Top 9 # Xem Nhiều Nhất Thủ Tục Mua Bán Nhà Dự Án Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Hanoisoundstuff.com

Quy Định Về Điều Kiện, Thủ Tục Thuê, Mua Bán Dự Án Nhà Ở Xã Hội

Trên thị trường bất động sản bạn có thể thấy rất nhiều loại hình mua bán từ nhà đất, chung cư, biệt thự liền kề, khu nghỉ dưỡng, nhà ở xã hội (NOXH)… Trong đó các dự án nhà ở xã hội có sự khác biệt so với các dự án bất động sản thương mại khác bởi cách hình thành các dự án và những quy định luật nhà ở xã hội từ đối tượng, điều kiện, thủ tục thuê, mua bán có những chế tài riêng.

Quy định chính sách về thuê mua bán các dự án nhà ở xã hội

1. Nhà ở xã hội là gì?

Khái niệm nhà ở xã hội hay nhà xã hội, chung cư nhà ở xã hội là một loại hình nhà ở thuộc sở hữu của cơ quan nhà nước có thể thuộc đơn vị nhà nước Trung Ương hoặc địa phương. Hoặc có thể là loại hình nhà được sở hữu và quản lý bởi nhà nước, các tổ chức phi lợi nhuận xây dựng với mục đích tạo ra những căn nhà ở giá rẻ hơn so với giá thị trường cho một nhóm đối tượng được ưu tiên mua, cho thuê.

Đối với khái niệm nhà ở xã hội theo Luật ở Việt Nam thì đây là loại hình nhà ở do Nhà nước hoặc các tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế đầu tư và xây dựng cho các đối tượng được quy định của luật nhà ở thuê hoặc mua và chỉ được bán khi đảm bảo các quy định.

Nhìn chung, thế nào là nhà ở xã hội thì bạn có thể hiểu thông qua các đặc trưng của loại hình này

– Giá thuê và mua rẻ hơn so với thị trường: Với mục tiêu phát triển nhà ở chủ yếu phục vụ cho một nhóm đối tượng đó là công chức, viên chức hay người thu nhập thấp.

– Chính sách nhà ở xã hội riêng biệt theo luật định từ: đối tượng, điều kiện mua – bán, thuê và cho thuê lại khác với nhà ở thương mại.

– Nguồn vốn phát triển nhà ở được hình thành từ tiền bán, cho thuê, cho thuê mua nhà thuộc sở hữu của Nhà nước trên địa bàn trích từ 30 – 50 %tiện sử dụng đất của các dự án nhà ở thương mại…, ngân sách địa phương, các nguồn tiền tự nguyện…

Có nên mua nhà ở xã hội hay không là câu hỏi của nhiều người bởi thường có tâm lý nhà ở xã hội giá rẻ nên chất lượng xây dựng và dịch vụ kém. Tuy nhiên theo luật định thì nhà ở xã hội tại đô thị phải là nhà chung cư được thiết kế đảm bảo các tiêu chuẩn chung của pháp luật về xây dựng và số tầng:

Từ 5 – 6 tầng nếu ở đô thị đặc biệt

Không quá 6 tầng nếu ở đô thị loại 1, 2, 3, 4, 5

Mỗi căn hộ phải đảm bảo diện tích từ 30 đến 70m2.

Đảm bảo các tiêu chuẩn về hạ tầng kỹ thuật và xã hội theo quy định từng loại đô thị.

Vì vậy, nhìn chung nhà ở xã hội giá rẻ vẫn đảm bảo được các tiêu chuẩn chất lượng xây dựng. Giá rẻ ở đây là do có được trợ giá của nhà nước… và không mang tính chất thương mại mà mang tính chất phúc lợi xã hội.

2. Quy định điều kiện, thủ tục mua bán, thuê nhà ở xã hội

Thị trường nhà ở hiện nay không còn xa lạ với khái niệm nhà ở xã hội bởi hiện này có rất nhiều các dự án thuộc loại hình này. Tuy nhiên quy định chính sách nhà ở xã hội để có thể được phép thuê, mua bán và chuyển nhượng thì không phải ai cũng biết.

Hoạt động mua, chuyển nhượng hay thuê nhà ở xã hội sẽ có những chế tài riêng khác với các loại hình mua bán nhà đất thương mại khách. Nó sẽ có các điều kiện riêng biệt theo chính sách riêng được Nhà nước quy định chi tiết và rõ ràng trong luật.

