ chính thức trở thành vợ chồng của nhau. Trước đây nghi lễ này thường diễn ra gần sát ngày cưới, cách lễ đón dâu khoảng một tháng, thậm chí một tuần.
Ngày nay lễ ăn hỏi được tổ chức trước ngày cưới một ngày, có thể gộp chung vào ngày bắc rạp để tiết kiệm thời gian, chi phí và được tổ chức chính tại nhà cô dâu.
Lễ ăn hỏi là gì? Thành phần tham gia lễ ăn hỏi gồm những ai
Đây là nghi thức truyền thống đặc biệt quan trọng nên hầu hết các lễ ăn hỏi đều diễn ra rất trang nghiêm, tránh thiếu sót, đổ vỡ và cãi vã. Thành phần tham dự sẽ bao gồm:
Phía nhà trai:
Chú rể, bố mẹ, ông bà, gia đình, bạn bè và đội bê tráp gồm những thanh niên chưa vợ và gái chưa chồng.
Phía nhà gái:
Cô dâu, bố mẹ, ông bà, gia đình và một số nữ chưa chồng để đón lễ ăn hỏi, số nữ đón lễ vật tương ứng với số nam bưng mâm.
Lễ ăn hỏi là gì? Ý nghĩa của ngày lễ ăn hỏi
Nghi thức nhà trai sang nhà gái xin gả con Trong ngày lễ ăn hỏi, nhà trai sẽ mang sính lễ sang nhà gái xin hỏi cưới. Đây là bước khởi đầu của chặng đường về chung một nhà của cô dâu và chú rễ. Bởi đây chính là “cơ hội” để hai bên gia đình thể hiện thành ý, mục đích (đám cưới cho con cái) với nhau. Nếu không có ngày lễ ăn hỏi thì đám cưới không được diễn ra chính thức. Vì vậy, có thể nói nghi thức lễ ăn hỏi có ý nghĩa vô cùng quan trọng cho khởi đầu mới.
Báo cáo, thể hiện lòng thành kính, hiếu thảo với tổ tiên
Tuy không hiện hữu nhưng tổ tiên cũng quan sát các công việc hàng ngày của con cháu. Nhất là với đám cưới – sự kiện quan trọng của cả một đời người nên nhất thiết phải có một cái “lễ lớn” để báo cáo với tổ tiên, ông bà và mời ông bà về tham dự và chứng kiến cho con cháu.
Thông qua các lễ vật của nhà trai mang đến nhà gái trong lễ ăn hỏi, nhà gái sẽ dâng lên bàn thờ gia tiên và thắp hương, kính lễ. Từ đó thể hiện lòng biết ơn, hiếu thảo của con cháu với tổ tiên.
Thể hiện sự chu đáo, thành ý của nhà trai đối với nhà gái, cô dâu Lễ ăn hỏi còn thể hiện sự chu đáo, thành ý, tôn trọng của nhà trai với nhà gái và người con dâu tương lai. Các mâm lễ ăn hỏi được bày biện đầy đủ, sang trọng luôn thể hiện sự chu đáo của bên nhà trai. Đó cũng là thành ý, sự tôn trọng, biết ơn của nhà trai đối với nhà gái đã có công sinh thành, nuôi dưỡng con gái để trở thành con dâu tương lai của họ.
Không những thế ở một khía cạnh nào đó, các lễ vật cũng được coi là sự đóng góp, giúp đỡ nhà gái trong việc tổ chức, chuẩn bị cho đám cưới.
Thể hiện gia cảnh, sự chu đáo chuẩn bị cho đám cưới của hai bên gia đình Thông thường, lễ ăn hỏi có quy định số lượng các lễ vật; cụ thể thường do nhà gái sẽ đưa ra yêu cầu. Số lượng mâm lễ vật ăn hỏi được thống nhất với sự đồng tình, vui vẻ của hai bên gia đình trên cơ sở thấu hiểu về điều kiện, hoàn cảnh của nhau. Ý nghĩa các mâm lễ ăn hỏi cũng mang giá trị sâu sắc.
Lễ ăn hỏi là gì? Trình tự tổ chức lễ ăn hỏi chuẩn
Chuẩn bị và khởi hành đến nhà gái Việc chuẩn bị đầy đủ sính lễ ăn hỏi là điều rất quan trọng, chú rể nên kiểm tra kĩ càng các lễ vật trước khi đến nhà cô dâu. Việc thiếu sót lễ vật trong các ngày lễ trọng đại này là điều tối kỵ, thậm chí giờ giấc khởi hành và diễn ra lễ ăn hỏi cũng phải được xem trước để được đúng giờ tốt.
Lời khuyên: Nhà trai nên đến sớm hơn trước giờ làm lễ để đảm bảo mọi thứ được chuẩn bị sẵn sàng nhất.
Lễ vật chuẩn bị
Lễ vật trong lễ ăn hỏi thường được gọi là tráp hay mâm quả. Mỗi tráp sẽ đựng một món đồ lễ vật khác nhau. Theo phong tục cưới của người miền Bắc, những lễ vật này thường là trầu cau, chè thuốc, rượu mứt hạt sen, bánh cốm, bánh phu thê…
Tùy theo điều kiện tài chính cũng như nhu cầu của mỗi gia đình mà số lượng các lễ vật có thể khác nhau. Tuy nhiên, bắt buộc phải có tối thiểu từ 3 lễ vật trở lên. Phổ biến nhất hiện nay là các mẫu lễ ăn hỏi 5 tráp, 7 tráp và 9 tráp. Một số gia đình nhà gái có thể yêu cầu 11 tráp.
