Top 10 # Xem Nhiều Nhất Thủ Tục Mua Bán Đất Trồng Cây Lâu Năm Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Hanoisoundstuff.com

Thủ Tục Chuyển Nhượng Đất Trồng Cây Lâu Năm

Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này.

1. Về hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa ông A và ông B.

Điều 167 có quy định về quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, , cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất của người sử dụng đất như sau:

“1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này”. (Khoản 1 Điều 167)

“3. Việc , hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất được thực hiện như sau: a) Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này; b) Hợp đồng cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp; hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất mà một bên hoặc các bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản được công chứng hoặc chứng thực theo yêu cầu của các bên; c) Văn bản về thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật về dân sự; d) Việc công chứng thực hiện tại các tổ chức hành nghề công chứng, việc chứng thực thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã”. (Khoản 3 Điều 167)

Do đó, ông A hoàn toàn có thể chuyển nhượng mảnh đất trồng cây lâu năm trên cho ông B. Về hợp đồng chuyển nhượng phải được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật.

2. Về việc ông B xây nhà trên thửađất được cấp giấy trồng cây lâu năm.

Trường hợp người sử dụng đất không phải đất ởnhưng muốn sử dụng với mục đích làm nhà ở thì phải lập thủ tục xin chuyển mục đích sử dụng đất thành đất ở. Khi chuyển mục đích sử dụng đất cần tiến hành một số công việc sau:

1. Xác định thửa đất cần chuyển mục đích sử dụng đất có được quy hoạch làm nhà ở hay không.

Để làm được việc này, ông Bcần phải có bản vẽ sơ đồ vị trí của thửa đất hay thông tin về thửa đất được ghi trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Sau khi có các thông tin trên, ông Bđến Phòng Tài nguyên – môi trường huyện để tìm hiểu thông tin về quy hoạch, nếu thửa đất không được quy hoạch là đất ở, ông Bkhông cần tiến hành thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất như dự kiến.

2. Với thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất, ông Bcần thực hiện một số bước sau:

Tiến hành đăng ký với một công ty có chức năng đo đạc đất để lập bản vẽ hiện trạng vị trí của thửa đất mà ông/bà muốn chuyển mục đích sử dụng đất.

Nộp hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất tại Phòng Tài nguyên – môi trường huyện, hồ sơ bao gồm một số giấy tờ chủ yếu sau:

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

Sau khi thụ lý hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét giải quyết đơn yêu cầu của ông B theo quy định của pháp luật. Nếu được cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, nơi đây sẽ lập phiếu chuyển hồ sơ của ông Bđến Chi cục Thuế huyệnđể đóng tiền sử dụng đất, số tiền sử dụng đất cụ thể sẽ do cơ quan thuế tính toán.

Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: info@luatviet.net.vn.

Nội dung bài tư vấn pháp luật bất động sản mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.

Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.

Chuyển Nhượng Đất Trồng Cây Lâu Năm

Chuyển nhượng đất trồng cây lâu năm có thể thực hiện đối với cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện, thủ tục và hoàn tất nghĩa vụ pháp lý.

Đất trồng cây lâu năm thuộc nhóm đất nông nghiệp. Căn cứ vào phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư 27/2018/TT-BTNMT quy định về thống kê, kiểm kê đất đai thì đất trồng cây lâu năm là đất sử dụng vào mục đích trồng các loại cây được trồng một lần, sinh trưởng và cho thu hoạch trong nhiều năm.

Về cơ bản, chuyển nhượng đất nông nghiệp và chuyển nhượng đất trồng cây lâu năm cũng được quy định tương tự nhau.

Lưu ý, việc thực hiện chuyển nhượng, mua bán đất nông nghiệp trồng cây lâu năm chỉ hợp pháp được thực hiện với các mảnh đất đã được cấp sổ đỏ. Các trường hợp bán đất bằng giấy viết tay, không đầy đủ giấy tờ pháp lý sẽ không có hiệu lực nếu xảy ra kiện tụng.

