Top 3 # Xem Nhiều Nhất Thủ Tục Lễ Ăn Hỏi Ở Miền Bắc Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Hanoisoundstuff.com

Top 8 Thủ Tục Trong Lễ Ăn Hỏi Miền Bắc Bạn Cần Biết

Lễ ăn hỏi là một nghi lễ được cho là quan trọng không kém so với lễ cưới của người Việt Nam. Tuy nhiên ở mỗi vùng sẽ có một vài đặc trưng diễn ra lễ ăn hỏi khác nhau mà bạn cần nắm rõ để tránh cập rập, rối ren trong buổi lễ vì khác vùng miền. Trong bài viết ngày hôm nay, chúng tôi sẽ giới thiệu cho mọi người những thủ tục trong lễ ăn hỏi miền Bắc mà bạn cần biết.

Lễ ăn hỏi là gì?

Lễ ăn hỏi là một nghi lễ được diễn ra trước ngày cưới, đây là nghi lễ hỏi vợ và nhà trai chính thức mang lễ vật sang nhà gái xin kết duyên cùng với cô gái. Sau khi đám hỏi diễn ra thì hai bên gia đình sẽ cùng nhau bàn bạc và thống nhất ngày lành tháng tốt để có thể tổ chức đám cưới cho cô dâu chú rể một cách hoàn thiện nhất.

Nghi lễ ăn hỏi là một nghi lễ quan trọng hôn nhân và nếu như không có vấn đề gì xảy ra thì lễ ăn hỏi đều được diễn ra. Sau khi nhà gái nhận lễ vật thì cô gái trở thành vợ sắp cưới của chàng trai và cả cô dâu và chú rể bắt đầu tập gọi bố mẹ và xưng con, ngày tổ chức đám cưới sẽ được hai bên gia đình bàn bạc và thống nhất.

Top 8 thủ tục trong lễ ăn hỏi miền Bắc Bạn Cần biết

Chuẩn bị trước buổi lễ ăn hỏi

Khẩu chuẩn bị trước buổi lễ ăn hỏi là công đoạn được xem là quan trọng và quyết định buổi lễ ăn hỏi có diễn ra suôn sẻ và thành công tốt đẹp hay không. Trước buổi lễ ăn hỏi thì hai bên gia đình sẽ thống nhất với nhau về số lượng lễ tráp trong buổi gặp mặt thân tình giữa hai bên.

Số lượng lễ tráp được chuẩn bị có thể là 5 tráp hoặc lễ ăn hỏi 9 tráp rồng phượng. Nếu người miền Nam ưa chuộng số chẵn thường chọn 6, 8, 10 tráp thì người miền Bắc lại quan niệm rằng nên chọn số lẻ cho đẹp và thường chọn 5, 7, 9, 11 tráp để nhà trai mang đến nhà gái.

Người miền Bắc tuy chọn số mâm quả lẻ nhưng số lễ trên mâm quả thì phải là số chẵn và phải đi theo cặp với nhau. Ví dụ như cau thì phải 100 quả, bánh cốm 100 chiếc, mứt sen trần 100 hộp,… Đây là do quan niệm số lẻ tượng trưng cho sự phát triển còn số chẵn thì tượng trun cho việc có cặp có đôi.

Cho nên đây cũng chính là nguyên do mà số lượng mâm quả và lễ vật luôn đi theo số lẻ và số chẵn với mong muốn rằng cặp vợ chồng trẻ sẽ bên nhau hạnh phúc, cùng nhau sinh con, gia đình yên ấm, hạnh phúc và sống với nhau cho đến đầu bạc răng long.

Thành phần tham gia lễ ăn hỏi

Thành phần tham gia lễ ăn hỏi sẽ không nhiều như lễ cưới, tuy nhiên điều này không có nghĩa là thiếu vắng đi những người quan trọng trong gia đình của hai bên nhà gái và nhà trai. Nhà trai và nhà gái phải có sự tham dự đầy đủ của bố mẹ, ông bà, người thân và bạn bè thân thiết.

Ngoài ra nhà trai và nhà gái phải chuẩn bị một đội hình bê tráp và nhận tráp đó chính là các nam thanh nữ tú còn độc thân. Số lượng người bê tráp và nhận tráp sẽ tương ứng với số tráp là số lẻ 3, 5, 7, 9, 11. Trang phục của đội hình bê tráp và cô dâu chú rể phải có sự hài hòa.