Lễ vật dẫn cưới cho ngày lễ ăn hỏi có ý nghĩa là thể hiện lòng biết ơn của nhà trai đối với công ơn dưỡng dục của cha mẹ cô gái. Đồng thời biểu thị được sự quý mến, tôn trọng của nhà trai đối với cô dâu tương lai. Ở một khía cạnh nào đó, các lễ vật cũng thể hiện thiện ý của nhà trai để nhà gái giảm bớt chi phí chuẩn bị cho hôn sự và điều này được hai bên thống nhất trước đó.
Theo quan điểm của một số người, số lễ vật tương ứng với điều kiện gia cảnh của hai gia đình hoặc để thể hiện giá trị, gia phong của gia đình (về phía nhà gái). Nhưng dù theo quan điểm nào thì lễ vật trong lễ ăn hỏi đẹp nhất vẫn là sự chuẩn bị chu đáo và sự vui vẻ giữa hai bên gia đình và đôi uyên ương.
Hai Gia Đình chào hỏi và Trao lễ vật. Khi tới giờ lành, đoàn ăn hỏi của nhà trai sẽ đứng sắp xếp theo đội hình thứ bậc từ ông bà, bố mẹ, chú rể, đội bê tráp cùng các thành viên chào hỏi nhà gái. Kế đến là nghi thức trao lễ vật giữa đoàn bê tráp nam trao cho đội đỡ tráp nữ. Hai đội bưng lễ vật sẽ tự trao phong bao lì xì cho nhau hay còn gọi là trả duyên cho nhau
Hai bên gia đình trò chuyện ( Đại diện nhà gái và đại diện nhà trai )
Sau khi hoàn tất màn trao lễ vật, đại diện nhà gái sẽ mời nhà trai vào dùng nước, trò chuyện với gia đình. Vị đại diện nhà trai sẽ trình bày lý do đến cũng như giới thiệu về các lễ vật của bên mình. Đáp lại là đại diện nhà gái với lời cảm ơn và nhận lễ. Lúc này, hai mẹ tức mẹ cô dâu và mẹ chú rể sẽ cùng mở các tráp trước sự chứng kiến của 2 gia đình.
Cô dâu ra mắt hai bên gia đình
Tiếp theo trong trình tự lễ ăn hỏi, chú rể sẽ vào đón cô dâu ra ngoài trước sự cho phép của gia đình nhà gái. Lúc này, cô dâu mới xuất hiện cùng với chú rể rót trà mời đại diện của hai gia đình.
Thắp hương bàn thờ tổ tiên
Kế đến, mẹ của cô dâu sẽ chọn ra một số lễ vật trong mâm ngũ quả mang lên bàn thờ thắp hương cúng tổ tiên, ông bà. Cô dâu cùng chú rể sẽ tiến hành khấn gia tiên trước bàn thờ nhà gái. Điều này với ý nghĩa mong tổ tiên chứng giám cũng như phù hộ cho đôi uyên ương.
Hai gia đình bàn bạc về lễ cưới
Sau khi thắp hương gia tiên xong, hai gia đình sẽ cùng nhau nói chuyện, bàn bạc chi tiết về lễ cưới. Trong thời gian đó, cô dâu, chú rể tiến hành mới nước các bậc cao niên và có thể ra ngoài chụp ảnh với người thân, bạn bè để lưu lại kỷ niệm.
Nhà gái lại quả, kết thúc buổi lễ
Cuối cùng là nghi thức nhà gái lại quả cho nhà trai. Tất cả mọi lễ vật sẽ chia ra, tuyệt đối không dùng dao, kéo, đặt vào tráp trả lại cho nhà trai và phải để ngửa nắp. Nhà trai sẽ nhận lại mâm lễ vật và xin phép ra về. Buổi lễ ăn hỏi kết thúc.
Kết thúc lễKết thúc buổi lễ ăn hỏi, nhà gái sẽ gửi lại ít lễ vật cho nhà trai. Tất cả lễ vật được chia đều, tách bằng tay, đối với cau thì phải xé chứ không được dùng dao để cắt vì mang điềm không tốt cho cuộc hôn nhân sau này của đôi trẻ và mâm quả khi được trả lại cho nhà trai phải để ngửa nắp. Tùy thuộc vào từng gia đình, nhà gái có thể mời nhà trai ở lại dùng bữa cơm.
Thực tế, buổi lễ diễn ra khá nhanh nhưng cần sự chuẩn bị rất chu đáo, kỹ lưỡng trước đó. Một buổi lễ ăn hỏi hoàn hảo, đúng truyền thống cũng là khởi đầu cho cuộc sống êm ấm của vợ chồng sau này.
Buổi lễ cần được chuẩn bị đầy đủ, kiêng kỵ sự thiếu sót, đổ vỡ để không ảnh hưởng tới không khí đám cưới và hạnh phúc của đôi vợ chồng sau này.
Trang phục lễ ăn hỏi Vấn đề trang phục vẫn luôn được mọi người quan tâm. Trong ngày trọng đại đó, cô dâu và chú rể nên mặc gì?
Thông thường, cô dâu sẽ mặc một bộ áo dài ( có ba màu thường phổ biến đó là màu vàng, màu đỏ và màu trắng), đi kèm với một số phụ kiện như hoa tai, dây chuyền vàng và một tí hoa văn gắn trên áo. Còn với chú rể, có thể chọn bộ comple, cà vạt…
Bạn đang đọc nội dung bài viết Welcome Letter Là Gì? Tác Dụng Bất Ngờ Của Thư Chào Hỏi trên website Hanoisoundstuff.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!