Đề Xuất 3/2023 # Trình Tự Thủ Tục Làm Giấy Phép Bán Lẻ Đối Với Nhà Đầu Tư Nước Ngoài # Top 10 Like | Hanoisoundstuff.com

Đề Xuất 3/2023 # Trình Tự Thủ Tục Làm Giấy Phép Bán Lẻ Đối Với Nhà Đầu Tư Nước Ngoài # Top 10 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Trình Tự Thủ Tục Làm Giấy Phép Bán Lẻ Đối Với Nhà Đầu Tư Nước Ngoài mới nhất trên website Hanoisoundstuff.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Việt Nam có một thị trường bán lẻ hấp dẫn, giàu tiềm năng, thu hút không chỉ các nhà đầu tư trong nước mà còn rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài. Đã có rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài từ Nhật Bản, Thái Lan, Hàn Quốc,… mong muốn được kinh doanh buôn bán lẻ vào thị trường Việt Nam tiềm năng. Tuy nhiên, khi muốn thực hiện hoạt động bán lẻ tại Việt Nam, các nhà đầu tư nước ngoài cần đáp ứng điểu kiện nhất định. Legalzone xin cung cấp tới bạn đọc bài viết nghiên cứu về ” Trình tự thủ tục làm giấy phép bán lẻ với nhà đầu tư nước ngoài” như sau:

Căn cứ pháp lý

Nghị định 09/2018/NĐ-CP.

Điều kiện lập cơ sở bán lẻ

Công ty có vốn đầu tư nước ngoài được phép lập cơ sở bán lẻ khi đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 22 Nghị định 09/2018/NĐ-CP. Cụ thể:

Lập cơ sở bán lẻ thứ nhất

– Có kế hoạch về tài chính để lập cơ sở bán lẻ;

– Không còn nợ thuế quá hạn trong trường hợp đã được thành lập tại Việt Nam từ 01 năm trở lên;

Lập cơ sở bán lẻ ngoài cơ sở bán lẻ thứ nhất

– Trường hợp không phải thực hiện kiểm tra nhu cầu kinh tế:

Đáp ứng các điều kiện như đối với điều kiện lập cơ sở bán lẻ thứ nhất.

– Trường hợp phải thực hiện kiểm tra nhu cầu kinh tế:

+ Đáp ứng các điều kiện như đối với điều kiện lập cơ sở bán lẻ thứ nhất;

+ Đáp ứng tiêu chí Kiểm tra nhu cầu kinh tế.

Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ

Hồ sơ đề nghị được quy định tại Điều 27 Nghị định 09/2018/NĐ-CP, bao gồm:

– Đơn đề nghị cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ (Mẫu số 04 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này).

– Bản giải trình có nội dung:

+ Kế hoạch kinh doanh tại cơ sở bán lẻ: Trình bày kế hoạch kinh doanh và phát triển thị trường; nhu cầu về lao động; đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của kế hoạch kinh doanh;

+ Kế hoạch tài chính cho việc lập cơ sở bán lẻ: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trên cơ sở báo cáo tài chính đã được kiểm toán của năm gần nhất trong trường hợp đã thành lập ở Việt Nam từ 01 năm trở lên; giải trình về vốn, nguồn vốn và phương án huy động vốn; kèm theo tài liệu về tài chính.

– Tài liệu của cơ quan thuế chứng minh không còn nợ thuế quá hạn.

– Bản sao: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án lập cơ sở bán lẻ (nếu có), Giấy phép kinh doanh.

– Bản giải trình các tiêu chí ENT trong trường hợp phải thực hiện ENT.

Trình tự, thủ tục làm giấy phép bán lẻ đối với nhà đầu tư nước ngoài

Đối với các trường hợp phải thực hiện ENT hoặc không phải thực hiện ENT thì thì tục xin cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ đối có sự khác nhau nhất định. Cụ thể:

Đối với trường hợp không phải thực hiện ENT

Theo quy định tại Điều 28 Nghị định 09/2018/NĐ-CP, trình tự, thủ tục thực hiện như sau:

Công ty có vốn đầu tư nước ngoài chuẩn bị hồ sơ bao gồm các giấy tờ theo quy định trên.

Hồ sơ 02 bộ, gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu chính hoặc qua mạng điện tử (nếu đủ điều kiện áp dụng) đến Sở Công thương nơi tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đặt cơ sở bán lẻ.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cơ quan cấp Giấy phép kiểm tra và yêu cầu sửa đổi, bổ sung nếu hồ sơ chưa đủ và hợp lệ.

Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đủ và hợp lệ, Cơ quan cấp Giấy phép kiểm tra việc đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 22 Nghị định này:

– Trường hợp không đáp ứng điều kiện, Cơ quan cấp Giấy phép có văn bản trả lời và nêu rõ lý do;

– Trường hợp đáp ứng điều kiện, Cơ quan cấp Giấy phép gửi hồ sơ kèm văn bản lấy ý kiến Bộ Công Thương theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 8 Nghị định này (Mẫu số 09 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này).

Bước 4:

Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Công Thương căn cứ vào nội dung tương ứng quy định tại Điều 25 Nghị định này để có văn bản chấp thuận cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ; trường hợp từ chối phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do (Mẫu số 10 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này).

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản chấp thuận của Bộ Công Thương, Cơ quan cấp Giấy phép cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ. Trường hợp Bộ Công Thương từ chối, Cơ quan cấp Giấy phép phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

Đối với trường hợp phải thực hiện ENT

Theo quy định tại Điều 29 Nghị định 09/2018/NĐ-CP, trình tự, thủ tục thực hiện như sau:

Công ty có vốn đầu tư nước ngoài chuẩn bị hồ sơ theo quy định trên.

Hồ sơ 02 bộ gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu chính hoặc qua mạng điện tử (nếu đủ điều kiện áp dụng) đến Sở Công thương nơi tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đặt cơ sở bán lẻ.

Bước 2:

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cơ quan cấp Giấy phép kiểm tra và yêu cầu sửa đổi, bổ sung nếu hồ sơ chưa đủ và hợp lệ.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đủ và hợp lệ, Cơ quan cấp Giấy phép kiểm tra việc đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 22 Nghị định này:

– Trường hợp không đáp ứng điều kiện, Cơ quan cấp Giấy phép có văn bản trả lời và nêu rõ lý do;

– Trường hợp đáp ứng điều kiện, Cơ quan cấp Giấy phép đề xuất thành lập Hội đồng ENT theo quy định tại khoản 1 và 2 Điều 24 Nghị định này.

Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị thành lập Hội đồng ENT, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập Hội đồng ENT.

Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày thành lập, Hội đồng ENT đánh giá các tiêu chí ENT quy định tại khoản 2 Điều 23 Nghị định này để Chủ tịch Hội đồng ENT có văn bản kết luận đề xuất.

Bước 6:

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản kết luận đề xuất của Chủ tịch Hội đồng ENT:

– Trường hợp văn bản kết luận đề xuất không cấp phép, Cơ quan cấp Giấy phép có văn bản trả lời và nêu rõ lý do;

– Trường hợp văn bản kết luận đề xuất cấp phép, Cơ quan cấp Giấy phép gửi hồ sơ kèm văn bản lấy ý kiến Bộ Công Thương theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 8 Nghị định này (Mẫu số 09 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này).

Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Công Thương căn cứ vào nội dung tương ứng quy định tại Điều 25 Nghị định này để có văn bản chấp thuận cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ; trường hợp từ chối phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do (Mẫu số 10 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này).

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản chấp thuận của Bộ Công Thương, Cơ quan cấp Giấy phép cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ. Trường hợp Bộ Công Thương từ chối, Cơ quan cấp Giấy phép phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

Thủ Tục Mua Nhà Đối Với Người Nước Ngoài Tại Việt Nam

Theo Luật Nhà ở (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua ngày 25/11/2014 và chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2015, người Việt Nam định cư ở nước ngoài và người nước ngoài, chính thức được quyền sở hữu nhà tại Việt Nam. Vậy thủ tục để đối tượng này mua được nhà cần những gì?

1. Không bắt buộc phải có đăng ký tạm trú hoặc đăng ký thường trú tại nơi có nhà ở được giao dịch.

2. Theo quy định tại Luật Nhà ở 2014, điều kiện để tham gia giao dịch mua bán nhà ở là: cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài phải có đủ năng lực hành vi dân sự để thực hiện giao dịch về nhà ở theo quy định của pháp luật Việt Nam, phải thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định của Luật Nhà ở và không bắt buộc phải có đăng ký tạm trú hoặc đăng ký thường trú tại nơi có nhà ở được giao dịch.

