Đề Xuất 5/2023 # Tuyển Sinh Viên Luật Thực Tập # Top 13 Like | Hanoisoundstuff.com

Đề Xuất 5/2023 # Tuyển Sinh Viên Luật Thực Tập # Top 13 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Tuyển Sinh Viên Luật Thực Tập mới nhất trên website Hanoisoundstuff.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Nhằm hỗ trợ sinh viên chuyên ngành luật có cơ hội cọ sát với thực tế chuyên sâu trong hoạt động tư vấn pháp luật và dịch vụ pháp lý. Thực tập tại Công ty Luật Việt An sinh viên sẽ được đào tạo các kỹ năng văn phòng, văn hóa sử dụng email, skype,… kỹ năng viết thư tư vấn, kỹ năng soạn thảo hồ sơ, kỹ năng làm việc nhóm,… dưới sự hướng dẫn của các luật sư và chuyên gia pháp lý.

Công ty Luật Việt An là đơn vị tư vấn pháp lý quan tâm đặc biệt đến đạo đức nghề nghiệp, phong cách làm việc chuyên nghiệp, sự nhạy bén, sự tận tụy và sự hòa đồng trong môi trường làm việc. Đó chính là những yếu tố quan trọng để chúng tôi quyết định việc tuyển dụng thực tập sinh.

Công ty luật Việt An quan tâm đặc biệt tới các sinh viên có khả năng làm việc độc lập. Với phương châm ai cũng có thể phát huy hết khả năng của mình, làm chủ được công việc và tương lai của chính mình. Công ty luật Việt An có những chính sách đãi ngộ để phát huy khả năng của các cộng sự và thực tập sinh.

TT Tiêu đề Mô tả

1 Số lượng 05

 2 Yêu cầu –  Đang là sinh viên chuyên ngành luật năm 3, năm 4

– Biết sử dụng tin học văn phòng, khai thác tài liệu trên mạng Internet.

– Trung thực, có tư duy tốt, nhiệt tình.

3 Thời gian thực tập Hành chính, sáng thứ 7, sinh viên được đăng ký chủ động phù hợp với lịch học tại trường đảm bảo việc học phải được ưu tiên hàng đầu.

4 Nơi làm việc Hà Nội, Hồ Chí Minh

5 Chính sách công tác phí – Được công ty hỗ trợ công tác phí đi lại, ăn trưa, hỗ trợ thêm chi phí sinh hoạt phù hợp với năng lực của thực tập sinh.

6 Ưu tiên – Tiếng Anh: Nghe, nói, đọc và viết tốt (là một lợi thế);

– Ưu tiên sinh viên có hoàn cảnh khó khăn cần hỗ trợ thêm chi phí học tập trong thời gian thực tập.

7 Hồ sơ ứng viên – Đơn xin thực tập;

– Sơ yếu lý lịch tự khai;

– Thẻ sinh viên (Bản photo);

– Chứng minh thư nhân dân (bản công chứng).

8 Liên hệ Luật sư: Đỗ Thị Thu Hà

Công ty luật Việt An

Hà Nội: Tầng 3, Tòa nhà Hoàng Ngân Plaza, số 125 Hoàng Ngân, Trung Hòa, Cầu Giấy

Hồ Chí Minh: P. 04.68, Tầng 4, Tòa nhà RiverGate Residence, 151-155 Bến Vân Đồn, Phường 6, Quận 4, TP. Hồ Chí Minh (Cách chợ Bến Thành khoảng 800 m)

Điện thoại : 0933 11 33 66

Ưu tiên: Gửi hồ sơ qua email ứng tuyển. Hồ sơ ứng tuyển vui lòng gửi qua email: ha@luatvietan.vn

Cách Viết Cv Cho Sinh Viên Thực Tập

Như vậy, là sinh viên, nếu muốn đi thực tập, muốn được vào thực tập ở nơi mình mong muốn thì phải có hồ sơ, CV cá nhân đầy đủ.

1. Việc trước tiên đó là bạn cần xác định xem ngành mình học là gì, bạn mong muốn khát khao được thực tập ở mảng công việc nào, công việc nào là công việc yêu thích của bạn.

