Top 11 # Xem Nhiều Nhất Trình Tự Viết Đơn Xin Việc Mới Nhất 5/2023 # Top Like | Hanoisoundstuff.com

Đơn Xin Nghỉ Phép, Trình Tự Gửi Đơn Xin Nghỉ Phép

Đơn xin nghỉ phép

Khi bạn có một số công việc đột xuất như ốm đau, gia đình có việc bận, hoặc phải đi xa một vài ngày,… lúc này bạn muốn nghỉ vài ngày ở chỗ làm việc để giải quyết công chuyện của mình, khi đó bạn sẽ phải làm đơn xin nghỉ phép.

Tại các cơ quan nhà nước hoặc trong các công ty có đầy đủ chế độ lao động thì số ngày nghỉ phép trong năm đã được quy định rõ ràng và đầy đủ. Một số cơ quan số ngày nghỉ phép trong năm có thể là 10-12 ngày. Nếu bạn có nhu cầu nghỉ mà vẫn ở trong hạn mức ngày nghỉ cho phép ở trên thì những ngày đó bạn vẫn được cơ quan hoặc công ty làm việc tính lương cho mình như bình thường. Nên có kế hoạch rằng mình nghỉ từ trước để có đủ thời gian sắp xếp các công việc cần thiết hoặc nhờ ai đó làm hộ một phần việc cho bạn để đảm bảo tiến độ. Bên cạnh đó, thời gian xét duyệt đơn nghỉ phép cũng khá dài nên cần phải có một thời gian dự trù trước.

Trình tự gửi đơn xin nghỉ phép như thế nào là đúng?

Đơn xin nghỉ phép được chấp thuận và có hiệu lực khi bạn gửi đến đúng người, đúng ban cần thiết và đúng trình tự. Trong một số trường hợp do không gửi đúng khiến lá đơn xin nghỉ phép không được chấp nhận và cơ quan đánh dấu bạn là nghỉ làm không có lí do. Điều này rất thiệt thòi khi bạn không được hưởng lương khi đây vẫn là thời gian nghỉ phép có được trong năm.

Sau khi làm xong đơn xin nghỉ phép, lá đơn này sẽ được chuyển đến cấp quản lí của bạn. Sau đó, người này sẽ gửi đơn đến cho giám đốc hoặc thủ trưởng đơn vị để xét duyệt. Thông thường thời gian xét duyệt bạn vẫn phải đi làm như thường và quá trình này mất 3-5 ngày. Khi nhận được thư xác nhận lại của ban quản lí về mong muốn xin nghỉ phép của mình, nếu lá đơn được chấp nhận, bạn phải chuyển nó đến bộ phận nhân sự để cập nhật vào sổ và tính vào quá trình nghỉ phép. Một vài trường hợp khác có thể nghỉ phép trước rồi làm đơn bổ sung sau, nhưng việc này phải được thông báo cho cấp quản lí từ trước. Với những người giữ chức vụ khá quan trọng trong đơn vị, thời gian xét duyệt có lâu hơn thường bởi vì phải sắp xếp người phụ trách xử lí công việc thay người đó.

Sử dụng mẫu đơn xin nghỉ phép nào cho đúng?

Thông thường mẫu đơn xin nghỉ phép người lao động có dowload trên internet xuống và điền các thông tin hợp lí vào. Tuy nhiên, ở một vài công ty hoặc cơ quan khác có riêng cho mình một mẫu đơn xin nghỉ phép. Trong trường hợp này, người lao động cần lấy mẫu đó làm chuẩn để làm đơn gửi cho cấp trên. Đây vừa là cách thể hiện sự tôn trọng của bạn đối với các quy định của công ty cũng như đối với cấp quản lí của mình.

Một số chế độ khi nghỉ phép được hưởng

Hướng Dẫn Cách Viết Trình Độ Chuyên Môn Trong Đơn Xin Việc

2. Nội dung của đơn xin việc?

Để có được những mẫu đơn xin việc ấn tượng thì điều đầu tiên bạn cần phải nắm chắc được nội dung cần có trong một đơn xin việc. Bạn cần đảm bảo yếu tố đầu tiên là truyền đạt đầy đủ những thông tin cần thiết.

Hiện nay trong đơn xin việc cần phải thể hiện những thông tin sau đây.

Đầu tiên là về mặt nội dung: Đơn xin việc không phải là văn bản hành chính, nên nó không có một quy định nào về mặt thủ tục. Đơn xin việc thiên về văn phong theo người viết. Nhưng đơn này gửi đến nhà tuyển dụng nên bạn cũng nên lưu ý cách thể hiện ngôn ngữ và nội dung trong đơn sao cho đơn thu hút được nhà tuyển dụng. Trong đơn bạn nên thể hiện những nội dung sau đây.

Phần mở đầu: bạn nên giới thiệu đầy đủ những thông tin về bản thân bạn,vị trí bạn mong muốn ứng tuyển.

Phần nội dung: Đây là phần quan trọng bạn phải đưa ra được những thông tin thuyết phục nhà tuyển dụng rằng bạn phù hợp với vị trí mà bạn mong muốn ứng tuyển. Bằng cách đưa ra những kinh nghiệm, kỹ năng và kiến thức đáp ứng đủ yêu cầu của vị trí tuyển dụng.

Phần kết: Đưa ra mong muốn và nguyện vọng muốn đi tiếp vào vòng phỏng vấn và làm việc ở vị trí nhà tuyển dụng đăng tuyển.

3. Cách viết trình độ chuyên môn trong đơn xin việc?

3.1. Trình độ chuyên môn là gì?

Trình độ chuyên môn được hiểu là khả năng bạn sử dụng kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm làm việc của mình để giải quyết công việc. Trình độ chuyên môn là yếu tố quan trọng để nhà tuyển dụng đánh giá và lựa chọn những ứng viên phù hợp.

