Top 10 # Xem Nhiều Nhất Xem Mẫu Đơn Xin Vào Đảng Mới Nhất 5/2023 # Top Like | Hanoisoundstuff.com

Mẫu Đơn Xin Vào Đảng Và Thủ Tục Xem Xét Kết Nạp Đảng

Công ty tư vấn pháp luật qua điện thoại gọi

Văn bản pháp luật quy định về thủ tục kết nạp Đảng

– Căn cứ Điều 4 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam;

– Căn cứ quy định số 45-QĐ/TW, ngày 01/11/2011 của Ban Chấp hành Trung ương “Quy định thi hành Điều lệ đảng”

– Căn cứ Khoản 3 của Hướng dẫn số 01-HD/BTCTW ngày 05/01/2012 của Ban Chấp hành Trung ương “Hướng dẫn một số vấn đề cụ thể thi hành Điều lệ Đảng”;

– Căn cứ hướng dẫn số 12-HD/BTCTW ngày 17/5/2012 của Ban Tổ chức Trung ương về “Một số vấn đề cụ thể nghiệp vụ công tác đảng viên và lập biểu thống kê cơ bản trong hệ thống tổ chức đảng”.

Điều kiện và tiêu chuẩn cảm tình Đảng, kết nạp Đảng

1. Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam là chiến sĩ cách mạng trong đội tiên phong của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và dân tộc Việt Nam, suốt đời phấn đấu cho mục đích, lý tưởng của Đảng, đặt lợi ích của Tổ quốc, của giai cấp công nhân và nhân dân lao động lên trên lợi ích cá nhân; chấp hành nghiêm chỉnh Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, các nghị quyết của Đảng và pháp luật của Nhà nước; có lao động, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; có đạo đức và lối sống lành mạnh; gắn bó mật thiết với nhân dân; phục tùng tổ chức, kỷ luật của Đảng, giữ gìn đoàn kết thống nhất trong Đảng.

2. Công dân Việt Nam từ mười tám tuổi trở lên; thừa nhận và tự nguyện: thực hiện Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, tiêu chuẩn và nhiệm vụ đảng viên, hoạt động trong một tổ chức cơ sở đảng; qua thực tiễn chứng tỏ là người ưu tú, được nhân dân tín nhiệm, đều có thể được xét để kết nạp vào Đảng.

Thủ tục xem xét kết nạp Đảng viên

Thực hiện việc bồi dưỡng nhận thức về Đảng

Người xin vào Đảng phải học lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng, có giấy chứng nhận do trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện hoặc tương đương cấp; nơi không có trung tâm bồi dưỡng chính trị thì do cấp uỷ có thẩm quyền kết nạp đảng viên cấp.

Nộp đơn xin vào Đảng

Người vào Đảng phải tự làm đơn, trình bày rõ những nhận thức của mình về mục đích, lý tưởng của Đảng, về động cơ xin vào Đảng.

Kê khai lý lịch của người vào Đảng

– Người vào Đảng tự khai lý lịch đầy đủ, rõ ràng, trung thực theo quy định, chịu trách nhiệm về nội dung đã khai; nếu có vấn đề nào không hiểu và không nhớ chính xác thì phải báo cáo với chi bộ.

– Lý lịch phải được cấp uỷ cơ sở thẩm tra, kết luận trước khi ghi nội dung chứng nhận, ký tên, đóng dấu.

Quy trình thẩm tra lý lịch của người vào Đảng

a) Những người cần thẩm tra về lý lịch gồm:

– Người vào Đảng.

– Cha, mẹ đẻ, cha, mẹ vợ (chồng) hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng bản thân; vợ hoặc chồng, con đẻ của người vào Đảng có năng lực hành vi dân sự đầy đủ (sau đây gọi chung là người thân).

b) Nội dung thẩm tra

– Đối với người vào Đảng: Làm rõ những vấn đề về lịch sử chính trị và chính trị hiện nay; về chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống.