Việc xác định được công việc bạn yêu thích sẽ dễ dàng hơn khi bạn tiến đến lựa chọn nơi thực tập, công ty hay cơ quan bản thân muốn thực tập.

Ngoài ra, đối với mỗi mảng, mỗi công việc khác nhau lại có những cách để tạo dựng bản CV khác nhau, điều này bạn nên chú ý và tham khảo trước nhiều tài liệu, nhiều bản CV để có thêm kinh nghiệm.

Sau khi đã xác định được công việc mình yêu thích cũng như tìm được công ty, cơ quan thực tập lí tưởng thì bước tiếp theo đó là tiến hành lập bản CV cho bản thân.

Không có bản CV nào giống với bản CV nào bởi tính chất công việc cũng như sự sáng tạo cho bản CV của mỗi người.

Tuy nhiên, bất cứ bản CV cho công việc nào cũng có những mẫu chung mà bạn bắt buộc phải có trong CV. Điều này bạn nên tìm hiểu nhiều hơn, xem nhiều các mẫu CV khác nhau trên mạng để lựa chọn mẫu và viết cho mình bản CV hoàn chỉnh nhất.

Thông tin cá nhân bao gồm: Họ tên, giới tính, năm sinh, địa chỉ liên hệ, email, SĐT.

Về trình độ học vấn: Cao học, Đại học, chuyên ngành học, năm tốt nghiệp, các khóa học ngắn hạn. Nếu có thành tích nổi bật trong các năm thì bạn cũng nên liệt kê thêm để tạo ấn tượng hơn với nhà tuyển dụng.

Kinh nghiệm làm việc của bản thân: Tùy vào lựa chọn của mình bạn có thể liệt kê các kinh nghiệm làm việc theo năm từ xa đến gần hoặc từ công việc ít quan trọng đến công việc quan trọng hơn. Ngoài ra, nếu bạn có những thành quả lớn trong quá trình làm việc thì bạn cũng có thể kể thêm vào .

3. Kiểm tra lại bản CV nhiều lần để không có sai sót

Việc kiểm tra lại bản CV rất quan trọng, bởi nếu không kiểm tra lại CV của bạn có thể bị mắn nhiều lỗi chính tả, câu cú lủng củng, không rõ ràng…

Điều này nếu không được đọc lại và chỉnh sửa thì sẽ rất mất điểm với nhà tuyển dụng. Vì vậy bạn nên đọc đi đọc lại bản CV nhiều lần để đảm bảo câu cú trong sáng, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả.

Việc bạn sáng tạo một bản CV cho riêng mình nhìn đẹp mắt cũng là một gợi ý dành cho bạn để bạn có bản CV đẹp, sáng rõ, ấn tưởng hơn gửi đến nhà tuyển dụng.

Mẫu Đơn Xin Thực Tập Chuẩn Sinh Viên Cần Biết

Đối với các sinh viên năm cuối hệ đại học hay cao đẳng thì việc đi thực tập luôn được nhà trường khuyến khích hay tạo điều kiện, không chỉ giúp các bạn làm quen với môi trường làm việc tại các công ty, mà còn có thêm các kiến thức về chuyên môn, chuyên ngành giúp cho quá trình tìm việc nhanh chóng và thuận lợi hơn!

Các doanh nghiệp hiện nay thường hỗ trợ nhiều cho các bạn sinh viên năm cuối, mới tra trường, sẵn sàng đón nhận và đào tạo giúp các bạn có thể làm quen với các công việc, tuy vậy bạn cũng cần có chuẩn với các thông tin rõ ràng, giúp công ty nắm được các thông tin cá nhân, ngành học hay mục đích thực tập.

1. Mẫu đơn xin thực tập chuẩn cho sinh viên

>>> Click để tải ngay trọn bộ mẫu đơn xin thực tập chuẩn nhất

2. Các thông tin cần thiết trong đơn xin đi thực tập chuẩn

Người quản lý sẽ cần nắm được các thông tin của sinh viên cùng với nguyện vọng về ngành nghề muốn thực tập để sắp xếp công việc và người hỗ trợ phù hợp. Trong đơn xin việc đi thực tập nên cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết, sử dụng ngôn ngữ ngắn gọn, lịch sự.

