Cập nhật nội dung chi tiết về Tư Vấn Mua Bán Doanh Nghiệp mới nhất trên website Hanoisoundstuff.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
M&A theo chiều dọc
Hai doanh nghiệp có cùng một dịch vụ tốt, có cùng chuỗi giá trị sản xuất. thường có xu hướng xúc tiến theo hình thức M&A này. Hai doanh nghiệp này cùng kinh doanh một mặt hàng nhưng chỉ khác nhau về giai đoạn sản xuất như việc một chuỗi cửa hàng cà phê mua lại một nhà máy cà phê. Hình thức này thường được thực hiện nhằm duy trì đảm bảo nguồn cung cấp nguồn hàng thiết yếu, tránh mọi sự gián đoạn trong nguồn cung cấp. Bên cạnh đó, M&A theo chiều dọc cũng nhằm mục đích giảm nguồn cung cấp cho các đối thủ cạnh tranh từ đó giúp doanh nghiệp tăng doanh thu, giảm thiểu các chi phí trung gian không cần thiết.
M&A theo chiều ngang
Đây là hình thức sát nhập, mua bán doanh nghiệp có cùng dòng sản phẩm với nhau, có cùng dịch vụ với nhau. Nói cách khác đây là những công ty cùng ngành, có cùng giai đoạn sản xuất và các doanh nghiệp này thường là đối thủ trực tiếp của nhau trên thị trường. Mục đích của những thương vụ mua lại theo hình thức M&A theo chiều ngang này nhằm giúp doanh nghiệp gia tăng thị phần trên thị trường, gia tăng lợi nhuận và loại bỏ các đối thủ cạnh tranh. Ví dụ như thương vụ chuỗi siêu thị Vinmart mua lại hệ thống siêu thị Fivimart và Shop&Go để gia tăng thị phần, củng cố sức mạnh trên thị trường chuỗi bán lẻ mặt hàng tiêu dùng.
M&A kết hợp
Lưu ý trước khi tiến hành M&A
Quy trình mua bán doanh nghiệp
Không giống như những giao dịch đơn thuần khác, mua bán doanh nghiệp là một quá trình gồm nhiều giai đoạn phức tạp, đòi hỏi các chủ thể tham gia phải có một mục tiêu nhất định và có sự am hiểu về mặt thị trường, tài chính và pháp lý. Mỗi thương vụ M&A đều có những điểm riêng biệt nhất định nhưng nhìn chung, đa số các thương vụ vẫn được tiến hành theo một quy trình tổng quát như sau:
Bước 1: Đặt ra chiến lược kinh doanh và tìm kiếm công ty mục tiêu
Mỗi doanh nghiệp khi tiến hành một thương vụ M&A đều nhằm thực hiện một mục đích nhất định như mở rộng phạm vi kinh doanh, mở rộng thị phần trên thị trường,… Vì vậy, để thương vụ của mình tiến hành đúng với mục đích đề ra, doanh nghiệp phải vạch ra một chiến lược và lộ trình cụ thể để xác định mục tiêu. Sau đó, doanh nghiệp có thể tìm kiếm và lựa chọn công ty mục tiêu để tiến hành mua sao cho phù hợp với định hướng kinh doanh của mình đã đề ra. Công ty mục tiêu nên có những ưu thế nhất định để bên mua có thể tận dụng và tiếp tục khai thác như có nguồn khách hàng, đối tác ổn định, có thị phần và vị thế trên thị trường hoặc lợi thế về nhân lực, đất đai, hạ tầng, cơ sở vật chất,…
Bước 2: Lên kế hoạch và đàm phán sơ bộ
Sau khi đã xác định được mục tiêu và tìm được công ty có thể đáp ứng với các tiêu chí đã đề ra, Bên mua có thể trao đổi thêm thông tin, đàm phán với bên bán, lên kế hoạch và đưa ra một đề nghị với bên bán bằng cách soạn thảo một thư ý định (Letter of Intent) để phác thảo một số điều khoản cơ bản như giá cả, quyền và nghĩa vụ của hai bên,.. trước khi đàm phán và hoàn thiện tất cả các thủ tục còn lại.
Bước 3: Báo cáo thẩm định
Sau bước đánh giá sơ bộ trên, Bên mua sẽ tiến hành thuê các đơn vị tư vấn pháp lý và tài chính để đánh giá chuyên sâu về hoạt động của công ty mục tiêu.