3.2. Mẹo viết trình độ chuyên môn trong đơn xin việc mang lại hiệu quả cao

Trong đơn xin việc khác với CV xin việc là không có mục riêng dành cho trình độ chuyên môn mà chỉ có phần nội dung. Trong phần nội dung này bạn nên nêu ra được những ngành nghề bạn được đào tạo.

4. Những lưu ý khi viết trình độ chuyên môn trong đơn xin việc

Để có được những đơn xin việc đốn tim nhà tuyển dụng bạn cần phải lưu ý một số điểm sau đây để nội dung phần trình độ chuyên môn được hoàn hảo.

Khi viết trình độ chuyên môn bạn nên nghiên cứu kỹ vị trí công việc, công ty đó đăng tuyển dụng. Điều này cực kỳ quan trọng trong việc viết trình độ chuyên môn trong đơn xin việc. Khi bạn tìm hiểu kỹ được vị trí công việc mình ứng tuyển bạn sẽ đưa ra được những trình độ chuyên môn phù hợp với vị trí đó để thuyết phục nhà tuyển dụng lựa chọn hồ sơ xin việc của bạn. Bạn có thể tìm hiểu thông qua thông tin tuyển dụng, tìm hiểu thông qua fanpage mạng xã hội, thông quan website của công ty. Các nguồn thông tin về vị trí mình ứng tuyển để viết trình độ chuyên môn trong đơn xin việc thất chất lượng.

Ngắn gọn, thu hút và thể hiện đúng nội dung là lưu ý tiếp theo cần quan tâm. Đơn xin việc là văn phong ngôn ngữ của bạn thể hiện câu từ sao cho thuyết phục nhà tuyển dụng. Nội dung phần trình độ chuyên môn trong đơn xin việc là rất quan trọng bạn nên thể hiện đúng nội dung của phần này. Yêu cầu nội dung cần phải ngắn gọn và đủ ý. Nên đưa ra những bằng cấp chuyên ngành bạn học phù hợp với vị trí nhà tuyển dụng đăng tuyển. Ví dụ bạn ứng tuyển vị trí kế toán thì trình độ chuyên môn bạn cần đề cập đến đó chính là những yêu cầu về trường đại học bạn tốt nghiệp là trường nào và tốt nghiệp chuyên ngành nào. Với vị trí kế toán thì chuyên ngành yêu cầu ở đây thường là những chuyên ngành kế toán, hoặc chuyên ngành kinh tế. Cùng với đó là những chứng chỉ nghề mà bạn có. Hãy chứng minh cho nhà tuyển dụng thấy bạn phù hợp với vị trí đó, có đủ năng lực trình độ để đảm nhận.

Lưu ý tiếp theo là mỗi vị trí công việc sẽ có cách ghi trình độ chuyên môn khác nhau. Bạn không nên vì lười mà dập khuôn tất cả các đơn xin việc của mình viết theo một nội dung. Nếu bạn viết như vậy sẽ không ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng và ngược lại là làm mất điểm.

5. Những lỗi thường mắc khi viết trình độ chuyên môn trong đơn xin việc

5.1. Thể hiện không đúng nội dung

Lỗi thể hiện không đúng nội dung là một lỗi rất hay gặp ở những bạn sinh viên mới ra trường chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc viết đơn xin việc. Các bạn sinh viên thường xuyên nhầm lẫn giữa trình độ chuyên môn và trình độ học vấn dẫn đến việc viết sai nội dung. Và không thể hiện được cho nhà tuyển dụng biết bạn có đủ năng lực để đảm nhận vị trí đó hay không. Viết quá dài dòng mà không thể hiện được ý, câu văn không đánh trúng vào vị trí ứng tuyển.

5.2. Lỗi chính tả và lỗi ngữ pháp

5.3. Thiếu trung thực trong việc trình bày trình độ chuyên môn

Việc ứng viên viết trình độ chuyên môn không đúng sự thật cũng là một lỗi thường gặp trong đơn xin việc. Bạn đừng vì quá muốn đi làm mà viết trình độ chuyên môn trong đơn xin việc không đúng sự thật. Viết mọi thứ phóng đại sự thật để nhà tuyển dụng để ý đến bạn. Điều này chỉ có tác dụng ấn tượng trong lúc duyệt hồ sơ thôi. Nhà tuyển dụng sẽ biết được bạn nói dối khi phỏng vấn trực tiếp. Như vậy bạn sẽ bị mất điểm và bị đánh giá là người thiếu trung thực. Sẽ chẳng có nhà tuyển dụng nào mong muốn tuyển một người thiếu trung thực về làm việc. Vậy nên bạn nên lưu ý tránh mắc lỗi này.

6. Tham khảo các mẫu đơn xin việc hay trên chúng tôi

Hiện nay trang chúng tôi đang là trang tuyên dụng được đánh giá rất cao về chất lượng. Bạn cũng có thể tìm kiếm việc làm trên trang bằng những thao tác vô cùng đơn giản. Bên cạnh đó trên trang còn có rất nhiều các mẫu CV xin việc, những mẫu đơn xin việc độc đáo và những bài viết chia sẻ về mẹo để phát viết đơn xin việc sao cho đốn tim nhà tuyển dụng. Bạn có thể tham khảo tải về sử dụng và có thêm kinh nghiệm.

Trình Tự Xin Visa Du Học New Zealand

TRÌNH TỰ XIN VISA DU HỌC NEW ZEALAND

Các bước xin visa du học New zealand

Bài viết được tham khảo trên trang web của Bộ Di trú New Zealand với link website

1) Bước 1: Thủ tục xin thư mời nhập học

Sau khi chọn được trường học và ngành học có tuyển sinh sinh viên quốc tế các bạn làm các bước sau đây:

– Vào website của trường để đăng ký trực tuyến.

– Điền mẫu đơn xin nhập học.

STT

Tên giấy tờ

Số lượng

Chú thích

1

Application form

01

Bạn download mẫu form này trên website của trường và điền đầy đủ thông tin theo yêu cầu.

