Cập nhật nội dung chi tiết về Tư Vấn Thủ Tục, Hợp Đồng Đặt Cọc, Chuyển Nhượng, Mua Bán Nhà Đất mới nhất trên website Hanoisoundstuff.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Mẫu giấy hợp đồng, đơn xin chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực ra chính là hợp đồng mua bán nhà. Việc nắm rõ thủ tục mua bán nhà đất sẽ giúp bạn chuẩn bị thất tốt giấy tờ, giảm được thời gian mua bán nhà, khiến quá trình diễn ra nhanh chóng hơn và tránh được những rủi ro.
1. Giấy tờ nhà đất bên bán cần có
Với dự án căn hộ chung cư
Bạn cần xem các giấy tờ sau từ người bán hoặc chủ đầu tư dự án:
Đặc biệt cần xem hợp đồng bảo lãnh, biên bản nghiệm thu đã hoàn thành xong phần móng, văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với việc cho thuê mua, bán nhà hình thành trong tương lai.
Với nhà ở riêng lẻ
Cần có giấy chứng nhận quyền sở hữu và tài sản gắn liền với đất.
Thủ tục, hợp đồng đặt cọc, chuyển nhượng quyền sử dụng nhà đất
2. Mẫu giấy đặt cọc tiền mua đất, bán nhà
Tải hợp đồng đặt cọc
Hợp đồng đặt cọc mua bán nhà được ký kết giữa bên mua và bên bán để bên mua đặt cọc tiền hoặc vật có giá trị cho bên bán nhằm chắc chắn bên mua sẽ mua nhà đất và bên bán sẽ không bán cho người khác trong khoảng thời gian thỏa thuận ở hợp đồng.
Hợp đồng đặt cọc mua nhà có cần công chứng? Hợp đồng viết tay thường do hai bên tự thực hiện và không cần công chứng vẫn có hiệu lực, tuy nhiên hai bên vẫn có thể yêu cầu công chứng hợp đồng đặt cọc tiền mua bán nhà đất và nhờ luật sư tư vấn, kiểm tra giấy tờ để giảm thiểu rủi ro, an toàn pháp lý.
Nội dung thỏa thuận đặt cọc đề rõ giá trị hợp đồng, hình thức thanh toán và thời gian, trách nhiệm của các bên.
Thanh toán tiền mua nhà như thế nào? Thường sẽ đặt cọc khoảng 5-10% tổng giá trị mua bán nhà đất hoặc tự thỏa thuận. Có thể thực hiện ở văn phòng công chứng hoặc giữa hai bên và có người làm chứng.
Nội dung mẫu hợp đồng đặt cọc mua bán nhà chung cư gồm các vấn đề sau:
Thông tin pháp lý người bán, vợ chồng (nếu có), nếu còn độc thân thì cần giấy xác nhận độc thân. Nếu ly hôn cần giấy chứng nhận ly hôn và xác nhận phân chia tài sản của tòa án.
Thông tin người mua
Thông tin mô tả về nhà đất (Diện tích đất, diện tích xây dựng, số sổ đỏ, hiện trạng…)
Tổng số tiền hai bên thỏa thuận mua bán
Số tiền đặt cọc
Các đợt thanh toán tiền tiếp theo, hình thức thanh toán
Thời điểm hai bên ký hợp đồng mua bán nhà đất tại văn phòng công chứng
Download mẫu hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất viết tay mới nhất cùng lưu ý
Những lưu ý cần tìm hiểu về đặt cọc mua đất
Trước khi ký hợp đồng đặt cọc mua bán nhà bạn cần xét đến những điều sau:
– Xem chủ nhà có phải là chính chủ không
Cần đối chiếu thông tin chủ nhà có trùng với CMND không. Mang bản photo sổ đỏ kiểm tra tại phường để nắm rõ chủ nhà có phải chính chủ hay không.
– Xem nhà có bị vướng quy hoạch không
Để chắc chắn ngôi nhà bạn mua có bị vướng quy hoạch không, hãy đến bộ phận kiểm tra quy hoạch tại UBND quận,huyện hoặc Phòng Quản lý đô thị ở khu vực đó để kiểm tra.
– Xem nhà có đang bị tranh chấp tài sản, kiện tụng không
Bạn hãy mang giấy photo chủ quyền nhà tới Phòng Công chứng để kiểm tra.
Trong quá trình ký mẫu hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất, bạn nên xem kỹ lại những các điều khoản, địa chỉ nhà, số tờ, thông tin nhân thân, số thửa, giá mua bán, các đợt thanh toán, thuế, ngày bàn giao nhà, …
Khi ký cần có đủ vợ chồng bên bán để tránh gặp vấn đề sau này. Ngoài ra, cần có uỷ nhiệm chi của ngân hàng hay giấy biên nhận tiền đặt cọc mua nhà.
Để tránh trường hợp bên bán tìm được người mua giá cao hơn mà hủy hợp đồng, người mua nhà cần ghi ràng buộc bên bán trong biên bản đặt cọc tiền mua nhà đất rằng nếu họ hủy hợp đồng thì sẽ phải chịu phạt một số tiền ngoài tiền đặt cọc.
Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: “Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”.
Tư vấn thủ tục mua bán nhà đất, chứng thực hợp đồng, sang tên nhà cần gì?