Do đó trong đơn xin thực tập sinh viên cần cung cấp đầy đủ các thông tin sau:

Kính gửi: Tên đơn vị, công ty, doanh nghiệp mong muốn được thực tập

Các thông tin cá nhân sinh viê: Về họ tên, sinh viên của trường nào và ngành học chính là gì, hệ đào tạo, thông tin liên hệ cần có như số điện thoại, email và địa chỉ liên lạc.

Nội dung xin thực tập: Ngành nghề mong muốn được thực tập, thời gian thực tập, đơn vị hay phòng ban muốn thực tập.

Nội dung cam kết và xác nhận của trường, khoa đang theo học.

Trên đây là các thông tin cơ bản trong một mẫu đơn xin thực tập, trong đơn bạn cần cung cấp một ảnh thẻ theo chuẩn và nên nhớ ký tên.

>>> Ngoài mẫu đơn xin thực tập chuẩn cho sinh viên, các bạn có thể tải rất nhiều mẫu đơn chuẩn khác thuộc lĩnh vực học tập như đơn xin chuyển trường hay đơn xin nghỉ phép và các văn bản, hóa đơn, biên lai,… để phục vụ cho công việc, kinh doanh tại Timviec365.vn đơn giản, nhanh chóng và hoàn toàn miễn phí.

3. Thực tập là gì? Tại sao sinh viên năm cuối cần đi thực tập

Thực tập là quá trình làm việc tại các công ty doanh nghiệp với tính chất học hỏi, áp dụng những kiến thức được học trong trường để xử lý các công việc, qua đó giúp sinh viên tiếp thu các kỹ năng, kiến thức cần thiết trong môi trường làm việc thực tế, giúp các sinh viên sau khi ra trường có thể làm được các công việc mà những công ty yêu cầu.

Việc thực tập của các sinh viên có thể bắt buộc hoặc không, tuy nhiên nên đi thực tập trước khi ra trường. Thời gian thực tập có thể 1 tháng hoặc dài hơn, sau qua trình thực tập các sinh viên cần có báo cáo kết quả và nhận xét của đơn vị thực tập gửi về nhà trường để hoàn tất khóa luận tốt nghiệp, làm thủ tục, hồ sơ ra trường.

Kinh nghiệm khi thực tập thực sự cần thiết cho những bạn chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc bởi đây chính là giai đoạn mà bạn cần hình dung về môi trường làm việc, khả năng làm việc của bản thân. Đồng thời nếu bạn thực tập tại môi trường tốt và cảm thấy bản thân phù hợp với một trí mà bản thân yêu thích thì cũng hoàn toàn có thể chuẩn bị mẫu hồ sơ xin việc ứng tuyển ngay chính tại công ty/doanh nghiệp sau khi kết thúc kỳ thực tập.

>>> Click để tải ngay trọn bộ mẫu đơn xin thực tập chuẩn nhất

4. Kinh nghiệm sinh viên nên làm gì trong khi thực tập

Thực tập là một cơ hội tốt để các sinh viên áp dụng những kiến thức đã được giảng dạy trong trường để xử lý công việc, học hỏi các kỹ năng cần thiết, tác phong làm việc trong môi trường công ty, doanh nghiệp. Đừng ngại che giấu những khuyết điểm, những kiến thức còn thiếu, hãy chủ động trong các mối quan hệ với các anh chị đồng nghiêp hay người quản lý, đây là nguồn kiến thức, kinh nghiệm tốt nhất dành cho các sinh viên.

Tập làm quen với tác phong làm việc, các xử lý công việc, làm việc nhóm, kỹ năng báo cáo và thực hiện công việc theo kế hoạch, chủ động ghi chép lại tất cả các thông tin mới, hữu ích, hỏi những điều còn thắc mắc, điều này không chỉ giúp ghi nhớ nhanh hơn mà những người quản lý và các anh chị đồng nghiệp sẽ yêu mến bạn và hỗ trợ một cách nhiệt tình.

