Top 10 # Xem Nhiều Nhất Thủ Tục Về Nhà Mới Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Hanoisoundstuff.com

Thủ Tục Dọn Về Nhà Mới

Bài viết Nhất khí sinh tử quyết chép từ cuốn Tử vi đẩu số – Giáo trình sơ trung cơ bản của tác giả Huy Hà Phan. Mời các bạn đọc tham khảo.

Bài viết TỬ VI ĐẨU SỐ HỌC TẬP TRỌNG ĐIỂM chép từ fanpage Tử Vi Bắc Phái. Mời các bạn đọc tham khảo.

Bài viết về căn bản huyền diệu của Tử vi có phải là những hành tinh trích từ cuốn Tử vi nghiệm lý toàn thư của cụ Thiên Lương. Mời các bạn đọc tham khảo.

Bài viết luận cung Huynh đệ trong tử vi. Bản dịch từ cuốn Tử Vi Đại Toàn tiếng trung rất hay.

Một bài dịch rất hay của dịch giả Durubi. Dịch bài viết của tác giả Liễu Vô Cư Sỹ.

Bài viết về Cách luận Tuần Triệt của TS Đằng Sơn. Mời các bạn đọc tham khảo.

Bài viết về Cô thần Quả tú không bao giờ được góp mặt chung với Thái tuế trích từ cuốn Tử vi nghiệm lý toàn thư của cụ Thiên Lương. Mời các bạn đọc tham khảo.

Bài viết luận cung Quan lộc trong tử vi. Bản dịch từ cuốn Tử Vi Đại Toàn tiếng trung rất hay.

Một bài dịch hay của dịch giả Durobi. Bài dịch từ cuốn sách của tác giả Tử Vân.

Bài viết Cung vị tự hóa tường giải rất hay. Mời các bạn đọc tham khảo.

Bài viết về bùa mê thuốc lú Khoa Quyền Lộc trích từ cuốn Tử vi nghiệm lý toàn thư của cụ Thiên Lương. Mời các bạn đọc tham khảo.

Một bài viết rất hay của TS Đằng Sơn (VDTT) viết về cơ sở khoa tử vi. Các bạn cần lưu ý đọc.

Một bài viết về tứ hóa trích từ cuốn tử vi đẩu số tinh hoa tập thành của Đại Đức Sơn Nhân rất hay để bạn đọc tham khảo.

Một bài dịch hay của dịch giả VDTT. Bài dịch về phương pháp luận hỏa tai của tác giả Tử Vân.

Bài viết Cách giải mệnh vô chính diệu chép từ cuốn Tử Vi Giảng Minh. Mời các bạn đọc tham khảo.

Bài viết về Giới thiệu cuốn Tử vi đẩu số sơ cấp giảng nghĩa của Vương Đình Chi. Mời các bạn đọc tham khảo.

Bài viết về danh dự của Long Phượng Tả Hữu Xương Khúc trích từ cuốn Tử vi nghiệm lý toàn thư của cụ Thiên Lương. Mời các bạn đọc tham khảo.

Bài viết trích lọc từ cuốn Tử vi hoàn toàn khoa học của tác giả Đằng Sơn về các nhân vật lớn trong làng Tử Vi Đài Loan. Rất hay để tham khảo.

Bài viết về Hóa Khoa. Mời bạn đọc tham khảo.

Một bài dịch rất hay của tác giả VDTT. Tác giải dịch lại một thí dụ luận giải của ông Tử Vân.

Thủ Tục Về Nhà Mới Lấy Ngày

Nhập trạch lấy ngày còn được gọi là dọn về nhà mới lấy ngày là một nghi thức quan trọng ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt, tài vận của gia chủ khi sinh sống trong ngôi nhà mới đó.

Ý nghĩa của lễ nhập trạch lấy ngày

Dù là dọn về nhà mới lấy ngày nhưng gia chủ cần lưu ý nghi lễ này cũng có giá trị như một lễ nhập trạch chuẩn. Thần linh và tổ tiên cũng đã chấp nhận như gia đình bạn đã chuyển đến nơi ở mới.

Việc nhập trạch trước sau đó mới chuyển nhà thường là lựa chọn của nhiều người để không bỏ lỡ những ngày đẹp. Ngoài ra, nghi lễ này giúp gia chủ có thể yên tâm thu xếp công việc để chuẩn bị dọn về ở hẳn mà không cần quá vội vàng.