2

Chuẩn bị bảng điểm học tập gần nhất

02

1 bản scan bảng điểm học tập gần nhất

1 bản dịch thuật có đóng dấu dịch thuật

3

Bằng cấp học tập cao nhất

02

1 bản scan bằng cấp cao nhất

1 bản dịch thuật có đóng dấu dịch thuật

4

Chứng chỉ tiếng Anh

01

5

Bản scan hộ chiếu

01

1 bản scan hộ chiếu

6

Các giấy tờ bổ sung

01

Ngoài 5 giấy tờ trên, tuỳ theo yêu cầu của từng khoá học mà học sinh sẽ phải chuẩn bị thêm các giấy tờ khác như: xác nhận kinh nghiệm làm việc (đối với những chương trình có yêu cầu kinh nghiệm làm việc), thư giới thiệu (đối với các ứng viên đăng ký chương trình cao học/nghiên cứu sinh/các hồ sơ học bổng), đề cương nghiên cứu (đối với nghiên cứu sinh)

– Nếu hồ sơ của bạn đáp ứng được yêu cầu tuyển sinh, trường sẽ gửi thư mời nhập học và thư đảm bảo chỗ ở cho bạn (nếu bạn dưới 18 tuổi).

– Trong thư mời nhập học cần ghi rõ:

   + Tên khóa học.

   + Thời gian tối thiểu để hoàn tất khóa học.

   + Số tiền học phí phải trả.

   + Liệu khóa học và trường học có đáp ứng đủ điều kiện để tiếp nhận sinh viên quốc tế không.

– Đối với học sinh dưới 18 tuổi trường sẽ cung cấp Thư bảo đảm chỗ ở từ trường đối với sinh viên quốc tế nếu bạn ở với gia đình bản xứ do nhà trường chỉ định. Nếu bạn ở với người quen bạn phải cung cấp thư chấp thuận của nhà trường cho phép bạn được ở với người quen của bạn.

2) Bước 2: Tiến hành khám sức khỏe

Nếu khóa học của bạn tại New Zealand từ 6 tháng đến 1 năm, bạn sẽ phải điền vào đơn chứng nhận khám X quang về ho lao.

Nếu bạn học bên New Zealand từ 1 năm trở lên, bạn sẽ vừa phải khám sức khỏe vừa phải có xác nhận khám X quang về ho lao. Khi nộp hồ sơ xin Visa, mọi chứng nhận khám sức khỏe của bạn không được cũ hơn 03 tháng.

Trẻ em dưới 11 tuổi và phụ nữ mang thai không phải khám X quang phổi trừ trường hợp có yêu cầu đặc biệt.

Thời gian khám sức khỏe tối thiểu là 1 tuần kể từ khi bạn quyết định nộp hồ sơ xin visa cho lãnh sự quán. Kết quả khám sức khỏe có hiệu lực trong 3 tháng. Các bạn có thể gọi điện để đặt lịch khám tại các phòng khám được Lãnh sự quán New Zealand chỉ định sau đây:

– Tại TP Hồ Chí Minh: Bạn có thể đến phòng khám của Tổ chức Di dân quốc tế (International Organazation for migration – IOM) tại số 1B Phạm Ngọc Thạch, Q.1, Tp. Hồ Chí Minh, số điện thoại: 028 3822 2057 hoặc Executive Health Care Center, 91 Nguyễn Hữu Cảnh, Phường 22, Quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh, số điện thoại: 028 3514 0757.

– Tại Hà Nội: Bạn có thể đến phòng khám của Tổ chức Di dân quốc tế (International Organazation for migration – IOM) lầu số 23, tòa nhà Keangnam Hanoi Landmark Tower, số 72 đường Phạm Hùng, phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội, số điện thoại:024 3736 6258 hoặc di động 0934660148.

– Tại Đà Nẵng: Bạn có thể đến phòng khám Danang Family Medical Practice, số 96 – 98 đường Nguyễn Văn Linh, phường Nam Dương, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng 0236 3582 699/ 3582 700.

Khi khám sức khỏe các bạn cần mang theo các giấy tờ sau đây:

– Mang theo passport bản gốc và hai bản photocopy.

–  Mang theo 3 tấm hình thẻ 4×6 phông nền trắng.

Chi phí khám sức khỏe:

– Trẻ em (<15 tuổi) 150 Usd

– Phim X quang là 80 Usd

Sau khi khám xong, kết quả khám sức khỏe của bạn sẽ được gửi trực tiếp đến lãnh Sứ Quán sau 1 tuần. Cơ sở khám sức khỏe sẽ chỉ gửi cho học sinh 1 bản copy của phiếu khám sức khoẻ dùng để nộp khi xin Visa du học New Zealand.

3) Bước 3: Xin Lý lịch tư pháp tờ số 1

Lưu ý: Không phải tất cả đương đơn khi xin Visa du học New Zealand buộc phải có Lý lịch tư pháp. Lý lịch tư pháp chỉ được yêu cầu khi bạn trên 17 tuổi và dự định ở lại New Zealand từ 2 năm trở lên.

Lý lịch tư pháp có hai loại là tờ số 1 và tờ số 2, riêng du học New Zealand, Lãnh sự quán New Zealand chỉ chấp nhận phiếu Lý lịch tư pháp tờ số 1.

Để xin Lý lịch tư pháp tờ số 1, bạn đến Sở Tư pháp của tỉnh hoặc thành phố nơi bạn đăng ký hộ khẩu thường trú.

Các giấy tờ cần thiết để xin Lý lịch tư pháp tờ số 1 là:

– Bản sao passport hoặc chứng minh nhân dân có mang theo bản gốc để đối chiếu.

– Bản sao sổ hộ khẩu có mang theo bản gốc để đối chiếu.

Thời gian xin bản Lý lịch tư pháp tờ số 1 là 10-15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hoặc có khi kéo dài hơn tùy thuộc vào số lượng hồ sơ xin xem xét.

Lệ phí xin lý lịch tư pháp tờ số 2 là 200.000 VND.

