Top 7 # Xem Nhiều Nhất Thủ Tục Xin Giấy Phép Xây Dựng Mới Nhất 5/2023 # Top Like | Hanoisoundstuff.com

Thủ Tục Xin Giấy Phép Xây Dựng

I. ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC CẤP GIẤY PHÉP XÂY DỰNG – Trước khi khởi công xây dựng công trình, chủ đầu tư phải có giấy phép xây dựng, trừ trường hợp xây dựng các công trình sau đây thì được miễn Giấy phép xây dựng:

+ Công trình bí mật nhà nước, công trình theo lệnh khẩn cấp, công trình tạm phục vụ thi công xây dựng công trình chính và các công trình khác theo quy định của Chính phủ được miễn giấy phép xây dựng;

+ Công trình xây dựng theo tuyến không đi qua đô thị nhưng phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

+ Công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng được Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định đầu tư;

+ Công trình sửa chữa, cải tạo, lắp đặt thiết bị bên trong công trình không làm thay đổi kiến trúc các mặt ngoài, kết cấu chịu lực, công năng sử dụng và an toàn công trình;

+ Công trình hạ tầng kỹ thuật chỉ yêu cầu phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật và nhà ở riêng lẻ tại vùng sâu, vùng xa thuộc khu vực chưa có quy hoạch điểm dân cư nông thôn (quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới) được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

II. ĐIỀU KIỆN ĐỂ ĐƯỢC CẤP GIẤY PHÉP XÂY DỰNG – Phù hợp với quy hoạch xây dựng, mục đích sử dụng đất, mục tiêu đầu tư.

– Hồ sơ thiết kế xây dựng phải được tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực theo quy định thực hiện; thiết kế phải được thẩm định, phê duyệt theo quy định. Đối với nhà ở riêng lẻ có tổng diện tích sàn nhỏ hơn 250 m2, dưới 3 tầng và không nằm trong khu vực bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa thì chủ đầu tư được tự tổ chức thiết kế xây dựng và tự chịu trách nhiệm về an toàn của công trình và các công trình lân cận.

III. HỒ SƠ Số lượng: 01 bộ Hồ sơ

Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng gồm:

– Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng (theo mẫu đối với từng trường hợp, từng loại công trình).

– Bản sao có chứng thực một trong những giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai; giấy tờ về quyền sở hữu công trình, nhà ở, đối với trường hợp sửa chữa, cải tạo; giấy ủy quyền, đối với trường hợp được chủ sở hữu công trình ủy quyền thực hiện sửa chữa, cải tạo; quyết định cho phép đầu tư xây dựng của cấp có thẩm quyền đối với công trình ngầm đô thị; quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc cam kết bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

– Hai bộ bản vẽ thiết kế do tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực thực hiện và đã được chủ đầu tư tổ chức thẩm định, phê duyệt theo quy định. Mỗi bộ gồm:

+ Bản vẽ mặt bằng vị trí công trình trên lô đất, mặt bằng ranh giới lô đất, bản vẽ bình đồ (đối với công trình theo tuyến), sơ đồ đấu nối với hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào của công trình (giao thông, thoát nước);

+ Bản vẽ các mặt bằng, các mặt đứng, mặt cắt chủ yếu của công trình;

– Đối với trường hợp lắp đặt thiết bị hoặc kết cấu khác vào công trình đã xây dựng, nhưng không thuộc sở hữu của chủ đầu tư thì phải có bản sao có chứng thực Hợp đồng với chủ sở hữu công trình.

– Quyết định phê duyệt dự án kèm theo văn bản chấp thuận đầu tư của cơ quan có thẩm quyền, ý kiến bằng văn bản về thiết kế cơ sở (nếu có) của cơ quan quản lý nhà nước theo quy định

Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả hồ sơ Sở Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh (số 60 Trương Định, phường 7, quận 3, TP. HCM)

IV. TRÌNH TỰ THỦ TỤC1. Cơ quan giải quyết: – Bộ Xây dựng: cấp giấy phép xây dựng đối với công trình cấp đặc biệt.

– Sở Xây dựng: cấp giấy phép xây dựng đối với các công trình xây dựng cấp I, cấp II; công trình tôn giáo; công trình di tích lịch sử – văn hóa, công trình tượng đài, tranh hoành tráng được xếp hạng; công trình trên các tuyến, trục đường phố chính trong đô thị; công trình thuộc dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.