3. Thủ tục, quy trình mua bán đất ở, sang tên sổ đỏ
Theo luật mua bán nhà đất, trình tự các bước chuyển nhượng nhà bao gồm:
Bước 1: Người sang tên công chứng Hợp đồng mua bán nhà đất tại văn phòng công chứng
Bước 2: Mang Hợp đồng đã công chứng đến Văn phòng đăng ký đất đai làm thủ tục sang tên sổ đỏ
Bước 3: Nhận phiếu hẹn trả kết quả
Bước 4: Đến Văn phòng đăng ký đất đai nhận thông báo thuế theo phiếu hẹn, tiến hành đóng thuế theo địa chỉ ghi ở giấy thông báo.
Bước 5: Sau khi đóng thuế, nộp lại biên lai đóng thuế và nhận Sổ đỏ về.
Thời gian làm thủ tục sang tên, mua bán nhà đất có sổ đỏ khoảng 15 ngày sau khi nộp đủ hồ sơ.
Giấy tờ cần chuẩn bị để công chứng hợp đồng mua bán nhà ở
Bạn có thể tự soạn thảo hợp đồng hoặc nhờ luật sư tư vấn mua bán nhà đất.
Cần công chứng hợp đồng mua bán nhà ở đâu? Đôi bên cần công chứng biên bản chuyển nhượng thỏa thuận sử dụng đất hay mẫu giấy viết tay sang nhượng, mua bán đất có hợp pháp tại Văn phòng công chứng hoặc Uỷ ban nhân dân cấp xã, phường nơi có nhà bán.
– Giấy tờ bên bán:
1. Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất.
Cần cung cấp thêm các giấy tờ sau nếu bán một phần nhà đất:
– Công văn của Văn phòng Đăng ký Đất và Nhà hoặc Phòng Tài nguyên , Môi trường.
– Hồ sơ kỹ thuật thửa đất, hồ sơ hiện trạng nhà.
2. Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu (cả vợ chồng ).
3. Sổ Hộ khẩu bên bán (cả vợ và chồng).
4. Giấy tờ chứng minh quan hệ hôn nhân của bên bán (Đăng ký kết hôn ).
*Nếu bên bán có một người cần chuẩn bị các giấy tờ:
1. Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (độc thân).
2. Bản án ly hôn + Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (đã ly hôn).
3. Giấy chứng tử của vợ hoặc chồng + Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (nếu vợ hoặc chồng đã chết trước khi có tài sản).
4. Giấy tờ chứng minh tài sản riêng do được tặng cho riêng, do được thừa kế riêng hoặc có thoả thuận hay bản án phân chia tài sản (Hợp đồng tặng cho, văn bản khai nhận thừa kế, thoả thuận phân chia, bản án phân chia tài sản).
5. Hợp đồng uỷ quyền bán (Nếu có).
Tư vấn mẫu hợp đồng mua bán nhà đất, chung cư viết tay công chứng
– Giấy tờ bên mua:
Để làm hợp đồng mua bán nhà đất công chứng, bên mua cần chuẩn bị các giấy tờ:
1. Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu (nếu là hai vợ chồng thì cần cả vợ và chồng).
2. Sổ hộ khẩu của bên mua (cả vợ chồng).
3. Giấy tờ chứng minh quan hệ hôn nhân (Đăng ký kết hôn).
4. Phiếu yêu cầu công chứng + tờ khai.
5. Hợp đồng uỷ quyền mua (Nếu có).
Thủ tục công chứng hợp đồng mua bán nhà ở
– Tập hợp đủ các giấy tờ và nộp tại Văn phòng Công chứng, Công chứng viên tiếp nhận hồ sơ Bản photo và bản gốc để đối chiếu; Hồ sơ photo có thể nộp trực tiếp, Gửi Fax, Email hoặc có thể yêu cầu nhận hồ sơ, công chứng tại nhà (có thù lao).
– Công chứng viên tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ nếu thấy đủ các điều kiện công chứng thì sẽ nhận hồ sơ, và yêu cầu bổ sung nếu thiếu hoặc từ chối tiếp nhận trường hợp không đủ điều kiện công chứng.
– Khi đã có đủ hồ sơ, Bộ phận nghiệp vụ tiến hành soạn thảo hợp đồng giao dịch và chuyển sang Công chứng viên thẩm định nội dung để rà soát lại, và chuyển cho các bên đọc lại.
– Các bên sau khi đã đọc lại sẽ ký/điểm chỉ vào từng trang của hợp đồng nếu không có yêu cầu chỉnh sửa gì. Công chứng viên ký và chuyển sang bộ phận đóng dấu, lưu hồ sơ và trả hồ sơ.
– Một trong các bên nộp lệ phí công chứng, nhận các bản hợp đồng đã được công chứng tại quầy thu ngân, trả hồ sơ.
Giấy tờ chuẩn bị để sang tên quyền sử dụng đất
Sau khi công chứng hợp đồng mua bán nhà đất thổ cư, bạn mang hợp đồng đã công chứng đến Văn phòng đăng ký đất đai làm thủ tục sang tên sổ đỏ, sổ hồng.
Hồ sơ cần chuẩn bị:
Hợp đồng đã công chứng (2 bản chính);
Chứng minh nhân dân của bên bán và bên mua (2 bản sao y có công chứng);
Sổ hộ khẩu của bên bán và bên mua (2 bản sao y có công chứng);
Đăng ký kết hôn hoặc Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân đối với người đang độc thân (2 bản sao y có công chứng);
2 tờ khai lệ phí trước bạ – mua tại bộ phận một cửa;
2 tờ khai thuế thu nhập cá nhân – mua tại bộ phận một cửa.