Khi tiến hành thẩm định doanh nghiệp, Bên mua sẽ được tiếp cận nhiều tài liệu nội bộ của Bên bán, vì vậy, trước khi tiến hành thẩm định, hai bên sẽ kí kết một hợp đồng bảo mật thông tin (Non disclosure agreement) để đảm bảo lợi ích hợp pháp và dữ liệu thông tin nội bộ doanh nghiệp của Bên bán trong trường hợp Bên mua không có ý định mua, tránh việc Bên mua lợi dụng dữ liệu nội bộ của Bên bán thông qua việc thẩm định để trục lợi.
Việc thẩm định thường chia làm hai phần:
Kết quả của Báo cáo thẩm định chi tiết giữ vai trò rất quan trọng đối với Bên mua, giúp Bên mua hoạch định và nắm được tổng thể tình hình hoạt động của doanh nghiệp mà mình đang có ý định tiến hành thâu tóm. Trên thực tế, đây chính là bước quyết định một thương vụ M&A được tiến hành hay không.
Bước 4: Thẩm định giá
Trên thực tế, đàm phán về giá là một khâu thường có nhiều mâu thuẫn khi mà Bên bán thường có xu hướng chào giá quá cao và Bên mua lại đề nghị mua với giá thấp. Do đó, các bên phải thuê một tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp để định giá công ty bởi lẽ giá trị của một công ty không chỉ phụ thuộc vào nguồn vốn hiện có mà việc định giá công ty còn có thể căn cứ vào các yếu tố như bí mật kinh doanh, công nghệ, quyền sở hữu tài sản vô hình,….
Bước 5: Đàm phán và ký kết hợp đồng M&A
Đối với việc chuyển nhượng vốn góp hoặc cổ phần, thủ tục chuyển nhượng sẽ khác nhau đối với các loại công ty khác nhau.
Đối với việc chuyển nhượng cổ phần trong công ty cổ phần
Đối với việc chuyển nhượng vốn góp trong công ty TNHH
Những khó khăn hậu M&A cần lưu ý
Tư Vấn Thủ Tục Phá Sản Doanh Nghiệp
Doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản là doanh nghiệp gặp khó khăn hoặc bị thua lỗ trong hoạt động kinh doanh sau khi đã áp dụng các biện pháp tài chính cần thiết mà vẫn mất khả năng thanh toán nợ đến hạn.
Để xem xét một doanh nghiệp có lâm vào tình trạng phá sản hay không phải căn cứ vào 2 điều kiện:
Mất khả năng thanh toán nợ đến hạn
Hiện tượng mất khả năng thanh toán nợ đến hạn không còn là hiện tượng nhất thời mà rất trầm trọng thuộc về bản chất và không thể khắc phục được.
Những người có quyền nộp đơn yêu cầu phá sản:
Người lao động trong trường hợp doanh nghiệp không trả được lương, các khoản nợ khác cho người lao động
Chủ sở hữu doanh nghiệp nhà nước
Các cổ đông công ty cổ phần
Thành viên hợp danh công ty hợp danh.
Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải có các nội dung chính sau đây:
Ngày, tháng, năm làm đơn;
Tên, địa chỉ của người làm đơn;
Tên, địa chỉ của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản;
Các khoản nợ không có bảo đảm hoặc có bảo đảm một phần đến hạn mà không được doanh nghiệp, hợp tác xã thanh toán;
đ) Quá trình đòi nợ;
Căn cứ của việc yêu cầu mở thủ tục phá sản.
Thủ tục phá sản doanh nghiệp cần những gì:
1. Nộp đơn yêu cầu và mở thủ tục phá sản;
2. Phải nộp kèm theo đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản các giấy tờ, tài liệu sau đây:
Báo cáo về các biện pháp mà doanh nghiệp đã thực hiện, nhưng vẫn không khắc phục được tình trạng mất khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn;
Bảng kê chi tiết tài sản của doanh nghiệp và địa điểm nơi có tài sản nhìn thấy được;
Danh sách các chủ nợ của doanh nghiệp trong đó ghi rõ tên, địa chỉ của các chủ nợ; ngân hàng mà chủ nợ có tài khoản; các khoản nợ đến hạn có bảo đảm và không có bảo đảm; các khoản nợ chưa đến hạn có bảo đảm và không có bảo đảm;
Danh sách những ngươì mắc nợ của doanh nghiệp trong đó ghi rõ tên, địa chỉ của họ; ngân hàng mà họ có tài khoản; các khoản nợ đến hạn có bảo đảm và không có bảo đảm; các khoản nợ chưa đến hạn có bảo đảm và không có bảo đảm;
Danh sách ghi rõ tên, địa chỉ của các thành viên, nếu doanh nghiệp mắc nợ là một công ty có các thành viên liên đới chịu trách nhiệm về những khoản nợ của doanh nghiệp;
Những tài liệu khác mà Toà án yêu cầu doanh nghiệp phải cung cấp theo quy định của pháp luật.