Nhập trạch vào ngày tốt mang lại cho gia chủ những điều may mắn, tài lộc

Mâm lễ nhập trạch lấy ngày gồm những gì?

– Theo quan niệm phong thủy, đối với phần ngũ quả, người ta thường sử dụng ít nhất là 5 loại quả trở lên, bày biện theo số lẻ lên đĩa cúng. Ví dụ: nải chuối, xoài, đu đủ, mãng cầu, dừa, dưa hấu… Các trái phải được chọn lựa theo tiêu chí to, đẹp, không bầm, dập, thối. Sau khi rửa sạch phải xếp ngay ngắn lên đĩa sao cho đẹp mắt.

– Nhang đèn, hương hoa, trầu cau là những lễ vật không thể thiếu trong bất cứ phong tục lễ cúng nào của người Việt, và lễ cúng nhập trạch cũng không ngoại lệ. Mâm hương hoa bao gồm: hoa tươi, nhang, 1 cặp đèn cầy đỏ, 3 miếng trầu cau đã têm, giấy vàng mã, 1 đĩa gồm một nửa muối và 1 nửa gạo. và 3 hũ nước, muối, gạo. Hoa tươi có thể linh hoạt chọn loại theo mùa, ví dụ: hoa hồng, hoa ly, hoa cúc, hoa sen … cắm lọ cần chọn số bông lẻ.

– Tùy vào gia chủ ăn chay hay không mà có thể chọn cúng mâm cơm chay hoặc cơm mặn. Với mâm cơm mặn – Mâm rượt thịt bao gồm: 1 bộ tam sinh (1 miếng thịt luộc, 1 con tôm luộc, 1 trứng vịt luộc), xôi, gà luộc để nguyên con, 3 chén trà, 3 chén rượu và 3 điếu thuốc, các món ăn mặn có thể có khác như món xào, món canh … Với mâm cỗ chay, bạn có thể chuẩn bị 4-5 món tùy vào mỗi gia đình, có thể chọn một vài món đơn giản nhưng không kém phần trang trọng như nem chay, rau củ xào, canh nấm, xôi,…

Lễ cúng nhập trạch căn cứ theo vùng miền, tín ngưỡng

Lễ nhập trạch lấy ngày là nghi thức cúng dọn về nhà mới sớm hơn so với thời gian gia chủ có thể chuyển nhà. Quy trình tiến hành nhập trạch lấy ngày gồm các bước:

Để lễ dọn nhà mới lấy ngày giống với lễ nhập trạch bình thường, gia chủ cũng cần chuẩn bị mâm cúng nhập trạch với:

Khi đến ngày đẹp chuyển nhà, gia chủ cần làm lễ xin chuyển bàn thờ tại nhà cũ và bốc bát hương. Lưu ý, gia chủ cần lau chùi các món đồ trên bàn thờ sạch sẽ và đóng gói cẩn thận.

Tại nhà mới, gia chủ sẽ đốt một lò than ở giữa lối đi, sau đó gia chủ nam cầm bát hương bước qua. Đồng thời, các thành viên theo sau cũng cầm theo những vật may mắn khác. Không ai đi vào nhà với bàn tay không, vì theo quan niệm, đó là biểu hiện của sự thiếu thốn.

Khi đã vào đến nhà thì mở tất cả các cửa và bật sáng các đèn trong nhà để khơi gợi sức sống, sự ấm áp. Sau đó, gia chủ tiến hành dọn mâm cúng lên bàn thờ hay ra giữa nhà. Gia chủ cần thắp nhang và đọc văn khấn nhập trạch. Cuối cùng, gia chủ pha trà và dâng lên mâm cúng, hóa vàng.

