Top 13 # Xem Nhiều Nhất Xin Mẫu Đơn Xin Nghỉ Thai Sản Mới Nhất 5/2023 # Top Like | Hanoisoundstuff.com

Mẫu Đơn Xin Nghỉ Thai Sản, Đơn Xin Nghỉ Làm Hưởng Chế Độ Thai Sản

Mẫu đơn xin nghỉ thai sản? Mẫu đơn xin nghỉ làm hưởng chế độ thai sản? Vấn đề bảo đảm việc làm cho lao động nữ nghỉ thai sản? Thời hạn nghỉ thai sản trước khi sinh? Lao động nghỉ thai sản, doanh nghiệp có phải trả lương? Giảm lương của lao động sau khi nghỉ thai sản đúng không?

Công ty luật Dương Gia xin gửi đến bạn Mẫu đơn xin nghỉ thai sản, đơn xin nghỉ làm hưởng chế độ thai sản. Để được tư vấn rõ hơn về biểu mẫu này hoặc có bất cứ vấn đề pháp luật gì cần được tư vấn, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline: để được tư vấn – hỗ trợ!

Theo như số liệu về dân số năm 2017 thì Việt Nam chúng ta đón khoảng 1.563.911 trẻ em được sinh ra. Với con số như vậy cũng tương đương hơn 500.000 bà mẹ mang thai vào năm này. Mỗi người mẹ lại làm những ngành nghề khác nhau, ở những vị trí công việc khác nhau nên khi mang thai có mẹ sẽ được hưởng chế độ thai sản nếu đáp ứng được số tháng đóng bảo hiểm xã hội nhưng cũng có một số thai phụ vì tính chất công việc lúc đó không đảm bảo được số tháng đóng bảo hiểm luật định thì lại không được hưởng chế độ này.

Luật quy định thời gian nghỉ thai sản là 06 tháng, trước và sau khi sinh. Như vậy, để đảm bảo trật tự quản lý công ty và đi đúng tiến độ công việc thì trước khi nghỉ thai sản, người lao động nữ mang thai phải tiến hành viết đơn xin nghỉ thai sản hoặc đơn xin nghỉ hưởng chế độ thai sản. Vậy hai mẫu đơn này khác nhau chỗ nào, đối tượng nào được áp dụng trong từng trường hơn, cách trình bày đơn ra sao sẽ được Luật Dương Gia giải đáp dưới bài viết sau đây:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

…, ngày…tháng…năm…

Số CMND/CCCD:… Ngày cấp:…

Chức vụ:… Vị trí công tác…

Nơi đăng ký thường trú:..

Chỗ ở hiện tại:…

Hiện nay, tôi đang mang thai tại thai kì…Để đảm bảo được sức khỏe cho tôi và chuẩn bị tốt nhất cho quá trình sinh nay. Nay tôi viết đơn này để mong ban giám đốc cho tôi nghỉ thai sản theo quy định của pháp luật.

Thời gian xin nghỉ từ… đến…

Tôi cam kết sẽ đi làm lại đúng thời gian quy định để đảm bảo tiến độ công việc.

Mong Ban giám đốc xem xét và chấp nhận yêu cầu này của tôi.

Tôi xin chân thành cảm ơn.

Người viết đơn Phê duyệt của ban lãnh đạo

(Ký, ghi rõ họ tên)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

…, ngày…tháng…năm…

Ngày tháng năm sinh:…

Số CMND/CCCD:… Ngày cấp:…

Chức vụ:… Vị trí công tác…

Nơi đăng ký thường trú:…

Chỗ ở hiện tại:…

Hiện tôi đang mang thai tại thai kì thứ…Để đảm bảo sức khỏe và chuản bị tốt nhất cho quá trình sinh con. Nay tôi viết đơn này để đề nghỉ nghỉ làm có hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

Tôi đã bàn giao lại công việc cho … tại vị trí…

Thời gian sinh nghỉ từ…đến…

Tôi cam kết sẽ đi làm lại đúng thời gian quy định để đảm bảo tiến độ công việc.