Những người tham dự lễ ăn hỏi của hai bên gia đình cũng nên chuẩn bị trang phục lịch sự, chú rể/ bố/ ông mặc áo vest lịch sự và cô dâu/ mẹ/ bà sẽ mặc áo dài truyền thống. Đội hình bê tráp nam mặc quần âu áo sơ mi, nữ mặc áo dài truyền thống hoặc áo dài cách tân, màu sắc phù hợp với cô dâu chú rể và tone màu trang trí lễ ăn hỏi.

Lễ vật ăn hỏi

Tùy vào từng vùng miền mà lễ vật ăn hỏi sẽ được chuẩn bị là những thứ gì. Thông thường thì đối với người miền Bắc, lễ ăn hỏi của người miền Bắc sẽ có trầu cau, bánh phu thê, rượu, thuốc lá, mứt sen, chè, hoa quả tươi kết rồng phượng, tráp tiền đen,… Những lễ vật này được xem như là cần phải có cho ngày ăn hỏi của người miền Bắc.

Trầu câu là lễ vật không thể thiếu trong lễ ăn hỏi, lễ cưới của người Việt. Thuốc lá và rượu tượng trưng cho lòng thành kính và hiếu thảo của con cháu với ông bà. Lễ vật hoa quả tươi bắt mắt cùng với bánh phu thê theo cặp thể hiện sự son sắc, thủy chung của người phụ nữ đối với người đàn ông.

Ngày nay thì lệ thách cưới không còn như trước đây nữa cho nên các gia đình có thể phụ thuộc vào điều kiện kinh kế để có thể chuẩn bị lễ vật một cách đầy đủ nhất. Ngoài tráp ra thì còn có một phong bì nhà trai đưa cho nhà gái được gọi là “lễ đen”, đây được coi như là thể hiện lòng kính trọng của nhà trai đối với công ơn dưỡng dục của nhà gái và thể hiện tình thương đối với cô con dâu tương lai. Số tiền này phụ thuộc vào điều kiện kinh tế của nhà trai, trung bình từ 1.000.000 – 10.000.000 VND.

Hai gia đình chào hỏi và trao lễ vật

Đoàn bê tráp nam sẽ trao tráp lễ cho đội đỡ tráp nhà gái và mang mâm quả vào trong nhà. Đội hình bê tráp nam và đội bê tráp nữ sẽ được hai bên nhà trai và gái trao phong bao lì xì với ý nghĩa trả duyên cho nhau. Phong bao này do hai bên tự chuẩn bị, nhà trai sẽ chuẩn bị phong bao và trao cho đội nam và tượng tự nhà gái sẽ trao phong bao cho đội nữ. Số tiền trong bao nên được hai bên cùng thống nhất từ trước.

Sau khi hai bên gia đình đã trao tráp xong thì sẽ cùng nhau ngồi xuống nước và nói chuyện. Hai bên gia đình sẽ cùng nhau giới thiệu về các đại diện, thành viên tham dự buổi lễ ăn hỏi, đầu tiên là nhà gái sẽ giới thiệu trước và sau đó là đến nhà trai. Tiếp đó, đại diện nhà trai sẽ đứng lên phát biểu lý do đến hỏi cưới cô dâu cho chú rể và đại diện họ nhà gái sẽ đứng lên cảm ơn và nhận tráp ăn hỏi của nhà trai.

Sau đó thì mẹ cô dâu và mẹ chú rể sẽ cùng nhau mở tráp hỏi mà nhà trai mang đến. Hai bên gia đình sẽ cùng nhau mời nước, nói chuyện và bàn bạc về ngày đám cưới của đôi uyên ương, chuẩn bị cho một lễ cưới hoàn thiện và tránh những sự cố không đáng tiếc xảy ra.

Nên Xem: Hướng dẫn cách phối đồ dự tiệc cưới cho nữ trở nên ĐẸP bất ngờ

Cô dâu ra mắt hai bên gia đình

Sau khi nhà gái nhận tráp từ họ nhà trai thì bên gia đình nhà gái mới cho phép chú rể được lên trên phòng đón cô dâu xuống để có thể chào hỏi gia đình nhà trai. Cô dâu khi ra mắt hai họ thì tiến hành chào hỏi, rót nước mời gia đình chú rể và ngược lại thì chú rể cũng sẽ tiến hành rót nước và mời cha mẹ, ông bà phía gia đình của cô dâu.