Chuyển nhượng đất trồng cây lâu năm được không?

– Dựa trên quy định tại Điều 190 Luật đất đai 2013, chuyển nhượng đất trồng cây lâu năm được phép thực hiện nếu đáp ứng điều kiện sau đây:

Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp do được Nhà nước giao đất, do chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, nhận thừa kế, được tặng cho quyền sử dụng đất hợp pháp từ người khác thì chỉ được chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp trong cùng xã, phường, thị trấn cho hộ gia đình, cá nhân khác để thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp và không phải nộp thuế thu nhập từ việc chuyển đổi quyền sử dụng đất và lệ phí trước bạ.

– Ngoài ra, Căn cứ vào khoản 1, khoản 3 Điều 188 Luật Đất đai năm 2013 (Luật Đất đai), người sử dụng đất nông nghiệp có quyền thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho người khác khi có đủ các điều kiện sau đây:

Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Đất không có tranh chấp

Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án

Trong thời hạn sử dụng đất

Tại khoản 3, khoản 4 Điều 191 Luật Đất đai quy định các trường hợp không được nhận chuyển quyền đất nông nghiệp gồm:

Hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa.

Hộ gia đình, cá nhân không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất ở, đất nông nghiệp trong khu vực rừng phòng hộ, trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng, nếu không sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ, rừng đặc dụng đó.

Tại Điều 130 Luật Đất đai và quy định chi tiết tại Điều 44 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của luật đất đai, cũng quy định về hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, chuyển nhượng đất rừng sản xuất là rừng trồng của mỗi hộ gia đình, cá nhân để sử dụng vào mục đích nông nghiệp.

Trong đó, đất trồng cây lâu năm được phép chuyển nhượng với diện tích như sau:

Không quá 100 héc ta đối với các xã, phường, thị trấn ở đồng bằng

Không quá 300 héc ta đối với các xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi.

Cần chuẩn bị 1 bộ hồ sơ chuyển nhượng đất trồng cây lâu năm gồm:

Đơn đề nghị chuyển quyền sở hữu mảnh đất

Giấy chứng nhận quyền sở hữu mảnh đất

Hộ khẩu thường trú của bạn

Trích lục thửa đất

Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất có công chứng hoặc chứng thực

Chứng từ nộp tiền thuế đất

Hồ sơ nộp tại cơ quan có thẩm quyền, sau khi hồ sơ hợp lệ, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất trực thuộc phòng Tài nguyên Môi trường sẽ tiến hành các thủ tục chuyển quyền sử dụng đất:

Bước 1: Văn phòng đăng ký đất đai gửi thông tin địa chính đến cơ quan thuế để xác định và thông báo thu nghĩa vụ tài chính đối với trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định.

Bước 2: Xác nhận nội dung biến động vào Giấy chứng nhận đã cấp theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Bước 3. Người nộp hồ sơ thực hiện nghĩa vụ tài chính. Gồm: thuế trước bạ nhà đất, thuế thu nhập cá nhân, phí thẩm định hồ sơ, phí đăng ký biến động đất đai, lệ phí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu.

Bước 4. Văn phòng đăng ký đất đai chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao Giấy chứng nhận cho người sử dụng đất

Bước 5: Nhận kết quả

Đối với thuế phí chuyển nhượng, nếu bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng thuộc các đối tượng được quy định tại Nghị định số 65/2013/NĐ-CP và Nghị định số 140/2016/NĐ-CP sẽ được miễn thuế thu nhập cá nhân và thuế trước bạ, chỉ cần nộp phí thẩm định hồ sơ, phí đăng ký biến động đất đai, lệ phí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Đánh giá của bạn

Đất Trồng Cây Lâu Năm Có Được Chuyển Nhượng Không Và Quy Định

1. Đất trồng cây lâu năm là gì?

Đất trồng cây lâu năm là gì?

Đất trồng cây lâu năm thuộc nhóm đất nông nghiệp, được nhà nước giao cho tổ chức, cá nhân, hộ gia đình trồng các loại cây lâu năm để sản xuất.