Mong Ban giám đốc và phòng nhân sự xem xét và hỗ trợ cho tôi.

Tôi xin chân thành cảm ơn.

Người viết đơn Phê duyệt của ban lãnh đạo

– Cách viết đơn xin nghỉ thai sản

Trước khi viết đơn xin nghỉ thai sản, người lao động nữ mang thai cần lưu ý những vấn đề sau:

– Tính số tháng bảo hiểm xã hội bắt buộc đóng được trong vòng một năm trước ngày dự tính sinh để xét mình có được hưởng chế độ thai sản hay không?

( Ví dụ: thai phụ dự tính sinh vào tháng 10/2019, thì kiểm tra từ 10/2018-10/2019 đóng được bao nhiêu tháng đóng bảo hiểm xã hội)

– Thông thường, phải đủ từ 6 tháng trở lên trong vòng 12 tháng trước khi sinh thì người lao động nữ sẽ được hưởng chế độ thai sản. Ngoại lệ, đóng đủ 3 tháng trở lên trong vòng 12 tháng trước khi sinh khi có yêu cầu dưỡng thai của bác sĩ, cơ quan y tế có thẩm quyền.

+ Phần kính gửi: gửi cấp trên quản lý nơi mình làm việc;

+ Thông tin cá nhân: tên, số chứng minh nhân dân/căn cước công dân, địa chỉ nơi ở, vị trí, chức vụ bản thân đang phụ trách;

+ Trình bày về nguyện vọng xin nghỉ làm để đảm bảo sức khỏe và tinh thần trước khi sinh con.

+ Nếu được hưởng chế độ thai sản thì cần ghi rõ là đã đóng được bao nhiêu tháng, lưu ý cho phòng nhân sự biết trước để chuẩn bị hồ sơ cho người lao động;

+ Ký, ghi rõ họ và tên.

Trường hợp của tôi như sau, rất mong nhận được sự tư vấn của luật sư: Tôi nghỉ chế độ sai thản 6 tháng theo đúng quy định của Bộ luật lao động 2012. Sau đó, tôi đi làm thì được công ty bố trí một công việc khác với cùng mức lương như lúc tôi nghỉ thai sản. Vậy tôi muốn hỏi công ty làm như vậy có đúng theo quy định của pháp luật không? Xin chân thành cảm ơn!

Theo quy định tại Điều 158 Bộ luật lao đông quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động khi lao động nữ nghỉ thai sản quay trở lại làm việc theo đúng quy định như sau:

Điều 158. Bảo đảm việc làm cho lao động nữ nghỉ thai sản

Lao động nữ được bảo đảm việc làm cũ khi trở lại làm việc sau khi nghỉ hết thời gian theo quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 157 của Bộ luật này; trường hợp việc làm cũ không còn thì người sử dụng lao động phải bố trí việc làm khác cho họ với mức lương không thấp hơn mức lương trước khi nghỉ thai sản.

Như vậy, pháp luật quy định khi người lao động trở lại làm việc khi hết thời gian nghỉ thai sản thì người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm việc làm cũ cho người lao động nữ. Tuy nhiên, trong trường hợp việc làm cũ không còn nữa thì người sử dụn lao động phải bố trí việc làm khác cho lao động nữ với điều kiện đó là mức lương không thấp hơn mức lương trước khi nghỉ thai sản.

Chào luật sư, tôi có một câu hỏi mong luật sư giải đáp. Tôi đang mang thai, tôi muốn hỏi trước khi sinh bao lâu thì được phép nghỉ?

Căn cứ vào Điều 157 BLLĐ 2012 quy định về việc nghỉ thai sản như sau:

“1. Lao động nữ được nghỉ trước và sau khi sinh con là 6 tháng …. Thời gian nghỉ trước khi sinh tối đa không quá 2 tháng.