Học cách cảm ơn, đây là kỹ năng cần thiết trong cuộc sống, khi bạn được hỗ trợ một thông tin hay công việc nào đó, hãy đưa ra những lời cảm ơn chân thành, nhưng cũng đúng mức để được yêu quý chứ không phải để bị đánh giá là giả dối, thiếu sự chân thành.

Sau quá trình thực tập, sinh viên đã có cho mình những kinh nghiệm cần thiết để làm việc trong môi trường công ty. Lúc này, với những kinh nghiệm đã thực tập ở vị trí đó, bạn có thể nộp mau CV của mình tới các công ty khác để tìm kiếm việc làm sau khi ra trường. Còn nếu may mắn, quá trình thực tập, sinh viên thể hiên được đúng những năng lực của mình, thì có thể được giữ lại công ty làm việc sau khi ra trường, lúc này bạn không còn cần phải lo lắng về việc cv online sao cho hoàn hảo để xin việc nữa.

Trên đây là cũng như những chia sẻ của Timviec365.vn về việc đi thực tập của các sinh viên, hi vọng các thông tin chúng tôi cung cấp sẽ hữu ích với các bạn.

>>> Cộng tác viên cũng là một trong những công việc được nhiều bạn sinh viên lựa chọn làm công việc thực tập. Để có được công việc phù hợp nhất thì ngoài tìm nơi thích hợp bạn cũng nên có những hiểu biết về hợp đồng cộng tác viên để phòng bị trong quá trình xin việc khi bản thân chưa có nhiều kinh nghiệm.

>>> Giấy xin phép nghỉ học là một văn bản đã quá quen thuộc với học sinh, sinh viên và được sử dụng rộng rãi, tải ngay về để dùng khi cần các bạn nhé.

Tác giả: Timviec365.vn

Mẫu Đơn Xin Thực Tập Hay Nhất Cho Mọi Sinh Viên

Yêu cầu sinh viên đi thực tập là điều kiện cơ bản để tốt nghiệp của không ít trường đại học, cao đẳng hiện nay.

Thực tập là quá trình làm việc tại các doanh nghiệp với tính chất học hỏi, áp dụng những lý thuyết từ trường học vào thực tế để xử lý các công việc, qua đó giúp sinh viên có được kỹ năng, kinh nghiệm cần thiết phục vụ cho quá trình làm việc sau khi ra trường.

Đây là khoảng thời gian để sinh viên hình dung về môi trường làm việc và khả năng làm việc của bản thân, bằng cách quan sát, học hỏi cách xử lý công việc, cách làm việc nhóm, kỹ năng báo cáo và thực hiện công việc theo kế hoạch; chủ động ghi chép các thông tin mới, hữu ích,…

Đồng thời, trong thời gian này, sinh viên cũng có thể xây dựng các mối quan hệ công sở, biết cách đối nhân xử thế trong môi trường công việc như biết cách nhờ giúp đỡ, biết cách cảm ơn và xin lỗi,…

Đối với những trường bắt buộc phải thực tập, thời gian thực tập thường kéo dài từ 01 – 02 tháng. Sau khi thực tập, sinh viên phải làm báo cáo và có nhận xét của doanh nghiệp để hoàn tất khóa luận tốt nghiệp.

Đối với những trường không bắt buộc thực tập, sinh viên có thể thực tập tại các doanh nghiệp với thời gian không hạn chế, chỉ phụ thuộc vào sự đồng ý của đơn vị. Và đương nhiên, sinh viên không phải làm báo cáo cho quá trình này.

Dù bắt buộc hay tự nguyện thì thời gian thực tập cũng khá hữu ích với mỗi người sinh viên khi có được kinh nghiệm làm việc thực tế. Nếu yêu thích môi trường này và cảm thấy phù hợp với một trí mà bản thân yêu thích thì sinh viên có thể dễ dàng chuẩn bị đơn ứng tuyển vào đây.

Ý nghĩa của đơn xin thực tập

Muốn được thực tập tại một doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị nào đó thì đơn xin thực tập chính là chìa khóa mở cánh cửa này, để doanh nghiệp biết được mình là ai và có nhu cầu gì khi thực tập tại đây.

