Top 10 # Xem Nhiều Nhất Thủ Tục Xin Di Chuyển Hài Cốt Liệt Sỹ Mới Nhất 5/2023 # Top Like | Hanoisoundstuff.com

27. Thủ Tục Hỗ Trợ, Di Chuyển Hài Cốt Liệt…

27. Thủ tục hỗ trợ, di chuyển hài cốt liệt sĩ

27.1. Trình tự thực hiện thủ tục hành chính:

– Bước 1: Nơi quản lý hồ sơ gốc của liệt sĩ:

a) Thân nhân hoặc người thờ cúng liệt sĩ có nguyện vọng di chuyển hài cốt liệt sĩ gửi Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội các giấy tờ sau:

– Đơn đề nghị di chuyển hài cốt liệt sĩ (mẫu số 12-MLS) có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú;

– Bản sao giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ hoặc bản sao Bằng “Tổ quốc ghi công”;

– Một trong các giấy tờ sau: giấy báo tin mộ liệt sĩ của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc giấy xác nhận mộ liệt sĩ của cơ quan quản lý nghĩa trang liệt sĩ nơi an táng mộ liệt sĩ;

Trường hợp người di chuyển hài cốt liệt sĩ không phải là thân nhân hoặc người thờ cúng liệt sĩ thì phải có thêm giấy ủy quyền của thân nhân liệt sĩ hoặc người thờ cúng liệt sĩ.

b) Ủy ban nhân dân cấp xã trong thời gian 01 ngày làm việc có trách nhiệm xác nhận vào đơn đề nghị di chuyển hài cốt liệt sĩ.

c) Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội trong thời gian 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn di chuyển hài cốt liệt sĩ có trách nhiệm cấp giấy giới thiệu di chuyển hài cốt liệt sĩ (mẫu số 03-GGT).

Trường hợp giấy tờ nộp không hợp lệ thì trong thời gian 03 ngày làm việc phải gửi văn bản trả lời nêu rõ lý do kèm toàn bộ giấy tờ đã nộp cho người đứng đơn để hoàn thiện theo quy định.

– Bước 2: Nơi quản lý mộ liệt sĩ:

a) Sở Lao động – Thương binh và Xã hội căn cứ các giấy tờ theo quy định để giải quyết việc di chuyển hài cốt liệt sĩ;

b) Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội có trách nhiệm:

– Phối hợp với Ban quản lý nghĩa trang liệt sĩ hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã (trường hợp không có Ban quản lý nghĩa trang liệt sĩ) lập biên bản bàn giao hài cốt liệt sĩ (mẫu số 13-MLS);

– Lưu giấy đề nghị di chuyển hài cốt liệt sĩ, biên bản bàn giao hài cốt liệt sĩ;

– Lập Phiếu báo di chuyển hài cốt liệt sĩ (mẫu số 14-MLS) để gửi Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi quản lý hồ sơ gốc của liệt sĩ và nơi an táng hài cốt liệt sĩ (đối với trường hợp hài cốt liệt sĩ sau di chuyển không an táng tại địa phương đang quản lý hồ sơ gốc) kèm theo biên bản bàn giao hài cốt liệt sĩ.

– Kiểm tra thủ tục, căn cứ giấy giới thiệu di chuyển hài cốt liệt sĩ và văn bản của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội về việc giải quyết di chuyển hài cốt liệt sĩ thực hiện chi hỗ trợ theo quy định  cho thân nhân liệt sĩ hoặc người thờ cúng liệt sĩ trong thời gian 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được các giấy tờ hợp lệ theo quy định.

– Bước 3: Nơi đón nhận và an táng hài cốt liệt sĩ:

a) Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm:

– Tổ chức lễ đón nhận và an táng hài cốt liệt sĩ;

– Xác nhận việc an táng mộ liệt sĩ do gia đình quản lý theo nguyện vọng của thân nhân liệt sĩ hoặc người thờ cúng liệt sĩ (mẫu số 15-MLS).

b) Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội có trách nhiệm lưu Phiếu báo di chuyển hài cốt liệt sĩ do Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội quản lý mộ chuyển đến trong hồ sơ quản lý mộ liệt sĩ.