2. Trong thời gian nghỉ thai sản lao động nữ được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội”.

Điều 28 Luật BHXH quy định điều kiện hưởng chế độ thai sản:

1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Lao động nữ mang thai;

b) Lao động nữ sinh con;

c) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới bốn tháng tuổi;

d) Người lao động đặt vòng tránh thai, thực hiện các biện pháp triệt sản.

2. Người lao động quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ sáu tháng trở lên trong thời gian mười hai tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

Như vậy, theo các quy định trên thì thời gian nghỉ trước khi sinh tối đa không quá 2 tháng.

Chào luật sư! Doanh nghiệp của tôi có một trường hợp lao động bị thai 5 tháng chết lưu. Vậy thưa Luật sư, trường hợp này người lao động đó có được hưởng chế độ thai sản không? Và phía doanh nghiệp của tôi có phải trả lương cho người lao động không ạ? Mong sớm nhận được phản hồi từ phía Luật sư! Xin cám ơn Luật sư!

Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 28, Luật Bảo hiểm xã hội 2006 thì người lao động nữ mang thai sẽ được hưởng chế độ thai sản. Như vậy, trong trường hợp này người lao động có thai chết lưu tại doanh nghiệp của bạn đương nhiên được hưởng chế độ thai sản.

Theo đó, theo quy định tại Điều 30, Luật Bảo hiểm xã hội 2006 thì người lao động nữ đó sẽ được nghỉ 40 ngày làm việc (tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần) nếu thai từ ba tháng đến dưới sáu tháng.

Mặt khác, theo quy định tại khoản 1 Điều 35, Luật Bảo hiểm xã hội 2006 thì mức hưởng chế độ thai sản là 100% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội của sáu tháng liền kề trước khi nghỉ việc.

Ngoài ra, theo quy định tại khoản 2 Điều 157, Bộ luật Lao động 2012 thì khi người lao động nữ nghỉ thai sản thì người đó sẽ được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, tức là người lao động nữ sẽ được hưởng trợ cấp trong thời gian nghỉ thai sản từ Quỹ Bảo hiểm xã hội mà phía doanh nghiệp của bạn không có nghĩa vụ trả lương cho người lao động trong thời gian nghỉ thai sản.

Chào công ty luật Dương Gia, mình có điều muốn hỏi: mình nghỉ thai sản và quay trở lại làm vào tháng 11/2016. Tuy nhiên đến tháng 1 năm 2017, do hoàn cảnh công ty khó khăn nên điều chỉnh toàn bộ lương của nhân viên xuống (kể cả giám đốc). Nhưng mình có người bạn nói lại là trong luật lao động có quy định không được giảm lương của người vừa quay trở lại làm sau khi nghỉ sinh. Mà ít nhất phải sau 1 năm. Điều này có đúng không ạ? Mình cảm ơn!

– Trường hợp công ty bạn lấy lý do hoàn cảnh công ty khó khăn nên điều chỉnh toàn bộ lương của nhân viên xuống phải tiến hành phải tiến hành sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động. Tại Điều 35 Bộ luật lao động năm 2012 quy định về việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động như sau:

“Điều 35. Sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động

1. Trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động, nếu bên nào có yêu cầu sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động thì phải báo cho bên kia biết trước ít nhất 3 ngày làm việc về những nội dung cần sửa đổi, bổ sung.

2. Trong trường hợp hai bên thỏa thuận được thì việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động được tiến hành bằng việc ký kết hoặc giao kết hợp đồng lao động mới”.

3. Trong trường hợp hai bên không thoả thuận được việc sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động thì tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết.

– Điều 158 Bộ luật lao động năm 2012 quy định về bảo đảm việc làm cho lao động nữ nghỉ thai sản như sau:

“Điều 158. Bảo đảm việc làm cho lao động nữ nghỉ thai sản

Lao động nữ được bảo đảm việc làm cũ khi trở lại làm việc sau khi nghỉ hết thời gian theo quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 157 của Bộ luật này; trường hợp việc làm cũ không còn thì người sử dụng lao động phải bố trí việc làm khác cho họ với mức lương không thấp hơn mức lương trước khi nghỉ thai sản”.