Quy định điều kiện, thủ tục mua bán, thuê nhà ở xã hội

2.1. Quy định điều kiện, thủ tục thuê mua nhà ở xã hội

2.1.1. Điều kiện thuê mua nhà ở xã hội

Quy định về điều kiện thuê và điều kiện mua nhà ở xã hội sẽ bao gồm:

a) Những đối tượng được mua nhà ở xã hội

Quy định nhà ở xã hội xác định các đối tượng được thuê, đối tượng mua nhà ở xã hội bao gồm:

Cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp thuộc lực lượng vũ trang nhân dân hưởng lương từ ngân sách nhà nước

Công nhân làm việc tại các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, các đối tượng trả lại nhà công vụ mà có khó khăn về nhà ở.

b) Điều kiện về sở hữu nhà ở

Điều kiện để mua nhà ở xã hội ngoài thuộc nhóm trên thì người đăng ký thuê mua phải đảm bảo các điều kiện về sở hữu nhà đó là:

Chưa có sở hữu nhà ở và chưa thuê hoặc chưa thuê mua nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước.

Đã có nhà ở thuộc sở hữu riêng nhưng diện tích bình quân đầu người trong gia định dưới 8m2 sản/1 người hoặc nhà ở tạm bợ, chất lượng kém.

Chưa có sở hữu nhà ở và chưa thuê hoặc chưa thuê mua nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước

Nếu muốn mua căn hộ có diện tích tối đa 70m2 thì: Thu nhập bình quân hàng tháng của hộ gia đình không cao hơn 5 lần tổng số tiền thuê nhà ở xã hội phải trả hàng tháng.

Nếu muốn mua căn hộ có diện tích tối thiểu 30m2 thì: Thu nhập bình quân hàng tháng của hộ gia đình không thấp hơn 4 lần tổng số tiền thuê nhà phải trả hàng tháng tính theo giá thuê do UBND cấp tỉnh quy định.

c) Hồ sơ mua nhà ở xã hội

Người có nhu cầu thuê, mua dự án nhà ở xã hội công bố thì sẽ cần chuẩn bị Hồ sơ đề nghị thuê, thuê mua nhà ở xã hội bao gồm những giấy tờ sau:

Đơn đăng ký thuê, thuê mua nhà ở xã hội;

Giấy tờ chứng minh thuộc Đối tượng được mua nhà ở xã hội theo quy định điều 49 Luật Nhà ở 2014 như: Quyết định bổ nhiệm cán bộ, công chức, viên chức; Sĩ quan, hạ sỹ quan nghiệp vụ, người có công với cách mạng…

Bản sao sổ hộ khẩu có chứng thực;

Giấy tờ chứng minh thu nhập để xác định không thuộc diện phải nộp thuế thu nhập cá nhân;

Giấy tờ chứng minh chưa sở hữu nhà ở, chưa được mua, thuê mua nhà ở xã hội, chưa được hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở, đất ở.

Giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng được miễn, giảm tiền thuê nhà ở xã hội (nếu có)

2.1.2. Thủ tục thuê mua nhà ở xã hội

Các trình tự thủ tục thuê và thuê mua hoặc mua nhà ở xã hội sẽ được thực hiện theo quy định tại nghị định 100/2015/NĐ-CP quy định về trình tự thủ tục thuê, thuê mua hoặc mua nhà ở xã hội. Điều 15 của nghị định quy định như sau:

a) Trường hợp 1: Đối với dự án nhà ở xã hội được đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn ngoài ngân sách

Bước 1: Sau khi khởi công dự án nhà ở xã hội chủ đầu tư dự án sẽ phải có trách nhiều cung cấp thông tin dự án đầy đủ bao gồm:

Tên dự án, chủ đầu tư dự án; địa điểm xây dựng dự án

Tiến độ dự án

Quy mô dự án; số lượng căn hộ bán, cho thuê, cho thuê mua, diện tích các căn, giá bán, giá cho thuê tạm tính.

Những thông tin dự án này sẽ phải được công khai tại trang thông tin điện tử của Sở xây dựng tại địa phương nơi có dự án và đăng tải ít nhất 1 lần tại cơ quan ngôn luận của chính quyền địa phương, công bố sản giao dịch bất động sản của chủ đầu tư nếu có để người dân biết, đăng ký và thực hiện quyền giám sát, theo dõi.

