Top 10 # Xem Nhiều Nhất Tìm Hiểu Về Thủ Tục Làm Giấy Khai Sinh Mới Nhất 5/2023 # Top Like | Hanoisoundstuff.com

Qui Định Về Thủ Tục Làm/Đăng Ký (Giấy) Khai Sinh ?

Đăng ký hộ tịch là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền làm những công việc/thủ tục sau:

a) Xác nhận các sự kiện: sinh; kết hôn; tử; nuôi con nuôi; giám hộ; nhận cha, mẹ, con; thay đổi, cải chính, bổ sung, điều chỉnh hộ tịch; xác định lại giới tính; xác định lại dân tộc;

b) Căn cứ vào quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, ghi vào sổ hộ tịch các việc: xác định cha, mẹ, con; thay đổi quốc tịch; ly hôn; hủy việc kết hôn trái pháp luật; chấm dứt nuôi con nuôi.

Riêng việc đăng ký kết hôn; nhận cha, mẹ, con; nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10 tháng 7 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài.

Mọi công dân đều có quyền và nghĩa vụ đăng ký hộ tịch.

Về nguyên tắc, mọi sự kiện hộ tịch (nói trên) đều phải được đăng ký đầy đủ, kịp thời, chính xác.

Mỗi sự kiện hộ tịch chỉ được đăng ký tại một nơi theo đúng thẩm quyền của pháp luật. Ví dụ minh họa: một người không thể đăng ký làm Giấy khai sinh ở hai nơi.

Giá trị pháp lý của giấy tờ hộ tịch

Giấy tờ hộ tịch do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho cá nhân theo quy định của pháp luật về hộ tịch là căn cứ pháp lý xác nhận sự kiện hộ tịch của cá nhân đó.

Ví dụ: Giấy chứng tử là căn cứ pháp lý (bằng chứng) để xác định một người đã chết.

Giấy tờ hộ tịch do cơ quan đại điện Ngoại giao, cơ quan Lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài cấp có giá trị như giấy tờ hộ tịch được cấp ở trong nước.

– Đối với công dân Việt Nam ở trong nước: việc đăng ký hộ tịch được thực hiện tại nơi người đó có hộ khẩu thường trú; nếu không có nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, thì việc đăng ký hộ tịch được thực hiện tại nơi người đó đăng ký tạm trú. Cụ thể là UBND xã/phường thực hiện.

– Đối với người nước ngoài cư trú tại Việt Nam, việc đăng ký hộ tịch được thực hiện tại nơi người đó đăng ký thường trú; nếu không có nơi đăng ký thường trú, thì việc đăng ký hộ tịch được thực hiện tại nơi người đó đăng ký tạm trú.

Việc đăng ký hộ tịch (trừ trường hợp đăng ký kết hôn, đăng ký việc nuôi con nuôi, đăng ký giám hộ, đăng ký việc nhận cha, mẹ, con) có thể ủy quyền cho người khác làm thay. Việc ủy quyền phải lập thành văn bản và phải được công chứng hoặc chứng thực hợp lệ. Nếu người được ủy quyền là ông, bà, cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột của người ủy quyền, thì không cần phải có văn bản ủy quyền.

Mọi hồ sơ, giấy tờ của cá nhân có nội dung ghi về họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính, dân tộc; quốc tịch; quê quán; quan hệ cha, mẹ, con phải phù hợp với Giấy Khai sinh của người đó.

Như vậy, chẳng hạn khi giữa Chứng minh nhân dân và giấy khai sinh của bạn có sự khác biệt, thì cần phải điều chỉnh nội dung trong Giấy chứng minh nhân dân cho phù hợp với Giấy khai sinh. Về nguyên tắc, giấy khai sinh hầu như không thể thay đổi nội dung.

Trong trường hợp không xác định được nơi cư trú của người mẹ và người cha, thì UBND cấp xã, nơi trẻ em đang sinh sống trên thực tế thực hiện việc đăng ký khai sinh.