Như vậy, đối chiếu với trường hợp của bạn, công ty vẫn được giảm lương nếu như được sự đồng ý của bạn cũng như nhân viên trong công ty. Trường hợp đối với lao động nữ nghỉ thai sản sau khi trở lại công ty làm việc, trong trường hợp việc làm cũ không còn thì người sử dụng lao động phải bố trí việc làm khác cho họ với mức lương không thấp hơn mức lương trước khi nghỉ thai sản.

Bài viết được thực hiện bởi Luật gia Vương Lâm Oanh

Đơn Xin Nghỉ Thai Sản Mẫu Đơn Xin Nghỉ Chế Độ Thai Sản Mới Nhất 2022

Giới thiệu

Download Đơn xin nghỉ thai sản mới nhất 2016

Mẫu đơn xin nghỉ thai sản mới năm 2016 nhất dành cho các bà mẹ đang mang thai sắp đến kỳ sinh nở, muốn chuẩn bị cho các thủ tục nghỉ sinh được hoàn thiện trước kỳ nghỉ dài để chăm sóc cho bé. Bạn muốn nghỉ việc nhưng vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định của nhà nước? Dưới đây, down.vn xin giới thiệu mẫu Đơn xin nghỉ việc hưởng chế độ thai sản mới nhất để bạn tham khảo.

ĐƠN XIN NGHỈ VIỆC HƯỞNG CHẾ ĐỘ THAI SẢN

Kính gửi:…………………………………………………………

Tên tôi là:………………………………. Sinh ngày…………………………………………………..

Chức vụ:………………………………………… Vị trí công tác:……………………………………..

Số CMTND:……………… Ngày cấp……………… Nơi cấp……………………………………………………

Địa chỉ hiện tại:………………………………………………………………………………………………………..

Hiện nay bản thân tôi đang mang thai gần đến ngày sinh con. Để đảm bảo sứa khỏe, tôi xin phép Ban Giám đốc Công ty cho tôi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của Nhà nước.

Thời gian xin nghỉ từ ngày…../…./20…..đến ngày……/…../20…..

Khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản, tôi sẽ bàn giao công việc lại cho……………hiện đang công tác tại……

Hết thời gian nghỉ thai sản, tôi hứa sẽ trở lại làm việc và chấp hành đúng mọi quy định của công ty.

Kính mong Ban Giám đốc xem xét và tạo điều kiện giúp đỡ.

Xin chân thành cảm ơn!

Download file biểu mẫu để biết thêm chi tiết

Hướng dẫn

Điểm mới trong chế độ thai sản 2017

1. Cha được nghỉ chế độ thai sản

Lao động nam đang đóng Bảo hiểm xã hội khi vợ sinh con cũng được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 5 đến 14 ngày.Lao động nam được nghỉ 5 ngày làm việc nếu vợ sinh con. Nếu khi vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi được nghỉ 7 ngày làm việc.

Trường hợp vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc, từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 3 ngày làm việc. Trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc.

Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản này được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con.

2. Chế độ thai sản cho người mang thai hộ

Trước Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, luật chưa có quy định chế độ thai sản cho người mang thai hộ nhưng từ 1-1-2016 khi Luật Bảo hiểm xã hội mới có hiệu lực thì chính sách này bắt đầu được áp dụng.

Người mang thai hộ được hưởng chế độ thai sản về khám thai, sẩy thai, nạo hút, thai chết lưu, chế độ sinh con… từ thời điểm mang thai cho đến thời điểm giao đứa trẻ cho người mẹ nhờ mang thai hộ nhưng không vượt quá 6 tháng.

Trong trường hợp kể từ ngày sinh đến thời điểm giao đứa trẻ mà thời gian hưởng chế độ thai sản chưa đủ 60 ngày thì người mang thai hộ vẫn được hưởng chế độ thai sản cho đến khi đủ 60 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.Người mẹ nhờ mang thai hộ cũng được hưởng chế độ thai sản từ thời điểm nhận con cho đến khi con đủ 6 tháng tuổi.