– Ban quản lý khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao cấp giấy phép xây dựng thuộc phạm vi quản lý, chức năng mình nếu được UBND cấp tỉnh ủy quyền.

– Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp giấy phép xây dựng đối với các công trình, nhà ở riêng lẻ xây dựng trong đô thị, trung tâm cụm xã, trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa thuộc địa bàn do mình quản lý.

Các cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng là cơ quan có thẩm quyền điều chỉnh, gia hạn, cấp lại và thu hồi giấy phép xây dựng do mình cấp.

2. Thời gian giải quyết: – Đối với trường hợp cấp giấy phép xây dựng mới: Thời gian không quá 20 ngày làm việc đối với công trình; 15 ngày làm việc đối với nhà ở riêng lẻ tại đô thị; 10 ngày làm việc đối với nhà ở nông thôn, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

– Đối với trường hợp cấp lại hoặc gia hạn giấy phép xây dựng: Thời gian không quá 10 ngày làm việc.

– Trường hợp đến đã đến hạn nhưng cần phải xem xét thêm thì cơ quan cấp giấy phép xây dựng phải thông báo bằng văn bản cho chủ đầu tư biết lý do, đồng thời báo cáo cấp có thẩm quyền quản lý trực tiếp xem xét và chỉ đạo thực hiện, nhưng không được quá 10 ngày làm việc kể từ ngày hết hạn.

* Trong thời hạn 10 ngày làm việc, nếu hồ sơ không đầy đủ theo yêu cầu cơ quan cấp giấy phép xây dựng phải xác định các tài liệu còn thiếu, các tài liệu không đúng theo quy định hoặc không đúng với thực tế để thông báo một lần bằng văn bản cho chủ đầu tư bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ. Sau hai lần bổ sung, hồ sơ vẫn không đáp ứng được các điều kiện theo quy định thì cơ quan cấp phép có quyền không xem xét việc cấp giấy phép và thông báo cho chủ đầu tư biết.

V. LỆ PHÍ: 100.000 đồng/giấy phép

MỘT SỐ LƯU Ý * Giấy tờ về quyền sử dụng đất:

Phải có một trong các loại giấy tờ hợp pháp sau đây (có xác nhận sao y bản chính hoặc đem bản chính kèm bản sao chụp để người tiếp nhận hồ sơ đối chiếu và ký xác nhận “đã đối chiếu đúng với bản chính” vào bản sao chụp theo quy định):

– Giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai kèm giấy tờ về quyền sở hữu công trình, nhà ở đối với trường hợp sửa chữa, cải tạo hoặc có tháo dỡ công trình, nhà ở hiện hữu để xây dựng mới; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp

– Các trường hợp chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê, cho thuê lại, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn hoặc người sử dụng đất theo bản án, quyết định của Tòa án nhân dân; quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án; quyết định giải quyết tranh chấp của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành: Chủ đầu tư phải thực hiện việc đăng ký tại văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất theo đúng quy định.

+ Đối với trường hợp cho thuê, cho thuê lại đất mà người thuê muốn đứng tên chủ đầu tư tại giấy phép xây dựng thì nội dung phải được thể hiện trong Hợp đồng thuê quyền sử dụng đất được chứng nhận tại cơ quan công chứng, chứng thực theo quy định.

+ Đối với trường hợp thế chấp, bảo lãnh: Phải có văn bản chấp thuận việc đầu tư xây dựng công trình của bên nhận thế chấp, bảo lãnh theo quy định của pháp luật.