Thắp hương trên bàn thờ của gia đình nhà gái

Sau khi cô dâu ra mắt gia đình họ nhà trai thì mẹ cô dâu sẽ tiến hành lấy một mâm ngũ quả và một số lễ vật, lễ đen mà nhà trai mang đến để lên trên bàn thờ thắp hương cúng ông bà, tổ tiên. Sau đó bố mẹ của cô dâu sẽ đưa chú rể và cô dâu lên thắp hương trên bàn thờ gia tiên nhà gái như là để ra mắt chú rể với ông bà tổ tiên nhà họ gái.

Bàn bạc về lễ cưới

Nhà gái trả lễ lại cho nhà trai

Sau khi kết thúc buổi lễ ăn hỏi thì nhà gái sẽ tiến hành trả quả lại cho nhà trai và trả lại các mâm tráp. Một điều cần lưu ý mà mọi người cần phải nắm rõ đó chính là khi trả quả thì tuyệt đối không được dùng kéo cắt mà phải dùng tay để xé, đồ trả lại phải là số chẵn và khi nhà gái trả lại mâm tráp thì phải để ngửa tráp lên chứ không được đóng nắp lại.

Sau khi đã nhận lễ thì nhà trai nhận và xin phép ra về. Nếu nhà trai ở xa thì nhà gái sẽ mời nhà trai ở lại để dùng cơm chung cùng với nhà gái, còn nếu như gia đình nhà trai hạn chế về thời gian thì có thể không dùng bữa cùng. Bữa cơm này sẽ được bàn trước, tùy theo ý kiến của nhà trai như thế nào. Chính vì sự quan trọng của buổi lễ cho nên không chỉ có họ nhà trai mà cũng nên nắm những điều cần lưu ý nhà gái cần phải biết để chuẩn bị mọi thứ thật chu đáo.

Lễ ăn hỏi là một nghi lễ quan trọng không kém so với đám cưới cho nên cả hai bên gia đình nhà trai và nhầ gái đều phải tìm hiểu nghi thức ăn hỏi một cách cẩn thận, tránh cập rập trong nghi lễ từng vùng miền. Bài viết đã gợi ý Top 8 thủ tục trong lễ ăn hỏi miền Bắc Bạn Cần biết, hi vọng đây sẽ là bài viết cung cấp những thông tin tham khảo hữu ích dành cho tất cả mọi người.

Lễ Ăn Hỏi Ở Miền Bắc Diễn Ra Như Thế Nào?

Nếu bạn chuẩn bị cho sự kiện trọng đại của đời mình mà chưa hiểu hết về nó thì bài viết này là dành cho bạn. Tất tần tật các thông tin về lễ ăn hỏi ở miền Bắc sẽ giúp bạn nắm chắc khâu chuẩn bị và quá trình không sót bước nào.

Khâu chuẩn bị

Ở lễ dạm ngõ sau khi 2 gia đình gặp mặt và nói chuyện sẽ thống nhất số lượng tráp lễ vật, thông thường số lượng tráp theo phong tục miền Bắc là số lẻ. Dựa vào số lượng tráp mà 2 bên thống nhất thì cả 2 gia đình cũng sẽ cần tìm số lượng nam, nữ đỡ tráp tương ứng.

Chuẩn bị tráp đám hỏi với số lễ vật tương ứng

Thành phần tham dự lễ ăn hỏi gồm: 

Trưởng đoàn (thường là các bậc cao niên có khả năng ăn nói đại diện cho gia đình)

Ông bà, bố mẹ, người thân

Thành phần tham dự lễ ăn hỏi gồm các bậc cao niên cùng những người thân trong gia đình

Trang phục cho các thành phần tham dự:

Đối với nữ thì sẽ mặc áo dài, ngày nay các bà các cô thường sử dụng áo dài cách tân vừa thể hiện tính truyền thống nhưng lại không kém phần sang trọng, hiện đại

Đối với nam thì là áo sơ mi, quần âu hoặc vest

Đối với đội hình bê tráp 2 bên thường sử dụng áo dài, đội hình bê tráp nhà trai có thể mặc sơ mi trắng, quần âu.

