Top 6 # Xem Nhiều Nhất Thủ Tục Yêu Cầu Thi Hành Án Dân Sự Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Hanoisoundstuff.com

Mẫu Đơn Yêu Cầu Thi Hành Án Dân Sự

Các nội dung trong đơn yêu cầu thi hành án dân sự

Đơn yêu cầu thi hành án dân sự bao gồm những nội dung sau:

Tên đơn (Đơn yêu cầu thi hành án)

Tên cơ quan có thẩm quyền giải quyết (Tổng cục thi hành án dân sự nơi tòa ban hành bản án)

Họ tên, địa chỉ người yêu cầu thi hành án (nếu ủy quyền phải có giấy tờ: chứng minh nhân dân, giấy xác nhận của UBND cấp xã nơi người đó cư trú)

Họ, tên người được thi hành án

Họ, tên người phải thi hành án

Trình bày nội dung yêu cầu thi hành án

Trình bày thông tin về tài sản hoặc điều kiện thi hành của người phải thi hành án (nếu có)

Tài liệu, chứng cứ kèm theo

Ký tên và điểm chỉ của người yêu cầu

Hướng dẫn viết đơn yêu cầu thi hành án dân sự

Bước 1: Đầu tiên phải có tên cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Thẩm quyền giải quyết đơn yêu cầu thi hành án là Cục/Chi cục thi hành án dân sự (nơi Tòa ban hành bản án)

Bước 2: Tiếp theo là ghi tên, nơi cư trú của người yêu cầu thi hành án

Bước 3: Ghi thông tin của người được thi hành án và người phải thi hành án

Bước 4: Trình bày nội dung yêu cầu thi hành án (lý do yêu cầu: việc thi hành bản án nhằm đảm bảo quyền và lợi ích của đương sự, ngăn chặn được hành vi tấu tán tài sản, đảm bảo tính khách quan và công bằng,…)

Bước 5: Cuối đơn là chữ ký cũng như họ tên đầy đủ của người yêu cầu thi hành án.

Đương sự cũng có quyền được xin tạm hoãn thi hành án đối với bản án/quyết định của tòa.

Tham khảo thủ tục xin tạm hoãn thi hành án: Thủ tục xin tạm hoãn thi hành án nhà đất

Đơn yêu cầu thi hành án

Bản án/quyết định được thi hành có hiệu lực (bản chính)

Chứng minh nhân dân/căn cước công dân

Cách thức thực hiện: nộp trực tiếp tại trụ sở cơ quan thi hành án dân sự hoặc qua hệ thống bưu chính.

Thời hạn đương sự được nộp đơn yêu cầu là 05 năm, kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật theo quy định tại (khoản 1 Điều 30 Luật thi hành án dân sự 2008, sửa đổi bổ sung 2014).

Sau khi tiếp nhận đơn, cơ quan thi hành án tiến hành giải quyết yêu cầu thi hành án dân sự.

Nội dung bài viết trên là hướng dẫn viết mẫu đơn yêu cầu thi hành án dân sự theo quy định pháp luật. Để được biết chi tiết và cụ thể hơn, quý bạn đọc có thể liên hệ hotline của chúng tôi để được luật sư chuyên môn tư vấn và hỗ trợ soạn thảo đơn từ pháp lý. Xin cảm ơn.

Mẫu Đơn Yêu Cầu Hoãn Thi Hành Án Dân Sự

Điều kiện hoãn thi hành án dân sự theo quy định của Pháp luật.

Căn cứ theo Luật Thi hành án Dân sự có quy định về điều kiện hoãn thi hành án dân sự:

· Người phải thi hành án bị ốm nặng, có xác nhận của cơ sở y tế từ cấp huyện trở lên; bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quyết định của Tòa án;

· Chưa xác định được địa chỉ của người phải thi hành án hoặc vì lý do chính đáng khác mà người phải thi hành án không thể tự mình thực hiện nghĩa vụ theo bản án, quyết định;

· Đương sự đồng ý hoãn thi hành án; việc đồng ý hoãn thi hành án phải lập thành văn bản ghi rõ thời hạn hoãn, có chữ ký của đương sự; trong thời gian hoãn thi hành án thì người phải thi hành án không phải chịu lãi suất chậm thi hành án, trừ trường hợp đương sự có thỏa thuận khác;

Lưu ý: Đối với chủ thể yêu cầu hoãn không phải là người có thẩm quyền kháng nghị thì tại khoản 1 Điều 48 không quy định về thời hạn hoãn. Thời điểm ra quyết định có thể phụ thuộc vào thời điểm cưỡng chế thi hành án.