Hoàng Thiên Hậu Thổ Chư Vị Tôn Thần Các Ngày Bản Xứ Thần Linh Thổ Địa, Bản Gia Táo Quân cùng Các Thần Linh Cai Quản Trong Khu Vực Này. Hôm nay là ngày……tháng……năm…… Tín chủ chúng con là……… Hiện ngụ tại……..Thành tâm sửa biện hương hoa phẩm vật các thứ cúng dâng bày ra trước án, kính cẩn tâu trình: Nay gia đình chúng con công trình viên mãn, chọn được ngày lành tháng tốt dọn đến cư ngụ, phần sài nhóm lửa, kính lễ khánh hạ. Cúi xin chư vị Linh thần cho phép chúng con, được rước vong linh Tiên Tổ về đây thờ phụng để tỏ tấc lòng hiếu thuận của con cháu. Nguyện xin chư vị tâm thành chứng minh, độ cho chúng con từ đây gia đạo an khương, làm ăn thuận lợi, sanh ý hưng long, đinh tài lưỡng vượng. Tín chủ lại mời các vị Hương Linh phảng phất trong khu vực này, các Linh Hồn Chiến sĩ trận vong, các oan hồn uổng tử không nơi nương tựa quanh đây xin cùng tề tựu hâm hưởng lễ vật. Tín chủ thành tâm lễ tạ Chư vị Hương Linh bấy lâu đã hộ trì tín chủ khởi công thuận lợi, cho đến nay đã hoàn tất thi công, tín chủ lại xin các vị tiếp tục phù trì tìn chủ từ đây ăn nên làm ra, gia đạo thuận hòa, người người an lạc, nạn tiêu tai giảm, toàn gia hưng thịnh.

Bài văn khấn nhập trạch 2021

Gia chủ đọc văn khấn khi nhập trạch lấy ngày

Cần lưu ý những gì khi làm lễ cúng về nhà mới lấy ngày

Khi lễ cúng nhập trạch lấy ngày đã diễn ra xong. Gia chủ hoặc các thành viên trong gia đình vẫn cần đi đến nhà mới để thăm nom nhà, thắp nhang để tạo sinh khí. Nghi lễ nhập trạch lấy ngày cũng giống như nghi lễ nhập trạch chính thức. Vì thế, gia chủ cần chú ý tổ chức thật trang nghiêm, thành tâm. Đối với lễ nhập trạch lấy ngày, gia chủ cần ngủ lại 1 đêm tại nhà mới. Nếu có thể, gia đình bạn nên chuyển nhà cũ trước khi nhập trạch để nghi thức nhập trạch có thể diễn ra đúng ngày. Đảm bảo không mạo phạm đến thần linh, tổ tiên và phong thủy của ngôi nhà. Vừa rồi là những thông tin mà chúng tôi muốn chia sẻ đến các bạn về lễ cúng nhập trạch lấy ngày. Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo. Nếu gia đình bạn không có người rành về phong thủy, nghi thức nhập trạch lấy ngày thì bạn có thể nhờ đến sự giúp đỡ của các thầy phong thủy.

Theo Homedy Blog Phong thuỷ

Thủ Tục Chuyển Bàn Thờ Thần Tài Về Nhà Mới

Khi chuyển nhà hay chuyển công ty, nhiều người ở Việt Nam phân vân không biết có nên mang theo bàn thờ thần Tài hay không, hoặc thủ tục chuyển như thế nào cho đúng? Trong bài viết này, Kiến Vàng Moving sẽ chia sẻ tới bạn thủ tục chuyển bàn thờ thần Tài về nhà mới đúng phong thuỷ nhất.

1. Ý nghĩa bàn thờ Thần Tài trong đời sống tâm linh Việt Nam

Đối với đời sống tâm linh người Việt nói riêng và người phương Đông nói chung thì bàn thờ Thần Tài không quá xa lạ. Theo quan niệm dân gian, bàn thờ thần Tài hay ông thần Tài được đặt ở hướng cửa ra vào tượng trưng cho sự nghênh đón tài lộc, vượng khí vào nhà. Gia đình nào được thần Tài phù hộ thì chắc chắn làm ăn, kinh doanh phát đạt, của cải sung túc.

Thông thường, bàn thờ Thần Tài thường được bày biện gồm bộ ấm chén dát vàng, bình hoa, đĩa quả, bánh kẹo, hũ muối, hũ gạo và nước. Hiện nay, một vài gia đình có thêm một bao thuốc lá với một điếu thuốc châm sẵn, mang ý nghĩa cầu may mắn và bình an. Ngoài ra, trên bàn thờ thần Tài còn có tượng ông Cóc ngậm tiền, sáng quay đầu ra, tối lại quay đầu vào với ý nghĩa tài lộc tuôn chảy vào nhà.