Đội hình nam nữ bê tráp thường mặc áo dài, khăn xếp

Giờ hoàng đạo diễn ra lễ ăn hỏi đã được thống nhất trong lễ dạm ngõ, đến ngày ăn hỏi, nhà trai phải có mặt đúng giờ để làm các nghĩ lễ tại nhà gái. Để đảm bảo có mặt đúng giờ gia đình nhà trai cần tính toán thời gian đi lại trên đường, để chuẩn bị tốt cho lễ ăn hỏi gia đình nhà trai nên tính thời gian đến sớm tầm 30 phút để tránh tắc đường và có thời gian chỉnh trang lại đội hình nam bê tráp cũng như đội hình nhà trai.

Quá trình diễn ra lễ ăn hỏi

Chào hỏi

Tiếp theo màn chào hỏi của 2 bên gia đình, chú rể cùng với đội nam bê tráp sẽ trao lễ cho đội nữ đỡ tráp vào nhà. Đội bê tráp nam và đội đỡ tráp nữ sẽ trao phong bao lì xì, trả duyên cho nhau. Các phong bao này do hai nhà chuẩn bị, nhà trai sẽ chuẩn bị phong bao và đưa cho đội nam, nhà gái sẽ chuẩn bị số phong bao tương ứng đưa cho đội nữ. Số tiền trả duyên có thể được hai nhà thống nhất trước hoặc tùy điều kiện mỗi bên gia đình.

Trao lễ vật

Sau khi đội đỡ tráp sắp xếp tráp lên bàn để tráp gọn gàng, gia đình hai nhà sẽ cùng ngồi uống nước, nói chuyện. Đầu tiên, gia đình nhà trai sẽ giới thiệu các đại diện gia đình nhà trai trong buổi lễ, để đáp lễ đại diện nhà gái có đôi lời phát biểu và giới thiệu đại diện của gia đình. Đại diện nhà trai sẽ phát biểu lý do và giới thiệu về các tráp mà nhà trai mang đến. Đại diện nhà gái đứng lên cảm ơn, nhận lễ ăn hỏi của nhà trai. Mẹ chú rể và mẹ cô dâu sẽ cùng nhau mở từng tráp, mẹ chú rể sẽ trao từng tráp cho mẹ nhà gái trước đại diện 2 bên gia đình.

Sự xuất hiện của cô dâu

Sau khi gia đình nhà trai thưa chuyện và nhà gái nhận lễ, gia đình nhà gái cho phép chú rể lên phòng đón cô dâu xuống chào gia đình nhà trai (trước khi chú rể lên đón, cô dâu không được xuất hiện trong lễ ăn hỏi). Cô dâu sẽ xuống chào hỏi và cô dâu cùng chú rể rót trà mời 2 ông bà, bố mẹ 2 bên gia đình (cô dâu rót trà mời ông bà, bố mẹ chú rể và ngược lại chú rể rót trà mời ông bà, bố mẹ cô dâu).

Thắp hương và nghi thức trước bàn thờ gia tiên

Sau khi cô dâu ra mắt, mẹ cô dâu sẽ lấy mỗi tráp một ít vật phẩm mang lên bàn thờ thắp hương cúng ông bà, tổ tiên. Lúc này, bố mẹ cô dâu (trưởng họ hoặc người có cương vị cao nhất trong nhà gái) cùng cô dâu, chú rể sẽ thắp hương lên bàn thờ tổ tiên để mong tổ tiên chứng giám cho lễ ăn hỏi và phù hộ cho cặp đôi một tương lai hạnh phúc lâu bền. 

Bàn bạc để thống nhất ngày tổ chức đám cưới

Sau khi cúng ông bà tổ tiên xong, 2 gia đình sẽ thống nhất một ngày đẹp để tổ chức đón dâu và lễ cưới. Trong thời gian đó, cô dâu chú rể mời nước họ hàng 2 bên và chụp ảnh lưu niệm cùng mọi người.

Kết thúc lễ ăn hỏi

Kết thúc lễ ăn hỏi, nhà gái sẽ chia đồ lại quả cho nhà trai và trả lại các mâm tráp (Lưu ý: khi chia đồ lại quả không được dùng kéo cắt mà phải xé bằng tay, đồ lại quả phải là số lẻ, nắp tráp ko đậy nắp mà nắp tráp sẽ lật ngược lại). Sau khi gia đình nhà gái trao đồ lại quả cho gia đình nhà trai và nhà trai xin phép ra về.

