Top 9 # Xem Nhiều Nhất Thủ Tục Làm Giấy Khai Sinh Cho Mẹ Đơn Thân Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Hanoisoundstuff.com

Thủ Tục Làm Giấy Khai Sinh Cho Con Của Mẹ Đơn Thân

Luật Tuệ An – Tổng đài tư vấn luật miễn phí 24/7: 1900.4580. – Văn phòng luật uy tín tại Hà Nội. – Luật sư uy tín chuyên nghiệp.

Căn cứ vào quy định của pháp luật, Luật Tuệ An làm rõ các vấn đề cụ thể sau:

Cơ sở pháp lý

Thời hạn và trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con

Thủ tục làm giấy khai sinh

1. Cơ sở pháp lý

Luật Hộ tịch 2014

Nghị định 110/2013/NĐ-CP

Khoản 1 Điều 15 Luật Hộ tịch 2014, trách nhiệm đăng ký khai sinh như sau:

Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con; cha hoặc mẹ có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con; trường hợp cha, mẹ không thể đăng ký khai sinh cho con thì ông hoặc bà hoặc người thân thích khác hoặc cá nhân; tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ em có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em.

Thêm vào đó; Điều 27 Nghị định 110/2013/NĐ-CP quy định về việc xử phạt hành vi vi phạm quy định về đăng ký khai sinh cho con:

“1. Cảnh cáo đối với người có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em mà không thực hiện việc đăng ký đúng thời hạn quy định.”

Theo quy định trên trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ được quy định theo thứ tự sau:

Cha hoặc mẹ

Ông hoặc bà hoặc người thân thích khác

Cá nhân; tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ em

Thời hạn đăng ký khai sinh: 60 ngày kể từ ngày sinh con.

Theo đó, Mẹ đơn thân có quyền và nghĩa vụ làm giấy khai sinh cho con trong thời gian quy định trên. Nếu không đăng ký khai sinh đúng thời hạn sẽ bị phạt cảnh cáo.

3. Thủ tục làm giấy khai sinh

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Khi đi khai sinh cho con, các bà mẹ cần chuẩn bị các giấy tờ sau:

Tờ khai theo mẫu quy định

Giấy chứng sinh

Văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh. Nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh. (Trường hợp không có giấy chứng sinh thì nộp)

Sổ hộ khẩu (nếu do người thân thích đăng ký khai sinh do cha/mẹ không đi đăng ký được)

Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký khai sinh tại cơ quan có thẩm quyền

Điều 13 Luật Hộ tịch quy định như sau:

Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ thực hiện đăng ký khai sinh.

Ngoài ra, Điều 15 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định như sau:

“Ủy ban nhân dân cấp xã nơi trẻ đang cư trú có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ chưa xác định được cha, mẹ.”

Theo đó, trường hợp mẹ đơn thân đăng ký khai sinh cho con cũng được xác định là đăng ký khai sinh cho trẻ chưa xác định được cha. Do vậy, với trường hợp này, bà mẹ đơn thân có thể lựa chọn đăng ký khai sinh tại 1 trong 2 địa điểm sau:

Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người mẹ

Ủy ban nhân dân cấp xã nơi trẻ đang cư trú

Bước 3: Nhận kết quả

Trẻ sẽ được đăng ký khai sinh khi thông tin khai sinh đầy đủ và phù hợp. Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ theo quy định; công chức tư pháp – hộ tịch thực hiện các công việc sau:

Ghi nội dung khai sinh vào Sổ hộ tịch

Cập nhật vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để lấy Số định danh cá nhân.

Lưu ý: với trường hợp chưa xác định được thông tin của cha thì khai sinh của trẻ xác định như sau:

Họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của con được xác định theo họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của mẹ;

Phần ghi về cha trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ để trống.

Như vậy, trẻ em có quyền được khai sinh kể cả khi không xác định được bố. Theo đó, người mẹ có quyền đăng ký khai sinh cho con. Thời hạn đăng ký khai sinh cho con là 60 ngày kể từ ngày sinh con. Khi khai sinh phần thông tin về cha để trống. Hồ sơ thủ tục đăng ký khai sinh như trên.

Mọi gặp khó khăn trong các vấn đề pháp lý hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp miễn phí 24/7 mọi lúc mọi nơi. Tổng đài tư vấn miễn phí: 1900.4580.

Hướng Dẫn Thủ Tục Làm Giấy Khai Sinh Cho Con Của Mẹ Đơn Thân

Khai sinh cho con là một trong những thủ tục quan trọng cần phải làm khi em bé ra đời. Trong giấy khai sinh bao gồm cả thông tin của cả bố và mẹ.