Khác nhau giữa đất trồng cây lâu năm và đất trồng cây hằng năm

Sự khác nhau giữa hai loại đất trên dựa vào thời gian sinh trưởng của cây:

– Đất trồng cây hằng năm là đất chuyên trồng các loại cây có thời gian sinh trưởng (tính từ khi gieo trồng đến lúc thu hoạch) không quá một năm

– Đất trồng cây lâu năm chuyên trồng các loại cây sinh trưởng trên một năm hoặc sinh trưởng hằng năm nhưng thu hoạch trong nhiều năm.

Đất trồng cây lâu năm có được chuyển nhượng không?

Đất trồng cây lâu năm hoàn toàn có thể chuyển nhượng. Loại đất trồng cây lâu năm thuộc nhóm đất nông nghiệp, khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất cần phải đáp ứng điều kiện chuyển đổi đất nông nghiệp theo Luật đất đai 2013 Điều 190.

Luật này chỉ cho phép chuyển đổi quyền sử dụng đất NN cho hộ gia đình, cá nhân khác trong cùng thị trấn, xã, phường để đảm bảo thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Bên chuyển nhượng sẽ được miễn thuế thu nhập cá nhân và bên nhận chuyển nhượng cũng sẽ được miễn lệ phí trước bạ.

Bungalow là gì? Smart city là gì

Điều kiện để được hiện quyền chuyển nhượng sử dụng đất

– Có GCN quyền sử dụng đất

– Đất không có tranh chấp

– Quyền sử dụng đất này không bị kê biên

– Đất còn thời hạn sử dụng

Thủ tục chuyển nhượng đất trồng cây lâu năm dựa theo điều 127 bộ Luật Đất đai 2003 như sau:

– Hồ sơ bao gồm: Hợp đồng chuyển nhượng có chứng nhận của bên công chứng cùng với chứng nhận quyền sử dụng đất. Hợp hợp đồng của cá nhân, hộ gia đình có thể công chứng hoặc chứng thực của UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất.

– Nộp tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất, đất tại nông thôn thì nộp ở UBND xã nơi có đất.

– Văn phòng đăng ký sẽ có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ và gửi hồ sơ cho cơ quan quản lý đất thuộc UBND cấp trong vòng 15 ngày

– Thực hiện nghĩa vụ tài chính khi được yêu cầu, không quá 5 ngày các bên sẽ được chuyển nhượng quyền sử dụng đất và nhận GCN. Sau khi ký hợp đồng chuyển nhượng thì công chứng hoặc chứng thực ở văn phòng đăng ký đất đai, làm thủ tục sang tên.

Điểm d khoản 1 Điều 57 Luật Đất đai, nhu cầu chuyển đất trồng cây lâu năm qua đất ở của người sử dụng đất, cần có sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền, phụ thuộc vào chính sách của từng địa phương.

Căn cứ:

– Kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

– Thể hiện rõ nhu cầu sử dụng đất trong đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất

Thủ tục chuyển đổi đất trồng cây lâu năm qua đất ở

Hồ sơ gồm:

– Đơn xin chuyển MĐSD đất

– GCN quyền sử dụng đất

– Sổ hộ khẩu, CMND, thẻ căn cước… Nộp hồ sơ tại Phòng Tài nguyên và Môi trường.

Như vậy, bài viết đã giải đáp thắc mắc đất trồng cây lâu năm có được chuyển nhượng không, hy vọng bạn đọc có thể thực hiện những dự định của mình trong tương lai.

Thủ Tục Mua Bán Nhà Đất Đúng Nhất Năm 2022

Điều kiện để nhà đất được phép giao dịch:

– Nhà đất không chịu bất kỳ tranh chấp nào ở thời điểm giao dịch.

– Nhà đất không nằm trong diện quy hoạch giải tỏa đền bù bất cứ dự án nào của nhà nước.

– Nhà đất vẫn còn thời hạn sử dụng trên giấy tờ. Nếu là đất ở thì thời hạn là vĩnh viễn.