Việc đăng ký khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi được thực hiện tại UBND cấp xã, nơi cư trú của người đang tạm thời nuôi dưỡng hoặc nơi có trụ sở của tổ chức đang tạm thời nuôi dưỡng trẻ em đó.

Giấy chứng sinh do cơ sở y tế, nơi trẻ em sinh ra cấp; nếu trẻ em sinh ra ngoài cơ sở y tế, thì Giấy chứng sinh được thay bằng văn bản xác nhận của người làm chứng. Trong trường hợp không có người làm chứng, thì người đi khai sinh phải làm giấy cam đoan về việc sinh là có thực.

Trong trường hợp cán bộ Tư pháp hộ tịch biết rõ về quan hệ hôn nhân của cha mẹ trẻ em, thì không bắt buộc phải xuất trình Giấy chứng nhận kết hôn.

Sau khi kiểm tra các giấy tờ hợp lệ, cán bộ Tư pháp hộ tịch ghi vào sổ đăng ký khai sinh và bản chính Giấy khai sinh, Chủ tịch UBND cấp xã ký và cấp cho người đi khai sinh một bản chính Giấy khai sinh. Bản sao Giấy khai sinh được cấp theo yêu cầu của người đi khai sinh.

Trong trường hợp khai sinh cho con ngoài giá thú, nếu không xác định được người cha, thì phần ghi về người cha trong sổ đăng ký khai sinh và Giấy khai sinh để trống. Nếu vào thời điểm đăng ký khai sinh có người nhận con, thì UBND cấp xã kết hợp giải quyết việc nhận con và đăng ký khai sinh.

Khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi

Người phát hiện trẻ sơ sinh bị bỏ rơi có trách nhiệm bảo vệ trẻ và báo ngay cho UBND cấp xã hoặc Công an xã, phường, thị trấn, nơi trẻ bị bỏ rơi để lập biên bản và tìm người hoặc tổ chức tạm thời nuôi dưỡng trẻ em đó.

Biên bản phải ghi rõ ngày, tháng, năm, địa điểm phát hiện trẻ bị bỏ rơi; giới tính; đặc điểm nhận dạng; tài sản và các đồ vật khác của trẻ (nếu có); họ, tên, địa chỉ của người phát hiện. Biên bản được lập thành hai bản, một bản lưu tại UBND cấp xã, nơi lập biên bản, một bảo giao cho người hoặc tổ chức tạm thời nuôi dưỡng trẻ.

Sau đó, UBND cấp xã, nơi lập biên bản có trách nhiệm thông báo trên Đài phát thanh hoặc Đài truyền hình địa phương để tìm cha, mẹ đẻ của trẻ. Đài phát thanh hoặc Đài truyền hình có trách nhiệm thông báo miễn phí 3 lần trong 3 ngày liên tiếp các thông tin về trẻ sơ sinh bị bỏ rơi. Hết thời hạn 30 ngày, kể từ ngày thông báo cuối cùng, nếu không tìm thấy cha, mẹ đẻ, thì người hoặc tổ chức đang tạm thời nuôi dưỡng trẻ có trách nhiệm đi đăng ký khai sinh.

Ngày phát hiện trẻ bỏ rơi là ngày sinh của bé

Khi đăng ký khai sinh cho trẻ sơ sinh bị bỏ rơi, họ, tên của trẻ được ghi theo đề nghị của người đi khai sinh; nếu không có cơ sở để xác định ngày sinh và nơi sinh, thì ngày phát hiện trẻ bị bỏ rơi là ngày sinh; nơi sinh là địa phương nơi lập biên bản; quốc tịch của trẻ là quốc tịch Việt Nam.

Phần khai về cha, mẹ và dân tộc của trẻ trong Giấy khai sinh và Sổ đăng ký khai sinh được để trống. Trong cột ghi chú của Sổ đăng ký khai sinh phải ghi rõ “trẻ bị bỏ rơi”. Trong trường hợp có người nhận trẻ làm con nuôi, thì cán bộ Tư pháp hộ tịch căn cứ vào quyết định công nhận việc nuôi con nuôi để ghi tên cha, mẹ nuôi vào phần ghi về cha, mẹ trong Sổ đăng ký khai sinh và Giấy khai sinh của con nuôi; trong cột ghi chú của Sổ đăng ký khai sinh phải ghi rõ “cha, mẹ nuôi”; nội dung ghi chú này phải được giữ bí mật, chỉ những người có thẩm quyền mới được tìm hiểu.

