Cập nhật nội dung chi tiết về Tư Vấn Thủ Tục Tách Nhập Hộ Khẩu, Chuyển Khẩu Trong Phạm Vi Thành Phố Hà Nội ? mới nhất trên website Hanoisoundstuff.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Tuy nhiên, do 1 số điều kiện khách quan nên tôi chưa nhập về nhà chồng tại Từ Liêm, Hà Nội, và căn nhà tại Từ Liêm chúng tôi cũng đã bán và giờ đang ở thuê nhà. Nay tôi muốn chuyển hộ khẩu của mẹ con tôi nhập về Từ Liêm (hộ khẩu theo chồng tôi) nhưng căn nhà đã bán. Vậy chúng tôi có nhập được không? và thủ tục thế nào? nếu không thì có giải pháp nào để mẹ con tôi nhập khẩu vào hộ của chồng tôi được à?
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Câu trả lời được biên tập từ chuyên mục Tư vấn pháp luật dân sự của Kiến thức Luật pháp.
1. Cơ sở pháp lý:
-Luật cư trú 2006, sửa đổi bổ sung 2013
2. Nội dung tư vấn:
Theo quy định tại khoản 2, điều 20, luật sư trú 2006 về điều kiện đăng kí thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương, được sửa đổi bổ sung bởi khoản 2, điều 1, luật cư trú 2013 thì:
Công dân thuộc một trong những trường hợp sau đây thì được đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương:
“2. Được người có sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu của mình nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Vợ về ở với chồng; chồng về ở với vợ; con về ở với cha, mẹ; cha, mẹ về ở với con;
b) Người hết tuổi lao động, nghỉ hưu, nghỉ mất sức, nghỉ thôi việc về ở với anh, chị, em ruột;
c) Người khuyết tật, mất khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi về ở với anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ;
d) Người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc còn cha, mẹ nhưng cha, mẹ không có khả năng nuôi dưỡng về ở với ông, bà nội, ngoại, anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ;
đ) Người thành niên độc thân về ở với ông, bà nội, ngoại, anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột;
e) Ông bà nội, ngoại về ở với cháu ruột; “
Do chồng bạn đã có hộ khẩu ở quân Từ Liêm nên bạn và con bạn có thể làm thủ tục xin nhập khẩu theo trường hợp vợ về ở với chồng, con về ở với cha.
Về trình tự, thủ tục, theo quy định tại điều 21, luật cư trú 2006, bạn cần nộp một bộ hồ sơ đăng kí thường trú tại công an Quận Từ Liêm. Hồ sơ bao gồm:
-Phiêu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu, bản khai nhân khẩu
-Giấy tờ để chứng minh quan hệ vợ, chồng: giấy đăng ký kết hôn, sổ hộ khẩu hoặc xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi cư trú.
-Giấy tờ để chứng minh quan hệ cha, mẹ, con: giấy khai sinh; quyết định công nhận việc nuôi con nuôi; quyết định việc nhận cha, mẹ, con; sổ hộ khẩu hoặc xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi cư trú.
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7: Yêu cầu tư vấn hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Kiến thức Luật pháp.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Bộ phận Luật sư Tư vấn pháp luật dân sự – Kiến thức Luật pháp Luật sư Minh Tiến
Dịch Vụ Tách Nhập Hộ Khẩu Hà Nội
Sổ hộ khẩu là một tài liệu xác định việc đăng ký thường trú của các cá nhân trong một hộ gia đình.Việc tách nhập hộ khẩu là thủ tục phổ biến và cần thiết hiện nay, giúp địa phương có thể quản lý được nhân khẩu , biến động hộ tịch , dân số trên địa bàn mình quản lý . Dù vậy cũng không ít cá nhân vẫn có nhiều thắc mắc về quy trình nhập hộ khẩu Hà Nội hoặc các tỉnh thành khác .
1. Thủ tục tách hộ khẩu
Hồ sơ tách hộ khẩu tại Hà Nội bao gồm :
Sổ hộ khẩu cũ ;
Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu có sự đồng ý của chủ hộ cho tách sổ hộ khẩu ;
– Nơi nộp hồ sơ tách hộ khẩu Hà Nội : Nộp hồ sơ tại Công an Quận/ huyện , thị xã của thành phố Hà Nội ( đối với các tỉnh khác thì nộp tại cơ quan Công an tại huyện, thị xã ) .