Vấn đề kê khai và đóng thuế
Ngoài lệ phí công chứng mua bán nhà đất, bên bán nếu phải nộp thuế thu nhập cá nhân thì thương trừ đi số tiền này cho bên mua để bên mua tự đi kê khai và đóng thuế trên phòng địa chính quận/huyện. Khoản thuế bao gồm thuế thu nhập cá nhân (2% giá trị tài sản), thuế trước bạ (0.5% giá trị tài sản).
Việc tự trang bị cho mình những kinh nghiệm làm thủ tục mua bán nhà đất là hết sức cần thiết. Nếu quá trình mua bán và thủ tục hành chính mà bạn chưa rõ thì có thể nhờ những công ty luật uy tiến hiện nay.
Mọi thắc mắc về luật đất đai, thủ tục giấy tờ, hợp đồng, xin liên hệ tư vấn: Công ty Luật Hoàng Minh Email: luathoangminh@gmail.com Hotline: 0983.399.304 – Luật sư Tống Văn Thủy 0906.163.368 – Luật sư Hoàng Kim Dung
Hợp Đồng Đặt Cọc Mua Bán Đất
Những lưu ý khi làm hợp đồng đặt cọc mua bán đất hiện nay
Hợp đồng đặt cọc mua bán đất là một trong những giấy tờ, thủ tục quan trọng. Đặc biệt không thể thiếu trong quá trình mua bán sang nhượng quyền sử dụng đất. Tuy nhiên với nhiều người lần đầu thực hiện giao dịch mua bán thường không biết làm thế nào ? Viết giấy đặt cọc mua bán đất ra sao ? Thường lo lắng bất an vì sợ bị lừa đảo, tiền mất tật mang..
Chính vì vậy quý khách hàng cần phải nắm rõ về hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất. Cũng như một số điều khoản cần lưu ý trong quá trình đặt cọc mua bán nhà đất mà cả người mua lẫn người bán phải nắm rõ. chúng tôi mời bạn cùng tìm hiểu về hợp đồng đặt cọc mua bán đất sau đây.
Hợp đồng đặt cọc mua bán đất để làm gì
Cũng giống như những bản hợp đồng trong kinh doanh khác. Để thuận lợi cho quá trình mua bán nhà đất được diễn ra suôn sẻ. Trong quá trình cả 2 bên cùng đồng ý hợp tác với nhau trong việc mua bán nhà đất. Thì một trong những việc phải làm đầu tiên là các bên phải ký hợp đồng đặt cọc.
Lưu ý quan trọng khi làm hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất
Phải đầy đủ thông tin của các bên ( bên đặt cọc và nhận đặt cọc)
+ Về đối tượng hợp đồng: Ghi rõ ràng, cụ thể số tiền đặt cọc (có đơn vị tính là tiền Việt Nam đầy đủ). Ngoài ra, theo quy định của luật Dân sự thì tài sản dùng để đặt cọc có thể là vàng bạc, đá quý hoặc vật có giá trị khác….
Phải đầy đủ thông tin chính xác thửa đất đó
Ghi lập hợp đồng đặt cọc thì bên mua phải yêu cầu bên bán đưa giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Nhà ở và những tài sản có tên gắn liền với đất để kiểm tra. Đồng thời phải ghi đầy đủ thông tin về thửa đất được chuyển nhượng, bao gồm:
+ Số thửa, số tờ bản đồ, diện tích để ghi vào hợp đồng;
+ Căn cứ vào Sổ đỏ để ghi vào loại đất như : Đất ở đô thị,hay đất ở nông thôn, đất phi nông nghiệp không phải đất ở, kèm đất ruộng hoặc đất trồng cây lâu năm,..
Nguồn gốc và Thời hạn sử dụng thửa đất trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Trường hợp nếu có nhà ở và những tài sản khác gắn liền với đất. Phải kiểm tra xem bên bán có đăng ký hoặc có giấy chứng nhận không ? Nếu không có ghi trong giấy chứng nhận thì phải kiểm tra hiện trạng thực tế nhà ở và tài sản gắn liền với đất.
Về giá chuyển nhượng và phương thức đặt cọc
Mục này sẽ do các bên tự thỏa thuận với nhau.
Thủ tục đi công chứng hợp đồng chuyển nhượng và đăng ký sang tên quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất. Mục này cũng do các bên tự thỏa thuận, nhưng trên thực tế thường là bên mua ( tức là bên đặt cọc thực hiện việc công chứng).
Nghĩa vụ nộp thuế thu nhập cá nhân, lệ phí và phí khác ( nếu có )
– Thuế thu nhập cá nhân: Theo quy định là do bên bán đóng ( tức là bên nhận đặt cọc nộp, vì đây sẽ là người có thu nhập), nhưng 2 bên có thể thỏa thuận.
– Thuế, tiền sử dụng đất (nếu có): vì bên nhận đặt cọc chưa nộp thì thường sẽ do bên mua nộp. Và mục này có thể thỏa thuận người nộp.
– Phí, và khoản lệ phí khác thường do bên mua nộp.
Vấn đề xử lý tiền đặt cọc
Theo khoản 2 – Điều 328 – Bộ luật Dân sự 2015, tiền đặt cọc sẽ được xử lý trong các trường hợp sau:
+ Trường hợp 1 Khi Hợp đồng được giao kết thực hiện : Tiền đặt cọc sẽ được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ trực tiếp khi thực hiện nghĩa vụ trả tiền.