3. Chế độ thai sản sau sinh mà mẹ chết hoặc con chết

Thời gian hưởng chế độ nếu sau khi sinh con mà con chết được quy định là 4 tháng tính từ ngày sinh con nếu con dưới 2 tháng tuổi hoặc 2 tháng tính từ ngày con chết nếu con từ 2 tháng tuổi trở lên.

Về thời gian hưởng chế độ nếu sau khi sinh con mà mẹ chết, trước đây luật quy định thời gian hưởng là cho đến khi con đủ 4 tháng tuổi. Luật Bảo hiểm xã hội mới quy định thời gian hưởng chế độ thai sản trong trường hợp này là thời gian nghỉ thai sản còn lại của người mẹ.

Trường hợp mẹ không đủ điều kiện được hưởng chế độ thai sản khi sinh con thì cha, người trực tiếp nuôi dưỡng được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi con đủ 6 tháng tuổi.

Nếu cha, người trực tiếp nuôi không nghỉ việc thì ngoài tiền lương còn được hưởng chế độ thai sản với thời gian còn lại của mẹ theo quy định.

Trường hợp chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội mà mẹ chết sau khi sinh con hoặc gặp rủi ro sau khi sinh mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con theo xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì cha được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 6 tháng tuổi.

4. Dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau thai sản

Chế độ thai sản 2016 quy định thời gian hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sau thai sản là từ 5-10 ngày trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc (thay vì trong 1 năm như trước đây). Trường hợp người lao động có thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ cuối năm trước chuyển tiếp sang đầu năm sau thì thời gian nghỉ đó được tính cho năm trước.

Mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản một ngày được quy định chung là bằng 30% mức lương cơ sở. Trước đó, tỷ lệ này trong quy định cũ là 25% lương cơ sở nếu nghĩ dưỡng sức, phục hồi tại gia đình, 40% mức lương cơ sở nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi tại cơ sở tập trung.

5. Đi làm trước hạn

Quy định mới về đi làm trước hạn nâng thời gian sau khi sinh con từ đủ 60 ngày trở lên tăng lên ít nhất 4 tháng. Luật mới quy định người nghỉ thai sản phải báo trước và được người sử dụng lao động đồng ý.

Ngoài tiền lương của những ngày làm việc, lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con vẫn được hưởng chế độ thai sản cho đến khi đủ 6 tháng. Chế độ thai sản 2016 có nhiều điểm đổi mới

6. Chế độ thai sản khi sẩy thai, nạo hút thai hoặc thai chết lưu

Trong trường hợp sẩy thai, nạo hút thai hoặc thai chết lưu, lao động nữ được nghỉ 10 ngày nếu thai dưới 5 tuần tuổi, nghỉ 20 ngày nếu thai từ 5 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi, nghỉ 40 ngày nếu thai từ 13 tuần tuổi đến dưới 25 tuần tuổi và nghỉ 50 ngày nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên.

7. Chế độ thai sản khi nhận con nuôi

Thời gian nghỉ thai sản khi nhận con nuôi được điều chỉnh, con đủ 4 tháng tuổi trở lên cho đến khi con đủ 6 tháng tuổi. Trường hợp cả cha và mẹ cùng tham gia bảo hiểm xã hội đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản quy định thì chỉ cha hoặc mẹ được nghỉ việc hưởng chế độ.

8. Điều kiện hưởng chế độ thai sản

Trường hợp lao động nữ sinh con, mang thai hộ, nhờ mang thai hộ, nhận nuôi con nuôi thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong vòng 12 tháng trước khi sinh con hay nhận nuôi con nuôi thì được hưởng chế độ thai sản.

Lao động nữ sinh con đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám chữa bệnh thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 3 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con mới được hưởng chế độ thai sản.

Lao động đủ điều kiện mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước khi sinh con, nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định.