– Thời hạn giải quyết : Trong thời hạn hồ sơ là 07 ngày kể từ lúc nhận được hồ sơ đầy đủ .Sau thời hạn trên sẽ được nhận kết quả việc tách hộ khẩu nếu hồ sơ đạt yêu cầu . Hoặc sẽ nhận được văn bản kèm lý do với trường hợp hồ sơ không được giải quyết .
2. Thủ tục chuyển hộ khẩu
Hồ sơ bao gồm :
Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu;
Bản khai nhân khẩu;
Giấy chuyển hộ khẩu;
Giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp như đã nói ở trên;
Giấy tờ chứng mình thời hạn tạm trú trên một năm;
Sổ hộ khẩu của chủ hộ; trong trường hợp bạn nhận theo diện ở nhờ hoặc đi thuê nhà.
3. Thủ tục nhập hộ khẩu
Hồ sơ nhập hộ khẩu tại Hà Nội bao gồm :
Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu;
Bản khai nhân khẩu;
Giấy chuyển hộ khẩu (đối với các trường hợp phải cấp giấy chuyển hộ khẩu quy định tại khoản 2 Điều 28 Luật Cư trú);
Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp .
– Nơi nộp hồ sơ nhập hộ khẩu Hà Nội : Nộp hồ sơ tại Công an huyện, quận, thị xã của Thành Phố Hà Nội ;
– Thời hạn giải quyết : Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải cấp sổ hộ khẩu cho người đã nộp hồ sơ đăng ký thường trú; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
4. Dịch vụ tách , nhập hộ khẩu tại Hà Nội với Bravolaw :
– Khách hàng chỉ cần cung cấp thông tin theo yêu cầu – dịch vụ của Bravolaw là ” Trọn gói – không phát sinh thêm phí ” .
– Bravolaw cam kết dịch vụ tốt nhất , giá cạnh tranh nhất , giảm giá 10% cho các dịch vụ tiếp theo .
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN BRAVOLAW
Đ/C: P.3013, Tòa nhà RIVERSIDE GARDEN, 349 Vũ Tông Phan, p.Khương Đình, q.Thanh Xuân, TP.Hà Nội
Hotline: 19006296
Mail: ceo@bravolaw.vn
Thủ Tục Tách Hộ Khẩu, Nhập Hộ Khẩu
Căn cứ pháp lý
- Luật cư trú năm 2006
- Nghị định số 31/2014/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật cư trú
– Thông tư 36/2014/TT-BCA quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật cư trú
Hồ sơ xin tách hộ khẩu
Hồ sơ xin tách hộ khẩu bao gồm các giấy tờ sau đây:
+ Sổ hộ khẩu gốc cần tách;
+ Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu;
+ Văn bản đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu của hộ gia đình, cá nhân của chủ hộ trong trường hợp người không ở chung một chỗ ở hợp pháp và có quan hệ gia đình là ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con và anh, chị, em ruột, cháu ruột với chủ hộ nhưng có đủ điều kiện đăng kí thường trú tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Trong đó:
Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu theo mẫu HK02 được ban hành kèm theo Thông tư 36/2014/TT-BCA quy định về biểu mẫu sử dụng trong đăng ký, quản lý cư trú.
Hồ sơ xin nhập hộ khẩu
Nhập hộ khẩu là thuật ngữ thông thường, ngôn ngữ pháp lý là đăng ký thường trú. Để tiện cho việc tham khảo của các bạn, chúng tôi sẽ chia hồ sơ xin nhập hộ khẩu mới nhất bao gồm hồ sơ đăng ký thường trú chung; hồ sơ đăng ký thường trú trong các trường hợp cụ thể, đặc biệt; hồ sơ đăng ký thường trú vào thành phố trực thuộc Trung ương.
Thứ nhất, hồ sơ đăng ký thường trú chung
Hồ sơ đăng ký thường trú được quy định tại khoản 1 Điều 6Thông tư 36/2014/TT-BCA quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật cư trú và Nghị định 31/2014/NĐ-CP ngày 18/04/2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật cư trú bao gồm:
+ Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu;
+ Bản khai nhân khẩu (đối với trường hợp phải khai bản khai nhân khẩu);
+ Giấy chuyển hộ khẩu (áp dụng đối với các trường hợp chuyển đi ngoài phạm vi xã, thị trấn của huyện thuộc tỉnh; chuyển đi ngoài phạm vi huyện, quận, thị xã của thành phố trực thuộc Trung ương; thị xã, thành phố thuộc tỉnh);
+ Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp.