Bước 2: Tối thiểu trước 30 ngày khi cho thuê, bán nhà ở xã hội chủ đầu tư phải báo cáo bằng văn bản về tổng số căn hộ chi tiết, thời điểm bắt đầu cho phép mua, thuê để sở xây dựng đăng tải thông tin và kiểm tra.

Bước 3: Người có nhu cầu thuê, thuê mua nhà ở xã hội được đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn ngoài ngân sách nộp hồ sơ cho chủ đầu tư dự án theo hạn định nộp hồ sợ đăng ký. Mỗi hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu chỉ được nộp giấy tờ đăng ký tại một dự án.

Bước 4: Sau thời gian hết hạn nộp hồ sơ thì chủ đầu tư tập hợp giấy tờ đăng ký của các đối tượng muốn thuê, mua nhà ở xã hội xét từng hồ sơ đăng ký đảm bảo tính hợp lệ về đối tượng, các điều kiện quy định về mua nhà ở xã hội. Sau đó lập danh sách đối tượng được mua NOXH thuộc dự án đã công bố.

Nếu trường hợp người nộp hồ sơ không hợp lệ hoặc hợp lệ nhưng do nhu cầu mua nhiều hơn bán thì khi trả kết quả sẽ phải ghi rõ lý do để người nộp mua dự án khác hoặc bổ sung hồ sơ còn thiếu, chưa hợp lệ.

Bước 5: Chủ đầu tư xây dựng dự án nhà ở sau khi xét duyệt hồ sơ đăng ký mua nhà xã hội sẽ cần phải gửi danh sách các đối tượng dự kiến được giải quyết mua nhà, thuê, thuê mua nhà ở xã hội theo thứ tự ưu tiên quy định đến sở xây dựng địa phương để kiểm tra nhằm loại trừ việc người đó đã được hỗ trợ nhiều lần thuê, mua nhà ở xã hội.

Bước 6: Ký hợp đồng thuê, mua nhà ở xã hội

Sau khi ký hợp đồng mua bán nhà ở xã hội hoặc cho thuê thì chủ đầu tư dự án có trách nhiệm lập đầy đủ danh sách các đối tượng (tất cả các thành viên trong hộ) đã được mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội gửi Sở Xây dựng nơi có dự án để công bố công khai trong thời hạn 30 ngày làm việc (và lưu trữ, quản lý, kiểm tra.

b) Trường hợp 2: Thủ tục thuê mua nhà ở xã hội do hộ gia đình, cá nhân đầu tư xây dựng

Đối với những dự án đầu tư xây dựng do hồ gia đình cá nhân làm chủ đầu tư thì thủ tục thuê mua nhà như sau:

Bước 1: Hộ gia đình, cá nhân đầu tư nhà ở xã hội có trách nhiệm báo cáo bằng văn bản về thông tin dự án đầy đủ chi tiết về dự án đến UBND xã nơi xây dựng nhà ở để công bố công khai tại trụ sở của xã, phường để chính quyền địa phương và người dân biết để thực hiện theo dõi, giám sát;

Bước 2: Người có nhu cầu đăng ký, thuê mua NOXH trên địa bàn sẽ nộp hồ sơ đăng ký cho chủ hộ, cá nhân đầu tư theo điều 22 Nghị định (tương tự như trường hợp 1).

Bước 3: Sau khi nhận và tổng hợp hồ sơ đăng ký của các đối tượng có nhu cầu thì chủ đầu tư có trách nhiều gửi UBND xã xem xét, xác nhận Danh sách đối tượng được mua, thuê mua nhà ở xã hội trước khi chủ đầu tư và người có nhu cầu thuê mua nhà ở xã hội kỹ hợp đồng mua bán.

Đồng thời UBND xã có trách nhiệm sao hồ sơ đăng ký và danh sách đối tượng được mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội đến Sở xây dựng để kiểm tra, loại bỏ những đối tượng đã được hỗ trợ nhiều lần.