Theo quan niệm phong thủy, khi tiến hành chuyển nhà gia chủ nên chuyển bàn thờ Thần Tài đi cùng. Tuy nhiên, hiện nay tuỳ theo quan niệm tín ngưỡng văn hóa từng vùng miền, có các cách thờ phụng khác nhau về việc có hay không chuyển bàn thờ Thần Tài – Ông Địa từ nơi ở cũ sang nơi mới.

Có gia đình lựa chọn phương án chuyển bàn thờ Thần Tài về nhà mới, có gia đình hoả thiêu hoặc thả trôi kèm theo các vật phẩm và đồ cúng. Bên cạnh đó cũng có những gia đình để lại bàn thờ Thần Tài cho gia chủ mới sử dụng để tích tụ phước lộc, chia sẻ vận may và công đức. Vì họ có quan niệm rằng Thần Tài và Ông Địa là những vị thần trấn giữ vùng đất của ngôi nhà, các ông sẽ ở cố định tại chỗ mà không theo chúng ta đến nhà mới.

Tuy nhiên, nếu ở nhà cũ, công việc của bạn suôn sẻ, may mắn, tài lộc dồi dào thì bạn nên thỉnh Thần Tài – Ông Địa theo về nhà mới. Việc chuyển bàn thờ Thần Tài – Ông Địa sang nhà mới yêu cầu gia chủ phải thực hiện đầy đủ thủ tục và lễ nghi, cũng giống như chuyển bàn thờ tâm tinh khác, có như vậy thì những vị thần mới tiếp tục phù hộ cho gia đình.

2. Thủ tục chuyển bàn thờ Thần Tài sang nhà mới

2.1 Chuẩn bị làm lễ chuyển bàn thờ Thần Tài

Việc đầu tiên bạn cần làm trước khi chuyển bàn thờ Thần Tài đó chính là xem ngày, giờ tốt để thực hiện. Ngày giờ tốt ở đây là những ngày hoàng đạo, hợp với gia chủ. Trong trường hợp bạn không thể tự xác định được ngày giờ hoàng đạo để chuyển bàn thờ thì nên nhờ đến sự tư vấn và giúp đỡ của các thầy hoặc chuyên gia phong thủy. Bạn sẽ được họ xem xét hướng nhà để chọn vị trí đặt bàn thờ và ngày giờ tốt làm lễ chuyển bàn thờ.

Hướng đặt bàn thờ Thần Tài rất quan trọng, bao quát cửa ra vào để giúp gia chủ cai quản tiền tài được lưu thông, xua đuổi vận rủi, oan hồn không cho vào nhà quấy nhiễu.

Bước chuẩn bị tiếp theo đó là bạn cần sắm sửa, bày biện đầy đủ lễ vật cúng trên bàn thờ để thể hiện tấm lòng của gia chủ và tạo ra không khí sung túc cho các thần theo về cư ngụ. Các lễ vật quan trọng cần bày biện trên bàn thờ Thần Tài bao gồm: hương, hoa tươi, trái cây, rượu, xôi, trầu cau, món mặn (thịt heo quay, thịt gà,..), vàng mã để tiến hành cúng bái.

2.2 Tiến hành chuyển bàn thờ Thần Tài

Việc đầu tiên cần làm khi tiến hành chuyển bàn thờ Thần Tài về nhà mới là đặt tiền vàng, bát nước, 3 chén rượu và một lọ hoa tại nhà cũ. Sau đó gia chủ sẽ đọc bài văn khấn xin các vị thần chuyển về nhà mới và thắp 3 nén hương.

Thông thường, khi hương vừa cháy được một nửa, gia chủ sẽ tiến hành thỉnh bàn thờ Thần Tài chuyển về nhà mới. Nếu quãng đường xa, có thể để cho hương tàn mới thực hiện thủ tục di chuyển bàn thờ Thần Tài, ông Địa qua nhà mới.

Khi đã về đến nơi ở mới, gia chủ tiến hành hóa tiền vàng, đổ rượu vào tro đốt tiền với ý nghĩa giao tiếp với cõi âm ở nơi mới chuyển tới, biểu thị ý niệm các ngài đã nhận được vật phẩm. Sau đó bạn bày lễ vật và thắp một tuần hương mới trên bàn thờ. Đồng thời, gia chủ sẽ rót rượu và đọc bài văn khấn báo cáo các vị thần rằng đã hoàn thành việc chuyển bàn thờ Thần Tài về nhà mới, kính thỉnh các ngài an ổn nơi thờ phụng để phù hộ gia đình được làm ăn thuận lợi và nhiều tài lộc.