– Đối với người thân: Làm rõ những vấn đề về lịch sử chính trị và chính trị hiện nay; việc chấp hành đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

c) Phương pháp thẩm tra

– Nếu người vào Đảng có một trong các trường hợp sau đây đang là đảng viên: cha, mẹ đẻ, anh, chị, em ruột, con đẻ và trong lý lịch người vào Đảng đã khai đầy đủ, rõ ràng theo quy định thì không phải thẩm tra, xác minh. Nếu vợ (chồng) người vào Đảng có một trong các trường hợp sau đây đang là đảng viên: cha, mẹ đẻ, anh, chị, em ruột và trong lý lịch của người vào Đảng đã khai đầy đủ, rõ ràng theo quy định thì không phải thẩm tra, xác minh bên vợ (chồng). Nội dung nào chưa rõ thì thẩm tra, xác minh nội dung đó; khi các cấp uỷ cơ sở (ở quê quán hoặc nơi cư trú, nơi làm việc) đã xác nhận, nếu có nội dung nào chưa rõ thì đến ban tổ chức cấp uỷ cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng để thẩm tra làm rõ.

– Những nội dung đã biết rõ trong lý lịch của người vào Đảng và những người thân đều sinh sống, làm việc tại quê quán trong cùng một tổ chức cơ sở đảng (xã, phường, thị trấn…) từ đời ông, bà nội đến nay thì chi uỷ báo cáo với chi bộ, chi bộ kết luận, cấp uỷ cơ sở kiểm tra và ghi ý kiến chứng nhận, ký tên, đóng dấu vào lý lịch, không cần thẩm tra riêng.

– Việc thẩm tra lý lịch của người vào Đảng trong lực lượng vũ trang được đối chiếu với lý lịch của người đó khai khi nhập ngũ hoặc khi được tuyển sinh, tuyển dụng. Nếu có nội dung nào chưa rõ phải tiến hành thẩm tra, xác minh để làm rõ.

– Người vào Đảng đang ở ngoài nước thì đối chiếu với lý lịch của người đó do cơ quan có thẩm quyền ở trong nước đang quản lý hoặc lấy xác nhận của cấp uỷ cơ sở nơi quê quán hoặc nơi cư trú, nơi làm việc của người đó ở trong nước.

– Người thân của người vào Đảng đang ở ngoài nước, thì cấp uỷ nơi người vào Đảng làm văn bản nêu rõ nội dung đề nghị cấp uỷ hoặc cơ quan đại diện Việt Nam ở ngoài nước (qua Đảng uỷ Ngoài nước) để lấy xác nhận; trường hợp có nghi vấn về chính trị thì đến cơ quan an ninh ở trong nước để thẩm tra.

– Người vào Đảng và người thân của người vào Đảng đang làm việc tại cơ quan đại diện, tổ chức phi chính phủ của nước ngoài và doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam, thì đại diện cấp uỷ cơ sở đến nơi làm việc và cơ quan an ninh có trách nhiệm quản lý, theo dõi các tổ chức đó để thẩm tra những vấn đề có liên quan đến chính trị của những người này.

d) Trách nhiệm của các cấp uỷ và đảng viên

– Trách nhiệm của chi bộ và Đảng uỷ nơi có người vào Đảng:

+ Kiểm tra, đóng dấu giáp lai vào các trang trong lý lịch của người vào Đảng (chi uỷ chưa nhận xét và Đảng uỷ chưa chứng nhận, ký tên, đóng dấu vào lý lịch).

+ Gửi công văn đề nghị thẩm tra và lý lịch người xin vào Đảng đến cấp uỷ cơ sở hoặc cơ quan có trách nhiệm để thẩm tra; trường hợp cần thiết thì chi bộ cử đảng viên đi thẩm tra. Đảng viên đi thẩm tra có trách nhiệm báo cáo cấp uỷ những nội dung được giao bằng văn bản và chịu trách nhiệm trước Đảng về nội dung đó.

+ Tổng hợp kết quả thẩm tra, ghi nội dung chứng nhận, ký tên, đóng dấu vào lý lịch của người vào Đảng.

Đơn Xin Vào Đảng 2022? Mẫu Đơn Xin Vào Đảng Mới Nhất

Trải qua quá trình rèn luyện và công tác thì việc được đứng trong hàng ngũ của Đảng Cộng sản Việt Nam là đích đến của nhiều người. Để trở thành Đảng viên thì cá nhân phải đáp ứng nhiều điều kiện và trải qua nhiều giai đoạn.

– Đơn xin vào Đảng là loại văn dành cho những cá nhân thể hiện mong muốn, nguyện vọng được kết nạp vào hàng ngũ của Đảng Cộng Sản Việt Nam.