+ Trường hợp 2 Nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết (bên mua hủy thực hiện hợp đồng ) thì số tiền hoặc tài sản đặt cọc thuộc về bên bên bán.
+ Trường hợp 3 nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết (bên bán hủy thực hiện hợp đồng) thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đã đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc (đây thường được gọi là khoản đền bù), trừ trường hợp 2 bên có thỏa thuận khác.
Khi nào thì hợp đồng đặt cọc mua bán đất bị vô hiệu
Tính chất của hợp đồng đặt cọc mua đất là một giao dịch dân sự. Theo quy định Điều 117 Bộ luật Dân Sự 2015 quy định. Khi các bên đáp ứng đầy đủ những điều kiện sau sẽ được coi là hợp đồng có hiệu lực:
+ Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự phù hợp với hoạt động giao dịch dân sự được xác lập.
+ Các chủ thể phải tự nguyện tham gia vào giao dịch dân sự.
+ Mục đích, nội dung của giao dịch dân sự không được vi phạm các điều cấm của pháp luật. Không được trái với quy chuẩn đạo đức xã hội.
Như vậy nếu như hợp đồng không đáp ứng được các điều kiện như trên thì hợp đồng này có thể bị coi là vô hiệu.
Mẫu Hợp đồng đặt cọc mua bán đất mới nhất 2020
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——–***——–
HỢP ĐỒNG ĐẶT CỌC
(V/v Mua bán nhà, đất)
Hôm nay, ngày …tháng … năm 20…. tại ……………. …………………………………..……..
……………………………………………………………………………………………………..
Bình Dương , chúng tôi gồm có:
Bên đặt cọc (sau đây gọi là Bên A):
Ông (Bà): ………………………………………………………………………………………………
Sinh ngày: ………………………………………………………………………………………….
Chứng minh nhân dân số: ………………………..cấp ngày ………………tại……………………
Hộ khẩu thường trú: ……………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………
Bên nhận đặt cọc (sau đây gọi là Bên B):
Họ và tên chủ hộ:………………………………………………………………………………………
Sinh ngày: ………………………………………………………………………………………….
Chứng minh nhân dân số: ………………………..cấp ngày ………………tại……………………
Hộ khẩu thường trú: ……………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………
Các thành viên của hộ gia đình bên bán (bên B):
Ông (Bà): ………………………………………………………………………………………………
Sinh ngày: ………………………………………………………………………………………….
Chứng minh nhân dân số: ………………………..cấp ngày ………………tại……………………
Hộ khẩu thường trú: ……………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………
Ông (Bà): ………………………………………………………………………………………………
Sinh ngày: ………………………………………………………………………………………….
Chứng minh nhân dân số: ………………………..cấp ngày ………………tại……………………
Hộ khẩu thường trú: ……………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………
III. Cùng người làm chứng:
1.Ông(Bà): ……………………………………………………………………………………………
Sinh ngày: ………………………………………………………………………………………….
Chứng minh nhân dân số: ………………………..cấp ngày ………………tại……………………
Hộ khẩu thường trú: ……………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………
2.Ông(Bà): ……………………………………………………………………………………………
Sinh ngày: ………………………………………………………………………………………….
Chứng minh nhân dân số: ………………………..cấp ngày ………………tại……………………
Hộ khẩu thường trú: ……………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………
Hai bên đồng ý thực hiện ký kết Hợp đồng đặt cọc với các thỏa thuận sau đây:
ĐIỀU 1:TÀI SẢN ĐẶT CỌC
Bên A đặt cọc cho bên B bằng tiền mặt với số tiền là:………… ………………………………….
Bằng chữ:…………………………………………………………………………………………..
ĐIỀU 2: THỜI HẠN ĐẶT CỌC
Thời hạn đặt cọc là: …………………….…, kể từ ngày …… tháng ………. năm 2010
ĐIỀU 3: MỤC ĐÍCH ĐẶT CỌC
1.Bằng việc đặt cọc này Bên A cam kết mua đất của bên B tại ………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
…………………………….……………………….. với diện tích là ………….. .m2
giá bán là ………………………………………………….………………………………………..
Trong thời gian đặt cọc, bên B cam kết sẽ làm các thủ tục pháp lý để chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho bên A, bên A cam kết sẽ trả ………………………………………………………………………………………………………
khi hai bên ký hợp đồng mua bán đất tại phòng công chứng Nhà Nước, ……………………. ….
……………………………………………………………………………………………………..
sẽ được bên A thanh toán nốt khi bên B giao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Bên B cam kết sẽ giao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong vòng 7 ngày kể từ ngày bên A và bên B ký hợp đồng mua bán tại phòng công chứng Nhà Nước. Bên B có nghĩa vụ nộp các khoản thuế phát sinh trong quá trình giao dịch theo đúng quy định của pháp luật (đối với thuế đất, thuế chuyển nhượng bên B sẽ là người thanh toán mà bên A không phải trả bất cứ khoản phí nào) .