Bước 4: Sở xác nhận danh sách đủ điều kiện mua và chủ đầu tư là hộ gia đình, cá nhân kỹ kết hợp đồng mua bán, thuê nhà ở xã hội.

c) Trường hợp thuê, mua nhà ở xã hội thuộc sở hữu Nhà nước

Bước 1: Người có nhu cầu thuê, thuê mua nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước nộp 02 bộ hồ sơ đến sở xây dựng.

Bước 2: Sở Xây dựng kiểm tra và phân loại hồ sơ; nếu hồ sơ không có đủ các giấy tờ theo quy định thì phải trả lời ngay để người nộp đơn bổ sung giấy tờ.

Bước 3: Trên cơ sở danh sách người đủ điều kiện thuê, thuê mua nhà ở kèm theo hồ sơ hợp lệ, Sở Xây dựng trực tiếp hoặc thành lập hội đồng xét duyệt hồ sơ đủ điều kiện và xét chọn thứ tự ưu tiên của các đối tượng.

Bước 4: Khi xét duyệt xong danh sách đủ điều kiện và được ưu tiên thuê mua nhà ở xã hội giá rẻ thì Sở Xây dựng có tờ trình kèm theo danh sách và biên bản xét duyệt hoặc biên bản chấm điểm báo cáo UBND Tỉnh quyết định;

Đối với những trường hợp không đủ điều kiện hoặc chưa được xét duyệt thì Sở Xây dựng có văn bản thông báo cho đơn vị quản lý vận hành nhà ở để trả lời cho người nộp đơn biết.

Bước 5: UBND tỉnh xem xét, ban hành quyết định phê duyệt danh sách người được thuê, thuê mua nhà ở gửi cho Sở Xây dựng hoặc gửi cho đơn vị quản lý vận hành nhà ở để ký hợp đồng thuê, mua đạt yêu cầu.

Bước 6: Trả kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Xây dựng.

– Nộp Giấy biên nhận;

– Ký nhận kết quả.

Những quy định thủ tục điều kiện bán nhà ở xã hội

2.2. Quy định thủ tục điều kiện bán nhà ở xã hội

Nhà ở xã hội có được bán không? Điều kiện bán nhà ở xã hội theo quy định của pháp luật như thế nào?

2.2.1. Điều kiện bán nhà ở xã hội khi chưa đủ thời gian pháp định

Ngoài các quy định về chính sách thuê, mua thì việc chuyển nhượng nhà ở xã hội cũng cần đảm bảo các điều kiện theo quy định của điều Điều 19 nghị định 100/2015/NĐ- CP như sau:

– Đối với người thuê nhà ở xã hội không được cho thuê lại hoặc chuyển nhượng nhà ở dưới mọi hình thức trong thời gian thuê nhà theo hợp đồng đã ký với bên cho thuê. Đối với người mua và thuê mua nhà ở xã hội không được phép thế chấp (trừ trường hợp thế chấp với ngân hàng để vay tiền mua, thuê mua chính căn hộ đó)

– Đối với việc bán nhà ở xã hội sẽ bị hạn chế về thời gian được phép chuyển nhượng đó là: người sở hữu nhà ở xã hội không được chuyển nhượng dưới mọi hình thức trong thời gian tối thiểu là 05 năm, kể từ thời điểm trả hết tiền mua, thuê mua nhà ở theo hợp đồng đã ký với bên bán, bên cho thuê mua;

Người sở hữu nhà ở xã hội chỉ được phép bán lại hay thế chấp, cho thuê sau khi được chỉ được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai.

Trường hợp nếu chưa đủ 05 mua nhà tính từ thời điểm trả hết tiền mà có nhu cầu chuyển nhượng thì chỉ được bán lại cho bên mua là:

Nhà nước nếu dự án nhà ở xã hội này thuộc đầu tư của Nhà nước

Chủ đầu tư nếu là dự án NOXH ngoài ngân sách nhà nước

Đối tượng được mua nhà ở xã hội hay thuê nhà theo quy định tại điều 49 với giá bằng giá nhà ở xã hội cùng loại tại cùng địa điểm, thời điểm bán và không phải nộp thuế thu nhập cá nhân nếu như Nhà nước, chủ đầu tư không mua lại.