– Giấy ủy quyền được chứng nhận tại cơ quan công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật đối với trường hợp được chủ sở hữu công trình ủy quyền thực hiện sửa chữa, cải tạo; kèm Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất của bên ủy quyền, có nội dung: Cho phép bên được ủy quyền đứng tên chủ đầu tư tại giấy phép xây dựng.

– Đối với những trường hợp mà người sử dụng đất không phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền chuyển đổi mục đích sử dụng đất, thì phải thực hiện đăng ký mục đích sử dụng đất phù hợp với chức năng công trình xây dựng tại văn phòng của tổ chức có thẩm quyền đăng ký quyền sử dụng đất hoặc Ủy ban nhân dân xã nơi có đất.

* Đối với những công trình xây dựng thuộc dự án khu đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu nhà ở có quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt thuộc diện không phải xin giấy phép xây dựng trước khi Nghị định số 64/2012/NĐ-CP có hiệu lực (trước ngày 20/10/2012) nhưng theo quy định của Nghị định 64/2012/NĐ-CP lại thuộc đối tượng phải có giấy phép xây dựng, nếu đã khởi công xây dựng thì không phải đề nghị cấp giấy phép, nhưng nếu chưa khởi công xây dựng thì phải nộp hồ sơ đề nghị để được xem xét cấp phép xây dựng trước khi khởi công xây dựng.

CƠ SỞ PHÁP LÝ – Luật xây dựng 2003

– Nghị định 64/2012/NĐ-CP về cấp giấy phép xây dựng

– Thông tư 10/2012/TT-BXD hướng dẫn chi tiết một số nội dung của Nghị định 64/2012/NĐ-CP

– Nghị định 59/2015/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng

Thủ Tục Xin Gia Hạn Giấy Phép Xây Dựng

Thủ tục xin gia hạn giấy phép xây dựng? Tôi muốn xây dựng nhà ở tại thành phố Hưng Yên và đã được cấp giấy phép xây dựng. Tuy nhiên gặp khó khăn về mặt tài chính nên tôi muốn tạm hoãn việc xây dựng nhà ở. Vậy cho tôi hỏi tôi muốn xin gia hạn giấy phép xây dựng có được không? Thủ tục như thế nào? Tôi được xin gia hạn tối đa mấy lần và mỗi lần bao lâu?

Thứ nhất về gia hạn giấy phép xây dựng

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 99 Luật xây dựng năm 2014:

“Điều 99. Gia hạn giấy phép xây dựng

1. Trước thời điểm giấy phép xây dựng hết hiệu lực khởi công xây dựng, nếu công trình chưa được khởi công thì chủ đầu tư phải đề nghị gia hạn giấy phép xây dựng. Mỗi giấy phép xây dựng chỉ được gia hạn tối đa 02 lần. Thời gian gia hạn mỗi lần là 12 tháng. Khi hết thời gian gia hạn giấy phép xây dựng mà chưa khởi công xây dựng thì chủ đầu tư phải nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng mới.”

Như vậy, trước khi thời điểm giấy phép xây dựng hết hiệu lực khởi công xây dựng mà công trình chưa được khởi công thì chủ đầu tư phải đề nghị gia hạn giấy phép đã được cấp. Do đó vì lý do tài chính mà gia đình bạn không thể khởi công xây dựng nhà ở theo đúng giấy phép được cấp thì trước khi giấy phép hết hạn thì bạn phải tiến hành gia hạn giấy phép.

Nhưng bạn cần lưu ý: bạn chỉ được gia hạn tối đa 02 lần và mỗi lần gia hạn không quá 12 tháng. Nếu hết thời gian gia hạn mà bạn vẫn chưa khởi công thì bạn phải nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng mới.