Vậy trường hợp con sinh ra mà không có bố thì nhận con ra sao? Hiện nay cũng có nhiều phụ nữ quyết định làm mẹ đơn thân để tự mình nuôi dạy con.

Cơ sở pháp lý

Luật Hộ tịch 2014

Nghị định 110/2013/NĐ-CP

Thời hạn và trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con

Theo khoản 1 Điều 15 Luật Hộ tịch 2014, trách nhiệm đăng ký khai sinh như sau:

Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con, cha hoặc mẹ có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con; trường hợp cha, mẹ không thể đăng ký khai sinh cho con thì ông hoặc bà hoặc người thân thích khác hoặc cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ em có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em.

Thêm vào đó, Điều 27 Nghị định 110/2013/NĐ-CP quy định về việc xử phạt hành vi vi phạm quy định về đăng ký khai sinh cho con:

“1. Cảnh cáo đối với người có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em mà không thực hiện việc đăng ký đúng thời hạn quy định.”

Như vậy, cha, mẹ, ông hoặc bà hoặc người thân thích khác hoặc cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ em có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em đi đăng ký khai sinh cho con trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con.

Thủ tục làm giấy khai sinh cho con của mẹ đơn thân

– Nơi đăng ký thực hiện thủ tục làm giấy khai sinh cho con của mẹ đơn thân

Khoản 1 Điều 15 Nghị định 123/2015 NĐ-CP quy định về việc đăng ký khai sinh cho trẻ chưa xác định được cha, mẹ như sau:

Ủy ban nhân dân cấp xã nơi trẻ đang cư trú có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ chưa xác định được cha, mẹ. Trường hợp chưa xác định được cha thì khi đăng ký khai sinh họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của con được xác định theo họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của mẹ; phần ghi về cha trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ để trống.

Điều 13, Luật cư trú sửa đổi, bổ sung 2013 quy định về nơi cư trú của người chưa thành niên như sau:

Nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi cư trú của cha, mẹ; nếu cha, mẹ có nơi cư trú khác nhau thì nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi cư trú của cha hoặc mẹ mà người chưa thành niên thường xuyên chung sống.

Căn cứ các quy định trên, mẹ đơn thân đăng ký thủ tục làm giấy khai sinh cho con của mẹ đơn thân cho con tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người mẹ đang cư trú.

– Hồ sơ đăng ký khai sinh cho con

Điều 16, Luật Hộ tịch 2014 quy định hồ sơ khai sinh cho con bao gồm các giấy tờ sau:

– Người đi đăng ký khai sinh nộp tờ khai theo mẫu quy định

– Nộp giấy chứng sinh cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Trường hợp không có giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh

– Đồng thời, người đi đăng ký khai sinh xuất trình bản chính một trong các giấy tờ: Hộ chiếu, chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng

(sau đây gọi là giấy tờ tùy thân) để chứng minh về nhân thân.

Về xử phạt hành chính đối với hành vi khai sinh quá hạn:

Theo Điều 27 Nghị định số 110/2013/NĐ-CP của Chính Phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính bổ trợ hành chính tư pháp:

Thủ Tục Khai Sinh Cho Con Mang Họ Mẹ

Thông thường, con khai sinh thường lấy theo họ của bố hoặc họ của cả bố và mẹ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nhất định, người mẹ có nhu cầu con được khai sinh theo họ của mình.

Trong bài viết này, Legalzone giới thiệu đến bạn đọc nội dung bài viết: thủ tục khai sinh cho con mang họ mẹ, mời bạn đọc cùng tham khảo

Con khai sinh mang họ mẹ được không?

Theo quy định của Nghị định 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Hộ tịch thì có 02 trường hợp con khai sinh có thể mang họ mẹ.

Theo quy định của pháp luật hiện hành, có hai trường hợp làm khai sinh cho con theo họ mẹ là:

Thứ nhất, theo thỏa thuận của vợ chồng hoặc theo tập quán.

Theo Khoản 1 Điều 4 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hộ tịch (“Nghị định 123”) thì:

“Họ, chữ đệm, tên và dân tộc của trẻ em được xác định theo thỏa thuận của cha, mẹ theo quy định của pháp luật dân sự và được thể hiện trong Tờ khai đăng ký khai sinh; trường hợp cha, mẹ không có thỏa thuận hoặc không thỏa thuận được, thì xác định theo tập quán;” 

Như vậy trong trường hợp cha mẹ thỏa thuận được với nhau về việc lấy họ của mẹ làm họ của con thì họ của con sẽ được xác định theo sự thảo thuận này.