Bạn cần đảm bảo những điều ở trên thì thủ tục mua bán nhà đất mới có thể diễn ra nhanh chóng và dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, những thủ tục này có thể được thay đổi theo từng năm, nên bạn cần phải cập nhật kịp thời những thay đổi đó để khỏi phải bỡ ngỡ khi thực hiện thủ tục và hạn chế những rủi ro có thể xảy ra.

Trình tự mua bán nhà đất

Để quá trình mua bán nhà đất được dễ dàng và thuận tiện hơn, bạn có thể tham khảo những bước sau đây:

– Bước 1: Lập hợp đồng đặt cọc:

Hợp đồng đặt cọc tốt nhất nên được lập tại gia đình của người chủ sở hữu nhà đất. Để sau này có bất cứ tranh chấp gì trong quá trình thực hiện hợp đồng bạn đều có thể dễ dàng liên hệ giải quyết. Nếu chủ nhà ở xa thì hợp đồng nên lập tại văn phòng công ty môi giới bất động sản. Có pháp nhân rõ ràng. Điều này sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn trong quá trình thực hiện hợp đồng sau này.

– Bước 2: Lập hợp đồng tại cơ quan công chứng

Đầu tiên trong thủ tục mua bán nhà đất này là các bên mua bán cần đền cơ quan công chứng gần nhất để lập hợp đồng mua bán. Hai bên cần mang theo những giấy tờ tùy thân của mình, bên bán cần kèm theo giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà đất đó của mình để thuận tiện cho quá trình thực hiện thủ tục. Hợp đồng được công chứng tại cơ quan công chứng có thể là hợp đồng đã được soạn sẵn hoặc hợp đồng do chính cơ quan công chứng soạn.

– Bước 3: Nộp hồ sơ mua bán tại cơ quan quản lý

Người mua hoặc người bán phải có trách nhiệm nộp hồ sơ mua bán nhà đất cho cơ quan quản lý cấp huyện/ tỉnh. Nếu trường hợp mua bán nhà đất rơi vào trường hợp mua bán một phần gắn với quyền sử dụng đất thì hồ sơ nộp lên cơ quan quản lý cần kèm theo bản vẽ sơ đồ nhà đất được bán có xác nhận của cơ quan quản lý nhà nước.

Căn cứ vào hồ sơ mà người mua/ người bán đã nộp lên cơ quan quản lý, họ sẽ tiến hành kiểm tra, xác nhận hồ sơ và chuyển qua cơ quan thuế để từ đó xác định giá trị thuế mỗi bên phải nộp.

– Bước 4: Chủ sở hữu nhà đất có nghĩa vụ nộp thuế đúng theo quy định của nhà nước.

Sau khi có kết quả, cơ quan thuế sẽ gửi thông báo để chủ sở hữu nhà đất tiến hành thực hiện nghĩa vụ tài chính của mình tại cơ quan thuế.

– Bước 5: Nộp biên lai thuế cho cơ quan quản lý nhà đất

Sau khi tiến hành thủ tục đóng thuế, chủ sở hữu nhà đất có nghĩa vụ nộp biên lai thu thuế, lệ phí trước bạ cho cơ quan quản lý nhà đất để được nhập giấy chứng nhận quyền sử hữu nhà ở và quyền sử dụng đất của mình.

– Một số lưu ý mà bạn cần nhớ, đó là theo quy định của pháp luật thì nghĩa vụ nộp thuế, bao gồm cả lệ phí trước bạ thì người có trách nhiệm trả là người mua, trong khi đó, người bán phải chịu một khoản phí khác là thuế thu nhập cá nhân. Tuy nhiên tùy theo sự thỏa thuận của 2 bên trong quá trình làm hợp đồng mua bán. Bên bán có thể đứng ra chịu toàn bộ khoản phí này để thuận tiện cho quá trình làm giấy tờ sau này.

Nếu bạn có vướng mắc gì trong quá trình giao dịch, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn thêm về mặt pháp lý.