– Đây là mẫu đơn rất cần thiết đối với những người đã hoàn tất xong việc học cảm tình Đảng

– Để được đứng trong hàng ngũ của Đảng Cộng Sản Việt Nam thì cá nhân phải đáp ứng được các điều kiện về độ tuổi được kết nạp, trình độ học vấn, tư cách đạo đức tốt, lý lịch trong sạch, nhận được sự giới thiệu của đảng viên…

Đơn xin vào đảng viết tay hay đánh máy

Hiện nay thì chưa có một quy định cụ thể nào bắt buộc về hình thức của Đơn xin vào Đảng. Do vậy việc viết bằng tay hay đánh máy là tùy thuộc vào yêu cầu của từng chi bộ

– Việc đánh máy sẽ đảm bảo được việc chính xác về cỡ chữ, phông chữ, tiết kiệm được thời gian lại dễ dàng sửa chữa khi có sai sót xảy ra

– Tuy nhiên cũng có khá nhiều chi bộ quyết định đơn xin vào Đảng phải được viết hoàn toàn bằng tay để thể hiện sự chân thành, tự nguyện, quyết tâm cao độ khi xin kết nạp vào Đảng.

Hồ sơ xin vào đảng gồm những gì?

Tại Hướng dẫn 09-HD/BTCTW năm 2017 có quy định cụ thể về hồ sơ của đảng viên gồm:

– Giấy chứng nhận đã hoàn thành xong lớp bồi dưỡng cảm tình Đảng

– Đơn xin vào Đảng

– Lý lịch của người xin vào Đảng đã thông qua phần thẩm tra

– Giấy giới thiệu của Đảng yêu được phân công giúp đỡ

– Đơn nhận xét của đoàn thể nơi cá nhân trực tiếp sinh hoạt

– Nhận xét của đoàn thể và nơi cư trú

– Giấy chứng nhận cảm tình Đảng

– Biên bản họp chi bộ xét kết nạp quần chúng ưu tú vào Đảng và Nghị quyết

– Nghị quyết xét đề nghị kết nạp đảng viên của Đảng bộ và Chi bộ

Hướng dẫn viết đơn xin vào Đảng

Download (DOC, 35KB)

Cũng giống với các văn bản thông thường, đơn xin kết nạp vào Đảng cũng được trình bày thành 3 phần cơ bàn

Phần mở đầu: Ở đây người viết cần trình bày theo đúng cỡ chữ và hình thức theo mẫu văn bản hướng dẫn

– Lưu ý đơn xin vào Đảng thì không có phần Quốc hiệu và tiêu ngữ, thay vào đó là “Đảng Cộng Sản Việt Nam”

– Phần kính gửi ghi tên cả Đảng ủy và chi bộ nơi nộp đơn xin kết nạp Đảng. Trong đó có thể hiểu Đảng ủy chính là nơi giới thiệu để cá nhân có cơ hội được kết nạp vào Đảng.

– Sau khi được kết nạp, Đảng viên sẽ trực tiếp sinh hoạt tại một trong những chi bộ thuộc Đảng ủy đó

Phần nội dung: Đây được coi là phần quan trọng nhất của tờ đơn, thông qua đây mà chi bộ sẽ có đánh giá ban đầu về những điều kiện xét duyệt Đảng viên đồng thời thể hiện được sự mong muốn, quyết tâm của người làm đơn khi được đứng trong hàng ngũ của Đảng

Trong đơn xin kết nạp Đảng thì nội dung được chia ra thành 4 phần nhỏ, gồm:

– Giới thiệu bản thân: Đây là phần sẽ đánh giá về các điều kiện cơ bản của một Đảng viên. Do vậy ở đây cá nhân phải ghi đầy đủ và chính xác các thông tin gồm:

+ Họ và tên

+ Ngày tháng năm sinh

+ Nơi sinh, quê quán

+ Trình độ học vấn

+ Nghề nghiệp, đơn vị công tác

+ Chức vụ chính quyền, đoàn thể

– Kết quả nhận thức của bản thân sau quá trình nghiên cứu về Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam.