Lưu ý: Lý lịch tư pháp không quá 6 tháng kể từ ngày nộp đơn.

4) Bước 4: Chuẩn bị các loại giấy tờ cần thiết cho một bộ hồ sơ du học New Zealand

STT

Tên giấy tờ

Số lượng

Chú thích

I. Giấy tờ cá nhân bao gồm

1

CMND của học sinh+cha+mẹ

02

01 bản photo có công chứng và 01 bản dịch thuật sang tiếng Anh có đóng dấu dịch thuật

2

Hộ khẩu gia đình có tên học sinh (nguyên cuốn)

02

01 bản photo có công chứng và 01 bản dịch thuật sang tiếng Anh có đóng dấu dịch thuật

3

Giấy khai sinh của học sinh

02

01 bản scan (không cần dịch thuật)

4

Giấy đăng ký kết hôn của học sinh (nếu đã lập gia đình)

02

01 bản photo có công chứng và 01 bản dịch thuật sang tiếng Anh có  đóng dấu dịch thuật

5

Hộ chiếu (Phải có chữ ký)

02

01 bản gốc, 01 bản photo và phải còn phải còn giá trị ít nhất 3 tháng kể từ ngày bạn dự định rời khỏi New Zealand

6

Bản sơ yếu lý lịch bao gồm các chi tiết về quá trình học tập và công tác

02

01 bản gốc có giấy chứng nhận của địa phương không quá 6 tháng và một bản dịch sang tiếng Anh có đóng dấu dịch thuật

7

Lý lịch tư pháp tờ số 1

02

1 bản gốc từ Sở Tư pháp, 1 bản dịch thuật sang tiếng Anh có đóng dấu dịch thuật. Lưu ý: Chỉ áp dụng cho học sinh từ 17 tuổi trở lên và dự định ở New Zealand từ 2 năm trở lên

8

Hình thẻ

04

Khổ 3.5×4.5 quốc tế phông nền trắng, chụp trong vòng 6 tháng.

II. Giấy tờ học vấn

1

Thư mời nhập học

01

Thư mời học vẫn còn hiệu lực cho khóa học  và  giấy xác nhận chỗ ở của trường cho bạn.

2

Thư bảo đảm chỗ ở tại New Zealand

01

01 bản photo (Áp dụng đối với du học sinh dưới 18 tuổi)

3

Bắng tốt nghiệp cao nhất

02

01 bản pho to có công chứng và 01 bản dịch thuật sang tiếng Anh có đóng dấu dịch thuật

4

Bảng điểm (học bạ) cao nhất

02

01 bản pho to có công chứng và 01 bản dịch thuật sang tiếng Anh có  đóng dấu dịch thuật

5

Giấy xác nhận sinh viên – thẻ sinh viên (nếu đang là sinh viên)

02

01 bản photo có công chứng và 01 bản dịch thuật sang tiếng Anh có đóng dấu dịch thuật (Chỉ áp dụng nếu bạn là sinh viên)

6

Giấy xác nhận việc làm + bảng lương + Hợp đồng lao động (nếu đã tốt nghiệp đi làm)

02

01 bản photo có công chứng và 01 bản dịch thuật sang tiếng Anh có đóng dấu dịch thuật

7

Chứng chỉ tiếng Anh tốt nhất (nếu có)

01

01 bản photo có công chứng

8

Các loại bằng cấp giấy khen khác (nếu có)

02

01 bản photo có công chứng và 01 bản dịch thuật sang tiếng Anh có đóng dấu dịch thuật (Chỉ áp dụng nếu bạn là sinh viên)

9

Thư giải trình (study plan)

01

01 bản viết bằng tiếng Anh trình bày kế hoạch học tập, định hướng nghề nghiệp và phải thể hiện bạn sẽ quay về nước sau khi hoàn thành khóa học

III. Giấy tờ tài chính bao gồm

1

Sổ tiết kiệm / Giấy xác nhận tiền gửi ngân hàng (trong vòng 12 tháng vừa qua)

02

01 bản photo có công chứng và 01 bản dịch thuật sang tiếng Anh có  đóng dấu dịch thuật

2

Giấy tờ chủ quyền nhà đất, ô tô của học sinh/cha, mẹ

02

01 bản photo có công chứng và 01 bản dịch thuật sang tiếng Anh có  đóng dấu dịch thuật

3

Giấy xác nhận việc làm, bảng lương của cha, mẹ (nếu có)

02

01 bản photo có công chứng và 01 bản dịch thuật sang tiếng Anh có  đóng dấu dịch thuật

4

Giấy tờ hợp đồng cho thuê nhà đất, xe cộ và các tài sản có giá trị khác

02

01 bản photo có công chứng và 01 bản dịch thuật sang tiếng Anh có  đóng dấu dịch thuật

1

Giấy tờ chứng minh mối quan hệ

01

01 bản gốc và 01 bản dịch thuật sang tiếng Anh có  đóng dấu dịch thuật

2

Thẻ công dân/thẻ thường trú nhân New Zealand (PR)

02

02 bản photo công chứng gửi về Việt Nam để bổ sung vào hồ sơ xin Visa

3

Passport

02

02 bản photo công chứng gửi về Việt Nam để bổ sung vào hồ sơ xin Visa

4

Thư xác nhận bảo lãnh tài chính

01

01 bản chính do người thân bên New Zealand làm và gửi về để bổ sung vào hồ sơ xin Visa

5

Giấy xác nhận số dư tài khoản ngân hàng

01

01 bản sao kê do người thân bên New Zealand xin từ ngân hàng và gửi về Việt Nam

6

Giấy xác nhận việc làm của người bảo lãnh

01

01 bản chính do người thân bên New Zealand xin xác nhận từ công ty và gửi về để bổ sung vào hồ sơ xin Visa

7

Giấy khai thuế thu nhập trong 02 năm vừa qua của vợ và chồng người bảo lãnh

01

01 bản sao kê do người thân bên New Zealand xin xác nhận từ  New Zealand và gửi về để bổ sung vào hồ sơ xin Visa

5) Bước 5: Điền mẫu Form theo yêu cầu trong danh sách Checklist

Checklist for student visa application – Vietnamese

– Checklist này yêu cầu quy định tất cả các loại giấy tờ cần thiết phải nộp cho Lãnh sự quán New Zealand dành riêng cho du học sinh Việt Nam.