Khi nhà trường không sắp xếp đơn vị thực tập mà sinh viên phải tự tìm kiếm, với số lượng lớn sinh viên đào tạo cùng chuyên ngành, có cùng nhu cầu vào một đơn vị thực tập thì việc lựa chọn, sàng lọc các ứng viên là điều tất yếu.

Do vậy, đơn xin thực tập phải hay, phải ấn tượng mới có khả năng gây được sự chú ý của đơn vị và qua đó, đơn vị có thể đánh giá một cách cơ bản nhất về sinh viên để có sự lựa chọn chính xác.

Mẫu Đơn xin thực tập hay nhất

Sinh viên trường:…………………………………………Khoa:…………………………

Chuyên ngành:………………………………….. Hệ đào tạo:………………………….

Địa chỉ liên hệ:………………………………………………………………………………..

Số điện thoại liên lạc:………………………………………………………………………

Nay tôi làm đơn này để xin thực tập và nghiên cứu luận văn tốt nghiệp tại đơn vị.

Nội dung xin thực tập (3):……………………………………………………….

Thời gian thực tập (5): ………………………………………………………….

(từ ngày…../……/……. đến ngày ……/……/……)

Đơn vị (chi nhánh/phòng nghiệp vụ) xin thực tập (6):…………………………….

Nếu được đơn vị tiếp nhận bố trí thực tập, tôi xin cam kết thực hiện các nội dung sau (7):

– Chấp hành và thực hiện nghiêm chương trình đào tạo, chủ trương thực tập do đơn vị quy định;

– Luôn tuân thủ nội quy, quy chế hoạt động, quy định đối với sinh viên thực tập, bảo mật thông tin, an toàn tài sản của đơn vị;

– Bồi thường các tổn thất, hư hao tài sản do bản thân tự gây ra với đơn vị (nếu có).

Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước đơn vị những nội dung đã cam kết.

Kính mong Ban lãnh đạo xem xét và tạo điều kiện cho tôi được thực tập tại đơn vị.

Tôi xin chân thành cám ơn!

Hướng dẫn viết đơn xin thực tập

(1) Điền tên cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp xin thực tập.

(2) Điền đầy đủ và chính xác các thông tin cá nhân: họ tên; trường, khoa, chuyên ngành, hệ đào tạo đang theo học; địa chỉ liên hệ, số điện thoại liên lạc.

(3) Nội dung xin thực tập: Ngành nghề, công việc mong muốn được thực tập.

(4) Đề tài xin thực tập: Ghi đầy đủ, chính xác tên đề tài muốn thực hiện ở cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thực tập. Nên lựa chọn đề tài phù hợp, liên quan đến ngành học và có sự liên kết với đơn vị sắp thực tập.

Với sinh viên tự nguyện đi thực tập thì k cần ghi mục này.

(5) Thời gian thực tập: Ghi rõ số tuần/tháng sẽ thực tập, cụ thể ngày/tháng/năm bắt đầu đến ngày/tháng/năm kết thúc.

Ví dụ: Thực tập 02 tháng, từ ngày 01/5/2019 đến ngày 30/6/2019.

(6) Đơn vị xin thực tập: Ghi rõ tên chi nhánh, phòng/ban.

Ví dụ: Phòng Chăm sóc khách hàng, chính nhánh Hà Nội, Công ty ABC.

(7) Nội dung cam kết: Sinh viên có thể bổ sung các nội dung khác phù hợp với hoàn cảnh và ý định của bản thân.

Trên đây là Mẫu Đơn xin thực tập hay nhất phù hợp với mọi sinh viên cùng các thông tin liên quan.

https://cms.luatvietnam.vn/uploaded/Others/2019/05/22/Mau-Don-xin-thuc-tap_2205132756.doc

Để tham khảo và sử dụng các biểu mẫu khác của LuatVietnam, độc giả quan tâm có thể truy cập tại đây.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Tuyển Sinh Viên Luật Thực Tập trên website Hanoisoundstuff.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!