Đối với chỗ ở hợp pháp của cá nhân do được cho mượn, ở nhờ hoặc cho thuê thì phải được chủ hộ (người cho mượn, ở nhờ hoặc cho thuê) đồng ý bằng miệng cho đăng ký thường trú vào chỗ ở của mình và ghi vào phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu, ký, ghi rõ họ, tên hoặc đồng ý bằng văn bản.
Đối với chỗ ở hợp pháp được cho mượn, ở nhờ hoặc cho thuê tại thành phố trực thuộc Trung ương thì phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã,phường về diện tích bình quân/đầu người bảo đảm tối thiểu theo quy định của Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc Trung ương ban hành theo từng giai đoạn.
Đối với trường hợp quan hệ gia đình là ông, bà nội, ngoại, cha, mẹ, vợ, chồng, con và anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, cháu ruột chuyển đến ở với nhau; người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc còn cha, mẹ nhưng cha, mẹ không có khả năng nuôi dưỡng; người khuyết tật mất khả năng lao động; người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi về ở với người giám hộ thì cá nhân không cần phải xuất trình giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp nhưng phải xuất trình giấy tờ chứng minh hoặc xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn về mối quan hệ nêu trên với chủ hộ.
Thứ hai, hồ sơ đăng ký thường trú trong một số trường hợp cụ thể:
Tuy nhiên đối với một số trường hợp cụ thể, ngoài các giấy tờ, tài liệu nêu trên trong hồ sơ đăng ký thường trú tại các trường hợp cụ thể còn có thêm các giấy tờ, tài liệu được quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư 34/2014/TT-BCA quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật cư trú và Nghị định số 31/2014/NĐ-CP ngày 18/04/2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật cư trú như sau:
– Đối với trẻ em khi đăng ký thường trú phải có giấy khai sinh;
– Người chưa thành niên nếu không đăng ký thường trú cùng cha, mẹ hoặc cha hoặc mẹ mà đăng ký thường trú cùng với người khác thì phải có ý kiến đồng ý bằng văn bản của cha, mẹ hoặc cha hoặc mẹ, có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã;
– Người được cơ quan, tổ chức, cá nhân nuôi dưỡng, chăm sóc tập trung khi đăng ký thường trú thì phải có văn bản đề nghị của cơ quan, tổ chức đó hoặc có văn bản đề nghị có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã;
– Người sinh sống tại cơ sở tôn giáo khi đăng ký thường trú phải có giấy tờ chứng minh là chức sắc tôn giáo, nhà tu hành hoặc người khác chuyên hoạt động tôn giáo theo quy định của pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo; Trong trường hợp thuyên chuyển nơi hoạt động thì cần có giấy tờ chứng minh về việc thuyên chuyển;
– Người Việt Nam định cư ở nước ngoài mang hộ chiếu nước ngoài, giấy tờ thay hộ chiếu do nước ngoài cấp còn giá trị hoặc giấy tờ thường trú do nước ngoài cấp nay trở về Việt Nam thường trú, phải có giấy tờ hồi hương do cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài cấp (nếu người đó ở nước ngoài) hoặc văn bản đồng ý cho giải quyết thường trú của Cục Quản lý xuất nhập cảnh (nếu người đó đang tạm trú ở trong nước), kèm theo giấy giới thiệu do Phòng Quản lý xuất, nhập cảnh nơi người đó xin thường trú cấp;
– Công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài có hộ chiếu Việt Nam hoặc giấy tờ khác có giá trị thay hộ chiếu còn giá trị sử dụng trở về Việt Nam thường trú khi đăng ký thường trú phải có hộ chiếu Việt Nam hoặc giấy tờ khác có giá trị thay hộ chiếu có dấu kiểm chứng của lực lượng kiểm soát xuất nhập cảnh tại cửa khẩu;
– Người nước ngoài được nhập quốc tịch Việt Nam khi đăng ký thường trú phải có giấy tờ chứng minh có quốc tịch Việt Nam;
– Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công chức quốc phòng, công nhân quốc phòng; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, công nhân, viên chức Công an nhân dân ở trong doanh trại của Quân đội nhân dân, Công an nhân dân khi đăng ký thường trú ngoài doanh trại thì phải có giấy giới thiệu hoặc xác nhận của Thủ trưởng đơn vị quản lý trực tiếp (ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu của đơn vị mình). Trường hợp đã đăng ký thường trú ngoài doanh trại khi thay đổi nơi đăng ký thường trú phải có giấy chuyển hộ khẩu;
– Cá nhân được người có sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu của mình khi đăng ký thường trú phải có ý kiến đồng ý, chữ ký, ghi rõ họ, tên và ngày, tháng, năm vào phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu của cá nhân đó.