Form INZ 1012 – Student Visa Application Form, bắt buộc

– Form INZ 1012 là form bắt buộc cho mọi đương đơn khi nộp hò sơ du học tại New Zealand.

Form INZ 1014  – Financial Undertakingfor a Student, không bắt buộc

– Đây là mẫu Form dành cho người ở tại Việt Nam bảo lãnh tài chính cho khóa học cuả bạn như bố, mẹ, anh, chị, người họ hàng, bạn bè… và Form này đi kèm với giấy tờ xác nhận mối quan hệ của bạn với người bảo lãnh.

Form INZ 1025  – Sponsorship Form for Temporary Entry, không bắt buộc

– Đây là mẫu Form dành cho người có quốc tịch, thường trú nhân New Zealand hoặc các công ty, các tổ chức tại New Zealand bảo lãnh tài chính cho khóa học cuả bạn. Form này đi kèm với giấy tờ xác nhận mối quan hệ của bạn với người hoặc tổ chức đứng ra bảo lãnh cho bạn.

6) Bước 6: Chuẩn bị các giấy tờ bổ sung

Khi có bất kỳ sự nghi ngờ nào về hồ sơ của bạn, Lãnh sự quán New Zeland sẽ yêu cầu bổ sung các loại giấy tờ như là chứng minh thêm bằng chứng về nguồn gốc thu nhập, lý lịch công việc…

7) Bước 7: Nộp hồ sơ cho Lãnh sự quán New Zealand

Nộp online (khuyến khích nộp)

– Để nộp hồ sơ xin Visa New Zealand online, bạn truy cập vào đây để tạo một tài khoản và sau đó tiến hành điền mẫu đơn INZ 1012  online và upload hồ sơ theo yêu cầu.

– Sau khi tiến hành submit hồ sơ, bạn tiến hành thanh toán chi phí nộp hồ sơ online bằng thẻ Master Card  hoặc Visa Card. Chi phí xét duyệt hồ sơ xin visa du học New Zealand là 270 $NZ.

– Sau khi tiến hành thanh toán thành công, Sở Di trú New Zealand sẽ gửi cho bạn một trang xác nhận hồ sơ trực tuyến “thank you page” và yêu cầu bạn nộp passport gốc của mình.

– Bạn nộp bản in trang xác nhận hồ sơ trực tuyến “Thank you Page” cùng với Passport gốc tại trung tâm tiếp nhận thị thực VFS. Tại đây, bạn tiến hành nộp lệ phí xử lý hộ chiếu là 379.000 Đồng.

– Trường hợp ở xa, bạn có thể nộp hộ chiếu gốc qua đường bưu điện đến Trung tâm Tiếp nhận hồ sơ xin thị thực New Zealand kèm với trang xác nhận hồ sơ trực tuyến “thank you page”. Lưu ý: bạn phải tiến hành nộp phí  dịch vụ xử lý passport 379.000 đồng (chỉ chấp nhận thanh toán qua ngân hàng) trước khi gởi hồ sơ qua đường bưu điện.  Sau khi thanh toán xong, bạn tiến hành gửi: Bản sao hóa đơn chuyển tiền, bản sao giấy xác nhận chuyển tiền, thông tin của đương đơn qua email: info.nzvn@vfshelpline.com để VFS dễ dàng quản lý thông tin của bạn.

–  Địa chỉ văn phòng tiếp nhận hồ sơ New Zealand của VFS Việt Nam: Trung tâm Tiếp nhận hồ sơ xin thị thực New Zealand: Tầng 5, Tòa nhà  Resco, 94 – 96 Nguyễn Du, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.

– Thông tin ngân hàng cho đương đơn đang sống tại Việt Nam:

Tên người thụ hưởng

Công ty TNHH ĐẠI LÝ TOÀN CẦU

Địa chỉ

52 Trường Sơn, Phường 2, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam

Số tài khoản

0371000446741

Tên ngân hàng thụ hưởng

VIETCOMBANK

Tên chi nhánh

Chi nhánh Tân Định

–  Bạn có thể truy cập vào đây để biết thêm thông tin chi tiết về VFS.

Nộp trực tiếp (hồ sơ giấy)

– Các bạn có thể nộp trực tiếp hồ sơ tại Trung tâm tiếp nhận hồ sơ Xin Visa New Zealand tại Việt Nam (VFS).

– Tại trung tâm tiếp nhận hồ sơ xin Visa New Zealand, bạn sẽ được hướng dẫn các thủ tục từ nhân viên tiếp nhận hồ sơ và tiến hành đóng phí.

– Đóng lệ phí xin Visa cho Bộ Di trú New Zealand là 4,850,000 VND

– Đóng lệ phí cho Trung tâm tiếp nhận thị thực VFS là 505.700 VND.

Nộp qua đường bưu điện

– Trước khi tiến hành gửi hồ sơ qua đường bưu điện, bạn ra ngân hàng đóng hai khoản phí sau đây (ghi rõ thông tin của đương đơn và số hộ chiếu khi vào biên nhận chuyển tiền để thuận tiện cho việc kiểm tra khoản thanh toán):

   + Lệ phí xin Visa cho Bộ Di trú New Zealand là AUD 4,850,000 VND.

   + Lệ phí cho Trung tâm tiếp nhận thị thực VFS là 505.700 VND.