THAM KHẢO VÀ DỊCH VỤ TƯ VẤN LIÊN QUAN:

1. Luật sư riêng cho doanh nghiệp;2. Dịch vụ tư vấn cơ cấu lại doanh nghiệp; 3. Tư vấn thành lập doanh nghiệp tại Hà Nội; 4. Tư vấn xây dựng quy chế hoạt động cho doanh nghiệp; 5. Luật sư tư vấn vụ án tranh chấp kinh doanh, thương mại; 6. Luật sư tư vấn và giải quyết tranh chấp nội bộ doanh nghiệp.

Luật sư Minh Tiến

Tìm Hiểu Về Giấy Phép Làm Thêm Ở Nhật Bản

Theo quy định của Nhật Bản, du học sinh và người sang Nhật theo diện đoàn tụ gia đình khi muốn làm thêm (baito) sẽ phải xin giấy phép 資格外活動許可書 từ cục xuất nhập cảnh.

Vậy giấy xin làm thêm ở Nhật Bản này như thế nào? Cách làm có khó không? Cùng japanduhoc tìm hiểu thôi nào.

A.Vì sao phải xin giấy phép làm thêm?

Khi bạn sang Nhật theo diện visa đoàn tụ gia đình thì mục đích chính sẽ là đoàn tụ và chăm sóc gia đình.

Giấy phép làm thêm trong tiếng Nhật có tên là 資格外活動許可書 Shikakugaikatsudō kyoka-sho.

B.Quy định về thời gian làm thêm

1.Visa du học sinh

Du học sinh trường tiếng và sinh viên senmon, đại học sẽ phải tuân thủ những điều sau:

Sinh viên hệ chính quy: 28 tiếng / tuần

Nghiên cứu sinh và sinh viên dự thính: 14 tiếng / tuần

Trong kỳ nghỉ lễ: 8 tiếng / ngày

2.Visa đoàn tụ gia đình

Nếu vợ/chồng của bạn đã có visa vĩnh trú hoặc nhập quốc tịch Nhật Bản thì bạn sẽ không bị giới hạn thời gian làm thêm.

Trường hợp đoàn tụ người thân khác sẽ làm việc tối đa 28 tiếng / tuần và thu nhập không giới hạn.

Tuy nhiên nếu tổng thu nhập 1 năm vượt quá 130 man yên sẽ không được phụ thuộc bảo hiểm vợ/chồng.

C.Thủ tục xin giấy làm thêm

Thủ tục xin giấy phép làm thêm ở Nhật Bản khá đơn giản và có thể lấy luôn trong ngày.

1.Visa du học sinh

Thông thường, trước khi nhập cảnh thì du học sinh sẽ được nhà trường gửi sẵn cho đơn xin làm thêm 資格外活動許可申請書.

Bạn chỉ cần điền thông tin vào và gửi cho hải quan đóng dấu vào sau thẻ ngoại kiều là có thể làm thêm.

Có một số trường hợp công ty du học hoặc nhà trường quên hoặc bạn chưa đủ điều kiện thì bạn sẽ phải tự làm.

Thủ tục sẽ gồm có các giấy tờ sau:

Thẻ ngoại kiều 在留カード

Thẻ sinh viên 学生証 (bản copy)

Hộ chiếu パスポート

Thẻ cư trú 住民票

Đơn đăng ký xin giấy phép làm thêm 資格外活動許可申請書 – 入国管理局様式 (LINK tải)

Giấy xác nhận của nhà trường 留学生の資格外活動許可書に関する福申書

Giấy chứng nhận đang đi học 在学証明書

Tất giấy tờ trên mang đến cục xuất nhập cảnh tại địa phương 入国管理局 để hoàn tất thủ tục. Việc xác nhận và cấp phép sẽ được hoàn thành ngay ngày nên bạn có thể chờ đợi.