Thứ ba, hồ sơ đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc Trung ương:
Các trường hợp chuyển đến đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc Trung ương phải có thêm một trong giấy tờ, tài liệu quy định tại Điều 7 Thông tư 35/2014/TT-BCA quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật cư trú và Nghị định số 31/2014/NĐ-CP ngày 18/04/2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật cư trú như sau:
Đối với trường hợp đã có chỗ ở hợp pháp muốn đăng ký thường trú vào quận, huyện thuộc thành phố trực thuộc trung ương phải có giấy tờ chứng minh thời hạn tạm trú.
Đối với các trường hợp được người có sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu của mình thì cần có:
– Trường hợp vợ về ở với chồng; chồng về ở với vợ; con về ở với cha, mẹ; cha, mẹ về ở với con, hồ sơ cần có thêm:
+ Giấy tờ, tài liệu để chứng minh quan hệ vợ, chồng như Giấy đăng ký kết hôn; sổ hộ khẩu, giấy chuyển hộ khẩu hoặc xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú;
+ Giấy tờ, tài liệu để chứng minh quan hệ cha, mẹ, con: Giấy khai sinh; quyết định công nhận việc nuôi con nuôi; quyết định việc nhận cha, mẹ, con; sổ hộ khẩu, giấy chuyển hộ khẩu hoặc xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú;
– Trường hợp người hết tuổi lao động, nghỉ hưu, nghỉ mất sức, nghỉ thôi việc về ở với anh, chị, em ruột hồ sơ cần có thêm:
+ Giấy tờ, tài liệu để chứng minh mối quan hệ anh, chị, em ruột bao gồm sổ hộ khẩu, giấy chuyển hộ khẩu, giấy khai sinh hoặc xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú;
+ Giấy tờ, tài liệu để chứng minh người hết tuổi lao động bao gồm giấy khai sinh, sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân hoặc xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú về ngày, tháng, năm sinh;
+ Giấy tờ, tài liệu để chứng minh là người được nghỉ chế độ hưu bao gồm sổ hưu; quyết định nghỉ hưu; xác nhận của cơ quan bảo hiểm xã hội; xác nhận của cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc trước khi nghỉ hưu hoặc xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú;
+ Giấy tờ, tài liệu để chứng minh về việc công dân nghỉ mất sức, nghỉ thôi việc bao gồm quyết định hoặc xác nhận của cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc trước khi nghỉ mất sức, nghỉ thôi việc hoặc xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú;
– Trường hợp người khuyết tật, mất khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi về ở với anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ, hồ sơ cần có thêm:
+ Giấy xác nhận khuyết tật hoặc xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú đối với người khuyết tật có một hoặc nhiều khiếm khuyết về thể chất, tinh thần;
+ Giấy chứng nhận của cơ sở y tế từ cấp huyện trở lên đối với người mất khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi;
+ Sổ hộ khẩu, giấy khai sinh hoặc xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú về việc chứng minh mối quan hệ anh, chị, em, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ;
+ Văn bản về việc cử người giám hộ của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú, trừ các trường hợp người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên, của người mất năng lực hành vi dân sự;
– Trường hợp người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc còn cha, mẹ nhưng cha, mẹ không có khả năng nuôi dưỡng về ở với ông, bà nội, ngoại, anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ, hồ sơ cần có thêm:
+ Giấy tờ, tài liệu để xác định là người chưa thành niên bao gồm giấy khai sinh, sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân hoặc xác nhận ngày, tháng, năm sinh do Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú cấp;
+ Giấy tờ, tài liệu chứng minh không còn cha, mẹ bao gồm giấy chứng tử của cha, mẹ hoặc quyết định của Tòa án tuyên bố cha, mẹ mất tích, chết hoặc xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú về việc cha, mẹ đã chết;
+ Xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã chứng minh về việc cha, mẹ không có khả năng nuôi dưỡng: ;
Ngoài ra tùy từng trường hợp cụ thể khi đăng ký thường trú công dân phải có giấy tờ, tài liệu chứng minh hoặc xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về mối quan hệ ông, bà nội, ngoại, anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ.