– Thông tin ngân hàng cho đương đơn đang sống tại Việt Nam:

Tên người thụ hưởng

Công ty TNHH ĐẠI LÝ TOÀN CẦU

Địa chỉ

52 Trường Sơn, Phường 2, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam

Số tài khoản

0371000446741

Tên ngân hàng thụ hưởng

VIETCOMBANK

Tên chi nhánh

Chi nhánh Tân Định

– Sau khi hoàn thành việc đóng tiền cho ngân hàng, bạn gửi các thông tin: Bản sao hóa đơn chuyển tiền, bản sao giấy xác nhận chuyển tiền, thông tin của đương đơn qua email: info.nzvn@vfshelpline.com để VFS xác nhận việc bạn đã hoàn thành thanh toán.

– Khi nộp hồ sơ qua đường bưu điện, trên phong bì hồ sơ, bạn ghi rõ tên người nhận là Trà Phương Linh, điện thoại: +84-28 3521 2001. Sau đó gửi về Trung tâm Tiếp nhận hồ sơ xin thị thực New Zealand: Tầng 5, Tòa nhà  Resco, 94 – 96 Nguyễn Du, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.

8) Bước 8: Phỏng vấn

Việc phỏng vấn xin Visa du học New Zealand là một thủ tục không bắt buộc. Tùy thuộc vào hồ sơ, Lãnh sự quán có thể gọi điện phỏng vấn trực tiếp hoặc không.

Lưu ý: Bạn cố giữ bình tĩnh, trả lời một cách lưu loát để thuyết phục được người phỏng vấn, bạn chứng thực cho họ thấy rằng việc bạn đi New Zealand là thật và sau khi kết thúc khóa học bạn cam kết phải quay về nước.

9) Bước 9: Nhận kết quả xin Visa tại Lãnh sự quán

Sau khi hoàn tất việc nộp hồ sơ, các bạn có thể kiểm tra tình trạng hồ sơ của mình bằng cách:

– Đối với hồ sơ nộp trực tiếp hoặc nộp qua đường bưu điện, các bạn có thể kiểm tra trực tuyến hoặc có thể gọi điện thoại đến đường dây hỗ trợ: 0084-8-35212001 hoặc gửi Email: nzvn@vfshelpline.com

– Đối với hồ sơ nộp trực tuyến trên trang mạng của Sở Di Trú New Zealand (Online Application), các bạn vui lòng gọi trực tiếp đến đường dây hỗ trợ của Sở Di Trú New Zealand: +64 9 914 4100 hoặc 0508 558 855. Khi gọi, các bạn vui lòng đọc mã số hồ sơ và số hộ chiếu.

Nếu hồ sơ của bạn được chấp thuận, Lãnh sự quán New Zealand sẽ yêu cầu bạn tiến hành đóng học phí cho trường. Sau khi hoàn thành việc đóng học phí, trường sẽ tiến hành gửi xác nhận cho Lãnh sự quán, khi đó bạn sẽ được nhận Visa chính thức.

Các bạn có thể nhận lại Hộ chiếu bằng các cách sau đây:

– Nhận trực tiếp tại Trung tâm tiếp nhận thị thực New Zealand:

   + Biên nhận gốc phải được đối chiếu khi giao trả hộ chiếu. Trong trường hợp biên nhận bị thất lạc, đương đơn chính được yêu cầu phải có thư xác nhận cùng với việc đính kèm cùng với bản photo của chứng minh nhân dân.

   + Trong trường hợp biên nhận bị thất lạc và hộ chiếu được đến nhận bởi người đại diện, vui lòng có thư ủy quyền của đương đơn cùng với bản photo của chứng minh nhân dân của đương đơn và người được ủy quyền. Vui lòng kiểm tra giờ trả hồ sơ trước khi đến Trung tâm tiếp nhận thị thực.

– Chuyển phát nhanh: Nếu như quý vị muốn nhận hộ chiếu tại nhà hoặc văn phòng, quý vị phải thanh toán thêm phí chuyển phát nhanh. Khi hồ sơ nhận lại từ phòng xét duyệt thị thực New Zealand tại thành phồ Hồ Chí Minh, NZVAC sẽ giao cho bên chuyển phát giao hồ sơ theo địa chỉ đăng ký.

Trình Độ Văn Hóa Trong Đơn Xin Việc

Thursday, 15/10/2020

1. Bạn hiểu như thế nào về trình độ văn hóa?

Trình độ văn hóa có lẽ là khái niệm rất quen thuộc và rất nhiều người đã nghe đến, biết đến cụm từ này. Tuy nhiên, để định nghĩa về cụm từ này thì vẫn chưa có khái niệm cụ thể nào. Thế nhưng, trong sơ yếu lý lịch hay đơn xin việc thì trình độ văn hóa được ứng viên hiểu tương tự như “trình độ học vấn”. Tức là trình độ văn hóa sẽ chỉ đến cấp bậc giáo dục mà người đó được đào tạo.

Hiện nay, hệ thống giáo dục nước ta gồm có Mầm non – Tiểu học – trung học cơ sở – Trung học phổ thông – Đại học/ Cao đẳng/ Trung cấp,… Tuy nhiên, thông thường, trình độ văn hóa sẽ chỉ là 12/12 (ở thời điểm hiện tại) hoặc 10/10 (trước đây),…. Ngay cả khi học Đại học thì đều sẽ ghi là 12/12, còn Đại học sẽ được ghi vào mục trình độ chuyên môn.

Có nhiều ý kiến cho rằng văn hóa là một phạm trù bao quát rộng lớn hơn rất nhiều và nó bao gồm cả học vấn trong đó chứ không phải là một khái niệm tương đương với học vấn. Vì vậy, nếu giải thích trình độ văn hóa chính là trình độ học vấn thì lại không hoàn toàn phù hợp.

Mặc dù còn nhiều vấn đề xoay quanh về khái niệm của trình độ văn hóa, thế nhưng, để có thể dễ hiểu và thuận lợi cho ứng viên nhất thì trong lá đơn xin việc, trình độ văn hóa sẽ được sử dụng nếu như đó là lao động phổ thông, không học Đại học, Cao đẳng,… Tức là những người không có trình độ đào tạo chuyên môn một lĩnh vực cụ thể nào đó.