ĐIỀU 4: NGHĨA VỤ VÀ QUYỀN CỦA BÊN A
Bên A có các nghĩa vụ sau đây:
a) Giao số tiền đặt cọc cho Bên B theo đúng thỏa thuận ngay khi ký hợp đồng đặt cọc;
b) Giao kết hoặc thực hiện nghĩa vụ dân sự đã thỏa thuận tại Điều 3 nêu trên. Nếu Bên A từ chối giao kết hoặc thực hiện nghĩa vụ dân sự (mục đích đặt cọc không đạt được) thì Bên A bị mất số tiền đặt cọc;
Bên A có các quyền sau đây:
a) Nhận lại số tiền đặt cọc từ Bên B hoặc được trừ khi thực hiện nghĩa vụ trả tiền cho Bên B trong trường hợp 2 Bên giao kết hoặc thực hiện nghĩa vụ dân sự đã thỏa thuận tại điều 3(mục đích đặt cọc đạt được);
b) Nhận lại số tiền đặt cọc và một khoản tiền bằng số tiền đặt cọc trong trường hợp Bên B từ chối việc giao kết hoặc thực hiện nghĩa vụ dân sự đã thỏa thuận tại điều 3(mục đích đặt cọc không đạt được);
ĐIỀU 5: NGHĨA VỤ VÀ QUYỀN CỦA BÊN B
Bên B có các nghĩa vụ sau đây:
a) Trả lại số tiền đặt cọc cho Bên A hoặc trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền trong trường hợp 2 Bên giao kết hoặc thực hiện nghĩa vụ dân sự đã thỏa thuận tại điều 3 (mục đích đặt cọc đạt được);
b) Trả lại số tiền đặt cọc và một khoản tiền bằng số tiền đặt cọc cho Bên A trong trường hợp Bên B từ chối việc giao kết hoặc thực hiện nghĩa vụ dân sự đã thỏa thuận tại điều 3(mục đích đặt cọc không đạt được);
c) Bên B có nghĩa vụ dọn dẹp sạch sẽ mặt bằng khi giao đất để trả lại mặt bằng đất thổ cư cho bên A.
Bên B có các quyền sau đây:
Sở hữu số tiền đặt cọc nếu Bên A từ chối giao kết hoặc thực hiện nghĩa vụ dân sự đã thỏa thuận tại điều 3(mục đích đặt cọc không đạt được).
ĐIỀU 6: PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
Trong quá trình thực hiện Hợp đồng mà phát sinh tranh chấp, các bên cùng nhau thương lượng giải quyết trên nguyên tắc tôn trọng quyền lợi của nhau; nếu mảnh đất trên thuộc diện quy hoạch không giao dịch được thì bên B phải hoàn trả lại 100% số tiền mà bên A đã giao cho bên B . Trong trường hợp không giải quyết được, thì một trong hai bên có quyền khởi kiện để yêu cầu toà án có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật. Mọi tranh chấp sẽ được phán xử theo quy định của luật pháp của Việt Nam.
ĐIỀU 7: CAM ĐOAN CỦA CÁC BÊN
Bên A và bên B chịu trách nhiệm trước pháp luật về những lời cam đoan sau đây:
Việc giao kết Hợp đồng này hoàn toàn tự nguyện, không bị lừa dối hoặc ép buộc.
Thực hiện đúng và đầy đủ tất cả các thoả thuận đã ghi trong Hợp đồng này.
Bên B đã nhận đủ số tiền đặt cọc nêu trong điều 1 từ bên A
ĐIỀU 8: ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG
Hai bên công nhận đã hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc giao kết Hợp đồng này.
Hai bên đã tự đọc Hợp đồng, đã hiểu và đồng ý tất cả các điều khoản ghi trong Hợp đồng và ký vào Hợp đồng này trước sự có mặt của người làm chứng.
Hợp đồng có hiệu lực từ: …………………………………………………………….………….
Hợp đồng Đặt Cọc bao gồm 03 trang được chia làm bốn bản có giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ hai bản.
Bình Dương ,ngày …tháng ..… năm 20…..
Bên A
(Ký, ghi rõ họ tên)
Bên B
(Ký, ghi rõ họ tên)
Người làm chứng
(Ký, ghi rõ họ tên)
Người làm chứng
(Ký, ghi rõ họ tên)
Tải miễn phí mẫu hợp đồng đặt cọc mua bán đất file word pdf
Đánh giá bài viết post
Mẫu Hợp Đồng Đặt Cọc Mua Bán Nhà Đất Mới Nhất 2022
Khi mua bất động sản như Nhà phố – Đất và Chung cư thì đầu tiên chúng ta phải thỏa thuận đặt cọc để xác nhận cam kết mua bán và giá bán tài sản. Nhưng có nhiều người không nắm được mẫu hợp đồng đặt cọc mua đất này có những điều khoản ràng buộc nào phù hợp và chính xác nhất cho mọi quyền lợi và nghĩa vụ của bên mua và bên bán.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————-
HỢP ĐỒNG ĐẶT CỌC
Tại Phòng Công chứng số .…. thành phố Hồ Chí Minh (Trường hợp việc công chứng được thực hiện ngoài trụ sở, thì ghi địa điểm thực hiện công chứng và Phòng Công chứng), chúng tôi gồm có:
Bên đặt cọc (sau đây gọi là Bên A):
Ông (Bà):………………………………………………………………………………………………………
Sinh ngày:………………………………………………………………………………………………………
Chứng minh nhân dân số:…………………. cấp ngày……………………………………………………..
tại…………………………………………………………………………………….
