Top 10 # Xem Nhiều Nhất Thủ Tục Xin Đăng Ký Kết Hôn Lại Mới Nhất 5/2023 # Top Like | Hanoisoundstuff.com

Có Được Đăng Ký Lại Kết Hôn Không? Thủ Tục Đăng Ký Lại Kết Hôn Thế Nào?

Nếu nam nữ đã tiến hành đăng ký kết hôn tại cơ quan đăng ký hộ tịch của Việt Nam trước ngày 01/01/2016 nhưng cả Sổ Hộ tịch và bản chính giấy tờ hộ tịch đều bị mất, thất lạc hay bị hư hỏng, không sử dụng được thì được đăng ký lại kết hôn.

Thủ tục: Chuẩn bị hồ sơ (Tờ khai, Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn, Giấy tờ tùy thân), nộp hồ sơ cho UBND, sau thời gian xem xét UBND cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn.

Vợ chồng tôi đăng ký kết hôn từ năm 1999, đến nay có 2 con chung và tài sản chung là 1 căn nhà 4 tầng, 1 căn nhà 2 tầng. Chúng tôi dự định sẽ bán căn nhà 2 tầng để đầu tư kinh doanh. Tuy nhiên, khi làm thủ tục chuyển nhượng nhà đất thì bản chính giấy chứng nhận kết hôn của vợ chồng tôi đã bị thất lạc. Vợ chồng tôi có ra Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đã đăng ký kết hôn trước đây để xin bản trích lục nhưng Sổ đăng ký kết hôn cũng không còn nữa. Vậy làm sao để chúng tôi có được giấy chứng nhận kết hôn để làm thủ tục chuyển nhượng nhà đất? Chúng tôi có thể đăng ký lại kết hôn được không? Trình tự thủ tục tiến hành thế nào? Mong Luật sư tư vấn!

Luật hôn nhân và gia đình năm 2014

Luật hộ tịch năm 2014

Nghị định 123/2015/ NĐ-CP hướng dẫn Luật hộ tịch

Đăng ký lại kết hôn trong trường hợp nào?

Căn cứ Khoản 1 Điều 24 Nghị định 123/2015/ NĐ-CP quy định điều kiện đăng ký lại kết hôn:

Việc khai sinh, kết hôn, khai tử đã được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam trước ngày 01 tháng 01 năm 2016 nhưng Sổ hộ tịch và bản chính giấy tờ hộ tịch đều bị mất thì được đăng ký lại.

Như vậy, nếu nam nữ đã tiến hành đăng ký kết hôn tại cơ quan đăng ký hộ tịch của Việt Nam trước ngày 01/01/2016 nhưng cả Sổ Hộ tịch và bản chính giấy tờ hộ tịch đều bị mất, thất lạc hay bị hư hỏng, không sử dụng được thì được đăng ký lại kết hôn. Tuy nhiên, việc đăng ký lại kết hôn chỉ được thực hiện nếu người yêu cầu đăng ký kết hôn lại còn sống vào thời điểm tiếp nhận hồ sơ.

Hồ sơ đăng ký lại kết hôn

Căn cứ quy định Điều 27 Nghị định 123/2015/NĐ-CP, người có yêu cầu đăng ký lại kết hôn cần nộp những giấy tờ như sau:

Tờ khai đăng ký lại kết hôn theo mẫu;

Đồng thời, người có yêu cầu đăng ký lại kết hôn cần xuất trình những giấy tờ sau:

Hộ chiếu hoặc chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc các giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng để chứng minh về nhân thân của người có yêu cầu đăng ký lại kết hôn.

Giấy tờ chứng minh nơi cư trú để xác định thẩm quyền trong trường hợp việc đăng ký lại kết hôn thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã không phải là nơi đăng ký kết hôn trước đây (trong giai đoạn Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc chưa được xây dựng xong và thực hiện thống nhất trên toàn quốc).