Luật Bảo hiểm xã hội còn bổ sung trường hợp chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội thì khi vợ sinh con, cha được trợ cấp một lần bằng 2 tháng lương cơ sở cho mỗi con.

Đơn Xin Nghỉ Thai Sản Là Gì? Cách Viết Đơn Xin Nghỉ Thai Sản Như Thế Nào?

Trong cuộc sống của mỗi người phụ nữ, ai rồi cũng phải lớn lên, lập gia đình, và sinh con. Căn cứ khoản 1 Điều 34 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định ” Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng”. Và trong giai đoạn này người lao động cần chuẩn bị cho mình đơn xin nghỉ thai sản để nộp lên công ty trước khi nghỉ sinh. Vậy đơn xin nghỉ thai sản là gì? Cách viết như thế nào?

Đơn xin nghỉ thai sản là một mẫu đơn giúp cho các bà mẹ là công nhân viên chức nhà nước, nhân viên các công ty hoàn tất đầy đủ thủ tục để xin phép được nghỉ trước và sau sinh trong một khoảng thời gian nhất định.

Đơn xin nghỉ thai sản là cần thiết đối với các mẹ bầu, là một chế độ ưu đãi cho phụ nữ mang thai sắp đến thời gian sinh con. Sau khi nộp đơn các bà mẹ sẽ được nghỉ chăm sóc con trong một thời gian. Trong thời gian này, người phụ nữ vẫn được nhận lương đầy đủ và đều được hưởng các chế độ khác của cơ quan Nhà nước. Sau khi kết thúc thời gian nghỉ các bà mẹ sẽ quay lại làm việc với đúng chức vụ cũ.

Đây là một câu hỏi mà khá nhiều người thắc mắc. Đơn xin nghỉ thai sản sẽ được gửi cho giám đốc hoặc thủ trưởng tại cơ sở bạn làm việc. Sau khi xem xét nội dung lá đơn, thời gian xin nghỉ có phù hợp không thì giám đốc sẽ nhận xét đánh giá vào phần cuối bên trái lá đơn. Điều này quyết định là bạn sẽ được nghỉ đúng với thời gian trong lá đơn hay không. Sau đó giám đốc sẽ gửi lại cho bạn một lá đơn phản hồi.( không quá 5 ngày)

Một số bà mẹ thông thường sẽ lựa chọn thời gian nộp đơn xin nghỉ là trước nửa tháng trước khi sinh, còn số thời gian còn lại sẽ để chăm sóc em bé cho cứng cáp hơn. Và đây hoàn toàn là lựa chọn hợp lý.

Thời hạn nghỉ thai sản theo quy định của nhà nước là 6 tháng.

Đối tượng áp dụng: Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động thời gian quy định tối thiểu từ 2-3 tháng; công chức, viên chức, cán bộ; các chiến sĩ làm việc trong các ngành quốc phòng, công an, sĩ quan, quân đội.

Cách viết mẫu đơn xin nghỉ thai sản phổ biến nhất

Mẫu đơn gồm có ba phần: phần tổng quát, phần thông tin cá nhân, phần nội dung bày tỏ mong muốn và kí tên.

Bao gồm những thông tin cơ bản như: tên cơ quan ở phía bên trái; quốc hiệu, tiêu ngữ ở bên phải phía trên tờ đơn; ngày tháng và địa điểm viết đơn; và tên đơn là: “ĐƠN XIN NGHỈ VIỆC HƯỞNG CHẾ ĐỘ THAI SẢN”.

Phần này bao gồm các nội dung sau:

Kính gửi: (Tên đơn vị Bảo hiểm xã hội), Giám đốc công ty bạn đang làm.

Tiếp đến lần lượt là các thông tin về họ và tên, số CMND, ngày sinh, quê quán, đơn vị công tác, chức vụ, ngày vào ngành.

Đây là phần quan trọng của lá đơn, được coi là nội dung chính. Phần này trình bày rõ lí do vì sao viết đơn, thời gian xin nghỉ là bao nhiêu. Thời gian xin nghỉ chú ý phải phù hợp với quy định của nhà nước. Phần này cũng cung cấp thông tin cần thiết cho công ty bố trí người vào vị trí công việc của nhân viên trong thời gian nghỉ.