+ Đây là phần mà cá thân sẽ thể hiện sự hiểu biết của mình về Đảng

+ Nội dung phần này trả lời cho các câu hỏi: Đảng Cộng sản Việt Nam là gì? Mục đích hoạt động của Đảng? Nền tảng hoạt động của Đảng? Nguyên tắc hoạt động và tổ chức

+ Nêu Đảng thể hiện vai trò như thế nào trong đời sống nhân dân hiện nay

Phần kết: Là lời hứa của cá nhân khi được kết nạp vào Đảng:

+ Cá nhân cần viết những lời hứa để thể hiện được sự quyết tâm và trung thành của bản thân như: “Tuyệt đối trung thành với Đảng”, “Không ngừng rèn luyện và nâng cao trình độ chuyên môn”

+ Đặc biệt là thể hiện được sự tự nguyện: Tự nguyện thực hiện Cương lĩnh chính trị, Điều lệ của Đảng; tự nguyện viết đơn xin gia nhập Đảng; tự nguyện trung thành với lý tưởng và mục tiêu cách mạng của Đảng

– Cuối đơn, cá nhân viết đơn phải ghi rõ ngày tháng làm đơn, ký tên và ghi rõ họ tên

Như vậy, để có thể hoàn thành một lá đơn xin vào Đảng thì cá nhân cần lưu ý một số điều như:

– Phải có kỹ năng trình bày văn bản cơ bản (Thể thức trình bày, tên tiêu đề, đề mục…)

– Cách trình bày rõ ràng, khoa học

– Trung thực, thẳng thắn khi trình bày về nhận thức của bản thân

– Thể hiện được sự tự nguyện, trung thành tuyệt đối với lý tưởng của Đảng

– Nếu cá nhân soạn đơn bằng tay thì cần chú ý về các lỗi chính tả, trình bày sạch đẹp, rõ ràng, không được tẩy xóa.

Tác giả

Nguyễn Văn Phi

CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG LẮNG NGHE – TƯ VẤN – GIẢI ĐÁP CÁC THẮC MẮC

1900 6557 – “Một cuộc gọi, mọi vấn đề”

Mẫu Đơn Xin Vào Đảng Mẫu 1

Đơn xin vào Đảng mẫu 1knđ là mẫu đơn cung cấp cho các bạn chuẩn bị được gia nhập vào hàng ngũ đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam một mẫu đơn chuẩn nhất, hay nhất để hoàn thiện các thủ tục xin vào Đảng. Sau khi hoàn thành khóa học về cảm tình Đảng, các đảng viên tương lai phải viết lá đơn xin vào đảng bày tỏ nguyện vọng được vào đảng cũng như hứa hẹn sẽ làm những gì nếu như được vào đội ngũ đảng viên. Một lá đơn xin vào đảng hay và chuẩn sẽ giúp bạn tự tin hơn, được mọi người tôn trọng hơn.

Đơn xin vào Đảng mẫu 1-knđ yêu cầu người khai cần trình bày các thông tin về cá nhân như họ tên, ngày sinh, nơi sinh, quê quán, dân tộc, trình độ học vấn, nơi ở hiện nay, nghề nghiệp, đơn vị công tác, chức vụ ở chính quyền, đoàn thể, ngày vào Đoàn, ngày xét cảm tình Đảng. Sau đó, bạn phải nêu một số hiểu biết của mình về Đảng Cộng sản Việt Nam sau khi đã nghiên cứu Điều lệ Đảng như: Đảng Cộng sản Việt Nam là gì? Mục đích của Đảng, nền tảng tư tưởng và kim chỉ Nam cho hành động của Đảng, nguyên tắc tổ chức, vai trò trách nhiệm của Đảng, chủ nghĩa hoạt động của Đảng, xu hướng phát triển và tự đổi mới của Đảng. Đây không phải là lý thuyết suông mà các bạn phải thấm nhuần được vào tư tưởng của mình và lấy đó làm nền tảng cho các hoạt động sau này.

Đơn xin vào Đảng mẫu 1-knđ cũng có phần nội dung tự ý thức và nguyên vọng của người xin vào đảng, trong đó trình bày quyết tâm trau dồi đạo đức cách mạng, đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân thực dụng và gương mẫu trong mọi công việc, phải góp sức mình trong công cuộc xây dựng đất nước, luôn tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức cách mạng và lối sống trong sáng, lành mạnh, chấp hành mọi nghị quyết của Đảng, đường lối chính sách của Nhà nước.

Trong đơn xin vào Đảng mẫu 1-knđ, người khai cũng phải có lời hứa và tuyên thệ sẽ thực hiện những gì khi được đứng vào hàng ngũ Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong đó, bạn phải hứa tuyệt đối trung thành với đường lối lãnh đạo của Đảng, Pháp luật của Nhà nước; luôn có tinh thần Quốc tế Vô sản trong sáng; luôn phấn đấu học tập để nâng cao trình độ; luôn đấu tranh với chủ nghĩa cá nhân và bè phái. Cuối đơn, người làm đơn ký xác nhận và ghi rõ họ tên.