Trường hợp vợ chồng không thỏa thuận được, họ của con  được xác định theo tập quán. Khi đó con có thể được đăng ký mang họ của mẹ nếu theo tập quán địa phương, con sinh ra lấy họ của mẹ.

 Thứ hai, trường hợp chưa xác định được cha.

Theo Khoản 2, Điều 15, Nghị định 123 thì: 

“Trường hợp chưa xác định được cha thì khi đăng ký khai sinh họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của con được xác định theo họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của mẹ; phần ghi về cha trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ để trống.”

Như vậy, khi con sinh ra mà chưa xác định được cha thì khi đăng ký khai sinh, họ của con được xác định theo họ mẹ.

Với những thông tin chia sẻ ở trên, chúng ta có thể thấy rằng pháp luật cho phép trẻ em sinh ra có thể mang họ của người mẹ (làm giấy khai sinh cho con theo họ mẹ), không bắt buộc phải theo họ cha, nhưng vấn đề là cần có sự thỏa thuận của hai bên cha, mẹ.

Nếu một bên không đồng ý (ví dụ người cha) thì việc đổi họ rất khó khăn, nếu không nói là không thể thực hiện được.

Việc khai họ cho con giờ đây đã không còn dập khuôn theo kiểu nhất định phải mang họ cha.

Nhiều gia đình lại muốn đứa trẻ được khai sinh theo họ mẹ vì nhiều lý do khác khau. Tuy nhiên, mắc nhất vẫn là nhiều người (kể cả cha, mẹ) nhận thức chưa đầy đủ nên đã “nghiêm trọng hóa vấn đề”.

Thủ tục làm khai sinh cho con theo họ mẹ gồm những gì?

Theo Điều 16, Luật hộ tịch 2014, người đi đăng ký thực hiện thủ tục khai sinh cho con mang họ mẹ

cần chuẩn bị các giấy tờ sau:

+ Tờ khai theo mẫu quy định

+ Giấy chứng sinh (không có giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh).

Theo Khoản 1, Điều 7, Luật hộ tịch 2014; Khoản 1, Điều 15, nghị định 123, Ủy ban nhân dân (UBND) cấp xã nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ thực hiện đăng ký khai sinh hoặc UBND xã nơi trẻ đang cư trú có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ chưa xác định được cha, mẹ.

Thời hạn: Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ theo quy định (Khoản 2, Điều 16, Luật hột tịch 2014).

Lệ phí: Trường hợp đăng ký khai sinh đúng hạn đối với công dân Việt Nam cư trú trong nước thì được miễn đăng ký hộ tịch. (Khoản 1, Điều 11, Luật hộ tịch 2014).

Một số quy định về quản lý hộ tịch và thủ tục làm giấy khai sinh

* Khoản 1 Điều 15 Nghị định 158/CP về đăng ký và quản lý hộ tịch quy định:

– Người đi đăng ký khai sinh phải nộp giấv chứng sinh (theo mẫu quy định) và xuất trình Giấy chứng nhận kết hôn của cha, mẹ trẻ em (nếu cha, mẹ của trẻ em có đăng ký kết hôn).

– Giấy chứng sinh do cơ sở y tế, nơi trẻ em sinh ra cấp; nếu trẻ em sinh ra ngoài cơ sở y tế, thì Giấy chứng sinh được thay bằng văn bản xác nhận của người làm chứng. Trong trường hợp không có người làm chứng, thì người đi khai sinh phải làm giấy cam đoan về việc sinh là có thực.

– Trong trường hợp cán bộ Tư pháp hộ tịch biết rõ về quan hệ hôn nhân của cha mẹ trẻ em, thì không bắt buộc phải xuất trình Giấy chứng nhận kết hôn.

* Thông tư 01 của Bộ Tư pháp ngày 2/6/2008 hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định 158/CP quy định:

Khi đăng ký khai sinh, họ và quê quán của con được xác định theo họ và quê quán của người cha hoặc họ và quê quán của người mẹ theo tập quán hoặc theo thỏa thuận của cha, mẹ.

Làm Giấy Khai Sinh Cho Bé, Bố Mẹ Cần Chuẩn Bị Những Gì?