Khi chia đồ lại quả không được dùng kéo cắt mà phải xé bằng tay, đồ lại quả phải là số lẻ, nắp tráp ko đậy nắp mà nắp tráp sẽ lật ngược lại

Sau khi đã kết thúc lễ ăn hỏi, gia đình nhà gái sẽ tổ chức bữa cơm thân mật để mời tất cả các thành viên có mặt trong lễ ăn hỏi. Nếu gia đình nhà trai ở xa, nhà gái có thể cân nhắc mời nhà trai ở lại cùng ăn bữa cơm này. Tuy nhiên việc này phải được thống nhất và xin ý kiến nhà trai từ trước để gia đình nhà gái có sự chuẩn bị và tiếp đón được chu đáo hơn.

Song Anh Wedding & Events – Phù thuỷ decor tiệc cưới Hà thành

Hotline: 096.854.6655

Facebook: Song Anh Wedding & Events

Website: http://songanhwedding.com

Địa chỉ: Sn 10, Lô C2 Khu Đô Thị Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội

Chia sẻ

#trang trí tiệc cưới #Lễ ăn hỏi #Song Anh Wedding & Evens #Trang trí cưới hỏi

Thủ Tục Và Nghi Lễ Cưới Hỏi Truyền Thống Ở Miền Bắc

Người Việt Nam chúng ta luôn coi trọng đám cưới vì đây là việc quan trọng của cả một đời người. Vì thế mà người ta chuẩn bị rất kỹ và tỉ mỉ cho ngày này để có được niềm vui trọn vẹn nhất. Tuy nhiên mỗi một vùng miền lại có nhưỡng phong tục và nghi lễ cưới hỏi khác nhau.

Lễ dạm ngõ hay còn gọi là lễ chạm ngõ chính là nghi lễ khởi đầu cho tục cưới hỏi của người Kinh, đây cũng được coi là nghi lễ quan trọng không thể bỏ qua được trong tục cưới hỏi truyền thống ở miền Bắc.

Chính vì thế mà khi làm lễ dạm ngõ/chạm ngõ thf nhà trai cần phải chọn ra 1 ngày lành tháng tốt. Vào ngày dạm ngõ: người lớn 2 bên gia đình sẽ gặp nhau tại nhà gái, nhà trai sẽ thưa chuyện và xin phép gia đình nhà gái để cho con trai của mình được chính thức qua lại với người con gái là cô dâu trong tương lai, điều đó có nghĩa là người con gái đó xem như đã tìm được bến đỗ của cuộc đời mình.

Các lễ vật và thủ tục trong ngày này đơn giản và chủ yếu là cần sự ấm cúng, thân thiết của chính 2 bên gia đình. Tuy nhiên lễ vật không thể thiếu trong ngày này là: trầu cau 1 chục, chè, thuốc, bánh kẹo… tất cả phải chuẩn bị chẵn, có đôi có cặp.

Trong ngày Dạm ngõ, 2 bên gia đình sẽ nói chuyện với nhau và bàn bạc vè các thủ tục sau đó trong lễ ăn hỏi và lễ cưới, hai bên sẽ thống nhất ngày làm lễ .

2. Lễ ăn hỏi.

Sau lễ dạm ngõ chính là lễ ăn hỏi hay còn được gọi là lễ nạp tài. Nghi lễ này được xem như một lời thông báo chính thức của 2 bên gia đình về việc hứa gả con cái cho nhau.

Theo phong tục cưới hỏi trước kia của người miền Bắc thì lễ ăn hỏi, lễ xin cưới và nạp tài sẽ được tách riêng, tuy nhiên ngày nay mọi người đều bận rộn vì vậy người ta gộp luôn 3 nghi lễ trên lại để tiết kiệm thời gian của cả 2 bên gia đình.

Trong ngày lễ ăn hỏi, nhà trai sẽ mang sang nhà gái 3 chục trầu cùng với trap ăn hỏi. Sau khi bố chú rể cùng bố cô dâu giới thiệu các thành phần gia đình mình trong lễ ăn hỏi thì đến lượt mẹ chú rể đưa ra trầu.

Chục trầu thứ nhất là nghi lễ ăn hỏi

Chục trầu thứ 2 là nghi lễ xin cưới

Chục thứ 3 là lễ nạp tài.

Khi nhận xong 3 chục trầu từ bên nhà trai thì nhà gái sẽ nhân tráp ăn hỏi. Tùy theo điều kiện kinh tế cảu các gia đình mà tráp ăn hỏi có thể là: , 7, 9 hoặc 11…bắt buộc số lượng tráp phải là số lẻ. Đồ lễ ăn hỏi bắt buộc phải có: mâm xôi, lợn quay, bánh cốm, bánh xu xê, chè,rượu, trầu cau và cả thuốc lá.