Thứ hai về thủ tục gia hạn giấy phép xây dựng

1. Hồ sơ xin gia hạn giấy phép

Căn cứ theo tại Khoản 2 Điều 16 Thông tư 15/2016/TT-BXD, thì hồ sơ xin gia hạn bao gồm các loại giấy tờ sau:

+ Đơn đề nghị gia hạn giấy phép xây dựng theo mẫu tại Phụ lục số 2 Thông tư này;

+ Bản chính giấy phép xây dựng đã được cấp;

Bạn cần chuẩn bị hai bộ hồ sơ bao gồm các giấy tờ nói trên và nộp tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 103 Luật xây dựng năm 2014 thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ là UBND cấp huyện nơi bạn xin giấy phép xây dựng; tức UBND thành phố Hưng Yên.

Tổng đài tư vấn đất đai trực tuyến 24/7: 19006172

3. Thời hạn giải quyết hồ sơ

Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 102 Luật Xây dựng năm 2014 thì thời hạn giải quyết hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng cho nhà ở trong khu đô thị là không quá 15 ngày kể từ nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Trường hợp đến thời hạn cấp giấy phép nhưng cần phải xem xét thêm thì cơ quan cấp giấy phép xây dựng phải thông báo bằng văn bản cho bạn biết lý do, đồng thời báo cáo cấp có thẩm quyền quản lý trực tiếp xem xét và chỉ đạo thực hiện, nhưng không được quá 10 ngày kể từ ngày hết hạn.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo bài viết sau:

Xin phép xây dựng khi không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Điều chỉnh nội dung trên giấy phép xây dựng

Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì vướng mắc bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tổng đài tư vấn.

Thủ Tục Điều Chỉnh Giấy Phép Xây Dựng:

– Bước 1: Chủ đầu tư chuẩn bị hồ sơ theo quy định và nộp 02 bộ hồ sơ đề nghị điều chỉnh giấy phép xây dựng tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân quận, huyện, từ thứ hai đến thứ sáu (buổi sáng từ 07 giờ 30 phút đến 12 giờ 00 phút, buổi chiều từ 13 giờ 30 phút đến 17 giờ 00 phút) và buổi sáng thứ bảy từ 07 giờ 30 phút đến 11 giờ 30 phút.

– Bước 2: Ủy ban nhân dân quận, huyện tiếp nhận kiểm tra hồ sơ

+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ thì cấp biên nhận hồ sơ có ngày hẹn trả kết quả trao cho người nộp.

+ Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa hợp lệ thì hướng dẫn để người nộp hoàn thiện hồ sơ.

– Bước 3: Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Ủy ban nhân dân quận, huyện phải tổ chức thẩm định hồ sơ, kiểm tra thực địa. Khi thẩm định hồ sơ, Ủy ban nhân dân quận, huyện phải xác định tài liệu còn thiếu, tài liệu không đúng theo quy định hoặc không đúng với thực tế để thông báo một lần bằng văn bản cho chủ đầu tư bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ.

+ Trường hợp hồ sơ bổ sung chưa đáp ứng được yêu cầu theo văn bản thông báo: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ khi nhận hồ sơ bổ sung, Ủy ban nhân dân quận, huyện có trách nhiệm thông báo bằng văn bản hướng dẫn cho chủ đầu tư tiếp tục hoàn thiện hồ sơ. Chủ đầu tư có trách nhiệm bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo văn bản thông báo.

+ Trường hợp việc bổ sung hồ sơ vẫn không đáp ứng được các nội dung theo thông báo: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ khi nhận hồ sơ bổ sung, Ủy ban nhân dân quận, huyện có trách nhiệm thông báo đến chủ đầu tư về lý do không cấp giấy phép.

+ Trong thời gian 12 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, các cơ quan quản lý nhà nước được hỏi ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản về những nội dung thuộc chức năng quản lý của mình. Sau thời hạn trên, nếu các cơ quan này không có ý kiến thì được coi là đã đồng ý và phải chịu trách nhiệm về những nội dung thuộc chức năng quản lý của mình; Ủy ban nhân dân quận, huyện căn cứ các quy định hiện hành để quyết định việc cấp giấy phép điều chỉnh;

– Bước 5: Trong thời gian 30 ngày đối với công trình và trong thời gian 15 ngày đối với nhà ở riêng lẻ kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân quận, huyện phải xem xét hồ sơ để cấp giấy phép xây dựng điều chỉnh. Trường hợp đến thời hạn cấp giấy phép nhưng cần phải xem xét thêm thì Ủy ban nhân dân quận, huyện phải thông báo bằng văn bản cho chủ đầu tư biết lý do, đồng thời báo cáo cấp có thẩm quyền quản lý trực tiếp xem xét và chỉ đạo thực hiện, nhưng không được quá 10 ngày kể từ ngày hết hạn theo quy định.

Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện để điều chỉnh giấy phép xây dựng trong thời hạn quy định, Ủy ban nhân dân quận, huyện thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho chủ đầu tư biết.

– Bước 6: Chủ đầu tư nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả hồ sơ của Ủy ban nhân dân quận, huyện theo thời hạn ghi trong giấy biên nhận.

Xin Phép Xây Dựng Ở Đâu?Cách Xin Giấy Phép Xây Dựng Nhà Ở Xây Mới?

Xin phép xây dựng ở đâu đối với nhà sửa chữa lớn

Nhà sửa chữa lớn có thay đổi kết cấu chịu lực như: Đúc thêm cầu thang, đúc thêm ban công, đúc thêm sàn mới, nâng thêm tầng. Ngoài việc Xin phép xây dựng các Bạn cần phải có hồ sơ kiểm định chất lượng công trình: kiểm định khả năng chịu lực của kết cấu cột, dầm, sàn, móng cũ xem có cần phải gia cố hay không, sau đó các Bạn nộp hồ sơ xin phép xây dựng cùng bản vẽ xin phép sửa chữa tại UBND Quận/Huyện

Xin phép xây dựng ở đâu đối với nhà xây mới

Nhà xây dựng mới: Bạn nộp hồ sơ xin phép xây dựng cùng bản vẽ xin xây dựng tại UBND Quận/Huyện

Cách Xin Giấy Phép Xây Dựng nhà ở xây mới?

Trước khi khởi công xây dựng nhà Quý khách cần phải có Bản vẽ cấp phép xây dựng của chính quyền địa phương

Cách thứ 2: Thuê công ty đo vẽ và nộp bản bản vẽ (chìa khóa trao tay)

Hình thức này giống như cách làm thứ nhất, Quý khách làm giấy ủy quyền cho đơn vị tư vấn dịch vụ thay mặt ký kết, nộp, nhận, bổ sung hồ sơ . Ngoài chi phí cho bản vẽ nỳ từ 15.000 đến 20.000 đồng/m2 thì phí dịch vụ khoảng 3.500.000 đồng/bộ hồ sơ

Một số khách hàng không có thời gian thì cách này hiệu quả nhất. Hầu hết, các công ty xây dựng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đều có gói xây nhà trọn gói. Hợp đồng xây nhà trọn gói được miễn phí Hồ sơ thiết kế kỹ thuật (thiết kế kiến trúc, thiết kế kết cấu, thiết kế điện nước M&E), miễn phí bản vẽ xin phép xây dựng và phí dịch vụ. Với cách thứ 3 này có lợi thế, kiến trúc sư phác thảo lên bản vẽ thiết kế sơ bộ dựa trên yêu cầu công năng của khách hàng, khách hàng đồng ý chốt phương án và công ty xây dựng dựa trên bản vẽ này để triển khai bản vẽ xin phép xây dựng. Điều này tránh phải điều chỉnh, cấp giấy phép nhiều lần. Lưu ý, Giấy phép xây dựng chỉ cho phép điều chỉnh 01 lần.

Hồ sơ xin phép ở thành phố Hồ Chí minh thường bao gồm (Mỗi thứ 03 bản)

Bản vẽ xin cấp phép xây dựng

Đơn đề nghị cấp phép xây dựng

Lệ phí trước bạ (pho to)

Chủ quyền công chứng

Vui lòng ghi rõ nguồn khi sưu tầm đăng bài: Nguồn Thiết kế xây dựng Nhật Lam