2.2.2. Điều kiện bán nhà ở xã hội khi đủ thời gian pháp định

a) Kể từ thời điểm người mua, thuê mua nhà ở xã hội đủ 5 năm sở hữu nhà theo luật định thì được phép bán nhà ở xã hội cho các đối tượng có nhu cầu mà không bị giới hạn bởi các đối tượng nhận chuyển nhượng. Lúc này việc bán nhà ở xã hội sẽ thực hiện như giao dịch mua bán nhà ở thương mại thông thường theo quy định.

b) Bên bán căn hộ nhà chung cư phải nộp cho Nhà nước 50% giá trị tiền sử dụng đất được phân bổ cho căn hộ đó; trường hợp bán nhà ở xã hội thấp tầng liền kề phải nộp 100% tiền sử dụng đất, tính theo giá đất do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành tại thời điểm bán nhà ở.

c) Trường hợp những dự án nhà ở xã hội chỉ cho thuê thì chủ đầu tư chỉ được bán sau thời gian tối thiểu là 10 năm kể từ khi hoàn thành bàn giao cho thuê và chỉ được bán cho các đối tượng được mua nhà ở xã hội theo điều 49 Luật Nhà ở 2014.

d) Đối với trường hợp mua, thuê mua nhà ở xã hội riêng lẻ do hộ gia đình, cá nhân đầu tư xây dựng thì việc chuyển quyền sử dụng đất phải phù hợp với quy định của pháp luật về đất đai.

Các dự án nhà ở xã hội 2018 ở Hà Nội và TPHCM nổi bật

3. Các dự án nhà ở xã hội 2018 ở Hà Nội và TPHCM

3.1. Danh sách các dự án nhà ở xã hội Hà Nội

Theo thống kê các dự án nhà ở xã hội tại Hà Nội trừ trước tới năm 2018 hiện có 34 dự án. Trong đó có 09 dự án đang bán nhà, cho thuê và 25 dự án đang triển khai và dự kiến hoàn thành từ năm 2018 đến 2020 bao gồm:

Dự án nhà ở xã hội đang bán và cho thuê:

Khu nhà ở xã hội Phú Lãm: 1534 căn

Dự án khu nhà ở xã hội Bamboo Garden: 432 căn

Khu nhà ở xã hội Ecohome 2: 863 căn

Dự án Nhà ở xã hội và cho người có thu nhập thấp tại Đặng Xá, Gia Lâm: 3162 căn

Dự án Nhà ở xã hội Kiến Hưng: 324 căn

Nhà 19T1 thuộc Dự án xây dựng nhà ở thu nhập thấp tại phường Kiến Hưng, Hà Đông: 432 căn

Lô đất số 5.B2, tại Khu nhà ở xã hội, nhà ở thấp tầng, nhà ở cao tầng tại các lô đất 5.B2, 5.B3, 5.B4, đất 5.B5 thuộc khu tái định cư Đông Hội, huyện Đông Anh: 504 căn.

Dự án Khu nhà ở Thạch Bàn có 332 căn

Dự án nhà ở xã hội cho cán bộ sỹ quan thuộc Tổng cục II, Bộ Quốc Phòng: 246 căn

Một số dự án nhà ở xã hội nổi bật đang triển khai hoàn thành trong giai đoạn 2018 – 2020:

Dự án xây dựng khu nhà ở xã hội cho cán bộ chiến sỹ Bộ Công an tại phường Cổ Nhuế 2

Khu nhà ở xã hội tại ô đất quy hoạch K-1 phường Phương Canh

Dự án chung cư nhà ở xã hội cán bộ chiến sỹ Bộ Công an tại phường Thanh Xuân Trung

Dự án nhà ở xã hội thuộc Khu đô thị mới Thịnh Liệt;

Dự án đầu tư xây dựng nhà ở cho người thu nhập thấp tại ô đất CT3, CT4 khu đô thị mới Kim Chung;…

3.2. Danh sách các dự án nhà ở xã hội TPHCM

Dự án nhà ở xã hội Chương Dương Home

Dự án chung cư nhà ở xã hội – khu dân cư Nguyên Sơn (Tên thương mại “EHome S Nam Sài Gòn”)

Dự án chung cư nhà ở xã hội An Phú Đông (Tên thương mại: “Chung cư Nhà ở xã hội An Phú Đông”)

Nhà ở xã hội chung cư Hoa Phượng

Nhà ở Xã hội Khu căn hộ CC1 – Felix Homes

Khu dân cư Hoà Bình

Thủ Tục Pháp Lý Khi Mua Đất Dự Án

Thủ tục pháp lý khi mua đất dự án là điều mà chúng ta nên tìm hiểu trước khi mua đất nền ở các dự án. Bạn nên lưu ý các vấn để quan trọng để tránh rắc rối sau này. Hôm nay Bắc Vân Phong Land sẽ chia sẻ cho bạn đọc biết thủ tục pháp lý khi mua đất dự án cùng với đó là những thông tin cần thiết xoay quanh vấn đề này.