Thủ tục đăng ký lại kết hôn

Nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền

Căn cứ Điều 25 Nghị định 123/2015/ NĐ-CP quy định thẩm quyền đăng ký lại kết hôn thuộc về Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi đã đăng ký kết hôn trước đây hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người yêu cầu thường trú, thực hiện đăng ký lại việc kết hôn.

Người có yêu cầu đăng ký kết hôn lại nộp hồ sơ đã chuẩn bị tại Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền để được giải quyết.

Kiểm tra, xác minh thông tin

Người tiếp nhận có trách nhiệm kiểm tra ngay toàn bộ hồ sơ, xác định tính hợp lệ của giấy tờ trong hồ sơ do người yêu cầu nộp, xuất trình; đối chiếu thông tin trong Tờ khai với giấy tờ trong hồ sơ. Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, người tiếp nhận hồ sơ viết giấy tiếp nhận, ghi rõ ngày, giờ trả kết quả.

Trong trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hoàn thiện thì hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn thiện theo quy định pháp luật. Nếu không thể bổ sung, hoàn thiện hồ sơ ngay thì phải lập thành văn bản hướng dẫn, trong đó nêu rõ loại giấy tờ, nội dung cần bổ sung, hoàn thiện, ký, ghi rõ họ, chữ đệm tên của người tiếp nhận hồ sơ. Hết thời hạn bổ sung hồ sơ, mà không bổ sung đầy đủ, hoàn thiện thì người tiếp nhận từ chối tiếp nhận hồ sơ và lập văn bản từ chối tiếp nhận hồ sơ, trong đó ghi rõ lý do từ chối, ký, ghi rõ họ, chữ đệm, tên của người tiếp nhận.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, công chức tư pháp – hộ tịch kiểm tra, xác minh hồ sơ.

Đối với trường hợp việc đăng ký lại kết hôn thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã không phải nơi đã đăng ký kết hôn trước đây thì công chức tư pháp – hộ tịch báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân có văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân nơi đăng ký kết hôn trước đây kiểm tra, xác minh về việc lưu giữ sổ hộ tịch tại địa phương. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, Ủy ban nhân dân nơi đã đăng ký kết hôn trước đây tiến hành kiểm tra, xác minh và trả lời bằng văn bản về việc còn lưu giữ hoặc không lưu giữ được sổ hộ tịch.

Tiến hành đăng ký kết hôn lại cho người có yêu cầu

Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kết quả xác minh về việc không còn lưu giữ được sổ hộ tịch tại nơi đã đăng ký kết hôn, nếu thấy hồ sơ đầy đủ, chính xác, đúng quy định pháp luật thì công chức tư pháp – hộ tịch báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã. Trường hợp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã đồng ý giải quyết thì công chức tư pháp – hộ tịch ghi việc kết hôn vào Sổ đăng ký kết hôn. Cả hai bên nam, nữ cùng ký tên vào Sổ đăng ký kết hôn và Giấy chứng nhận kết hôn. Sau đó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức trao Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên nam, nữ có yêu cầu.

Lệ phí đăng ký lại kết hôn

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì lệ phí hộ tịch, trong đó có lệ phí đăng ký lại việc kết hôn sẽ do Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố ban hành, áp dụng trên địa bàn tỉnh/thành phố đó.

Người yêu cầu đăng ký lại kết hôn ở đâu thì nộp lệ phí đăng ký lại kết hôn theo quy định ở địa phương.

Trân trọng./.

Thủ Tục Đăng Ký Kết Hôn

Cùng với sự giao lưu và hội nhập mở cửa với thế giới, hiện nay việc kết hôn có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam không còn là vấn đề xa lạ và khó khăn. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu hết các quy định của pháp luật về thủ tục và điều kiện kết hôn có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam. Vậy khi chúng ta muốn thực hiện đăng ký kết hôn với người nước ngoài thì cần phải chuẩn bị Thủ tục đăng ký kết hôn – ly hôn có yếu tố nước ngoài tại Bắc Giang. Thực hiện các thủ tục gì và phải thực hiện với cơ quan nhà nước nào?