+ Bước 4:  Phòng LĐTBXH nơi quản lý hồ sơ gốc của liệt sĩ căn cứ xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về việc an táng mộ liệt sĩ tại nghĩa trang dòng họ do gia đình quản lý thực hiện chi hỗ trợ theo quy cho thân nhân liệt sĩ hoặc người thờ cúng liệt sĩ trong thời gian 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được các giấy tờ hợp lệ theo quy định.

27.2. Cách thức thực hiện thủ tục hành chính: nộp hồ sơ trực tiếp.

27.3. Thành phần, số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ.

+ Đơn đề nghị di chuyển hài cốt liệt sĩ (mẫu số 12-MLS) có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú;

+ Bản sao giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ hoặc bản sao Bằng “Tổ quốc ghi công”;

+ Một trong các giấy tờ sau: giấy báo tin mộ liệt sĩ của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc giấy xác nhận mộ liệt sĩ của cơ quan quản lý nghĩa trang liệt sĩ nơi an táng mộ liệt sĩ;

27.4. Thời hạn giải quyết thủ tục hành chính: 08 ngày làm việc

27.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Thân nhân liệt sĩ

27.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định:

+ Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): không

+ Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Lao động – Thương binh và Xã hội

+ Cơ quan phối hợp (nếu có): Ủy ban nhân dân xã, Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội cấp huyện.

27.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Hài cốt liệt sĩ được di chuyển theo nguyện vọng của thân nhân

27.8. Lệ phí: Không

27.9. Tên mẫu đơn, tờ khai: Đơn đề nghị di chuyển hài cốt liệt sĩ (mẫu số 12-MLS)

27.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.

27.11. Căn cứ pháp lý thực hiện thủ tục hành chính:

– Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng,

-  Nghị định số 31/2013/NĐ-CP.

– Thông tư số 13/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC

Cấp Giấy Giới Thiệu Thăm Viếng Mộ Liệt Sỹ Và Thanh Toán Chế Độ Hỗ Trợ Thăm, Viếng, Di Dời Mộ Liệt Sỹ Cho Thân Nhân Liệt Sỹ

+ Bước1: Hộ gia đình, cá nhân Có đơn đề nghị thăm viếng mộ liệt sỹ có xác nhận của UBND cấp xã, thị trấn và nộp trực tiếp cho phòng Lao động – TBXH huyện, thành phố.

+ Bước 2: Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội kiểm tra, ký giấy giới thiệu thăm viếng và gởi đơn, giấy giới thiệu trực tiếp cho thân nhân liệt sỹ.

+ Bước 3: Thăm viếng xong, thân nhân liệt sỹ nộp các chứng từ (giấy xác nhận nơi đến ( nơi quản lý mộ liệt sỹ ) về Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội huyện,thành phố để được thanh toán tiền hỗ trợ thăm viếng cho thân nhân liệt sỹ.

3. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Phòng Lao động-thương binh và Xã hội (Bộ phận tiếp nhận hố sơ).

4. Thành phần, số lượng hồ sơ:

4.1. Thành phần: Đơn đề nghị thăm viếng mộ liệt sỹ (theo mẫu quy định) có xác nhận của UBND cấp xã, thị trấn.

5. Thời hạn giải quyết: Thực hiện trong vòng 0,5 ngày làm việc kể từ khi Phòng tiếp nhận hồ sơ đầy đủ và hợp lệ.

6. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.

7. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Phòng Lao động-thương binh và Xã hội huyện, thành phố.

8. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy giới thiệu.

10. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (đính kèm): Không

11. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không

12. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Thông tư Liên tịch số 13/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 03/6/2014 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội-Bộ Tài chính về hướng dẫn thủ tục và mức hỗ trợ thân nhân liệt sỹ đi thăm viếng mộ và di chuyển hài cốt liệt sỹ.