3. Bên mua, thuê, thuê mua nhà ở, bên nhận chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại, nhận đổi, nhận tặng cho, nhận thừa kế, nhận thế chấp, nhận góp vốn, được ủy quyền quản lý nhà ở là tổ chức thì phải có tư cách pháp nhân và không phụ thuộc vào nơi đăng ký kinh doanh, nơi thành lập; phải thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định; nếu tổ chức được ủy quyền quản lý nhà ở thì phải có chức năng kinh doanh dịch vụ bất động sản và đang hoạt động tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản.

Thủ tục mua nhà đối với người nước ngoài tại việt nam

Hợp đồng mua bán nhà ở

1. Hợp đồng về nhà ở do các bên thỏa thuận và phải được lập thành văn bản bao gồm các nội dung sau đây:

Họ và tên của cá nhân, tên của tổ chức và địa chỉ của các bên;

Mô tả đặc điểm của nhà ở giao dịch và đặc điểm của thửa đất ở gắn với nhà ở đó. Đối với hợp đồng mua bán, hợp đồng thuê mua căn hộ chung cư thì các bên phải ghi rõ phần sở hữu chung, sử dụng chung; diện tích sử dụng thuộc quyền sở hữu riêng; diện tích sàn xây dựng căn hộ; mục đích sử dụng của phần sở hữu chung, sử dụng chung trong nhà chung cư theo đúng mục đích thiết kế đã được phê duyệt ban đầu;

Giá trị góp vốn, giá giao dịch nhà ở nếu hợp đồng có thỏa thuận về giá; trường hợp mua bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở mà Nhà nước có quy định về giá thì các bên phải thực hiện theo quy định đó;

Thời hạn và phương thức thanh toán tiền nếu là trường hợp mua bán, cho thuê, cho thuê mua, chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở;

Thời gian giao nhận nhà ở; thời gian bảo hành nhà ở nếu là mua, thuê mua nhà ở được đầu tư xây dựng mới; thời hạn cho thuê, cho thuê mua, thế chấp, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở; thời hạn góp vốn;

Quyền và nghĩa vụ của các bên;

Cam kết của các bên;

Các thỏa thuận khác;

Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng;

Ngày, tháng, năm ký kết hợp đồng; chữ ký và ghi rõ họ, tên của các bên, nếu là tổ chức thì phải đóng dấu (nếu có) và ghi rõ chức vụ của người ký.

2. Trình tự, thủ tục chuyển nhượng, nội dung và mẫu văn bản chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở được thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Xây dựng; bên chuyển nhượng hợp đồng phải nộp thuế, lệ phí theo quy định của pháp luật về thuế, lệ phí.

3. Giá mua bán nhà ở, giá chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở do các bên thỏa thuận và được ghi rõ trong hợp đồng mua bán nhà ở, văn bản chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở; trường hợp Nhà nước có quy định về giá mua bán nhà ở thì các bên phải thực hiện theo quy định đó.

Hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu

1. Hồ sơ và thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở cho tổ chức, cá nhân nước ngoài sở hữu nhà ở tại Việt nam:

Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở bằng tiếng Việt và Tiếng Anh theo mẫu quy định.

Giấy tờ hợp lệ về quyền sở hữu nhà ở của bên bán

2. Đối với trường hợp mua căn hộ chung cư trong dự án phát triển nhà ở thương mại của doanh nghiệp kinh doanh bất động sản (bao gồm cả trường hợp mua căn hộ hình thành trong tương lai và mua căn hộ có sẵn) thì phải có quyết định phê duyệt dự án phát triển nhà ở thương mại của cơ quan có thẩm quyền; hợp đồng thuê đất hoặc quyết định giao đất hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cấp cho doanh nghiệp; Bản vẽ sơ đồ mặt bằng căn hộ; biên bản bàn giao căn hộ.

3. Đối với trường hợp mua, nhận thừa kế, nhận tặng cho căn hộ chung cư trong dự án phát triển nhà ở thương mại của cá nhân phải có giấy tờ chứng nhận hợp lệ theo quy định.

Bản chính Hợp đồng mua bán, tặng cho nhà ở hoặc giấy tờ về thừa kế nhà ở theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Bản sao có chứng thực hộ chiếu nước ngoài;

Biên lai nộp thuế, lệ phí trước bạ theo quy định của pháp luật…

4. Quy định mở rộng quyền mua nhà của người nước ngoài ở Việt Nam được cho là sẽ có cơ hội thúc đẩy nguồn ngoại hối chảy vào Việt Nam, tạo cơ hội kinh doanh và đẩy mạnh sự phát triển của thị trường bất động sản Việt Nam.