Thủ tục không phải là dễ nhưng cũng không quá phức tạp do đó tùy trường hợp mà đòi hỏi người giao dịch phải trở nên linh hoạt.

1. Thủ tục pháp lý khi mua đất dự án

Cơ sở pháp lý được dựa trên điều 194 Luật Đất đai 2013, Điều 41 nghị định 43/2014/NĐ-CP…

Theo quy định về việc mua đất dự án từ chủ đầu tư: Sau khi chủ đầu tư hoàn thành xong phần xây dựng kết cấu hạ tầng cùng với nghĩa vụ tài chính về đất đai, thì cần được UBND tỉnh cấp phép về vấn đề phân lô bán. Sau khi được phép, chủ đầu tư mới có quyền bán đất nền dự án. Người mua cần tìm hiểu về vấn đề này để xem rằng dự án đã được cấp phép hay chưa vì đây là thủ tục pháp lý khi mua đất dự án rất quan trọng.

Sẽ có 2 trường hợp đưa ra trong hợp đồng:

Hợp đồng mua bán đất đã có sổ đỏ cần công chứng

Hợp góp vốn mua đất từ chủ đầu tư.

Với loại hợp đồng bắt buộc công chứng chắc chắn sẽ có giá trị pháp lý cao hơn. Hợp đồng chỉ có hiệu lực khi mà người tham gia có đủ năng lực hành vi về dân sự, đồng thời là hai bên hoàn toàn tự nguyện, nội dung mục đích cũng không vi phạm các khoản cấm.

Về thủ tục pháp lý khi mua đất dự án, ở đây là thủ tục cấp số cho khách cá nhân sẽ được UBND cấp quận huyện cấp. Đối với tổ chức, pháp nhân sẽ được cấp số bởi UBND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

2. Các lưu ý khi có ý định mua đất dự án

Thủ tục pháp lý khi mua đất dự án về cơ bản thì như những chia sẻ trên, tuy nhiên thực tế lại không suôn sẻ như vậy, mọi thứ sẽ vô cùng phức tạp. Để giảm thiểu hạn chế đến mức tối thiểu khả năng xấu xảy ra khi mua đất dự án khách hàng nên chú ý các yếu tố dưới:

Xem xét năng lực của chủ đầu tư, tìm hiểu dự án xem đã hoàn thiện về cơ sở hạ tầng…được sở xây dựng duyệt chưa?

Chú ý các vấn đề giấy tờ, văn bản, hợp đồng khi giao dịch có đảm bảo pháp lý, nên thực hiện dựa hướng dẫn của nhân viên kinh doanh ở các sàn phân phối hoặc các cá nhân môi giới có đầy đủ chứng chỉ môi giới. Nhưng nhớ là bạn cần đề nghị xem giấy ủy quyền của chủ đầu tư về ký kết hợp đồng để đảm bảo pháp lý.

Kiểm tra

thủ tục pháp lý khi mua đất dự án

, xem đất này đã được phê duyệt quy hoạch chi tiết (thường là 1/500) và có quyết định giao đất của các cấp có thẩm quyền hay chưa?

Mọi chi tiết xin vui lòng truy cập: https://nhadatbacvanphong.vn hoặc SĐT: 0898.22.24.26

Thủ Tục Mua Bán Nhà Đất 2022

Bước 0 : Trước khi làm thủ tục chuyển nhượng nhà đất :

Bên mua và bên bán thỏa thuận, chốt giá mua giá bán nhà đất;

Ký hợp đồng đặt cọc (Hợp đồng đặt cọc có công chứng hoặc không công chứng đều hợp pháp);

Bước 1: Bên mua và bên bán thực hiện việc công chứng hợp đồng chuyển nhượng theo quy định. Lưu ý khi công chứng hợp đồng mua bán một bên có yếu tố nước ngoài, cần phải có dịch thuật công chứng, trừ trường hợp người nước ngoài (có thể vợ hoặc chồng) nghe, nói, đọc, viết, tiếng việt tốt trước mặt công chứng viên.

