1. Viết đơn xin việc kính gửi ai?
1.1. Kính gửi người quản lý bộ phận tuyển dụng
Trong quá trình viết đơn xin việc, khi không biết rõ được cá nhân chính xác sẽ nhận tờ đơn của mình thì kính gửi người quản lý tuyển dụng là một cách thay thế hợp lý và trang trọng. Mặc dù, có thể chưa chắc là họ sẽ đọc lá đơn của bạn, nhưng đây cũng là một cách đáng để thử. Tên của họ đã được cập nhật chính xác trên website của công ty, doanh nghiệp đó thì chứng tỏ họ cũng có địa vị nhất định. Vậy nên, việc kính gửi tới người quản lý là rất phù hợp.
Ví dụ, bạn định ứng tuyển vào vị trí nhân sự của công ty A thì đơn xin việc của bạn sẽ là: “Kính gửi: Ông Nguyễn Văn A – Trưởng phòng nhân sự công ty ABC”.
1.2. Kính gửi trưởng nhóm phụ trách tuyển dụng
Bên cạnh người quản lý bộ phận tuyển dụng nhân sự thì trưởng nhóm thực hiện phụ trách công việc tuyển dụng cũng là một sự lựa chọn khá phù hợp. Bởi họ có lẽ chính là những người sẽ mở hồ sơ của bạn và thực hiện việc lọc cũng như lựa chọn các hồ sơ ứng viên có tiềm năng để hẹn đi phỏng vấn.
Một cách khác để có thông tin của trưởng nhóm tuyển dụng đó chính là gọi điện đến công ty. Mặc dù cách này có vẻ không khả thi cho lắm nhưng các bạn cũng vẫn có thể thử, biết đâu lại cơ hội.
1.3. Kính gửi bộ phận chịu trách nhiệm tuyển dụng nhân sự
Đây có lẽ là cách nhanh và an toàn nhất với các ứng viên khi các bạn không biết chính xác rõ tên, chức vụ và quá lười để tra cứu trên website. Bộ phận tuyển dụng sẽ là nói chung và dù ai nhận được lá đơn của bạn đều sẽ có quyền quyết định, vì thế, kính gửi “Bộ phận tuyển dụng” là một sự lựa chọn khá hoàn hảo.
Với cách này bạn sẽ không bao giờ có thể sai được địa chỉ hay bị các nhà tuyển dụng bắt lỗi ở những bước cơ bản này.
Mặt khác, với cách ghi như thế này thì bạn có thể được nhà tuyển dụng cảm thấy khá thông minh khi đã bao quát được họ. Bởi cho dù bạn ý thức được rằng khi đã không biết chính xác thì sẽ không thể gửi một cách bừa bãi được.
1.4. Kính gửi tên bộ phận mà bạn ứng tuyển
1.5. Kính gửi tới tên chuyển tiếp của các bộ phận
Đây được coi là một cách tận dụng mạng lưới liên kết của công ty. Nếu may mắn nhờ các mối quan hệ hay sự tình cờ nào đó mà bạn có được địa chỉ email chuyển tiếp từ các bộ phận nội bộ trong công ty, doanh nghiệp mà mình ứng tuyển thì hãy tận dụng cơ hội này.
Với việc này thì email bạn gửi chắc chắn sẽ được đọc bởi các bộ phận khác nhau, biết đâu người đầu tiên lại chính là người chịu trách nhiệm tuyển dụng thì sao? Ít nhất đây cũng là một cơ hội đáng để thử với bạn.
Đây là các cách mà bạn có thể thực hiện khi viết đơn xin việc mà chưa biết rõ nên kính gửi ai. Mặc dù đây chỉ là những điều đơn giản và khá nhiều ứng viên không coi trọng cho lắm. Nhưng nếu chỉ cần mở đầu bạn đã viết sai phần kính gửi thì khả năng có thể trở thành một sự lựa chọn của nhà tuyển dụng là khá thấp. Đơn giản nhưng lại khá quan trọng, bởi với nhà tuyển dụng, nếu bước cơ bản mà bạn còn phạm sai lầm thì những điều quan trọng lại càng khó được đảm bảo chắc chắn hơn.
2. Những sai lầm nào thường gặp khi viết đơn xin việc?
Đơn xin việc kính gửi ai chỉ là một phần nhỏ trong một lá đơn xin việc mà thôi. Vậy, có những lưu ý hay các lỗi sai nào thường gặp trong quá trình ứng viên viết đơn xin việc? Việc nắm bắt các lỗi sai cơ bản là điều rất quan trọng và cần thiết bởi qua đó, ứng viên sẽ có thể xác định được cách viết đúng của mình hơn và tránh mắc phải những sai lầm đáng tiếc này.