Mẫu Đơn Xin Vào Đảng Chuẩn Nhất

Đảng Cộng sản Việt Nam đại diện cho giai cấp công nhất. Từ xưa tới nay, được đứng trong hàng ngũ của Đảng là niềm vinh dự và mong ước của biết bao nhiêu cá nhân. Tuy nhiên chỉ có những con người ưu tú và xuất sắc nhất mới được Đảng lựa chọn. Chính vì sự khó khăn này mà thủ tục để vào Đảng rất khẳ khe đòi hỏi sự chính xác cao. Hôm nay, Wikisecret xin được giới thiệu tới bạn một thủ tục nhất thiết phải có trong hồ sơ kết nạp Đảng đó là Đơn xin vào Đảng.

TẢI MẪU ĐƠN XIN VÀO ĐẢNG

Đối tượng viết đơn xin vào Đảng là những ai?

Thực tế thì không phải ai cũng có khả năng được vào Đảng. Một người đứng trong hàng ngũ ấy phải có đầy đủ cả trí và lực cùng với lối sống đạo đức tốt. Thường đơn xin vào Đảng được viết sau khi những con người ưu tú trải qua các lớp bồi dưỡng cảm tình Đảng để hiểu hơn quá trình thành lập và hoạt động của Đảng, những hạn chế trước mắt cần khắc phục sửa đổi và những ưu điểm , mục tiêu cần hướng tới trong tương lai. Sau khi có sự công nhận về quá trình học tập thì họ sẽ vinh dự khi quá trình là một Đảng viên không còn xa xôi. Viết đơn xin vào Đảng là một cách để bạn thể hiện niềm tin của mình với Đảng với tổ quốc, sự trung thành với lí tưởng của chủ nghĩa Mác-Lenin. Đồng thời lá đơn này cũng là sự hứa hẹn của bạn về một quá trình phấn đấu trong tương lai của bản thân, góp phần xây dựng Đảng luôn trong sạch vững mạnh, hoạt động hiệu quả.

Hướng dẫn cách ghi đơn xin vào Đảng

Phần 1: Kính gửi

Phần này bao gồm 2 nội dung đó là chi uỷ và đảng uỷ. Có thể bạn chưa hiểu, chi uỷ ở đây là nơi mà giới thiệu bạn vào hàng ngũ của Đảng và cũng là nơi bạn sẽ tiến hành sinh hoạt Đảng thường kì trong mỗi tháng, hiểu một cách đơn giản đó là nhánh nhỏ nhất của hệ thống tổ chức Đảng. Chi uỷ trực thuộc quản lí của Đảng uỷ, một Đảng uỷ bao gồm nhiều chi uỷ khác nhau

Phần 2: Sơ lược về quá trình học tập rèn luyện của bản thân

Phần chủ yếu bạn sẽ giới thiệu tên, ngày tháng năm sinh, quê quán, trình độ học vấn, dân tộc, tôn giáo, các chức vụ trong chính quyền đoàn thể, đơn vị công tác, đã tham gia đoàn hay chưa,….. và cần có thêm thông tin cũng khá quan trọng đó là được chi bộ xét cảm tình Đảng khi nào.

Phần 3: Nhận thức của bản thân về điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam

Nội dung phần này cần khẳng định được tổ chức Đảng là gì? Nền tảng của Đảng Cộng sản? Bên cạnh đó, cũng cần phải nêu được mục tiêu, vai trò, trách nhiệm của từng cá nhân và của tổ chức Đảng trong đời sống. Đây là một nội dung chủ yếu và khá cốt lõi trong đơn xin vào Đảng, bạn nên tập trung chú ý viết sao cho cẩn thận cần đảm bảo nội dung đúng đắn và ngắn gọn.

Phần 4: Lời hứa của bản thân

Sau khi đã có nhận thức về Đảng Cộng sản Việt Nam, tiếp theo sẽ là lời hứa sau khi được chấp nhận tham gia vào Đảng. Lời hứa này phải có tính chân thật, trung thành tuyệt đối, luôn có sự thay đổi phát triển bản thân không ngừng để đưa Đảng ngày càng phát triển vững mạnh. Sau cùng là phần kí của người làm đơn

DOWNLOAD MẪU ĐƠN XIN VÀO ĐẢNG

Một số chú ý khi viết Đơn xin vào Đảng