– Hộ khẩu và chứng minh nhân dân (nếu đã có gia đình thì phải có giấy tờ của cả hai vợ chồng)

– Giấy chứng nhận kết hôn (nếu có gia đình), nếu chưa thì cần Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở (sổ hồng, sổ đỏ)

– Thủ tục thỏa thuận tài sản riêng/ văn bản thỏa thuận cử người đứng tên trên sổ (nếu bên mua chỉ muốn 1 người duy nhất đứng tên).

Khi các giấy tờ đã chuẩn bị đủ thì hai bên đến phòng công chứng để làm thủ tục ký kết hợp đồng. Sau khi công chứng xong sẽ xuất ra 4 bản hợp đồng chính. Trong đó 1 bản cấp cho bên bán, 1 bản cho bên mua, 1 bản lưu tại cơ quan trước bạ nhà đất và bản còn lại lưu tại cơ quan thuế.

Bước 2: Bên mua (thường là bên mua) sau khi đã thực hiện công chứng đầy đủ vào hồ sơ mua bán nhà đất có thể đến văn phòng đăng ký đất đai mua hồ sơ kê khai để thực hiện các nghĩa vụ tài chính (đóng thuế, lệ phí trước bạ, phí thẩm định, phí cấp sổ). Khách hàng quen sử dụng internet có thể tìm kiếm và tải các biểu mẫu kê khai và điền thông tin vào tờ khai. Lưu ý đọc kĩ biểu mẫu để biết biểu mẫu nào bên mua kí, biểu mẫu nào bên bán ký tránh trường hợp kê khai lại nhiều lần tốn kém thời gian tiền bạc.

– Hồ sơ thuế gồm: 2 bản tờ khai lệ phí trước bạ có chữ ký bên mua, 2 bản tờ khai thuế thu nhập cá nhân có chữ ký bên bán, 1 bản chính đơn đề nghị đăng ký biến động, 2 bản chính hợp đồng công chứng đã lập, 2 bản sao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất (sổ đỏ, sổ hồng), 2 bản sao các giấy tờ gồm: chứng minh thư, giấy chứng nhận kết hôn hoặc xác nhận tình trạng hôn nhân, sổ hộ khẩu.

Bước 3: Quý khách hàng sau khi đã kê khai xong các biểu mẫu, hồ sơ sẽ nộp tại bộ phận 1 cửa, văn phòng đăng ký đất đai cấp quận/huyện nơi có bất động sản. Sau khi tiếp nhận hồ sơ đầy đủ, Quý khách hàng sẽ nhận được phiếu hẹn ngày trả kết quả.

Bước 4: Khi đến ngày nhận trả kết quả trên phiếu hẹn, Quý khách hàng quay trở lại văn phòng đăng ký đất đai, nơi đã nhận hồ sơ để lấy thông báo thuế và các nghĩa vụ tài chính khác mà Quý khách hàng sẽ nộp tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Bao gồm: Thuế thu nhập cá nhân 2 %, lệ phí trước bạ 0,5%, Lệ phí thẩm định hồ sơ 0,15%, lệ phí địa chính 15.000 đồng…)

Bước 5: Khi đã nhận được thông báo thuế để thực hiện nghĩa vụ tài chính, Quý khách hàng đến nơi ghi trong phiếu hẹn (kho bạc nhà nước, ngân hàng…) nộp tiền vào ngân sách nhà nước. Giữ lại biên lai nộp tiền quay trở lại văn phòng đăng ký đất đai nơi trả phiếu hẹn để nhận giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã sang tên của mình.

Bộ phận 1 cửa nhận hồ sơ và đưa giấy hẹn nhận lấy sổ. Khi nhận sổ Quý khách hàng nên kiểm tra lại các thông tin trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã chính xác hay chưa. Nếu chưa có thể yêu cầu hiệu đính ngay thời gian mới cấp sổ.

Thủ Tục Mua Bán Nhà Đất

CMND + hộ khẩu của cả hai vợ chồng.

Chứng nhận kết hôn (nếu đã kết hôn) hoặc Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (nếu chưa kết hôn).