2.Visa gia đình

Thẻ ngoại kiều 在留カード

Hộ chiếu パスポート

Thẻ cư trú 住民票

Đơn đăng ký xin giấy phép làm thêm 資格外活動許可申請書 – 入国管理局様式 (LINK tải)

Địa điểm nộp là cục xuất nhập cảnh tại địa phương 入国管理局. Nhận kết quả ngay trong ngày.

D.Giải đáp thắc mắc

Thủ Tục Làm Giấy Khai Sinh Bị Mất

Phụ lục bài viết

1 Các giấy tờ cần chuẩn bị

1.0.0.1 Khoản 1 Điều 26 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định hồ sơ đăng ký lại khai sinh gồm các giấy tờ sau đây:

1.0.0.2 (i) Tờ khai theo mẫu quy định;

1.0.0.4 (iii) Cán bộ, công chức, viên chức, người đang công tác trong lực lượng vũ trang phải có văn bản xác nhận của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị về việc những nội dung khai sinh gồm: Họ, chữ đệm, tên; giới tính; ngày, tháng, năm sinh; dân tộc; quốc tịch; quê quán; quan hệ cha – con, mẹ – con phù hợp với hồ sơ do cơ quan, đơn vị đang quản lý.

2 Thời gian giải quyết cấp lại khai sinh

3 Chi phí xin cấp lại giấy khai sinh

Khoản 1 Điều 26 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định hồ sơ đăng ký lại khai sinh gồm các giấy tờ sau đây:

(i) Tờ khai theo mẫu quy định;

(iii) Cán bộ, công chức, viên chức, người đang công tác trong lực lượng vũ trang phải có văn bản xác nhận của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị về việc những nội dung khai sinh gồm: Họ, chữ đệm, tên; giới tính; ngày, tháng, năm sinh; dân tộc; quốc tịch; quê quán; quan hệ cha – con, mẹ – con phù hợp với hồ sơ do cơ quan, đơn vị đang quản lý.

Giấy tờ, tài liệu là cơ sở đăng ký lại khai sinh theo quy định tại Điều 9 Thông tư 15/2015/TT-BTP gồm một trong các loại sau:

(i) Bản sao Giấy khai sinh do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp (bản sao được công chứng, chứng thực hợp lệ, bản sao được cấp từ Sổ đăng ký khai sinh);

(ii) Bản chính hoặc bản sao giấy tờ có giá trị thay thế Giấy khai sinh được cấp trước năm 1945 ở miền Bắc và trước năm 1975 ở miền Nam;

(iii) Giấy chứng minh nhân dân, Thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu; Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú, giấy tờ chứng minh về nơi cư trú; Bằng tốt nghiệp, Giấy chứng nhận, Chứng chỉ, Học bạ, Hồ sơ học tập do cơ quan đào tạo, quản lý giáo dục có thẩm quyền cấp hoặc xác nhận;…

Thời gian giải quyết cấp lại khai sinh

(i) Trong 05 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, công chức tư pháp – hộ tịch kiểm tra, xác minh hồ sơ. Nếu việc đăng ký lại khai sinh là đúng theo quy định của pháp luật thì công chức tư pháp – hộ tịch thực hiện đăng ký lại khai sinh.

(ii) Nếu việc đăng ký lại khai sinh được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã không phải là nơi đã đăng ký khai sinh trước đây thì công chức tư pháp – hộ tịch báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân có văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân nơi đăng ký khai sinh trước đây kiểm tra, xác minh về việc lưu giữ sổ hộ tịch tại địa phương.

Trong 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, Ủy ban nhân dân nơi đã đăng ký khai sinh trước đây tiến hành kiểm tra, xác minh và trả lời bằng văn bản về việc còn lưu giữ hoặc không lưu giữ được sổ hộ tịch.