Cấp giấy giới thiệu thăm viếng mộ liệt sỹ và thanh toán chế độ hỗ trợ thăm, viếng, di dời mộ liệt sỹ cho thân nhân liệt sỹCấp giấy giới thiệu thăm viếng mộ liệt sỹ và thanh toán chế độ hỗ trợ thăm, viếng, di dời mộ liệt sỹ cho thân nhân liệt sỹCấp giấy giới thiệu thăm viếng mộ liệt sỹ và thanh toán chế độ hỗ trợ thăm, viếng, di dời mộ liệt sỹ cho thân nhân liệt sỹ

Xác Nhận Đơn Xin Cấp Giấy Chứng Nhận Thân Nhân Liệt Sỹ

Thông tin thủ tục hành chính Xác nhận Đơn xin cấp giấy chứng nhận thân nhân liệt sỹ – Tuyên Quang

Cách thực hiện thủ tục hành chính Xác nhận Đơn xin cấp giấy chứng nhận thân nhân liệt sỹ – Tuyên Quang

 Trình tự thực hiện

Bước 1:

Tiếp nhận đơn đề nghị của công dân

Bước 2:

Kiểm tra các giấy tờ hợp lệ

Bước 3:

Xác nhận Đơn xin xác nhận thân nhân liệt sỹ, người có công, Chủ tịch ký, đóng dấu

Bước 4:

Chuyển Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội.

Thành phần hồ sơ của thủ tục hành chính Xác nhận Đơn xin cấp giấy chứng nhận thân nhân liệt sỹ – Tuyên Quang

Xuất trình sổ hộ khẩu gia đình

Xuất trình thẻ chứng nhận người có công.

Đơn đề nghị của công dân, có xác nhận của thôn, xóm, tổ nhân dân

Các biểu mẫu của thủ tục hành chính Xác nhận Đơn xin cấp giấy chứng nhận thân nhân liệt sỹ – Tuyên Quang

Phí và lệ phí của thủ tục hành chính Xác nhận Đơn xin cấp giấy chứng nhận thân nhân liệt sỹ – Tuyên Quang

Cơ sở pháp lý của thủ tục hành chính Xác nhận Đơn xin cấp giấy chứng nhận thân nhân liệt sỹ – Tuyên Quang

 Văn bản công bố thủ tục

Lược đồ Xác nhận Đơn xin cấp giấy chứng nhận thân nhân liệt sỹ – Tuyên Quang

Thủ Tục Nhập Khẩu Xe Ô Tô Theo Chế Độ Tài Sản Di Chuyển

Điều kiện nhập khẩu đối với xe ô tô theo chế độ tài sản di chuyển

1. Xe ô tô nhập khẩu phải đảm bảo điều kiện: Đã đăng ký lưu hành ở nước định cư hoặc nước mà công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài đến làm việc (khác với nước định cư) ít nhất là 6 (sáu) tháng và đã chạy được một quãng đường tối thiểu là 10.000 km đến thời điểm ô tô về đến cảng Việt Nam.

2. Xe ô tô nhập khẩu vào Việt Nam phải đáp ứng quy định tại Nghị định số ngày 20/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài và quy định tại Thông tư số ngày 15/04/2011 của Bộ Giao thông vận tải quy định về kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới nhập khẩu.

Thủ tục cấp giấy phép nhập khẩu xe ô tô, xe mô tô

1. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu

a) Đơn đề nghị nhập khẩu xe ô tô, xe mô tô (có xác nhận về địa chỉ thường trú của Công an xã, phường, thị trấn), trong đó ghi rõ nhãn hiệu xe, đời xe (model), năm sản xuất, nước sản xuất, màu sơn, số khung, số máy, dung tích động cơ, tình trạng xe và số km đã chạy được: 01 bản chính;

b) Hộ chiếu nước ngoài (có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh tại cửa khẩu hoặc đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh tại cửa khẩu trên thị thực rời đối với trường hợp hộ chiếu được cấp thị thực rời) hoặc giấy tờ thay hộ chiếu do nước ngoài cấp còn giá trị (có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh tại cửa khẩu): 01 bản dịch tiếng Việt Nam có chứng thực từ bản chính, kèm bản chính để kiểm tra đối chiếu (đối với đối tượng quy định tại khoản 1, Điều 2 Thông tư này);