Thủ tục đăng ký kết hôn – ly hôn có yếu tố nước ngoài tại Bắc Giang

Để có cái nhìn đúng nhất theo pháp luật hiện hành A2Z xin tư vấn cho quý khách hàng quan tâm về thủ tục đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài theo quy định pháp luật Việt Nam.

Thứ nhất, thẩm quyền đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài

Điều 37. Thẩm quyền đăng ký kết hôn quy định như sau :

‘1. Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam thực hiện đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài; giữa công dân Việt Nam cư trú ở trong nước với công dân Việt Bắc Giang cư ở nước ngoài; giữa công dân Việt Bắc Giang cư ở nước ngoài với nhau; giữa công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài với công dân Việt Nam hoặc với người nước ngoài.

2. Trường hợp người nước ngoài cư trú tại Việt Nam có yêu cầu đăng ký kết hôn tại Việt Nam thì Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của một trong hai bên thực hiện đăng ký kết hôn.’

Thứ hai, hồ sơ chuẩn bị đăng ký kết hôn quy định Điều 20, nghị định 126/2014/NĐ – CP

1. Hồ sơ đăng ký kết hôn được lập thành 01 bộ, gồm các giấy tờ sau đây:

a) Tờ khai đăng ký kết hôn của mỗi bên theo mẫu quy định;

b) Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân hoặc tờ khai đăng ký kết hôn có xác nhận tình trạng hôn nhân của công dân Việt Nam được cấp chưa quá 06 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ; giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân của người nước ngoài do cơ quan có thẩm quyền của nước mà người đó là công dân cấp chưa quá 06 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ, xác nhận hiện tại người đó là người không có vợ hoặc không có chồng. Trường hợp pháp luật nước ngoài không quy định việc cấp giấy tờ xác nhận tình trạng hôn nhân thì thay bằng giấy xác nhận tuyên thệ của người đó hiện tại không có vợ hoặc không có chồng, phù hợp với pháp luật của nước đó;

c) Giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài cấp chưa quá 06 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ, xác nhận người đó không mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không có khả năng nhận thức, làm chủ được hành vi của mình;

d) Đối với công dân Việt Nam đã ly hôn tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài, người nước ngoài đã ly hôn với công dân Việt Nam tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thì phải nộp giấy xác nhận ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn đã được giải quyết ở nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam;

đ) Bản sao sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú (đối với công dân Việt Nam cư trú ở trong nước), Thẻ thường trú hoặc Thẻ tạm trú hoặc Chứng nhận tạm trú (đối với người nước ngoài thường trú hoặc tạm trú tại Việt Nam kết hôn với nhau).

Thủ tục đăng ký kết hôn – ly hôn có yếu tố nước ngoài tại Bắc Giang

2. Ngoài giấy tờ quy định tại Khoản 1 Điều này, tùy từng trường hợp, bên nam, bên nữ phải nộp giấy tờ tương ứng sau đây:

b) Đối với công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài thì còn phải có giấy tờ chứng minh về tình trạng hôn nhân do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp;

c) Đối với người nước ngoài không thường trú tại Việt Nam thì còn phải có giấy xác nhận người đó có đủ điều kiện kết hôn do cơ quan có thẩm quyền của nước mà người đó là công dân cấp, trừ trường hợp pháp luật của nước đó không quy định cấp giấy xác nhận này.

Thứ ba, thủ tục đăng ký kết hôn

Bước 1: Hai bên nam, nữ nộp một bộ hồ sơ đăng ký kết hôn trực tiếp tại Phòng tư pháp, nếu đăng ký kết hôn tại Việt Nam hoặc Cơ quan đại diện, nếu đăng ký kết hôn tại Cơ quan đại diện

Bước 2: Cán bộ tiếp nhận hố sơ có trách nhiệm kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ, nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ thì viết phiếu tiếp nhận hồ sơ, ghi rõ ngày phỏng vấn và trả kết quả. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, không hợp lệ, cán bộ tiếp nhận hướng dẫn hai bên nam, nữ bổ sung, hoàn thiện. Việc hướng dẫn phải ghi vào văn bản, trong đó ghi đầy đủ, rõ ràng loại giấy tờ cần bổ sung, hoàn thiện; cán bộ tiếp nhận hồ sơ ký, ghi rõ họ tên và giao cho người nộp hồ sơ;