Hộ khẩu thường trú (trường hợp không có hộ khẩu thường trú thì ghi đăng ký tạm trú):………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
Hoặc có thể chọn một trong các chủ thể sau:
Chủ thể là vợ chồng:
Ông : ………………………………………………………………………………………………………
Sinh ngày:………………………………………………………………………………………………………
Chứng minh nhân dân số:…………………. cấp ngày……………………………………………………..
tại…………………………………………………………………………………
Hộ khẩu thường trú: ………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
Cùng vợ là bà: ………………………………………………………………………………………………………
Sinh ngày:………………………………………………………………………………………………………
Chứng minh nhân dân số:…………………. cấp ngày……………………………………………………..
tại………………………………………………………………………………..
Hộ khẩu thường trú:………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
(Trường hợp vợ chồng có hộ khẩu thường trú khác nhau, thì ghi hộ khẩu thường trú của từng người).
Chủ thể là hộ gia đình:
Họ và tên chủ hộ: ………………………………………………………………………………………………………
Sinh ngày:………………………………………………………………………………………………………
Chứng minh nhân dân số:…………………. cấp ngày……………………………………………………..
tại………………………………………………………………………………
Hộ khẩu thường trú:………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
Các thành viên của hộ gia đình:
– Họ và tên:………………………………………………………………………………………………………
Sinh ngày:………………………………………………………………………………………………………
Chứng minh nhân dân số:…………………. cấp ngày……………………………………………………..
tại………………………………………………………………………………
Hộ khẩu thường trú:………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
* Trong trường hợp các chủ thể nêu trên có đại diện thì ghi:
Họ và tên người đại diện:………………………………………………………………………………………………………
Sinh ngày:………………………………………………………………………………………………………
Chứng minh nhân dân số:…………………. cấp ngày……………………………………………………..
Hộ khẩu thường trú:………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
Theo giấy ủy quyền (trường hợp đại diện theo ủy quyền) số: ………………………..
ngày ……………….do ……………………………………………………..lập.
3.. Chủ thể là tổ chức:
Tên tổ chức: ………………………………………………………………………………………………………
Trụ sở: ………………………………………………………………………………………………………
Quyết định thành lập số:……………….. ngày…………. tháng …………. năm………………………………………………….
do ………………………………………………………………………………………………… cấp.
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số:………. ngày……… tháng ……. năm………………………………………………………………..
do ………………………………………………………………………………………………… cấp.
Số Fax: ……………………………………… Số điện thoại:………………………………………………….
Họ và tên người đại diện: ………………………………………………………………………………………………………
Chức vụ: ………………………………………………………………………………………………………
Sinh ngày:…………………….. …………………………. ……………………………………
Chứng minh nhân dân số:…………………. cấp ngày…………….. …………… ……………………………………………………..
tại………………………………………………………………………………
Theo giấy ủy quyền (trường hợp đại diện theo ủy quyền) số: ………………………..
ngày ……………….do ……………………………………………………..lập.
Bên nhận đặt cọc (sau đây gọi là Bên B):
(Chọn một trong các chủ thể nêu trên)
……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………
Hai bên đồng ý thực hiện ký kết Hợp đồng đặt cọc với các thỏa thuận sau đây:
ĐIỀU 1: TÀI SẢN ĐẶT CỌC
Mô tả cụ thể các chi tiết về tài sản đặt cọc
………………………………..
ĐIỀU 2: THỜI HẠN ĐẶT CỌC
Thời hạn đặt cọc là: …………….., kể từ ngày ……………………………
ĐIỀU 3: MỤC ĐÍCH ĐẶT CỌC
Ghi rõ mục đích đặt cọc, nội dung thỏa thuận (cam kết) của các bên về việc bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng dân sự.
…………………………………………………
ĐIỀU 4: NGHĨA VỤ VÀ QUYỀN CỦA BÊN A
Bên A có các nghĩa vụ sau đây:
a) Giao tài sản đặt cọc cho Bên B theo đúng thỏa thuận;
b) Giao kết hoặc thực hiện nghĩa vụ dân sự đã thỏa thuận tại Điều 3 nêu trên. Nếu Bên A từ chối giao kết hoặc thực hiện nghĩa vụ dân sự (mục đích đặt cọc không đạt được) thì Bên A bị mất tài sản đặt cọc;
c) Các thỏa thuận khác …
Bên A có các quyền sau đây:
a) Nhận lại tài sản đặt cọc từ Bên B hoặc được trừ khi thực hiện nghĩa vụ trả tiền cho Bên B trong trường hợp 2 Bên giao kết hoặc thực hiện nghĩa vụ dân sự (mục đích đặt cọc đạt được);
b) Nhận lại và sở hữu tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc (trừ trường hợp có thỏa thuận khác) trong trường hợp Bên B từ chối việc giao kết hoặc thực hiện nghĩa vụ dân sự (mục đích đặt cọc không đạt được);
c) Các thỏa thuận khác …
ĐIỀU 5: NGHĨA VỤ VÀ QUYỀN CỦA BÊN B
Bên B có các nghĩa vụ sau đây:
a) Trả lại tài sản đặt cọc cho Bên A hoặc trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền trong trường hợp 2 Bên giao kết hoặc thực hiện nghĩa vụ dân sự (mục đích đặt cọc đạt được);
b) Trả lại tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc cho Bên A (trừ trường hợp có thỏa thuận khác) trong trường hợp Bên B từ chối việc giao kết hoặc thực hiện nghĩa vụ dân sự (mục đích đặt cọc không đạt được);
c) Các thỏa thuận khác …
Bên B có các quyền sau đây:
a) Sở hữu tài sản đặt cọc nếu Bên A từ chối giao kết hoặc thực hiện nghĩa vụ dân sự (mục đích đặt cọc không đạt được).
b) Các thỏa thuận khác …
ĐIỀU 6: VIỆC NỘP LỆ PHÍ CÔNG CHỨNG
Lệ phí công chứng hợp đồng này do Bên …… chịu trách nhiệm nộp.