Hoặc hộ chiếu Việt Nam (có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh tại cửa khẩu): 01 bản sao hộ chiếu có công chứng, kèm bản chính để kiểm tra đối chiếu và giấy tờ chứng minh được phía nước ngoài cho phép thường trú: 01 bản dịch tiếng Việt Nam có chứng thực từ bản chính kèm bản chính để kiểm tra, đối chiếu (đối với đối tượng quy định tại khoản 2, Điều 2 Thông tư này);

c) Sổ hộ khẩu thường trú do cơ quan Công an cấp, tại mục: “Nơi thường trú trước khi chuyển đến” trong Sổ hộ khẩu phải ghi rõ địa chỉ cư trú ở nước ngoài (ghi rõ phiên âm bằng tiếng Việt): 01 bản sao có công chứng kèm bản chính để kiểm tra, đối chiếu;

d) Giấy đăng ký lưu hành hoặc giấy hủy đăng ký lưu hành xe ô tô, xe mô tô do cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại cấp hoặc nước mà công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài đến làm việc cấp (khác với nước định cư): 01 bản dịch tiếng Việt Nam có chứng thực từ bản chính, kèm bản chính để kiểm tra, đối chiếu;

đ) Vận tải đơn hoặc các chứng từ vận tải khác có trị tương đương: 01 bản chính và 01 bản sao (trừ trường hợp nhập khẩu xe ô tô, xe mô tô qua cửa khẩu đường bộ).

2. Trình tự thủ tục cấp giấy phép nhập khẩu xe ô tô, xe mô tô

a) Trách nhiệm của công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài đã hồi hương

a.1) Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này.

a.2) Trường hợp công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài đã hồi hương có địa chỉ thường trú trên địa bàn tỉnh, thành phố không có tổ chức Cục Hải quan tỉnh, thành phố thì công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài đã hồi hương có văn bản gửi Cục Hải quan tỉnh, thành phố gần nhất đối với tỉnh, thành phố không có tổ chức Cục Hải quan tỉnh, thành phố đề nghị cấp phép nhập khẩu xe ô tô, xe mô tô theo quy định.

b) Trách nhiệm của Cục Hải quan nơi tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu xe ô tô, xe mô tô

b.1) Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ đề nghị cấp phép của công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài đã hồi hương. Trường hợp thấy hồ sơ đầy đủ, thực hiện lập phiếu tiếp nhận và giao cho công dân Việt Nam đó giữ 01 phiếu. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ thực hiện hướng dẫn công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài đã hồi hương hoàn thiện hồ sơ theo quy định.

b.2) Đối với những hồ sơ đã được tiếp nhận, Cục Hải quan tiến hành kiểm tra các chứng từ và tổ chức xác minh việc đăng ký thường trú của công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài đã hồi hương tại nơi đăng ký thường trú (nếu cần thiết). Trường hợp thấy hợp lệ, thực hiện cấp giấy phép nhập khẩu xe ô tô, xe mô tô theo quy định. Trường hợp không hợp lệ, từ chối cấp thì có văn bản nêu rõ lý do, đồng thời thông báo cho Hải quan cửa khẩu nơi nhập xe để giám sát và xử lý theo quy định.

b.3) Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận đầy đủ hồ sơ, Cục Hải quan tỉnh, thành phố thực hiện việc cấp giấy phép nhập khẩu xe ô tô, xe mô tô. Đối với trường hợp phải tổ chức xác minh thì thời hạn cấp giấy phép không quá 15 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ. Giấy phép nhập khẩu xe có giá trị trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày cấp.

b.4) Mỗi xe ô tô, xe mô tô được cấp 01 bộ giấy phép gồm 03 bản (theo mẫu GP/2014/NK OTO/MOTO-VKHH ban hành kèm theo Thông tư này), giấy phép phải ghi rõ họ tên, địa chỉ người nhập xe, nhãn hiệu xe, đời xe (model), năm sản xuất, nước sản xuất, màu sơn, số khung, số máy, dung tích động cơ, tình trạng xe. Đóng dấu treo lên 01 bản chính vận tải đơn trừ trường hợp nhập khẩu xe ô tô, xe mô tô qua cửa khẩu đường bộ quốc tế) và chuyển cho công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài đã hồi hương cùng 02 bản giấy phép để thực hiện thủ tục nhập khẩu xe.

b.5) Cập nhật thông tin (bao gồm cả trường hợp đã cấp giấy phép và từ chối cấp giấy phép) lên hệ thống quản lý thông tin của Tổng cục Hải quan đối với xe ô tô, xe mô tô nhập khẩu của công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài đã hồi hương.