Bước 3: Trong thời hạn 10 – 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Phòng tư pháp tiến hành nghiên cức, thẩm tra hồ sơ và xác minh nếu thấy cần thiết. Trưởng phòng Phòng Tư pháp chịu trách nhiệm về kết quả thẩm tra và đề xuất của Phòng tư pháp trong việc giải quyết hồ sơ đăng ký kết hôn. Nếu thấy đủ điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật thì phòng tư pháp báo cáo chủ tịch UBND cấp huyện giải quyết.

Bước 4: Khi đăng ký kết hôn cả hai bên nam, nữ phải có mặt tại trụ sở UBND, công chức làm công tác hộ tịch hỏi ý kiến hai bên nếu tự nguyện kết hôn thì ghi việc kết hôn vào sổ hộ tịch và hai bên cùng ký tên vào sổ hộ tịch. Hai bên nam, nữ cùng ký vào giấy chứng nhận kết hôn.

Trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ký Giấy chứng nhận kết hôn, Phòng Tư pháp tổ chức trao Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên nam, nữ

Thủ tục đăng ký kết hôn – ly hôn có yếu tố nước ngoài tại Bắc Giang

Nếu bạn còn những thắc mắc hay liên hệ đến hotline của chúng tôi:……………… để được tư vấn.

A2Z Chúng tôi với đội ngũ chuyên viên đông đảo, có trình độ chuyên môn cao, nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Chúng tôi hi vọng được phục vụ quý khách hàng, sự hài lòng của quý khách hàng là chìa khóa thành công của chúng tôi.

A2Z hân hạnh được đồng hành cùng quý khách hàng trong lĩnh vực pháp lý.

Thủ Tục Đăng Ký Kết Hôn Từ A

Thủ tục đăng kí kết hôn giữa vợ và chồng là việc mà cả hai phải cùng nhau thực hiện càng nhanh càng tốt. Sau khi lên kế hoạch đám cưới điều tiếp theo sau đó là các cặp vợ chồng nên tranh thủ tìm hiểu và thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn mới nhất được cập nhật. Khi bạn đăng kí kết hôn thì bạn sẽ được pháp luật Việt Nam công nhận và cũng sẽ được đảm bảo các quyền lợi sau này.

1. Thủ tục đăng kí kết hôn là gì?

Vậy nếu bạn muốn đăng kí kết hôn thì cần những thủ tục và giầy tờ gì? Hãy xem phần tiếp theo phía sau.

2. Thủ tục đăng ký kết hôn gồm những gì?

Thủ tục đăng ký kết hôn bao gồm những yếu tố sau:

2.1 Giấy tờ cần chuẩn bị khi đăng kí kết hôn

Khi bạn và người ấy của mình quyết định đăng kí kết hôn thì cần phải chuẩn bị những loại giấy tờ sau: * Tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu của nước Việt Nam. * Bản sao hộ khẩu của gia đình. * Chứng minh nhân dân có công chứng của Ủy Ban Nhân Dân (UBND) phường, xã gần nhất. * Hoặc hộ chiếu, thẻ căn cước công dân hoặc giấy tờ khác có dán ảnh. * Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do UBND cấp xã, phường, thị trấn nơi cư trú cấp. * Trường hợp đã từng kết hôn thì phải có thêm giấy xác nhận quyết định ly hôn của tòa án.

2.2 Đối tượng được đăng kí kết hôn

2.3 Nơi làm thủ tục đăng kí kết hôn

Khi đã thực hiện đầy đủ các bước trên thì sẽ tiến hành làm thủ tục kết hôn vậy làm thủ tục kết hôn ở đâu. Câu trả lời sẽ có bên phía dưới.