Ra quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản: 30 ngày kể từ ngày toà án thụ lý hồ sơ.
Niêm yết danh sách chủ nợ, người mắc nợ: 60 ngày kể từ ngày toà án ra quyết định mở thủ tục phá sản.
Khiếu nại và giải quyết khiếu nại danh sách chủ nợ: 15 ngày kể từ ngày niêm yết.
Để được tư vấn chi tiết về thủ tục phá sản doanh nghiệp, thành lập công ty , thành lập văn phòng đại diện ở nước ngoài quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi: 1900 62 80
Tư Vấn Thủ Tục Mua Bán Nhà Đất Mới Nhất
Bước này sẽ đúng nếu như bạn có nhu cầu mua nhà hay đất.
Lựa chọn đúng văn phòng công chứng
Vấn đề nan giải mà bạn mua hay bán nhà đất đều gặp phải là vấn đề giấy tờ thật, giả mà bạn không thể phân biệt. Đừng lo, luôn có những văn phòng công chứng làm luôn cho bạn việc này. Thường việc lựa chọn văn phòng công chứng sẽ được một trong 2 bên mua, bán đảm nhiệm theo thỏa thuận của 2 bên. Nhưng dù bạn hay đối tác đảm nhiệm việc này thì cũng yên tâm về vấn đề thật giả của hồ sơ.
Văn phòng công chứng sẽ có nhiệm vụ kiểm tra toàn bộ giấy tờ của 2 bên. Bạn cũng có thể đến tận nơi nhờ họ tư vấn thủ tục mua bán, nếu không có thời gian thì hãy gọi điện nhờ họ tư vấn để yên tâm hơn trong quá trình thực hiện giao dịch. Tấc nhiên là bạn sẽ mất thêm một khoản phí, nhưng đừng vì tiếc một chút kinh phí mà phải chịu những hậu quả không đáng có.
Chuẩn bị giấy tờ, thủ tục theo quy định
Sau khi bạn làm xong bước 2 thì đồng thời văn phòng công chứng sẽ hướng dẫn bạn cụ thể về những giấy tờ cần thiết để việc mua bán diễn ra một cách nhanh chóng. Những giấy tờ cần thiết trong việc mua bán nhà đất cũng rất đơn giản. Việc cảu bạn chỉ là chuẩn bị thật tốt những giấy tờ được yêu cầu. Tránh làm lãng phí thời gian của các bên.
Ký hợp đồng mua bán nhà đất và làm thủ tục sang tên
Tất cả giấy tờ đã chuẩn bị xong, bây giờ đến lúc 2 bên mua, bán đến văn phòng công chứng để ký và công chứng hợp đồng mua bán, sau đó sẽ làm thủ tục sang tên. Thực tế thì hầu hết bên mua sẽ không giao toàn bộ số tiền trong hợp đồng cho tới khi hoàn thành thủ tục sang tên nhà đất. Việc này phụ thuộc vào thỏa thuận của 2 bên. Nhưng dù thế nào nếu bạn là bên mua hay bán cũng nên giữ lại 1 bản hợp đồng đã được công chứng để làm chứng nếu như có trường hợp không muốn xảy ra.
Thủ Tục Mua Bán Đất Doanh Nghiệp Tại Thanh Hóa
Mua bán chuyển nhượng đất của doanh nghiệp là một trong những hoạt động phổ biến trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Tuy nhiên các nhà đầu tư, doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động này do thiếu hiểu biết pháp lý. Để hỗ trợ cho các nhà đầu tư , Chủ doanh nghiệp thực hiện việc chuyển nhượng có hiệu quả nhất. Công ty tư vấn Blue chuyên cung cấp dịch vụ mua bán đất doanh nghệp tại Thanh Hóa, giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, chi phí và thuận lợi nhất.
Một số lưu ý khi thực hiện mua bán đất doanh nghiệp tại Thanh Hóa.