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyển sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (Sổ đỏ).

Trường hợp tài sản được nhận tặng cho, nhận thừa kế, hoặc là tài sản riêng trước thời kỳ hôn nhân thì chỉ cần một người ký nhưng phải có giấy tờ chứng minh. Trường hợp Bên mua nhà đất chỉ muốn một người đứng tên thì phải làm thủ tục thỏa thuận tài sản riêng hoặc văn bản thỏa thuận cử người đứng tên trên giấy chứng nhận có công chứng.

Bước 2. Lập và ký hợp đồng mua bán nhà đất

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ giấy tờ, hai bên đến văn phòng công chứng nơi có bất động sản để làm thủ tục ký kết hợp đồng. Văn phòng công chứng sẽ và công chứng theo luật định, sau đó sẽ xuất ra 4 bản chính hợp đồng:

Lưu ý là VPCC cung cấp mẫu hợp đồng cơ bản, không tư vấn bảo vệ quyền lợi của bất kỳ bên nào trong giao dịch mua bán.

Bước 3: Làm thủ tục mua bán (chuyển nhượng) nhà đất tại cơ quan tài nguyên môi trường.

Bao gồm 02 thủ tục: Kê khai nộp thuế và đăng ký sang tên sổ đỏ. Tổng thời gian làm thủ tục đăng ký: 45-60 ngày. Thời hạn nhận có thông báo nộp thuế: 15-20 ngày làm việc, thời hạn nhận kết quả: 15-20 ngày làm việc kể từ ngày nhận biên lai nộp thuế).

Kê khai và nộp thuế mua bán chuyển nhượng nhà đất.

Cơ quan tiếp nhận hồ sơ: Bộ phận một cửa của Văn phòng đăng ký đất đai các quận (chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai). Các khoản chi phí + thuế, phí và lệ phí mua bán nhà đất gồm:

Thuế thu nhập cá nhân: 2% tổng giá trị tài sản;

Thuế trước bạ: 0,5% tổng giá trị tài sản;

Lệ phí địa chính: 15.000 đồng/trường hợp;

Lệ phí thẩm định hồ sơ: Mức thu tính bằng 0,15% giá trị (sang tên) chuyển nhượng (Tối thiểu 100.000 đồng đến tối đa không quá 5.000.000 đồng/trường hợp);

Tờ khai lệ phí trước bạ (02 bản do bên mua ký)

Tờ khai thuế thu nhập cá nhân (02 bản do bên bán ký, trong trường hợp có thoả thuận trong hợp đồng về việc bên mua nhà đất thực hiện thủ tục hành chính thì bên mua có thể ký thay).

Đơn đề nghị đăng ký biến động (01 bản chính).

Hợp đồng công chứng đã lập (02 bản chính)

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất (02 bản sao có chứng thực của cơ quan có thẩm quyền)

02 Bản sao các giấy tờ đã xuất trình khi ký hợp đồng công chứng (CMND, hộ khẩu, chứng nhận kết hôn hoặc giấy xác nhận tình trạng hôn nhân).

Quy trình các bước thực hiện thủ tục mua bán (chuyển nhượng)

Sau khi tiếp nhận một nửa hồ sơ trên, bộ phận một cửa sẽ có giấy hẹn để nhận thông báo nộp thuế.

Sau khi có thông báo thuế, người đi làm thủ tục có trách nhiệm nộp tiền vào ngân sách nhà nước theo thông báo thuế.

Sau khi nộp thuế xong, cầm biên lai nộp thuế tới bộ phận một cửa của cơ quan tài nguyên môi trường để gửi nốt một nửa hồ sơ còn lại và biên lai nộp thuế.

Sau khi tiếp nhận hồ sơ, bộ phận một cửa sẽ có giấy hẹn để nhận thông báo nhận kết quả (lấy sổ).

Lưu ý: Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày lập hợp đồng, các bên phải kê khai lệ phí trước bạ, thuế thu nhập cá nhân, nếu quá thời hạn trên sẽ bị phạt thuế theo quy định của nhà nước. Trong trường hợp có vấn đề phát sinh, đến ngày nhận trả kết quả, cơ quan tài nguyên môi trường sẽ có trả lời bằng văn bản yêu cầu bổ sung hồ sơ hoặc yêu cầu khắc phục sai sót.