2.3.1 Thủ tục đăng kí kết hôn tại TPHCM

Nếu như hai bạn sinh ra và lớn lên tại TPHCM thì khi tiến hành đăng kí giấy phép kết hôn các bạn hãy lại UBND phường gần nhất để thực hiện các thủ tục cần thiết để đăng kí kết hôn.

2.3.2 Thủ tục đăng ký kết hôn ở Hà Nội

2.3.3 Thủ tục đăng kí kết hôn khác tỉnh

Theo Điều 18 Nghị định 158/2005/NĐ-CP về đăng ký và quản lý hộ tịch “Khi một người cư trú tại xã, phường, thị trấn này, nhưng đăng ký kết hôn tại xã, phường, thị trấn khác, thì phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú về tình trạng hôn nhân của người đó”. Tức là khi bạn và người ấy của bạn ở 2 tỉnh khác nhau thì cả hai bạn có thể thực hiện việc đăng kí ở đâu trong hai nơi cũng được. Nếu như bạn ở tỉnh A và người ấy ở Tỉnh B và quyết định làm giấy đăng kí kết hôn ở Tỉnh A thì bạn ở Tỉnh B phải có giấy chứng nhận độc thân do UBND ở Tỉnh B cấp phép và sau đó đưa cho người làm thủ tục ở UBND Tỉnh A nắm rồi sau đó mới tiến hành làm thủ tục đăng kí kết hôn cho hai bạn.

2.3.4. Thủ tục đăng kí kết hôn cùng tỉnh

Nếu như hai bạn sinh ra lớn lên và yêu sau đó kết hôn ở cùng tỉnh có thể khác huyện hoặc xã thì cả hai chỉ cần đến UBND xã gần nhất của hai bạn sau đó trình bày thông tin và nhờ UBND làm giấy chứng nhận kết hôn cho cả hai. Quá dễ dàng phải không?

2.3.5. Thủ tục đăng kí kết hôn với người nước ngoài

Khi đăng kí kết hôn với người nước ngoài. Tức người Việt Nam đang sinh sống tại Việt Nam kết hôn với người nước ngoài. Hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài kết hôn với nhau hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài kết hôn với người nước ngoài thì các bạn cần phải chuẩn bị những loại giấy tờ sau để tiến hành thủ tục đăng kí kết hôn. * Mẫu tờ khai đăng ký kết hôn của Việt Nam. * Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân là độc thân. * Hộ chiếu hoặc giấy chứng minh nhân dân (đối với công dân Việt Nam). * Bản sao hộ khẩu/sổ tạm trú (đối với công dân Việt Nam). Khi đăng kí kết hôn giữa người Việt Nam với công dân nước ngoài thì người đại diện việc đăng kí kết hôn là Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi thường trú của công dân Việt Nam. Trường hợp còn lại là công dân của Việt Nam ở nước ngoài kết hôn với nhau hoặc công dân Việt Nam ở nước ngoài kết hôn với người nước ngoài thì cơ quan được phép cấp giấy phép kết hôn là cơ quan đại diện ngoại giao hoặc cơ quan lãnh sự quán của Việt Nam.

2.4 Lệ phí thủ tục đăng kí kết hôn

2.5 Thời gian cấp giấy chứng nhận đăng kí kết hôn

Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn sẽ được bộ tư pháp cấp ngay sau khi cán bộ công chức tư pháp nhận được đầy đủ hồ sơ và nó là hợp lệ, xét thấy đủ điều kiện kết hôn theo quy định. Trong trường hợp nếu cần xác minh thêm các điều kiện kết hôn của hai bên nam, nữ thì thời hạn cấp giấy chứng nhận đăng kí kết hôn không quá 05 ngày làm việc. Lúc đó bạn phải chờ. Nhưng thường thì chỉ cần làm khoảng 30 phút là bạn đã có thể có giấy chứng nhận đăng kí kết hôn rồi.