Nếu đất của doanh nghiệp đang có nhu cầu bán là đất được nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất thì doanh nghiệp này sẽ không có quyền chuyển nhượng (bán) mảnh đất đó cho cá nhân, tổ chức khác theo quy định tại khoản 2 điều 173 luật đất đai 2013;
Nếu doanh nghiệp định bán đất cho cá nhận, tổ chức khác được nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất và thuê đất trả tiền thuê đất 1 lần cho cả thời gian thuê thì sẽ có quyền chuyển nhượng (bán) đất lại cho cá nhận, tổ chức theo quy định tại điểm a khoản 2 điều 174 Luật đất đai 2013;
Còn trong trường hợp doanh nghiệp định bán đất mà đất đó là thuê đất trả tiền thuê đất hằng năm thì sẽ không có quyền chuyển nhượng (bán) lại đất cho cá nhân, tổ chức khác theo quy định tại điều 175 luật đất đai 2013 mà họ chỉ có quyền bán tài sản gắn liền với đất đó.
Như vậy, khi tiến hành mua bán đất Doanh nghiệp cần xem xét tình hình cụ thể của doanh nghiệp mà bạn muốn mua đất để có thể biết chính xác xem liệu doanh nghiệp đó có được quyền bán đất hay không. Đồng thời, doanh nghiệp muốn bán đất cho cá nhân tổ chức khác còn cần phải đáp ứng các điều kiện sau đây theo quy định theo luật đất đai 2013 về thời điểm thực hiện các quyền của người sử dụng đất thì mới có thể bán đất và sang tên cho cá nhân tổ chức khác.
Thủ tục mua bán đất doanh nghiệp tại Thanh Hóa.
Việc mua bán đất doanh nghiệp tại Thanh Hóa được thực hiện theo những bước sau:
Bước thứ nhất: Công chứng hợp đồng mua bán đất Doanh nghiệp.
Hai bên bán và mua đất cùng tới quan công chứng lập hợp đồng chuyển nhượng đất của Doanh nghiệp.
Bước thứ hai: Kê khai nghĩa vụ tài chính.
Theo thỏa thuận của các Bên, Doanh nghiệp phải đến cơ quan thuế thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định.
Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày lập hợp đồng, các bên phải kê khai nộp thuế nếu quá thời hạn trên sẽ bị phạt theo quy định của nhà nước.
Hồ sơ thực hiện bao gồm:
Tờ khai lệ phí trước bạ ;
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân ;
Hợp đồng công chứng đã lập;
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ), quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất (01 bản sao có chứng thực của cơ quan có thẩm quyền)
Trong vòng 10 ngày sau khi có thông báo thì người nộp thuế phải nộp tiền vào ngân sách nhà nước.
Bước thứ ba: Tiến hành đăng ký chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Hồ sơ bao gồm:
Đơn đề nghị đăng ký biến động;
Hợp đồng chuyển nhượng;
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ), quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất (bản gốc)
Giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước (bản gốc)
Sau khi nộp đầy đủ hồ sơ hợp lệ, theo thời hạn trong giấy biên nhận, bạn nộp lệ phí và nhận kết quả.
Đối với dịch vụ mua bán đất doanh nghiệp tại Thanh Hóa, Blue cung cấp các công việc sau:
Tư vấn miễn phí các quy định pháp lý về việc mua bán đất của doanh nghiệp.
Tư vấn miễn phí điều kiện mua bán đất doanh nghiệp.
Tư vấn miễn phí phương thức mua bán đất doanh nghiệp.
Tư vấn phương án mua bán đất doanh nghiệp phù hợp với nhu cầu thực tế của doanh nghiệp.
Tư vấn, đánh giá tình trạng pháp lý, hồ sơ pháp lý của bên mua bán đất doanh nghiệp
Tư vấn và đánh giá, dữ liệu các vấn đề pháp lý phát sinh trong hoạt mua bán đất doanh nghiệp.
Tư vấn mua bán đất doanh nghiệp độc lập với pháp nhân công ty hoặc mua bán đất doanh nghiệp gắn liền với chuyển nhượng công ty, chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng cổ phần.
Tư vấn các vấn đề về thuế phát sinh trong giao dịch mua bán đất doanh nghiệp
Tư vấn hình thức thanh toán, thu xếp vốn, kết nối hỗ trợ vốn từ các tổ chức tín dụng, ngân hàng trong giao dịch mua bán đất doanh nghiệp.
Blue đại diện theo bị giấy tờ, soạn thảo hồ sơ và nộp hồ sơ.
Theo dõi và xúc tiến thủ tục mua bán đất doanh nghiệp
Với đội ngũ chuyên viên tư vấn giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm. Tư vấn Blue sẽ cung cấp cho bạn dịch vụ tốt nhất, nhanh nhất và uy tín nhất tại Thanh Hóa. Liên hệ với Văn phòng Blue để được hỗ trợ miễn phí.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Tư Vấn Mua Bán Doanh Nghiệp trên website Hanoisoundstuff.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!