Nội dung mẫu đơn yêu cầu hoãn thi hành án dân sự.

Nôi dung mẫu đơn yêu cầu hoãn cần phải có cac phần cơ bản sau đây:

Tên cơ quan có thẩm quyền giải quyết

Họ tên, nơi cư trú, số điện thoại người thi hành án

Thi hành theo bản án số/ngày/ có hiệu lực thi hành kể từ ngày…

Nội dung và lý do xin tạm hoãn thi hành án

Thời hạn xin tạm hoãn

Tài liệu kèm theo.

Hướng dẫn cách viết đơn yêu cầu hoãn thu hành án dân sự.

Tên cơ quan có thẩm quyền giải quyết (Cục thi hành án)

Theo Điều 48 Luật Thi hành án Dân sự thì chủ thể ra quyết định hoãn thi hành án dân sự là thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự.

Vd: đối với các tranh cấp mà thẩm quyền thi hành án thuộc về cấp huyện thì chi cục thi hành án có trụ sở tại nơi đó sẽ tiếp nhận đơn yêu cầu. Người ra quyết định sẽ là Chi cục trưởng.

Họ tên, nơi cư trú, số điện thoại người thi hành án

Yêu cầu ghi rõ ràng, chính xác vì đây là thông tin cơ bản tránh ghi sai sẽ ảnh hưởng đến quá trình xem xét yêu cầu.

Thi hành theo bản án số/ngày/ có hiệu lực thi hành kể từ ngày…

Ghi chính xác số bản án, ngày và quan trọng là hiệu lực thi hành từ ngày bao nhiêu để xem xét về thời gian hợp lý đưa ra quyết định tạm hoãn.

Nội dung và lý do xin tạm hoãn thi hành án

Nội dung:

Trình bày ngắn gọn, cụ thể về nội dung vụ án

Vai trò của người yêu cầu tạm hoãn thi hành án

Chủ thể được thi hành án

Chủ thể bị thi hành án

Phân tích cụ thể về phần lý do (điều kiện theo quy định Pháp luật) hoãn thi hành án.

Lý dó: lý do như đã phân tích ở trên.

Thời hạn xin tạm hoãn

Phải phù hợp với lý do nêu ở trên.

Thủ tục yêu cầu hoãn thi hành án dân sự.

Người có yêu cầu hoãn sẽ nộp đơn yêu cầu tại cơ quan có thẩm quyền quy định tại Luật Thi hành án Dân sự.

Cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét yêu cầu này và quyết định hoãn hoặc không hoãn.

Cơ quan có thẩm quyền ra quyết định tiếp tục thi hành án theo quy định Pháp luật.

Như vậy, qua bài viết này chúng tôi đã trình bày một số nội dung về mẫu đươn yêu cầu hoãn thi hành án dân sự cũng như cách viết mẫu đơn này. Trường hợp Quý khách hàng gặp vấn đề về tranh tụng, khởi kiện hoặc các vấn về pháp lý khác hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo số hotline tư vấn miễn phí 1900.63.63.87 bên dưới để được hỗ trợ chi tiết.

Trình Tự, Thủ Tục Yêu Cầu Tòa Án Tuyên Bố Mất Năng Lực Hành Vi Dân Sự

Người mất năng lực hành vi dân sự là người thành niên (đủ 18 tuổi trở lên) nhưng không có khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của mình, không thể tự mình giao dịch dân sự và được tòa tuyên mất năng lực hành vi dân sự…

1- Cơ quan tiếp nhận và giải quyết yêu cầu:

Tòa án nhân dân cấp huyện (Điều 27 và Điều 35 BLTTDS 2015);

2- Đối tượng có quyền yêu cầu Tòa tuyên mất năng lực hành vi dân sự:

3- Hồ sơ thủ tục yêu cầu tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự:

(Nếu không có kết luận của cơ quan chuyên môn có thẩm quyền, thì có thể yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định); và một số giấy tờ khác tùy vào trường hợp cụ thể.