Giấy khai sinh là giấy tờ tùy thân của mỗi công dân được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Giấy khai sinh giúp xác nhận về mặt pháp lý sự hiện diện của một cá nhân, chứng nhận cá nhân đó được sinh ra. Nhìn vào giấy khai sinh có thể viết được các nội dung về họ, tên, ngày tháng năm sinh, quốc tịch, tôn giáo, quên quán, bố mẹ,…

Làm giấy khai sinh là một trong những hoạt động đăng ký hộ tịch giúp cơ quan nhà nước xác nhận về việc sinh, kết hôn, nuôi con, giám hộ, nhận cha mẹ, nhận con,… Làm giấy khai sinh cũng là căn cứ để thực hiện các quyền lợi khác củ a công dân gồm có đi học, làm thẻ bảo hiểm y tế, chứng minh thư nhân dân, đăng ký hộ khẩu, chăm sóc y tế, giáo dục, hỗ trợ pháp lý,…

Giấy khai sinh cũng giúp mang tới các quyền và nghĩa vụ cho công dân như quyền bầu cử, ứng cử, quyền học tập,… Đồng thời giúp bảo vệ trẻ em khỏi những tệ nạn như bạo hành, nạn nhân của buôn người, mại dâm, xâm hại tình dục, tảo hôn,…

Làm giấy khai sinh cũng giúp chính quyền địa phương và cả nước quản lý dân cư tốt hơn để từ đó có những chính sách, phương án giúp cải thiện chất lượng sống của người dân, đảm bảo xã hội ổn định, kinh tế phát triển,…

Làm giấy khai sinh như nào?

Khi nào làm giấy khai sinh

Theo quy định tại Điều 13 của Luật Hộ Tịch quy định, các bậc cha mẹ cần làm giấy khai sinh cho bé trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con. Trong trường hợp cha mẹ không thể làm giấy khai sinh cho con, người thân trong gia đình gồm ông bà, chú bác, hoặc người thân khác có thể làm cho bé. Việc làm giấy khai sinh sẽ được tiến hành tại ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của cha hoặc mẹ.

Các bước làm giấy khai sinh cho con

Việc làm giấy khai sinh cho bé sẽ trải qua một số bước sau:

Cha, mẹ đi làm giấy khai sinh cho bé hoặc bất cứ người thân nào đi làm giấy khai sinh cần chuẩn bị một số giấy tờ như sau:

Giấy chứng sinh: Được cấp bởi bệnh viện, phòng khám, cơ sở y tế nơi trẻ được sinh ra. Trong trường hợp không sinh tại các cơ sở y tế, cần có văn bản xác nhận của người làm chứng để thay thế. Nếu không có người làm chứng, người làm giấy khai sinh cho bé cần viết giấy cam kết việc sinh bé là có thực.

Sổ Hộ khẩu: Cần mang theo số hộ khẩu hoặc giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể hoặc giấy đăng ký tạm trú có thời hạn của mình. Nếu vợ chồng đã ly hôn cần mang sổ hộ khẩu của người khai sinh.

Giấy kết hôn: Giấy kết hôn không bắt buộc trong các trường hợp cán bộ Tư pháp đã biết về quan hệ của cha mẹ.

CMND/Hộ chiếu Việt Nam (bản chính và bản photo): Mang theo CMND hoặc hộ chiếu của cha mẹ hoặc người làm khai sinh thay.

Mẫu tờ đăng ký khai sinh: Các cặp vợ chồng muốn khai sinh cho con có thể tìm mẫu trên mạng hoặc xin ở nơi làm thủ tục.

Có thể khai sinh ở nơi đăng ký tạm trú nếu cha mẹ làm việc và sinh sống ở nơi khác.

Nếu không có nơi đăng ký thường trú, cần làm đăng ký tạm trú để khai sinh cho bé.

Nếu không xác định được nơi cư trú của cả mẹ và cha, thì cần nộp giấy tờ tại UBND cấp xã bé đang sống.

Trong trường hợp làm giấy khai sinh cho trẻ bị bỏ rơi, cần nộp giấy tại UBND cấp xã nơi người nhận nuôi đang sinh sống.

Nếu làm khai sinh cho con ngoài giá thú, không xác định được người cha thì để trống phần người cha trong số đăng ký khai sinh và giấy khai sinh. Khi có người nhận, UBND sẽ giải quyết sau.

Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ đăng ký khai sinh và cấp Giấy khai sinh

Cán bộ Tư pháp sẽ ghi vào sổ đăng ký khai sinh và cấp bản chính giấy khai sinh sau khi được chủ tịch UBND cấp xã ký.

Chỉ được cấp một giấy khai sinh bản chính. Bản sao có thể được cấp theo yêu cầu của người khai sinh.