Thủ tục nhập khẩu xe ô tô, xe mô tô

1. Hồ sơ nhập khẩu

a) Giấy phép nhập khẩu xe ô tô, xe mô tô: 02 bản chính.

b) Vận tải đơn: 01 bản chính (có đóng dấu treo của Cục Hải quan tỉnh, thành phố nơi cấp giấy phép nhập khẩu xe ô tô, xe mô tô);

c) Tờ khai hải quan xuất khẩu/nhập khẩu phi mậu dịch (HQ/2011-PMD): 02 bản chính.

d) Giấy đăng ký kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới nhập khẩu (đối với ô tô): 01 bản sao có công chứng kèm bản chính để kiểm tra, đối chiếu.

đ) Giấy đăng ký kiểm tra chất lượng xe mô tô nhập khẩu (đối với mô tô): 01 bản sao có công chứng kèm bản chính để kiểm tra, đối chiếu.

2. Trình tự thủ tục nhập khẩu ô tô

a) Địa điểm làm thủ tục

a.1) Thủ tục nhập khẩu xe ô tô thực hiện tại Chi cục Hải quan cửa khẩu (nơi xe ô tô được vận chuyển từ nước ngoài đến cửa khẩu) theo quy định hiện hành đối với xe ôtô đã qua sử dụng. Riêng đối với công dân Việt Nam định cư ở các nước có chung biên giới đất liền được phép hồi hương vận chuyển ô tô qua cửa khẩu đường bộ thì được làm thủ tục nhập khẩu tại cửa khẩu quốc tế.

a.2) Thủ tục tạm nhập khẩu xe mô tô thực hiện tại Chi cục Hải quan theo quy định của pháp luật.

c) Chi cục Hải quan cửa khẩu chỉ thông quan khi có Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới nhập khẩu (đối với xe ô tô), giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe ô tô, xe gắn máy (đối với xe mô tô) của cơ quan kiểm tra chất lượng.

d) Kết thúc thủ tục thông quan đối với xe ô tô, xe mô tô, lãnh đạo Chi cục Hải quan cửa khẩu xác nhận nội dung “xe ô tô, mô tô nhập khẩu theo chế độ tài sản di chuyển” vào Tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu/nhập khẩu phi mậu dịch (HQ/2011-PMD), không cấp tờ khai nguồn gốc đối với xe ô tô, xe mô tô nhập khẩu; trả cho công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài đã hồi hương 01 giấy phép nhập khẩu xe (có xác nhận kết quả làm thủ tục nhập khẩu xe ô tô, xe mô tô của Chi cục Hải quan cửa khẩu nơi làm thủ tục nhập xe), 01 tờ khai HQ/2011- PMD (bản người khai lưu) để làm các thủ tục đăng ký lưu hành xe theo quy định hiện hành của pháp luật và 01 bản sao tờ khai HQ/2011-PMD (bản người khai hải quan lưu) có đóng dấu để làm thủ tục chuyển nhượng và xác nhận của Chi cục Hải quan cửa khẩu nhập; sao gửi tờ khai hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phi mậu dịch có xác nhận của Chi cục Hải quan cửa khẩu nhập cho Cục Hải quan tỉnh, thành phố nơi cấp giấy phép nhập khẩu để theo dõi và cập nhật đầy đủ dữ liệu thông tin về tờ khai nhập khẩu xe vào hệ thống quản lý thông tin của Tổng cục Hải quan để quản lý thông tin tập trung.

(Nguồn:thuvienphapluat.vn)