Đơn yêu cầu – theo mẫu tại Nghị Quyết số 01/2017/NQ-HĐTP;

Tài liệu, chứng cứ chứng minh người đứng tên yêu cầu là người có quyền yêu cầu ;

Giấy CMND, Sổ hộ khẩu của người yêu cầu;

Bản kết luận của cơ quan chuyên môn có thẩm quyền và các chứng cứ khác để chứng minh người bị yêu cầu bị bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình.

Người yêu cầu có thể yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định pháp y tâm thần đối với người bị yêu cầu tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự đối với trường hợp chưa có kết quả kiểm tra của cơ quan chuyên môn về khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của người được yêu cầu tuyên mất năng lực hành vi dân sự;

Khi có kết luận giám định, Toà sẽ ra quyết định mở phiên họp xét ;

Nếu chấp nhận đơn yêu cầu, Tòa ra quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự đối với người được yêu cầu.

5- Thời hạn yêu cầu tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự : (Điều 366 BLTTDS)

– Trong thời hạn 01 tháng kể từ khi Tòa có thụ lý đơn yêu cầu, Tòa phải ra quyết định mở phiên họp xét đơn yêu cầu;

Luật sư Nguyễn Thị Yến – Trưởng Chi nhánh Quảng Ninh của Công ty Luật TNHH Everest, tổng hợp

Để có tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: [email protected]

Nội dung tư vấn pháp luật dân sự mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.

Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.

Điều Kiện Đình Chỉ Trong Thi Hành Án Dân Sự

Chấp hành viên đã làm xong các thủ tục để ngày mai tiến hành kê biên, như: ra Quyết định kê biên, thông báo kê biên tới các cơ quan tổ chức…thì nhận được đơn xin hoãn thi hành án của người được thi hành án. Vì vậy, chấp hành viên không tiến hành kê biên nữa và ra Quyết định hoãn thi hành án. Trước yêu cầu của người được Thi hành án chấp hành viên nên ra Quyết định hoãn thi hành án hay ra quyết định hoãn kê biên?.

Khi chưa hết thời gian hoãn thi hành án thì người được thi hành án làm đơn rút đơn yêu cầu thi hành án. Trong trường hợp này cơ quan Thi hành án không ra Quyết định tiếp tục Thi hành án, mà ra Quyết định đình chỉ, quyết định thu phí luôn được không?

N.T.T

1. Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 48 Luật Thi hành án dân sự quy định “Người được thi hành án đồng ý cho người phải thi hành án hoãn thi hành án. Việc đồng ý hoãn phải lập thành văn bản ghi rõ thời hạn hoãn, có chữ ký của các bên. Trong thời gian hoãn thi hành án do có sự đồng ý của người được thi hành án thì người phải thi hành án không phải chịu lãi suất chậm thi hành án”.

- Theo quy định tại khoản 3 Điều 48 Luật Thi hành án dân sự quy định “Thời hạn ra quyết định hoãn thi hành án là 05 ngày làm việc, kể từ ngày có căn cứ hoãn thi hành án quy định tại khoản 1 Điều này. Trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này thì phải ra ngay quyết định hoãn thi hành án khi nhận được yêu cầu của người có thẩm quyền”.

Như vậy, nếu đơn xin hoãn của bên được thi hành án đáp ứng đúng quy định của pháp luật thì Chấp hành viên ra quyết định hoãn thi hành án là đúng quy định, vì pháp luật không quy định việc hoãn kê biên trong thi hành án dân sự.

2. Theo quy định tại khoản 4 Điều 48 Luật Thi hành án dân sự quy định “Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ khi căn cứ hoãn thi hành án quy định tại khoản 1 Điều này không còn, hết thời hạn hoãn thi hành án theo yêu cầu của người có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều này hoặc khi nhận được văn bản trả lời của người có thẩm quyền kháng nghị về việc không có căn cứ kháng nghị thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự phải ra quyết định tiếp tục thi hành án”.

Như vậy, trong trường hợp này cơ quan thi hành án dân sự không thể ra quyết định thu phí và quyết định đình chỉ thi hành án ngay được, mà Chấp hành viên nên hướng dẫn cho bên được thi hành án làm đơn yêu cầu tiếp tục thi hành án để Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định tiếp tục thi hành án đối với vụ việc trên, sau đó mới nhận đơn của người được thi hành án về việc rút đơn yêu cầu thi hành án và ra quyết định thu phí thi hành án sau đó mới căn cứ Điều 50 Luật Thi hành án dân sự để ra quyết định đình chỉ thi hành án theo quy định.