2. Trình độ văn hóa có cần thiết ghi trong đơn xin việc không?

Trong quá trình xin việc của mình, việc thể hiện trình độ văn hóa là điều rất cần thiết. Bởi thông qua đó, nhà tuyển dụng sẽ biết được trình độ đào tạo của bạn đến đâu, tương ứng với cấp bậc nào trong hệ thống giáo dục hiện tại. Qua đó có thể đánh giá một cách chính xác và cụ thể nhất, đồng thời xem xét được tính phù hợp cũng như liệu bạn có thỏa mãn với yêu cầu đưa ra của vị trí đó hay không.

Trình độ văn hóa trong đơn xin việc lại càng quan trọng đối với ứng viên là lao động phổ thông. Nếu như là cấp bậc đại học, cao đẳng hay trung cấp thì trình độ văn hóa sẽ được thay bằng trình độ chuyên môn hay trình độ học vấn. Thế nhưng, với những ứng viên không có bằng cấp đào tạo chuyên môn trên thì trình độ văn hóa sẽ là khái niệm để thể hiện cấp bậc giáo dục mà ứng viên được đào tạo.

Nhiều người cho rằng nếu như là ứng viên lao động phổ thông thì cần gì phải ghi trình độ văn hóa. Thực tế điều này không hoàn toàn đúng, bởi một số việc làm dành cho ứng viên lao động phổ thông nhưng việc học hết cấp bậc giáo dục bắt buộc vẫn là điều kiện tiên quyết. Do vậy, để rõ ràng hơn thì việc ghi trình độ văn hóa luôn là điều được khuyến khích. Việc cập nhật đầy đủ thông tin của bản thân sẽ giúp cho quá trình ứng tuyển của bạn được thuận lợi hơn rất nhiều.

3. Cách viết trình độ văn hóa trong đơn xin việc như thế nào?

Với sự cần thiết của trình độ văn hóa, bạn đã biết cách ghi yếu tố này trong đơn xin việc hay chưa? Và trình độ văn hóa nên được ghi ở đâu trong đơn xin việc?

3.1. Trình độ văn hóa nên ghi ở đâu trong đơn xin việc?

Với trình độ văn hóa thì đây sẽ là yếu tố quyết định giúp bạn có thể tăng thêm cơ hội trúng tuyển cho mình. Vì vậy, việc ghi trình độ văn hóa ở đâu sẽ là điều mà bạn cần biết để có thể thuận lợi cho nhà tuyển dụng nắm bắt thông tin mà bạn muốn truyền tải.

Vị trí nào sẽ là chỗ dành cho trình độ văn hóa?

Thông thường, khi viết đơn xin việc, các bạn sẽ bắt đầu bằng lời chào lời kính gửi đầu tiên tới nhà tuyển dụng. Tiếp đến sẽ là phần giới thiệu bản thân bằng việc đưa ra các thông tin cá nhân như họ tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ, và tiếp đến đó chính là phần trình độ văn hóa của bạn. Sau khi nhà tuyển dụng đã biết bạn là ai thì hãy giới thiệu và viết khái quát về quá trình đào tạo hay trình độ văn hóa của mình cho nhà tuyển dụng biết.

Việc viết ở vị trí này sẽ giúp nhà tuyển dụng nắm bắt luôn được thông tin về trình độ đào tạo của bạn mà không cần phải tìm quá lâu để có thể có được thông tin mình mong muốn. Đây có thể được xem là một vị trí khá thuận lợi trong đơn xin việc để thể hiện trình độ văn hóa của ứng viên. Vị trí này không chỉ có lợi với nhà tuyển dụng mà ngay cả với ứng viên cũng vậy, nó không làm đứt mạch viết của bạn mà còn giúp bạn triển khai các thông tin tiếp theo một cách tự nhiên nhất.

3.2. Cách viết trình độ văn hóa trong đơn xin việc như thế nào?

Thực tế thì trình độ văn hóa trong đơn xin việc thường dành cho ứng viên là lao động phổ thông là chính. Thế nhưng, với các cấp bậc giáo dục đào tạo chuyên môn cao như Cao đẳng, Đại học thì bạn vẫn có thể sử dụng khái niệm trình độ văn hóa để thể hiện nhưng sẽ là dạng bao trùm.

Với cách viết trình độ văn hóa trong đơn xin việc thì với tùy từng đối tượng cụ thể sẽ có cách ghi sao cho phù hợp nhất. Hiện tại, chúng ta có thể chia thành 2 trường hợp chính là đối với ứng viên học hết bậc Trung học phổ thông và những ứng viên học lên các cấp bậc cao hơn.

– Đối với ứng viên học hết bậc giáo dục Trung học phổ thông

Hiện nay, hệ giáo dục bắt buộc của nước ta là hệ giáo dục 12 năm. Vì vậy, để ghi trình độ văn hóa của mình bạn sẽ ghi theo số năm đi học tương ứng của bạn tại thời điểm viết đơn xin việc đó.

Ví dụ, nếu như chỉ học hết lớp 10 thì bạn sẽ ghi là 10/12, còn nếu tốt nghiệp trung học phổ thông thì sẽ là 12/12,….

Tương tự như vậy bạn có thể ghi trình độ văn hóa của mình trong đơn xin việc theo tình hình thực tế mà bạn trải qua. Cách tính và cách ghi thực sự rất đơn giản và không quá khó.

– Đối với ứng viên học các cấp bậc giáo dục đào tạo chuyên nghiệp

Như đã nói ở trên thì trình độ văn hóa sẽ bao quát luôn cả việc bạn học Đại học, Cao đẳng hay trung cấp. Tuy nhiên, nếu như bạn tốt nghiệp Đại học thì có phải sẽ ghi Đại học hay nên ghi như thế nào?