ĐIỀU 7: PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
Trong quá trình thực hiện Hợp đồng mà phát sinh tranh chấp, các bên cùng nhau thương lượng giải quyết trên nguyên tắc tôn trọng quyền lợi của nhau; trong trường hợp không giải quyết được, thì một trong hai bên có quyền khởi kiện để yêu cầu toà án có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.
ĐIỀU 8: CAM ĐOAN CỦA CÁC BÊN
Bên A và bên B chịu trách nhiệm trước pháp luật về những lời cam đoan sau đây:
Việc giao kết Hợp đồng này hoàn toàn tự nguyện, không bị lừa dối hoặc ép buộc;
Thực hiện đúng và đầy đủ tất cả các thoả thuận đã ghi trong Hợp đồng này;
Các cam đoan khác…
ĐIỀU 9: ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG
Hai bên công nhận đã hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc giao kết Hợp đồng này;
Hai bên đã tự đọc Hợp đồng, đã hiểu và đồng ý tất cả các điều khoản ghi trong Hợp đồng và ký vào Hợp đồng này trước sự có mặt của Công chứng viên;
Hoặc có thể chọn một trong các trường hợp sau đây:
Hai bên đã tự đọc Hợp đồng, đã hiểu và đồng ý tất cả các điều khoản ghi trong Hợp đồng và ký, điểm chỉ vào Hợp đồng này trước sự có mặt của Công chứng viên;
Hai bên đã tự đọc Hợp đồng, đã hiểu và đồng ý tất cả các điều khoản ghi trong Hợp đồng và điểm chỉ vào Hợp đồng này trước sự có mặt của Công chứng viên;
Hai bên đã nghe Công chứng viên đọc Hợp đồng, đã hiểu và đồng ý tất cả các điều khoản ghi trong Hợp đồng và ký vào Hợp đồng này trước sự có mặt của Công chứng viên;
Hai bên đã nghe Công chứng viên đọc Hợp đồng, đã hiểu và đồng ý tất cả các điều khoản ghi trong Hợp đồng và ký, điểm chỉ vào Hợp đồng này trước sự có mặt của Công chứng viên;
Hai bên đã nghe Công chứng viên đọc Hợp đồng, đã hiểu và đồng ý tất cả các điều khoản ghi trong Hợp đồng và điểm chỉ vào Hợp đồng này trước sự có mặt của Công chứng viên;
Hai bên đã nghe người làm chứng đọc Hợp đồng, đã hiểu và đồng ý tất cả các điều khoản ghi trong Hợp đồng và ký vào Hợp đồng này trước sự có mặt của Công chứng viên;
Hai bên đã nghe người làm chứng đọc Hợp đồng, đã hiểu và đồng ý tất cả các điều khoản ghi trong Hợp đồng và ký, điểm chỉ vào Hợp đồng này trước sự có mặt của Công chứng viên;
– Hai bên đã nghe người làm chứng đọc Hợp đồng, đã hiểu và đồng ý tất cả các điều khoản ghi trong Hợp đồng và điểm chỉ vào Hợp đồng này trước sự có mặt của Công chứng viên;
Hợp đồng có hiệu lực từ: ……………………………………………….
Bên A Bên B
(ký, điểm chỉ và ghi rõ họ tên) (ký, điểm chỉ và ghi rõ họ tên)
LỜI CHỨNG CỦA CÔNG CHỨNG VIÊN
Ngày ….. tháng .…. năm .…..(bằng chữ.………………………………………………)
(Trường hợp công chứng ngoài giờ làm việc hoặc theo đề nghị của người yêu cầu công chứng được thực hiện ngoài giờ làm việc, thì ghi thêm giờ, phút và cũng ghi bằng chữ trong dấu ngoặc đơn)
Tại Phòng Công chứng số .…. thành phố Hồ Chí Minh.