3. Thủ tục đăng kí kết hôn của Đảng viên, công an, quân nhân

Để bạn có thể kết hôn và đăng kí kết hôn với các cá nhân là đảng viên, công an nhân dân thì sẽ phức tạp hơn một chút vì nó dính đến nhiều thứ hơn. Đối với công an, đảng viên thì cần phải có giấy xác nhận trong tình trạng độc thân của người đứng đầu của đơn vị mà người đó đang công tác. Để có thể kết hôn với đảng viên, cán bộ công an bạn và gia đình phải thực hiện thẩm tra lý lịch trong 03 đời trở lại. Nằm 01 trong các trường hợp sau thì sẽ không được kết hôn: * Gia đình làm tay sai cho chế độ phong kiến, Mỹ ngụy. * Cha mẹ có dính án hoặc đang chấp hành nhận án của Tòa án Việt Nam. * Gia đình hoặc chính bạn theo đạo tin lành, thiên chúa….. * Các thành viên trong gia đình hoặc bản thân là người dân tộc Hoa. * Bố mẹ hoặc bản thân là người nước ngoài, kể cả có nhập tịch. Bạn phải chủ động gửi những thông tin này đến cấp trên của mình sau đó các cơ quan chức năng sẽ xem xét, đánh giá, mời bạn và người thân lên tra hỏi. Sau khi cảm thấy mọi thứ Oki nhất thì sẽ tiến hành cho đăng kí giấy phép kết hôn. Bạn cũng cần phải chủ động chuẩn bị hết tất cả các giấy tờ phía trên như là: * Tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu của nước Việt Nam. * Bản sao hộ khẩu của gia đình. * Chứng minh nhân dân có công chứng của Ủy Ban Nhân Dân (UBND) phường, xã gần nhất. * Hoặc hộ chiếu, thẻ căn cước công dân hoặc giấy tờ khác có dán ảnh. * Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do UBND cấp xã, phường, thị trấn nơi cư trú cấp. * Trường hợp đã từng kết hôn thì phải có thêm giấy xác nhận quyết định ly hôn của tòa án. Và cũng phải là đối tượng nằm trong các trường hợp sau thì mới được đăng kí kết hôn: * Nam từ đủ 20 tuổi trở lên và nữ từ đủ 18 tuổi trở lên thì được đăng kí kết hôn. * Quyết định kết hôn do hai bên tự nguyện quyết định chứ không ép buộc. * Hai bên không bị mất năng lực hành vi dân sự của mình.

4. Thủ tục đăng kí kết hôn Online

Hiện tại để giảm tải công việc cho các công chức nhà nước thì thủ tục đăng kí kết hôn Online cũng đã được triển khai trên nhiều tỉnh thành và có những kết quả nhất định. Một số tỉnh thành như Biên Hòa, An Giang, Bình Thuận,…..đã kí hợp tác với Zalo nhằm xây dựng một chính quyền điện tử giúp cho việc đăng kí kết hôn dễ dàng hơn. Khi đến nộp hồ sơ để đăng kí thì sẽ nhận được biên nhận điện tử ngay trên Zalo hoặc quét mã QR in trực tiếp bằng giấy để tra cứu và xử lý tại nhà. Còn nếu như bạn ở Hà Nội thì hãy vào chúng tôi làm theo các hướng dẫn để có thể tiến hành thủ tục đăng kí kết hôn nhanh nhất có thể.

5. Thủ tục đăng kí kết hôn lần 2

6. Thủ tục đăng kí kết hôn đồng giới

7. Đăng kí thủ tục kết hôn trễ hoặc không đăng kí có bị phạt không?

Thủ Tục Đăng Ký Kết Hôn Tại Mỹ

Nhiều người đã tranh thủ đi du học Mỹ hay du lịch Mỹ để kết hôn với người bạn đời của mình. Hôm nay chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn thủ tục đăng ký kết hôn tại Mỹ một cách đơn giản và nhanh chóng.