Theo Đ.Liên Pháp Luật TPHCM – Cafef.vn

Mẫu Đơn Đề Nghị Cấp Giấy Phép Xây Dựng Đối Với Nhà Ở Riêng Lẻ

Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng? Xin tổng đài cho tôi xin mẫu đơn cấp giấy phép xây dựng đối với nhà ở riêng lẻ tại đô thị. Đối với mẫu đơn đó thì tôi cần ghi nhận những nội dung nào?

Thứ nhất về nội dung cần đảm bảo trong đơn

Căn cứ theo quy định tại Điều 90 Luật Xây dựng năm 2014 thì đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với nhà ở riêng lẻ tại khu vực đô thị cần đảm bảo các nội dung sau:

+ Tên công trình thuộc dự án;

+ Tên và địa chỉ của chủ đầu tư;

+ Địa điểm, vị trí xây dựng công trình; tuyến xây dựng công trình đối với công trình theo tuyến;

+ Loại, cấp công trình xây dựng;

+ Cốt xây dựng công trình;

+ Chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng;

+ Mật độ xây dựng (nếu có);

+ Hệ số sử dụng đất (nếu có);

+ Tổng diện tích xây dựng;

+ Diện tích xây dựng tầng 1 (tầng trệt);

+ Số tầng ( bao gồm cả tầng hầm, tầng áp mái, tầng kỹ thuật, tum);

+ Chiều cao tối đa toàn công trình;

+ Thời hạn khởi công công trình (không quá 12 tháng kể từ ngày được cấp giấy phép xây dựng).

Thứ hai về mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng

Bạn có thể tham khảo mẫu đơn đề nghị tại Phụ lục I của Thông tư số: 15/2016/TT-BXD:

Tổng đài tư vấn đất đai trực tuyến 24/7: 19006172

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP XÂY DỰNG

Kính gửi: …………………………………

– Tên chủ đầu tư (tên chủ hộ): …………………………………………………………………..

– Người đại diện: …………………………………… Chức vụ (nếu có): ………………………

– Địa chỉ liên hệ: …………………………………………………………………………………..

– Số nhà: ………………… Đường/phố ………………. Phường/xã …………………………

– Quận/huyện Tỉnh/thành phố: ………………………………………………………………….

– Số điện thoại: …………………………………………………………………………………..

– Địa Điểm xây dựng: ……………………………………………………………………………..

– Tại số nhà: ………………………. Đường/phố ………………………

– Phường/xã ………………………………….. Quận/huyện …………………………………..

– Tỉnh, thành phố: …………………………………………………………………………………

– Loại công trình: ………………………………….. Cấp công trình: ……………………………

– Tổng diện tích sàn: …………m 2 (ghi rõ diện tích sàn các tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng kỹ thuật, tầng lửng, tum).

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo bài viết sau:

Thủ tục xin gia hạn giấy phép xây dựng

Xin thay đổi một phần giấy phép xây dựng

Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì vướng mắc bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tổng đài tư vấn.

Thủ Tục Chuyển Tiền Ra Nước Ngoài Để Đầu Tư Mới Cập Nhật

Căn cứ theo quy định tại Điều 53, Điều 64, Điều 63 Luật Đầu tư năm 2014 và Điều 4 Nghị định 83/2015/NĐ-CP, việc chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài được quy định:

Nhà đầu tư phải tự chịu trách nhiệm góp vốn, huy động nguồn vốn để thực hiện các hoạt động trong đầu tư ra nước ngoài. Khi nhà đầu tư vay vốn và chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài bằng ngoại tệ thì phải tuân theo điều kiện cũng như thủ tục về ngoại hối, ngân hàng, tổ chức tín dụng.

Đồng Việt Nam

Ngoại tệ

Vật chất, tài sản hữu hình (Máy móc, thiết bị, nguyên liệu,…)

Giá trị quyền sở hữu trí tuệ, thương hiệu, bí quyết kỹ thuật,….

Các tài sản hợp pháp khác

Lưu ý: Khi chuyển vốn bằng ngoại tệ ra nước ngoài thì hạn mức chuyển được quy định không vượt quá 5% tổng số vốn đầu tư ra nước ngoài, không quá 300.000 đô la Mỹ và được tính vào tổng số đầu tư ra nước ngoài.

Mỗi cách thức chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài đều có những đặc điểm nhất định phù hợp với nguồn vốn đầu tư. Quý khách có thể liên hệ tới Hotline: 0763.387.788 – Email: luatvn.vn02@gmail.com để tìm hiểu chi tiết về mỗi hình thức chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài.