Ngoài ra, trong quá trình chuyển bàn thờ Thần Tài cần gia chủ là nam giới chuyển dọn và khấn vái xin phép di dời cũng như mời các thần đến nơi ở mới để tỏ lòng tôn kính.

Hướng Dẫn Thủ Tục Chuyển Bàn Thờ Về Nhà Mới Nhất 2022

Xin quẻ âm dương trước khi chuyển

Xem ngày giờ chuyển bàn thờ

Việc xem ngày giờ để chuyển bàn thờ sang nhà mới rất quan trọng bởi nó có ảnh hưởng khá nhiều đến tâm linh, nó sẽ quyết định đến tài lộc và vượng khí của ngôi nhà sau này. Để có thể lựa chọn được ngày giờ hoàng đạo để chuyển bàn thờ thì gia chủ có thể nhờ đến sự trợ giúp của các chuyên gia phong thủy hoặc thông qua các thông tin ở lịch vạn niên, website phong thủy,…

Chuẩn bị lễ cúng và khấn xin

Thủ tục chuyển bàn thờ gia tiên không thể thiếu một mâm lễ cúng. Vậy mâm lễ cúng gồm những gì? Đó là một con gà luộc, một đĩa xôi, rượu trắng, hoa quả, bát nước lã và tất nhiên không thể thiếu vàng mã, hương. Hãy tham khảo các thầy cúng để biết số lượng vàng mã cần chuẩn bị.

Sau khi chuẩn bị xong mâm lễ hãy đặt lên bàn thờ sao cho gọn gàng và đẹp mắt, tiếp đó tiến hành thắp hương và chắp tay khấn. Khấn theo bài văn khấn chung khi chuyển bàn thờ.

Hoá tiền vàng, kèm theo tờ văn khấn xin chuyển bàn thờ sang nhà mới. Đừng quên rắc gạo và muối trước cửa nhà để cầu bình an, tài lộc, hạnh phúc, xua đuổi những gì vận hạn, không may mắn.

Bái tạ lần cuối rồi tiến hành hạ các đồ vật trên bàn thờ cũ xuống. Nếu các đồ cúng vẫn sử dụng ở bên nhà mới thì cần cọ rửa thật sạch trước khi vận chuyển còn nếu không dùng đến nữa có thể mang thả sông hoặc gửi chùa.

Chọn vị trí để đặt bàn thờ ở nhà mới

Trước khi chuyển bàn thờ về nơi ở mới hãy nhờ thầy cúng xem giúp vị trí đặt bàn thờ ở nhà mới. Tiến hành xem ngày, chuẩn bị mâm cúng và làm lễ nhập trạch theo đúng thủ tục, nên cúng cỗ chay hoặc mặn tùy theo lựa chọn của gia chủ. Mọi việc đều phải được chuẩn bị chỉnh chu nhất có thể. Vậy là bạn vừa hoàn thành xong các bước chuyển bàn thờ đến nhà mới rồi đó, không quá phức tạp phải không nào!

Những lưu ý khi chuyển bàn thờ về nơi ở mới

Thủ tục chuyển bàn thờ đến nhà mới cần lưu ý những điểm sau đây để tránh phạm vào thần thánh, tổ tiên, đồng thời giúp gia chủ thuận lợi mọi chuyện:

Khi chuyển bàn thờ đến nhà mới cần hết sức cẩn thận, không được làm vỡ đồ, làm sứt mẻ, vỡ đồ thờ là điều cấm kỵ.

Việc chuyển bàn thờ gia tiên nên giao cho người chủ nhà, người trụ cột gia đình là dù là nam hay nữ đều được.

Tuyệt đối không đặt bàn thờ gia tiên ở các vị trí sau. Đó là trong phòng ngủ, ngay cửa ra vào hoặc gần nhà vệ sinh.

Khi khấn xin chuyển bàn thờ cần thực hiện tuần tự, trang nghiêm, thể hiện lòng thành kính của gia chủ.