– Trường hợp người thành niên độc thân về ở với ông, bà nội, ngoại, anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột; ông, bà nội, ngoại về ở với cháu ruột, hồ sơ cần có thêm:
+ Xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú về tình trạng độc thân;
+ Giấy tờ, tài liệu để chứng minh mối quan hệ ông, bà nội, ngoại, anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột như sổ hộ khẩu, giấy chuyển hộ khẩu, giấy khai sinh hoặc xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú.
Đối với trường hợp được điều động, tuyển dụng đến làm việc tại cơ quan, tổ chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc theo chế độ hợp đồng không xác định thời hạn và có chỗ ở hợp pháp cần các giấy tờ, tài liệu sau:
+ Giấy giới thiệu (ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên) của Thủ trưởng đơn vị quản lý trực tiếp (kể cả Quân đội nhân dân và Công an nhân dân) kèm theo quyết định điều động, tuyển dụng người làm việc hưởng lương từ ngân sách nhà nước là cán bộ, công chức, người thuộc Quân đội nhân dân, Công an nhân dân; quyết định về nâng lương cán bộ, công chức; nâng lương, phong, thăng cấp bậc hàm; quyết định bổ nhiệm chức vụ thuộc Quân đội nhân dân, Công an nhân dân;
+ Xác nhận (ký tên, đóng dấu) của Thủ trưởng đơn vị quản lý trực tiếp (kể cả Quân đội nhân dân và Công an nhân dân) về việc đang làm việc hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
– Giấy tờ, tài liệu chứng minh là người đang làm việc theo chế độ hợp đồng không xác định thời hạn tại các cơ quan, tổ chức bao gồm một trong các loại giấy tờ, tài liệu sau:
Hợp đồng lao động không xác định thời hạn theo pháp luật lao động (áp dụng cho mọi cơ quan, tổ chức, kể cả các tổ chức thuộc các thành phần kinh tế có sử dụng lao động);
Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước theo pháp luật cán bộ, công chức.
+ Riêng đối với những người là lãnh đạo thuộc cơ quan, tổ chức thì cần có thêm quyết định của cấp có thẩm quyền về bổ nhiệm, điều động lãnh đạo thuộc cơ quan, tổ chức hoặc giấy tờ chứng minh là người lãnh đạo thuộc cơ quan, tổ chức đó thay cho hợp đồng không xác định thời hạn.
+ Xác nhận (ký tên, đóng dấu) của Thủ trưởng cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp của công dân (kể cả Quân đội nhân dân và Công an nhân dân) về việc công dân đang làm việc theo chế độ hợp đồng lao động không xác định thời hạn (áp dụng cho mọi cơ quan, tổ chức, kể cả các tổ chức thuộc các thành phần kinh tế có sử dụng lao động) hoặc theo chế độ hợp đồng làm việc không xác định thời hạn.
Đối với trường hợp đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc Trung ương nơi trước đây mình đã cư trú cần có một trong các loại giấy tờ, tài liệu sau: Sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân hoặc xác nhận của Công an quận, huyện, thị xã nơi công dân trước đây đã đăng ký thường trú về việc công dân đã đăng ký thường trú ở thành phố trực thuộc Trung ương đó.
Các lưu ý về hồ sơ tách – nhập hộ khẩu:
– Văn bản đề nghị cần nêu rõ các thông tin cơ bản của từng người như sau: Họ và tên, ngày, tháng, năm sinh, giới tính, nguyên quán, dân tộc, quốc tịch, tôn giáo, số chứng minh nhân dân, nơi thường trú trước khi chuyển đến, địa chỉ chỗ ở hiện nay;
– Các giấy tờ thay thế hộ chiếu: giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế, giấy thông hành biên giới, giấy thông hành nhập xuất cảnh; giấy thông hành hồi hương; giấy thông hành;
– Giấy tờ chứng minh thời hạn tạm trú là sổ tạm trú cấp cho hộ gia đình hoặc cấp cho cá nhân theo mẫu quy định của Bộ Công an;
– Thủ trưởng đơn vị quản lý trực tiếp là Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị lực lượng vũ trang được sử dụng con dấu riêng.