Đồ trong lễ ăn hỏi sẽ được nhà gái lấy 1 ít lên thắp hương ở bàn thờ gia tiên. Còn lại sẽ chia cho nhà trai 1 phần và bên gái sẽ giữ lại 2 phần để mời cưới quan khách.

Đặc biệt là trong lễ ăn hỏi nhà trai cần phải chuẩn bị trước 3 phong bì đựng tiền: 1 dành cho bà nội của cô dâu, 1 cho bà ngoại và phong bì còn lại để thắp hương lên bàn thờ tổ tiên của nhà cô dâu. Số tiền này sẽ tùy thuộc vào gia đình bên nhà trai.

Cuối cùng, cô dâu và chú rể cùng nhau ra mắt 2 họ, rót nước và mời trầu quan khách của 2 bên gia đình.

➡️ Có thể bạn quan quan tâm: Bài phát biểu trong lễ ăn hỏi cho họ nhà trai và nhà gái

3. Lễ cưới.

Sau khi tổ chức lễ ăn hỏi sẽ tổ chức lễ cưới mà 2 bên gia đình đã lựa chọn và thống nhất từ trước đó.

Lễ cưới hay lễ đón dâu chính là nghi lễ quan trọng nhất trong phong tục cưới hỏi ở miền Bắc và nhà trai sẽ chính thức được rước cô dâu về.

Thủ tục trong ngày cưới, nhà trai sẽ có 1 mâm lễ và một phong bì tiền mặt. Số tiền trong phong bì sẽ do nhà gái đưa ra hoặc là do nhà trai tự quyết định và mẹ chú rể sẽ bỏ trong 1 phong bì nhỏ màu đỏ để tao cho cô dâu mới.

Sau khi 2 bên gia đình giới thiệu các thành phần tham dự thì nhà trai sẽ trao trầu cho nhà gái và xin phép để cho chú rể lên phòng đón cô dâu.

Cô dâu và chú rể thắp hương lên bàn thờ gia tiên nhà cô dâu, sau đó cùng nhau đi mời trà người lớn và họ hàng 2 bên. Và sau đó sẽ xin phép được đưa cô dâu về bên nhà chồng.

4. Lễ lại mặt.

Thông thường lễ này sẽ được tổ chức sau lễ cưới khoảng 1 đến 2 ngày hoặc là sau khi cô dâu và chú rể đi hưởng trăng mật về.

Trân trọng!

Lời kết.

Lễ Ăn Hỏi Miền Bắc: Tổng Hợp Những Thông Tin “Bắt Buộc Phải Biết !”

Lễ ăn hỏi – Nghi lễ truyền thống của người Việt

Trong phong tục cưới xin của người Việt Nam, lễ ăn hỏi là nghi lễ quan trọng bậc nhất và bắt buộc phải có. Trong ngày ăn hỏi, bên nhà trai sẽ mang sính lễ sang bên nhà gái để xin phép cho cặp đôi được kết duyên cau trầu.

Sau khi nhà gái nhận lễ vật của nhà trai, cặp đôi đã chính thức lên duyên và trở thành vợ chồng sắp cưới của nhau. Chỉ cần chờ đến đến ngày cưới để thông báo với hai bên họ hàng và bạn bè.

Chuẩn bị trước khi lễ ăn hỏi được diễn ra được xem là khâu rất quan trọng và nó cũng là yếu tố chính quyết định buổi lễ có diễn ra được suôn sẻ và thành công hay không.

Trong phong tục cưới hỏi của miền Bắc, số lượng tráp ăn hỏi mà nhà trai cần chuẩn bị để mang sang nhà gái thường là số lẻ từ 5 tráp, 7 tráp, 9 tráp, 11 tráp. Cô dâu và chú rể sẽ tìm số lượng nam và nữ đỡ tráp tương ứng.

Ngoài ra, việc lên danh sách những người sẽ tham gia buổi lễ ăn hỏi cũng cần phải được chuẩn bị kỹ càng. Số lượng người tham gia lễ ăn hỏi miền Bắc sẽ không nhiều như lễ cưới, nhưng vẫn phải đảm bảo có sự hiện diện đầy đủ của ông bà, bố mẹ, người thân và bạn bè thân thiết của cô dâu, chú rể.