(iii) Trong 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kết quả xác minh về việc không còn lưu giữ được sổ hộ tịch tại nơi đã đăng ký khai sinh, nếu thấy hồ sơ đầy đủ, chính xác, đúng quy định pháp luật công chức tư pháp – hộ tịch thực hiện việc đăng ký lại khai sinh.

Chi phí xin cấp lại giấy khai sinh

Lệ phí đăng ký lại khai sinh là 5.000 đồng/1 việc tại UBND cấp xã, 50.000 đồng/1 việc tại UBND cấp huyện.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

Bài viết trong lĩnh vực pháp luật dân sự được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

Thủ Tục Làm Lại Giấy Khai Sinh 2022

Giấy khai sinh là một trong những loại giấy tờ chứng minh nhân thân quan trọng của mỗi con người, đây là loại giấy tờ xuất hiện trong hầu hết các thủ tục hành chính. Khác với chứng minh thư, thẻ căn cước hay hộ chiếu khi mất đi thì công dân sẽ dễ dàng xin được cấp lại, còn giấy khai sinh theo quy định hiện hành của pháp luật thì không phải trường hợp nào mất giấy khai sinh cũng được xin cấp lại.

Trường hợp nào làm lại giấy khai sinh?

Giấy khai sinh là văn bản được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đây là loại giấy tờ quan trọng, là căn cứ để công dân có thể thực hiện các quyền của mình như: Đăng ký kết hôn, đăng ký hộ khẩu, đăng ký nhập học…và xuất hiện trong hầu hết tất cả các thủ tục hành chính

Tuy nhiên, khi giấy khai sinh bị mất hoặc bị hư hỏng thì không phải trường hợp nào cũng được làm lại giấy khai sinh. Cụ thể theo quy định tại Nghị định 123/2015/NĐ-CP thì chỉ đối với những trường hợp khai sinh từ thời điểm 1/1/2016 đổ về thời gian trước mà bị mất hết sổ hộ tịch và bản chính giấy tờ hộ tịch thì mới được đi đăng ký làm lại giấy khai sinh

Còn nếu đối với những trường hợp đăng ký khai sinh trước 1/1/2016 nhưng vẫn còn sổ hộ tịch hoặc bản chính giấy tờ hộ tịch thì sẽ không được đăng ký làm lại giấy khai sinh mà chỉ được yêu cầu trích lục hộ tịch

Thủ tục làm lại giấy khai sinh như thế nào?

Đối với trường hợp tiến hành thủ tục làm lại giấy khai sinh, các bước thực hiện như sua:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ xin cấp lại giấy khai sinh gồm các loại giấy tờ:

– Tờ khai theo mẫu quy định, trong đó phải có cam đoan của người yêu cầu làm lại về việc khôn còn lưu giữ được bản chính giấy khai sinh

– Nếu trong trường hợp người yêu cầu cấp lại giấy khai sinh là cán bộ, công chức, viên chức, người làm việc trong lực lượng vũ trang thì cần phải cung cấp thêm văn bản xác nhận của thủ trưởng đơn vị

Bước 2: Nộp hồ sơ xin làm lại giấy khai sinh

Sau khi chuẩn bị xong hồ sơ thì người có yêu cầu cấp lại giấy khai sinh tiến hành nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi trước đó đã cấp giấy khai sinh

Nếu trong trường hợp việc đăng ký lại giấy khai sinh thực hiện ở Ủy ban nhân dân cấp xã không phải là nơi đăng ký khai sinh trước đây thì sẽ có văn bản đề nghị UBND nơi đăng ký trước đây để kiểm tra, xác minh lại thông tin

Bước 3: Nhận kết quả

Kể từ thời điểm tiếp nhận hồ sơ, công chức tư pháp – hộ tịch sẽ kiểm tra, xác minh lại hồ sơ. Nếu hồ sơ hợp lệ thì sẽ tiến hành đăng ký lại khai sinh như thủ tục đăng ký khai sinh lần đầu.

Mẫu đơn xin cấp lại giấy khai sinh

Nơi thường trú/tạm trú: (2) …………………………………………………………………………………………..