Điều kiện và cách thức chuyển tiền ra nước ngoài để đầu tư

Việc làm thủ tục chuyển tiền ra nước ngoài để đầu tư giúp nhà đầu tư thực hiện các giao dịch thu, chi trong hoạt động đầu tư ra nước ngoài một cách hợp pháp. Khi đó, nếu chuyển ngoại tệ ra nước ngoài thì phải mở một tài khoản vốn đầu tư bằng 01 ngoại tệ phù hợp tại một tổ chức tín dụng được phép và đăng ký giao dịch ngoại hối theo quy định. Nếu chuyển đồng Việt Nam ra nước ngoài thì mở và sử dụng song song 2 tài khoản vốn đầu tư là tài khoản đồng Việt Nam và tài khoản ngoại tệ.

Nếu muốn chuyển tiền vốn ra nước ngoài để thực hiện hoạt động góp vốn, mua cổ phần, mở công ty ,…, các nhà đầu tư phải tuân thủ theo các điều kiện trong quy định của pháp luật nhà nước Việt Nam. Cụ thể đó là:

Đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài

Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước tiếp nhận đầu tư chấp thuận về hoạt động đầu tư hoặc tài liệu chứng minh quyền hoạt động đầu tư

Chuyển tiền ra nước ngoài để đầu tư thông qua một tài khoản vốn mở tại tổ chức tín dụng được phép tại Việt Nam và đăng ký tại Ngân hàng nhà nước Việt Nam

Có tài khoản vốn đầu tư ra nước ngoài riêng. Tài khoản này được mở tại một tổ chức tín dụng được phép tại Việt Nam và đăng ký với Ngân hàng nhà nước Việt Nam.

Tuân theo quy định về quản lý ngoại hối, xuất khẩu, chuyển giao công nghệ (nếu có),…

Thủ tục chuyển tiền ra nước ngoài để đầu tư

Để đăng ký chuyển tiền ra nước ngoài để đầu tư, nhà đầu tư cần chuẩn bị hồ sơ để nộp tại Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố (nơi có trụ sở chính của tổ chức đầu tư hoặc nơi đăng ký thường trú của cá nhân đầu tư). Trong hồ sơ gồm có:

Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài

Giấy chứng nhận đầu tư tại nước ngoài được nước tiếp nhận đầu tư cấp (Bản sao tiếng nước ngoài và bản dịch tiếng Việt)

Văn bản xác nhận của tổ chức tín dụng được phép về việc mở tài khoản vốn đầu tư trong đó nêu rõ số tài khoản, loại ngoại tệ

Văn bản xác nhận của tổ chức tín dụng được phép về số tiền nhà đầu tư đã chuyển ra nước ngoài trước khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài (nếu đã chuyển tiền đầu tư trước khi xin giấy chứng nhận đăng ký đầu tư)

Văn bản giải trình về nhu cầu chuyển tiền đầu tư ra nước ngoài bằng đồng Việt Nam

Sau khi tiếp nhận hồ sơ, nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Ngân hàng Nhà nước có văn bản yêu cầu sửa đổi, bổ sung. Nếu hồ sơ hợp lệ, Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm xác nhận hoặc từ chối xác nhận đăng ký giao dịch ngoại hối trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ và hợp lệ. Trường hợp Ngân hàng Nhà nước từ chối xác nhận đăng ký giao dịch ngoại hối sẽ có văn bản thông báo nêu rõ lý do gửi cho người làm thủ tục chuyển tiền ra nước ngoài để đầu tư.

Tư vấn của chúng tôi về việc chuyển tiền ra nước ngoài để đầu tư

Chia sẻ quy trình làm thủ tục chuyển tiền ra nước ngoài để đầu tư

Xem xét giấy tờ pháp lý, thông tin khách hàng cung cấp để làm căn cứ soạn thảo hồ sơ đăng ký chuyển tiền đầu tư ra nước ngoài

Đại diện ủy quyền của khách hàng để nộp hồ sơ và thực hiện các thủ tục pháp lý

Hỗ trợ các vấn đề pháp lý trong quá trình hoạt động của nhà đầu tư tại Việt Nam

Bạn đang đọc nội dung bài viết Trình Tự Thủ Tục Làm Giấy Phép Bán Lẻ Đối Với Nhà Đầu Tư Nước Ngoài trên website Hanoisoundstuff.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!