Trang phục của những người tham dự lễ ăn hỏi cần lịch sự. Đối với nữ có thể mặc áo dài truyền thống hay áo dài cách tân, thể hiện được tính truyền thống nhưng vẫn sang trọng. Đối với nam thường sẽ mặc áo sơ mi, quần âu hoặc vest.

Về trang phục của đội hình bê tráp nữ sẽ mặc áo dài, còn nam mặc áo sơ mi trắng, quần âu hoặc áo dài. Màu sắc phải phù hợp và cùng tone màu với cô dâu rể.

Trình tự các thủ tục trong lễ ăn hỏi miền Bắc

Nhà trai mang lễ vật sang nhà gái

Sau khi chuẩn bị đầy đủ các lễ vật, cũng như con người. Đúng ngày lành tháng tốt, giờ đẹp gia đình nhà trai bắt đầu khởi hành đi đến nhà gái.

Nhà gái tiếp khách và nhận lễ

Đến nhà gái, đoàn bên nhà trai sẽ đứng ở ngoài cổng và sắp xếp đội hình theo thứ tự như sau: Đi đầu tiên là trưởng đoàn, ông bà, bố mẹ, chú rể, đội hình bê tráp và các thành viên khác để đi vào nhà gái. Tiếp theo hai gia đình sẽ chào hỏi nhau.

Đội bê tráp nam sẽ trao lễ cho đội đỡ tráp nữ vào phía bên trong nhà. Sau đó đội bê tráp sẽ được tra phong bao lì xì đỏ, với ý nghĩa là trả duyên cho nhau.

Sau khi cả hai bên gia đình đã trao tráp xong, thì mọi người sẽ ổn định chỗ ngồi để thực hiện các nghi thức tiếp theo của lễ ăn hỏi. Đại diện của hai bên ra đình sẽ lần lượt giới thiệu các thành viên tham gia buổi lễ ăn hỏi. Tiếp đó là đại diện bên nhà trai sẽ đứng lên phát biểu và nêu lý do mang các lễ vật đến. Phía đại diện bên nhà gái sẽ gửi lời cảm ơn và nhận lễ của bên nhà trai.

Cuối cùng mẹ cô dâu và chú rể sẽ cùng nhau mở tráp lễ mà bên nhà trai mang đến, trước sự chứng kiến của những người tham gia buổi lễ.

Cô dâu ra mắt gia đình họ hàng hai bên

Trong lễ ăn hỏi miền Bắc chú rể sẽ lên phòng đón cô dâu xuống để chào họ hàng hai bên, khi nhà gái đã nhận lễ của nhà trai. Cô dâu cùng chú rể sẽ đến từng bàn rót nước, mời thuốc và mời trầu.

Thắp hương trước bàn thờ gia tiên của nhà gái

Thực hiện xong việc ra mắt. Mẹ cô dâu sẽ lấy mâm ngũ quả và một số vật lễ, mà bên phía nhà trai mang đến để lên bàn thờ gia tiên. Dâu rể sẽ thắp hương trước bàn thờ gia tiên. Để ra mắt chàng rể mới và mong các cụ phù hộ cho cặp đôi luôn yêu thương nhau và hạnh phúc.

Hai nhà bàn bạc thống nhất ngày tổ chức đám cưới

Nhà gái đáp lễ cho bên nhà trai

Lại quả cho bên nhà trai chính là thủ tục cuối cùng trong lễ ăn hỏi miền Bắc. Mẹ cô dâu sẽ phải chuẩn bị một tráp lại quả để nhà trai mang về. Khi thực hiện thủ tục lại quả, bên nhà gái cần phải lưu ý vấn đề đó là không được dùng dao hay kéo để cắt mà chỉ dùng tay để chia. Tráp lễ lại quả không được đóng nắp lại mà phải để nắp ngửa lên. Bên nhà trai sau khi nhận lại lễ sẽ xin phép ra về.

Kết thúc buổi lễ ăn hỏi, nhà gái sẽ mời những người có mặt tại buổi lễ ở lại dùng cơm. Phía bên nhà trai có thể ở lại để cùng ăn cơm với gia đình nhà gái. Tuy nhiên, việc này phải được hai bên gia đình thống nhất từ trước. Để nhà gái lên kế hoạch chuẩn bị và đón tiếp sao cho thật chu đáo.