Số Giấy CMND/Giấy tờ hợp lệ thay thế: (3) …………………………………………………………..

Quan hệ với người được cấp lại bản chính Giấy khai sinh: …………………………………….

Họ và tên: …………………………………………….Giới tính: …………………………….

Ngày, tháng, năm sinh: ……………………………………………………………………….

Nơi sinh: (4) ……………………………………………………………………………………………………..

Dân tộc: ………………………………………………………. Quốc tịch: ……………………

Nơi thường trú/tạm trú: (2) …………………………………………………………………………………..

Họ và tên cha: …………………………………………………………….

Dân tộc: ……………. Quốc tịch: ……………………….Năm sinh ………………

Nơi thường trú/tạm trú: (5) ………………………………………………………………………………….

Họ và tên mẹ: ……………………………………………………………………

Dân tộc: …………………Quốc tịch: ………………………..Năm sinh ……………..

Nơi thường trú/tạm trú: (5) ………………………………………………………………………………….

Đã đăng ký khai sinh tại: ………………….. ngày ……….. tháng ………. năm ……

Theo Giấy khai sinh số: (6) ………………………Quyển số (6): ………………………..

Lý do xin cấp lại: ……………………………………………………………………………….

Chú thích:

(1) Ghi rõ tên cơ quan thực hiện việc cấp lại bản chính Giấy khai sinh.

(2) Ghi theo địa chỉ đăng ký thường trú và gạch cụm từ “tạm trú”; nếu không có nơi đăng ký thường trú thì gạch hai từ “thường trú” và ghi theo địa chỉ đăng ký tạm trú.

(3) Nếu ghi theo số CMND, thì gạch cụm từ ” Giấy tờ hợp lệ thay thế “; nếu ghi theo số Giấy tờ hợp lệ thay thế thì ghi rõ tên giấy tờ và gạch cụm từ “CMND”.

4) Trường hợp trẻ em sinh tại bệnh viện, thì ghi tên bệnh viện và địa danh hành chính nơi trẻ em sinh ra (ví dụ: bệnh viện Phụ sản Hà Nội). Trường hợp trẻ em sinh tại cơ sở y tế, thì ghi tên cơ sở y tế và địa danh hành chính nơi trẻ em sinh ra (ví dụ: Trạm y tế xã Văn Bình, huyện Thường Tín, Tp. Hà Nội).

Trường hợp trẻ em sinh ngoài bệnh viện và cơ sở y tế, thì ghi địa danh của 03 cấp hành chính (cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh), nơi trẻ em sinh ra (ví dụ: xã Văn Bình, huyện Thường Tín, Tp. Hà Nội).

Trường hợp trẻ em được sinh ra ở nước ngoài, thì nơi sinh được ghi theo tên thành phố, tên nước, nơi trẻ em đó được sinh ra (ví dụ: Luân Đôn, Liên hiệp vương quốc Anh và Bắc Ai-len; Berlin, Cộng hòa liên bang Đức).

(5) Ghi nơi thường trú/tạm trú của bố, mẹ tại thời điểm đăng ký khai sinh cho con; cách ghi thực hiện theo hướng dẫn tại điểm (2)

(6) Chỉ khai khi biết rõ.

Có xin cấp lại giấy khai sinh online được không?

Hiện nay ở Việt Nam, người dân có thể đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú, cấp thẻ bảo hiểm y tế trực tuyến thông qua các cổng thông tin hỗ trợ như Cổng dịch vụ công Quốc gia (http://www.dichvucong,gov.vn), cổng thông tin Hộ tịch (https://hotichdientu.moj.gov.vn) dành cho tất cả các tỉnh trên cả nước. Ngoài ra ở các thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Đồng Nai thì sẽ có các cổng dịch vụ riêng.

Tuy nhiên về thủ tục làm lại giấy khai sinh thì pháp luật chưa có quy định về hình thức nộp hồ sơ online, vì vậy cá nhân muốn xin cấp lại giấy khai sinh phải trực tiếp nộp hồ sơ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền để được giải quyết.