Mất một ngày để giải quyết việc cấp giấy khai sinh, nhưng trong trường hợp cần xác minh, thời hạn không quá 5 ngày làm việc.

Các bậc cha mẹ có thể nhận giấy khai sinh vào giờ hành chính từ thứ 2 tới sáng thứ 7 hàng tuần.

Sau làm giấy khai sinh, nhập hộ tịch cho con như thế nào?

Sau khi làm giấy khai sinh việc thêm tên bé vào hộ khẩu gia đình cũng đóng vai trò quan trọng. Người đi đăng ký hộ khẩu cho bé cũng cần chuẩn bị các giấy tờ cần thiết như bản sao giấy khai sinh, chứng nhận kết hôn, sổ hộ khẩu gia đình,…

Ngoài ra, khi tới UBND, người khai sinh cũng cần điền đầy đủ vào mẫu Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu (mẫu HK02) (mẫu này lấy tại Công An quận, huyện, thị xã, thành phố). Sau khi cán bộ kiểm tra thông tin, người làm khai sinh sẽ được nhận giấy hẹn lấy lại sổ hộ khẩu trong vòng tối đa 10 ngày.

Lưu ý, việc nhập hộ khẩu cho trẻ hoàn toàn miễn phí. Tuy nhiên, công đoạn này cần được thực hiện trong vòng 60 ngày kể từ khi sinh. Nếu quá thời hạn, cha mẹ có thể bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng (Điều 11 Nghị định 73/2010/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội).

Làm giấy khai sinh khi chưa đăng ký kết hôn có được không?

Việc không đăng ký kết hôn không có ảnh hưởng gì tới việc làm khai sinh cho bé. Nếu chưa có đăng ký kết hôn, khi làm giấy khai sinh cho bé các cán bộ Hộ Tịch không thể ghi thông tin người cha vào mục thông tin. Để có thể ghi thông tin người cha vào giấy khai sinh, vợ chồng cần có văn bản thừa nhận con chung mà không cần làm thủ tục đăng ký nhận cha.

Một số trường hợp đặc biệt

Đăng ký khai sinh cho trẻ bị bỏ rơi: Cần được thực hiện tại UBND cấp xã nơi trẻ bị bỏ rơi. Trong 7 ngày liên tiếp kể từ khi khai báo, nếu không có người tới nhận hoặc không có thông tin về cha mẹ đẻ, UBND sẽ làm giấy khai sinh cho bé theo cá nhân hoặc tổ chức nuôi dưỡng.

Đăng ký khai sinh cho trẻ chưa xác định được cha, mẹ: Với những trẻ chưa xác định cha mẹ, việc làm giấy khai sinh sẽ do UBND chịu trách nhiệm.

Không xác định được cha hoặc mẹ: Nếu không xác định được cha thì có thể khai sinh họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của con theo họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của mẹ. Phần thông tin về cha trong giấy khai sinh và sổ hộ tịch sẽ được để trống. Ngược lại, nếu không xác định được mẹ thì người cha làm khai sinh cho bé theo các thông tin của cha. Phần thông tin của mẹ để trống.

Mang thai hộ: Trong trường hợp mang thai hộ, người làm khai sinh cần có văn bản xác nhận của cơ sở y tế thực hiện hỗ trợ sinh sản cho việc mang thai hộ. Phần khai cha mẹ sẽ được xác định theo thông tin từ người mang thai hộ.

Trẻ sinh ra ở nước ngoài: Với trường hợp trẻ được sinh ra tại nước ngoài nhưng về nước cư trú, UBND cấp huyện nơi cư trú của cha hoặc mẹ sẽ thực hiện khai sinh cho trẻ nước ngoài chưa có giấy khai sinh.

Trẻ được sinh tại Việt Nam nhưng cha mẹ ở nước ngoài: Trong trường hợp bé được sinh tại Việt Nam, có cha mẹ là công dân Việt Nam nhưng lại định cư ở nước ngoài thì cần nộp hồ sơ tại UBND cấp xã nơi mẹ hoặc cha cư trú tại Việt Nam để làm giấy khai sinh.

Với những thông tin hướng dẫn về các bước thủ tục làm giấy khai sinh cho bé trên sẽ giúp các bậc phụ huynh, đặc biệt là những người lần đầu làm cha, làm mẹ không còn bỡ ngỡ và gặp khó khăn khi thực hiện. Nếu gặp khó khăn trong việc làm giấy khai sinh cho bé, cha mẹ nên liên hệ với cơ quan có thẩm quyền tại địa phương để được hướng dẫn chi tiết, cụ thể.