Ví dụ:

Căn cứ theo chế độ nghỉ thai sản của Cán bộ công chức, viên chức Nhà nước ban hành.

Nay tôi viết đơn này với nguyện vọng và lí do như sau: bản thân tôi mang thai nay đã đến tháng sinh con. Nay tôi viết đơn kính trình lên các cấp lãnh đạo cho tôi được nghỉ chế độ thai sản từ ngày 26/4/2019 đến ngày 26/10/2019 theo chế độ của Nhà nước.

Mong quý cấp xét duyệt.

Sau phần nội dung, kết thúc đơn cần có lời cảm ơn và lời hứa sẽ đi làm lại đúng thời gian.

Phần chữ kí: người viết đơn kí góc bên phải phía cuối đơn, góc bên trái là chữ kí của Giám đốc công ty bạn.

Bài viết trên đây hi vọng cung cấp được một số thông tin hữu ích cho các bà mẹ đang trong thời gian mang thai cũng như các lao động nữ hiểu biết thêm về đơn xin nghỉ thai sản, đối tượng áp dụng, thời gian nghỉ thai sản, quan trọng là cách viết một lá đơn xin nghỉ thai sản như thế nào cho đúng.

Download Mẫu Đơn Xin Nghỉ Thai Sản Mới Nhất

Timviec365.vn không chỉ được biết đến là hệ thống cung cấp các mẫu topcv hàng đầu, bên cạnh đó chúng tôi liên tục cập nhật những biểu mẫu sử dụng thường xuyên trong quá trình làm việc, công tác của các công ty và đơn vị hành chính. Đơn xin nghỉ thai sản là một trong số đó, cùng tìm hiểu để đảm bảo quyền lợi của bạn ngay nhé!

Tại sao bạn cần quan tâm tới việc xin nghỉ thai sản

Chế độ nghỉ thai sản luôn được các chị em quan tâm trước và trong quá trình làm việc tại các công ty, trong khi mang thai thì ngoài việc chăm lo sức khỏe và sự phát triển của bé thì các bà mẹ cũng nên tìm hiểu những quy định mới của pháp luật chế độ nghỉ thai sản để được hưởng đầy đủ quyền lợi. Chế độ nghỉ thai sản giúp chị em có thể dành nhiều thời gian để chăm sóc cho con mình nhưng không bị mất những quyền lợi trong công việc trong quá trình nghỉ sinh hoặc sau khi nghỉ sinh.

Đơn xin nghỉ thai sản sẽ quyết định việc mẹ bầu có được hưởng đầy đủ những quyền lợi từ BHXH, tiền trợ cấp thai sản hay không, quy định của nhà nước cho người lao động đã có những mục rõ ràng cho các trường hợp nghỉ chế độ thai sản, bạn là lao động nữ đang có kế hoạch sinh em bé hay các ông chồng quan tâm tới vấn đề này nên tìm hiểu để biết và hưởng các quyền lợi, dưới đây là các mẫu đơn xin nghỉ chế độ thai sản mới nhất áp dụng cho các trường hợp người lao động, cán bộ công chức, giáo viên.

Các mẫu đơn xin nghỉ thai sản hiện nay

Mẫu 1: Mẫu đơn xin nghỉ thai sản mới nhất

Mẫu 2: Đơn xin nghỉ chế độ thai sản cho giáo viên

Mẫu 3: Đơn xin nghỉ thai sản của cán bộ công chức

Mẫu đơn xin nghỉ thai sản của cán bộ công chức bạn có thể sử dụng mẫu dành cho nhân viên văn phòng, tải về miễn phí tại đây:

Mẫu 4: Đơn xin nghỉ cho chồng có vợ sinh con

>> Download ngay các mẫu đơn xin nghỉ thai sản chuẩn và mới nhất

Các thông tin cần biết về việc nghỉ thai sản

Thời điểm nộp đơn xin nghỉ chế độ thai sản

Theo quy định thì người lao động đang mang bầu sẽ được nghỉ thai sản và hưởng các chế độ của bảo hiểm là 6 tháng. Thời điểm nộp đơn xin nghỉ trong 2 tháng trước khi sinh, tùy theo tình hình sức khỏe của mẹ và bé. Nếu sức khỏe yếu và bạn cần nghỉ sớm để đảm bảo cho cả mẹ và bé hoàn toàn có thể xin nghỉ sớm bằng cách viết đơn và nếu sức khỏe cho phép các bà mẹ vẫn có thể nghỉ muộn hơn và xin đi làm sớm hơn so với thời gian 4 tháng sau sinh như quy định.

Đối tượng áp dụng

Các đối tượng được hưởng chế độ nghỉ thai sản thuộc các trường hợp dưới đây:

Người làm việc đã ký và làm việc theo hợp đồng lao động (có thời hạn, không xác định thời hạn, theo mùa vụ) thời gian quy định tối thiểu từ 3 – 2 tháng.

Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn tối thiểu thời gian từ 1-3 tháng.

Đối tượng là công chức, viên chức, cán bộ.

Các đối tượng làm việc trong các ngành quốc phòng, công an, sĩ quan, quân đội.

>>>> Nên tìm hiểu ngay từ khi tìm việc, để mọi chế độ, quyền lợi bản thân luôn được đảm bảo. Khi đó bạn sẽ dễ dàng tìm việc nhanh mà còn vô cùng chất lượng nữa.

Điều kiện hưởng chế độ thai sản

Những điều kiện được hưởng chế độ thai sản được quy định

Người lao động đang mang thai

Trong thời gian đầu sinh con

Người lao động là nữ mang thai hộ và mẹ đang nhờ mang thai hộ

Nhận nuôi con dưới 6 tháng tuổi

Người lao động đã sử dụng cách biện pháp tránh thai như đặt vòng, triệt sản.

Lao động nam có vợ đang trong giao đoạn sinh con và tham gai BHXH

>>> Xem thêm: Cập nhật và tải miễn phí giấy xin phép nghỉ học mới nhất hiện nay dành cho các bạn học sinh, sinh viên, đừng bỏ lỡ!!

Thời gian được hưởng trong chế độ

Trong thời gian mang thao người lao động sẽ được nghỉ tối đa 5 lần cho việc đi khám thai mỗi lần 1 -2 ngày. Trường hợp sẩy thai, nạo, phá thai theo bệnh lý người lao động được nghỉ theo số tuần tổi của thai nhi từ 10-50 ngày ( tính cả ngày nghỉ và lễ tết).

Mẹ mang thai sẽ được nghỉ và hưởng chế độ thai sản trước và sau sinh 6 tháng, trong đó thời gian quy định sau sinh là 4 tháng, trong các trường hợp sinh đôi trở lên mẹ sẽ được nghỉ thêm từ 1 tháng trở lên, ví dụ mẹ sinh đôi thời gian nghỉ sau sinh sẽ được cộng thêm 1 tháng, tổng thời gian nghỉ chế độ thai sản sẽ là 7 tháng so với 6 tháng.

Trong 30 ngày làm việc đầu tiền sau khi hết chế độ nghỉ của thai sản các bà mẹ vấn có thể xin nghỉ thêm để đảm bảo sức khỏe, theo quy định là 5 ngày với mẹ sinh thường, 7 ngày khi sinh mổ và 10 ngày với các bà mẹ sinh đôi trở lên, 30% lương cơ sở mẹ sẽ nhận được cho các ngày nghỉ.

>> Download ngay các mẫu đơn xin nghỉ thai sản chuẩn và mới nhất

Trên đây là các mẫu đơn xin nghỉ thai sản mới nhất cho cán bộ viên chức, giáo viên, nhân viên văn phòng hay cho chồng có vợ sinh con, tải về miễn phí ngay tại Timviec365.vn

Tác giả: Timviec365.vn