2.1. Các lỗi sai về chính tả và ngữ pháp
Đây được coi là lỗi sai khá phổ biến và thường gặp ở ứng viên hiện nay khi viết đơn xin việc. Lỗi sai này có khá nhiều nguyên nhân gây ra. Có thể là do bạn viết, đánh máy quá nhanh và không chú ý, việc này dẫn đến một vài từ bị sai chính tả, ngữ pháp câu chưa đúng và câu văn khá lủng củng, chưa thoát ý.
Nhiều ứng viên hiện nay khi viết đơn xin việc thường viết luôn, không hề xác định các phần, bố cục và cách triển khai ra sao. Vì vậy, các phần thường khá thiếu sự logic, chưa rõ ý và không tạo được điểm nhấn. Hơn hết, việc chủ quan trong việc viết đơn xin việc cũng là điều có khả năng gây ra các lỗi cơ bản này.
Do đó, mỗi khi viết một lá đơn xin việc các bạn cần phải xác định được sẽ viết cái gì và sau khi viết xong cần rà soát lại thật kỹ lỗi chính tả cũng như ngữ pháp sử dụng trong câu. Đặc biệt là với những lá đơn xin việc bằng tiếng Anh.
2.2. Các lỗi sai về quá dài dòng, lan man
Lỗi sai này cũng khá dễ xảy ra ở các ứng viên. Khi viết đơn xin việc bạn quá bị cuốn theo luồng suy nghĩ của mình, do vậy, đến khi nhận thức được thì tờ đơn xin việc của bạn đã là mấy trang giấy rồi. Bạn nên nhớ một điều rằng đây là đơn xin việc chứ không phải bạn viết một bức thư. Vì thế, cần viết ngắn gọn, đầy đủ ý, tập trung vào những phần chính. Bởi nhà tuyển dụng sẽ không dành quá nhiều thời gian vào lá đơn xin việc của bạn đâu.
Nghe có vẻ không thực sự dễ mắc lắm nhưng thực sự đây là một trong những lỗi mà các ứng viên mắc phải khi viết đơn xin việc của mình. Có một điều chính là sự tự tin với bản thân là điều tốt, tố chất này giúp chúng ta có thể thực hiện được các công việc của mình tốt nhất cũng như sẵn sàng với các trải nghiệm để phát triển bản thân. Tuy nhiên, tự tin một cách thái quá đôi khi không phải là cách hay.
Việc thể hiện khả năng của mình một cách thái quá trong đơn xin việc không giúp bạn gây ấn tượng với nhà tuyển dụng mà đôi khi nó lại gây ra tác dụng ngược. Bạn sẽ khiến nhà tuyển dụng cảm thấy khó chịu và không được tôn trọng. Bởi những người quá tự tin vào mình thường khá bảo thủ, khó lắng nghe ý kiến của người khác cũng như chưa chắc đã thực sự có tài mà chỉ là “khua môi múa mép” mà thôi.
2.4. Lỗi sai vì quá khiêm tốn
Nếu quá tự tin là một lỗi sai thì quá khiêm tốn cũng không nằm ngoại lệ. Có người quá tự tin thì cũng sẽ có người quá khiêm tốn, và đây cũng là một lỗi sai mà khá nhiều người gặp phải.
Nếu bạn quá khiêm tốn thì nhà tuyển dụng sẽ rất khó biết được khả năng của bạn đến đâu thông qua đơn xin việc, và liệu những thông tin mà bạn đưa ra có thực sự đảm bảo được kết quả công việc yêu cầu đề ra hay không. Điều này sẽ chỉ khiến cơ hội được chọn của bạn giảm đi rất nhiều mà thôi.
Bạn không nên quá tự tin nhưng cũng không cần phải quá khiêm tốn. Nếu bạn có năng lực và thấy mình phù hợp với vị trí đó thì hãy thể hiện với nhà tuyển dụng.
2.5. Lỗi về sự thiếu trung thực
Hiện nay, có rất nhiều ứng viên vì muốn có được công việc mà trong quá trình viết đơn xin việc da Pr bản thân quá đà, đưa ra những thông tin không đúng để làm nổi bật được bản thân với nhà tuyển dụng.
Thực tế là những người chịu trách nhiệm tuyển dụng sẽ không đánh giá cao những ứng viên mà ngay lần đầu tiên đã dối trá và thiếu trung thực. Điều này rất dễ gây ra ác cảm với họ và thậm chí nó sẽ là bóng đen có thể kéo dài về sau này, thậm chí có thể trở thành vết nhơ của bạn trong quá trình tìm kiếm công việc của mình.