Công việc của chúng tôi
-Tư vấn toàn bộ quy trình, thủ tục trước khi tiến hành thực hiện dịch vụ
-Soạn thảo tất cả các giấy tờ, tài liệu cần thiết cho việc tiến hành thủ tục tách hộ khẩu, nhập hộ khẩu
-Thay mặt công ty tiến hành mọi thủ tục pháp lý cần thiết tại cơ quan có thẩm quyền.
- Thay mặt khách hàng nhận kết quả và bàn giao cho khách hàng.
Liên hệ với chúng tôi
Hotline: 098.9869.523
Email: Lienheluattuvan@gmail.com
Thủ Tục Tách Khẩu Ở Hà Nội
Thủ tục tách hộ khẩu ở Hà Nội là việc trong gia đình các con đã lớn, bố mẹ muốn tách hộ khẩu ra thành sổ hộ khẩu khác cho các con độc lập; việc tách sổ hộ khẩu cũng được áp dụng trong trường hợp vợ chồng muốn nhập về với nhau và ….
Thủ tục tách khẩu và nhập khẩu ở Hà Nội, việc tách hộ khẩu thường được áp dụng trong một số trường hợp như: Khi vợ chồng ly hôn và theo luật hôn nhân và gia đình thì được lưu cư tại đó không quá 6 tháng nên trong khoảng thời gian này thường làm thủ tục tách khẩu. Sau ly hôn vợ chồng không muốn giàng buộc nhau nên tách ra làm sổ hộ khẩu khác, hay trường hợp tách sang một địa chỉ khác để hoàn thành thủ tục mua, nhận chuyển nhượng nhà đất nông nghiệp… thủ tục tách sổ hộ khẩu và thủ tục nhập khẩu được thực hiện là thủ tục chung, cũng phải thực hiện các bước về việc nhập khẩu, tách khẩu thông thường và việc tách được thực hiện tại Cơ quan Công an cấp quận huyện ở Hà Nội tuy nhiên có điểm khác là hồ sơ trong trường hợp tách khẩu và nhập khẩu sẽ khác nhau.
Tách khẩu cho con là việc làm thông thường của các bậc cha mẹ khi con cái đã lớn và xây dựng gia đình, cho gia ở riêng cũng cần có địa chỉ cư trú riêng để các con ổn định cuộc sống, nhiều khi lấy vợ, lấy chồng ngoại tỉnh cũng là điều kiện để nhập về với vợ, với chồng. Khi các cặp vợ chồng sinh con thì nhập sinh cho con và là điều kiện để con đi học đúng tuyến vì việc học đúng tuyến hay trái tuyến ở Hà Nộ luôn là nỗi lo lắng lớn của bao bậc phụ huynh.
Thủ tục tách khẩu năm 2018 có gì mới, trên tinh thần triển khai luật Cư trú năm 2006 và Luật sửa đổi Luật cư trú năm 2012, Luật thủ đô năm 2012 cũng như Nghị quyết của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội thì năm 2018 cũng như một số năm trước đây và sau ngày các luật nêu trên có hiệu lực thì thủ tục không có gì thay đổi. Cơ quan đăng ký tại một số quận huyện thay đổi do chuyển từ huyện lên quận (như Nam, Bắc Từ Liêm), thời hạn vẫn như cũ và hồ sơ vẫn như cũ.
Luật Doanh Gia cung cấp các dịch vụ về tách khẩu nhanh, hiệu quả và đúng quy định của pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng.
Luật sư hướng dẫn điều kiện và dịch vụ nhập hộ khẩu về Hà Nội
Thủ tục nhập hộ khẩu về Hà Nội; Điều kiện nhập hộ khẩu về Hà Nội; Dịch vụ nhập hộ khẩu về Hà Nội; Làm lại sổ hộ khẩu ở Hà Nội; Nhập nhờ hộ khẩu ở Hà Nội; Điều kiện nhập hộ khẩu về Hà Nội; Trình tự, hồ sơ chuyển hộ khẩu về Hà Nội.
Điện thoại: 098.112.9988 – 0904.779997
Địa chỉ: Số 72 Ngô Gia Tự, Đức Giang, Long Biên, Hà Nội
Website: www.luatdoanhgia.com; Email: luatdoanhgia@gmail.com;
Bạn đang đọc nội dung bài viết Tư Vấn Thủ Tục Tách Nhập Hộ Khẩu, Chuyển Khẩu Trong Phạm Vi Thành Phố Hà Nội ? trên website Hanoisoundstuff.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!