Thường những người nước ngoài (đương đơn) đi du học, du lịch hoặc sử dụng các loại visa Mỹ không di dân như: visa du học Mỹ, visa du lịch Mỹ để nhập cảnh Hoa Kỳ sau đó đăng ký kết hôn với công dân hoặc thường trú nhân Hoa Kỳ được xem là hợp pháp khi hội đủ các điều kiện sau:

– Cả đương đơn và người bảo lãnh đều đang trong tình trạng độc thân và có khả năng tiến đến hôn nhân một cách hợp pháp;

– Không thuộc diện cấm kết hôn vì các bệnh truyền nhiễm, tội phạm…

Sau khi đã đăng ký kết hôn tại Hoa Kỳ, bạn có thể tiến hành thủ tục xin chuyển đổi visa và đăng ký Tình Trạng Thường Trú Nhân (Permanent Resident Status).

-Phía người bên Mỹ (hoặc nước ngoài) cần chuẩn bị:

Bộ công hàm độc thân làm tại Mỹ hay Tuyên thệ độc thân và Không cản trở hôn nhân làm tại Việt Nam.

Giấy khám sức khỏe của cơ quan có thẩm quyền cấp.

Bản sao hộ chiếu/thẻ xanh.

Ảnh 4×6

-Phía người ở Việt Nam cần chuẩn bị:

Tờ khai đăng ký kết hôn (theo mẫu).

Giấy Xác nhận tình trạng hôn nhân tại UBND cấp xã/ phường nơi đăng ký thường trú.

Giấy khám sức khỏe về tâm thần.

Bản sao hộ khẩu và CMND.

Ảnh 4×6

2.Trình tự thủ tục đăng ký kết hôn

Hồ sơ chuẩn bị hoàn chỉnh và nộp tại Sở Tư pháp. Sau khi nộp hồ sơ đầy đủ, Sở Tư pháp sẽ đặt lịch phỏng vấn sau 7 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Sau ngày phỏng vấn, cán bộ Sở Tư pháp sẽ hẹn ngày để ký giấy Đăng ký kết hôn (thông thường sẽ khoảng 18 ngày). Tới ngày hẹn, bắt buộc phải có sự có mặt của cả 2 vợ chồng để cùng ký tên trước mặt cán bộ Sở Tư pháp.

Khi tiến hành thủ tục đăng ký kết hôn tại Mỹ bạn nên lưu ý những điểm sau:

Bộ công hàm độc thân gồm có một số giấy tờ sau:

Tờ khai Đăng ký kết hôn (theo mẫu)

Giấy xác nhận tra cứu hồ sơ hôn nhân được xác nhận bởi Phòng quản lý hộ tịch Bang.

Tuyên thệ độc thân

Lý lịch cá nhân .

Giấy xác nhận độc thân được cấp bởi Lãnh sự quán/Đại sứ quán Việt Nam tại Hoa Kỳ.

Photo hộ chiếu/thẻ xanh.

Những giấy tờ trongthủ tục đăng ký kết hôn tại Mỹkhi định cư Mỹ ngắn hạntrên phải được hợp thức hóa lãnh sự bởi Lãnh sự quán Việt Nam tại Mỹ trước khi mang về Việt Nam sử dụng.

Trường hợp bạn có quốc tịch Hoa Kỳ thì có thể về Việt Nam, đặt lịch hẹn tại Lãnh sự quán Hoa Kỳ để vào Lãnh sự “Tuyên thệ độc thân và không cản trở hôn nhân” với mức phí cho mỗi lần tuyên thệ là 50 USD.

Tiếp đến, bạn nộp Giấy tuyên thệ tại Sở Ngoại Vụ để làm thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự. Giấy tờ này có thể thay thế Bộ công hàm độc thân để làm thủ tục đăng ký kết hôn tại Sở Tư Pháp.

Phỏng vấn tại Sở tư pháp: cả 2 người cần chuẩn bị hình ảnh chụp chung, hình ảnh cưới (nếu có), bằng chứng về sự liên hệ giữa 2 người thường xuyên duy trì như: bill điện thoại, hình ảnh chat trên viber, skype,…

Bên cạnh đó, cả hai đều phải nắm rõ thông tin về nhau như: gia đình, bạn bè,… để có sự nhất quán trong nội dung trả lời phỏng vấn.