(Trường hợp việc công chứng được thực hiện ngoài trụ sở, thì ghi địa điểm thực hiện công chứng và Phòng Công chứng)
Tôi …………………………., Công chứng viên Phòng Công chứng số … thành phố Hồ Chí Minh
Chứng nhận:
– Hợp đồng đặt cọc này được giao kết giữa Bên A là .……………….…… và Bên B là …………………………………. ; các bên đã tự nguyện thỏa thuận giao kết Hợp đồng và cam đoan chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung Hợp đồng;
– Tại thời điểm công chứng, các bên đã giao kết Hợp đồng có năng lực hành vi dân sự phù hợp theo quy định của pháp luật;
– Nội dung thỏa thuận của các bên trong Hợp đồng phù hợp với pháp luật, đạo đức xã hội;
– Các bên giao kết đã đọc Hợp đồng này, đã đồng ý toàn bộ nội dung ghi trong Hợp đồng và đã ký vào Hợp đồng này trước sự có mặt của tôi;
Hoặc có thể chọn một trong các trường hợp sau đây:
Các bên giao kết đã đọc Hợp đồng này, đã đồng ý toàn bộ nội dung ghi trong Hợp đồng và đã ký, điểm chỉ vào Hợp đồng này trước sự có mặt của tôi;
Các bên giao kết đã đọc Hợp đồng này, đã đồng ý toàn bộ nội dung ghi trong Hợp đồng và đã điểm chỉ vào Hợp đồng này trước sự có mặt của tôi;
Các bên giao kết đã nghe Công chứng viên đọc Hợp đồng này, đã đồng ý toàn bộ nội dung ghi trong Hợp đồng đã ký và điểm chỉ vào Hợp đồng này trước sự có mặt của tôi;
Các bên giao kết đã nghe Công chứng viên đọc Hợp đồng này, đã đồng ý toàn bộ nội dung ghi trong Hợp đồng và đã điểm chỉ vào Hợp đồng này trước sự có mặt của tôi;
Các bên giao kết đã nghe Công chứng viên đọc Hợp đồng này, đã đồng ý toàn bộ nội dung ghi trong Hợp đồng và đã ký vào Hợp đồng này trước sự có mặt của tôi;
Các bên giao kết đã nghe người làm chứng đọc Hợp đồng này, đã đồng ý toàn bộ nội dung ghi trong Hợp đồng đã ký và điểm chỉ vào Hợp đồng này trước sự có mặt của tôi;
Các bên giao kết đã nghe người làm chứng đọc Hợp đồng này, đã đồng ý toàn bộ nội dung ghi trong Hợp đồng và đã điểm chỉ vào Hợp đồng này trước sự có mặt của tôi;
– Các bên giao kết đã nghe người làm chứng đọc Hợp đồng này, đã đồng ý toàn bộ nội dung ghi trong Hợp đồng và đã ký vào Hợp đồng này trước sự có mặt của tôi;
Hợp đồng này được lập thành .……….. bản chính (mỗi bản chính gồm …… tờ, ……trang), cấp cho:
+ Bên A .….. bản chính;
+ Bên B .….. bản chính;
+ Lưu tại Phòng Công chứng một bản chính.
Số công chứng .……………………. , quyển số .……….. TP/CC- .….
Công chứng viên
(ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên)
0/5
(0 Reviews)
Mẫu Hợp Đồng Đặt Cọc Mua Bán Nhà Đất Hai Bên Đơn Giản
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc
HỢP ĐỒNG ĐẶT CỌC
(V/v mua bán Bất động sản)
Hôm nay, ngày…..tháng….năm……Tại:………………………………………………………………..
Bên chuyển nhượng (Bên A):
Ông/Bà:………………………….. Sinh năm:..………………..Số điện thoại…………………….
CMND số:………………….…..Do công an:………….……………Cấp ngày:………………….
Địa chỉ thường trú:………………………………………………………………………………………………
Bên nhận chuyển nhượng (Bên B):
Ông/Bà: ……………………. Sinh năm:..………………..Số điện thoại…………………………..
CMND số: …………………..Do công an: ………….……………Cấp ngày:…………………..
Địa chỉ thường trú:………………………………………………………………………………………………
Các bên thống nhất ký hợp đồng đặt cọc V/v mua bán bất động sản với nội dung như sau:
Điều 1: Bên A đồng ý bán cho bên B nhà – đất tại:………………………………………………….
Thửa số:………..tờ bản đồ số:……..….phường…………….……….Quận……..…………………Tỉnh/TP:……………….
Diện tích: ………m2.
Điều 2: Giá trị chuyển nhượng:
Giá bán:…………….……………(Bằng chữ:…………………………………………………………… )
Bên B đặt cọc số tiền:…………….…………(Bằng chữ:……………………………………………. )
Số tiền còn lại: …………….…………(Bằng chữ:…………………………………………………….. )
Điều 3: Thời hạn thanh toán:
Thời hạn đặt cọc là……..ngày, kể từ ngày………..tháng……….năm………….đến ngày……….tháng……….năm…………..
Hai bên thống nhất ngày ra công chứng làm thủ tục chuyển nhượng quyền sở hữu nhà – đất tại cơ quan có thẩm quyền. Trước khi thủ tục công chứng hoàn tất, bên B sẽ phải giao đầy đủ số tiền còn lại cho bên A.
Điều 4: Cam kết chung
Nếu quá thời hạn đặt cọc quy định tại điều 3 mà bên A không chịu làm thủ tục chuyển nhượng tài sản như đã thỏa thuận thì phải chịu trách nhiệm bồi thường cho bên B số tiền gấp đôi số tiền mà bên B đã đặt cọc bên A. Ngược lại nếu bên B không tiến hành thanh toán số tiền còn lại và làm thủ tục công chứng với bên A theo thời gian đã thỏa thuận thì sẽ mất số tiền đã đặt cọc.
Trong quá trình thực hiện Hợp đồng nếu phát sinh tranh chấp, các bên cùng nhau thương lượng giải quyết trên nguyên tắc tôn trọng quyền lợi của nhau. Trong trượng hợp không giải quyết được, thì một trong hai bên có quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án có thẩm quyền tại Đà Nẵng giải quyết theo quy định của pháp luật.
Hợp đồng này được lập thành 2 bản, mỗi bên giữ một bản và có giá trị pháp lý như nhau.
Hợp đồng có hiệu lực kể từ ngày:…………………………
……………………, ngày……..tháng……năm……………..
BÊN A (Ký và ghi rõ họ tên) BÊN B (Ký và ghi rõ họ tên)
Bạn đang đọc nội dung bài viết Tư Vấn Thủ Tục, Hợp Đồng Đặt Cọc, Chuyển Nhượng, Mua Bán Nhà Đất trên website Hanoisoundstuff.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!