Câu trả lời chắc chắn sẽ là không. Nếu như bạn học cá cấp bậc giáo dục chuyên nghiệp này thì khi ghi trình độ văn hóa sẽ là 12/12 và thêm vào đó sẽ ghi thêm là trình độ chuyên môn. Có thể là đại học, cao đẳng, thạc sĩ, tiến sĩ,…tùy thuộc vào cấp bậc đào tạo của bạn tại thời điểm đó. Việc ghi thêm này sẽ giúp nhà tuyển dụng biết rõ ràng và cụ thể hơn về trình độ của bạn. Qua đó, có thể tạo ra điểm nhấn và điểm khác biệt của mình so với những ứng viên khác.

4. Trình độ văn hóa như thế nào sẽ lọt vào mắt xanh của nhà tuyển dụng?

Với các ứng viên khi đi xin việc đều mong muốn sẽ trở thành sự lựa chọn của nhà ứng tuyển và có cơ hội để được làm việc, cống hiến với việc làm mình mong muốn. Tuy nhiên, việc bạn có được lựa chọn hay không còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, trong đó bao gồm cả trình độ văn hóa.

Vậy, sở hữu trình độ văn hóa ra sao để có thể khiến nhà tuyển dụng gật đầu với đơn xin việc của bạn?

Với trình độ văn hóa, mặc ù bao quát khá rộng, thế nhưng, ý nghĩa chính nhất của khái niệm này vẫn là hướng đến trình độ giáo dục, trình độ đào tạo mà ứng viên nhận được. Vì thế, thông quá yếu tố này nhà tuyển dụng sẽ phần nào có cơ sở để đánh giá sự phù hợp của ứng viên với vị trí ứng tuyển đó.

Tuy nhiên, với từng vị trí cụ thể mà bạn cần sở hữu trình độ văn hóa khác nhau để có thể lọt vào tầm ngắm của nhà tuyển dụng. Ví dụ, nếu như ứng tuyển vào vị trí nhân viên kinh doanh thì trình độ văn hóa của bạn có thể chỉ cần là 12/12. Thế nhưng, với vị trí trưởng phòng kinh doanh thì trình độ văn hóa bắt buộc phải là 12/12, kèm theo đó là trình độ chuyên môn là Đại học trở lên.

Thực tế thì tùy từng vị trí cũng như tình hình thực tế mà nhà tuyển dụng sẽ đưa ra sự lựa chọn của mình. Bởi việc đưa ra quyết định lựa chọn ứng viên còn phụ thuộc vào những yếu tố khác nữa. Đôi khi, có thể trình độ văn hóa của bạn chưa thực sự đảm bảo yêu cầu, thế nhưng năng lực và kinh nghiệm của bạn lại rất tốt, vì vậy, bạn hoàn toàn có thể vẫn được nhận.

5. Tìm ứng viên có trình độ văn hóa phù hợp ra sao?

Khi nhà tuyển dụng có thể tuyển được những ứng viên có trình độ văn hóa phù hợp sẽ giúp họ có thể hội nhập với văn hóa công ty một cách nhanh nhất. Bởi lúc ấy việc có trình độ văn hóa tương đương sẽ giúp ứng viên có thể vận dụng và thể hiện được những kiến thức, kĩ năng của mình vào trong công việc tốt nhất.

Điều này sẽ ngược lại nếu như ứng viên không có trình độ văn hóa được tuyển dụng, bởi khi ấy, có sự chênh lệch về các yếu tố, do vậy, ứng viên khó có thể phát huy được những điểm mạnh của mình trong hoàn cảnh này. Vì thế, tìm kiếm những ứng viên sở hữu trình độ văn hóa là việc thiết yếu.

– Hãy giới thiệu cho ứng viên biết về văn hóa công ty bạn

Điều này sẽ giúp ứng viên phần nào hiểu rõ hơn về nơi mình sẽ có thể làm việc trong tương lai. Đồng thời có thể giúp họ biết được liệu mình có phù hợp hay không và bạn cũng có thể đánh giá sự phù hợp qua việc lắng nghe ý kiến của ứng viên.

– Đưa ra các yếu tố cụ thể để xác định sự phù hợp về trình độ văn hóa

Bạn có thể dựa vào những nhu cầu, mong muốn của công ty để đưa ra các tiêu chí cụ thể dành cho ứng viên của mình. Có thể sắp xếp theo thang điểm để giúp việc đánh giá tốt hơn, chuẩn hơn.

– Những câu hỏi mở là lựa chọn đúng đắn

Với trình độ văn hóa của ứng viên thì để xem xét sự phù hợp thì lựa chọn câu hỏi mở là cần thiết. Các câu hỏi về quan điểm, suy nghĩ sẽ giúp bạn hiểu ứng viên hơn rất nhiều.

– Đưa ra các so sánh cụ thể về những ứng viên giống nhau

Với những ứng viên giống nhau, bạn hãy đưa ra các tiêu chí so sánh cụ thể để lựa chọn ứng viên có sự phù hợp lớn hơn.

– Đánh giá về sự tương tác của ứng viên

Việc ứng viên tương tác với những người khác cũng sẽ là yếu tố cho thấy họ có thực sự phù hợp với công ty, doanh nghiệp của bạn hay không. Quá trình tương tác này sẽ cho thấy được những khía cạnh khác mới mẻ hơn so với hình ảnh họ thể hiện trước bạn trong buổi phỏng vấn.

Nhìn chung, trình độ văn hóa là khái niệm mà phạm trù bao quát của nó khá rộng lớn. Tuy nhiên, trình độ văn hóa trong đơn xin việc thì lại khá giới hạn và được hiểu là khái niệm chỉ trình độ học vấn, đào tạo của ứng viên. Dù được hiểu như thế nào thì việc trình độ văn hóa có ý nghĩa khá quan trọng với ứng viên trong quá trình xin việc của mình.

Mong rằng, với những thông tin chi tiết về trình độ văn hóa trong đơn xin việc được chia sẻ ở trên đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về khái niệm này. Qua đó có thể dễ dàng ghi đúng thông tin về trình độ văn hóa cho mình.