Top 5 # Xem Nhiều Nhất Thủ Tục Làm Giấy Khai Sinh Cho Con Ngoài Giá Thú Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Hanoisoundstuff.com

Thủ Tục Làm Giấy Khai Sinh Cho Con Ngoài Giá Thú

Pháp luật luôn tôn trọng và bảo vệ quyền trẻ em, trên nguyên tắc bình đẳng, không có sự phân biệt giữa con trong giá thú và con ngoài giá thú. Đăng ký khai sinh là quyền lợi của đứa trẻ và con ngoài giá thú cũng được đăng ký khai sinh theo thủ tục mà pháp luật quy định.

Con ngoài giá thú là gì?

Có nhiều cách hiểu khác nhau về con ngoài giá thú. Tuy nhiên, một cách hiểu khái quát nhất, con ngoài giá thú là con được sinh ra mà cha mẹ không phải là vợ chồng trước pháp luật. Tuy cha mẹ ăn ở, chung sống với nhau như vợ chồng nhưng không được pháp luật thừa nhận là vợ chồng.

Con ngoài giá thú thường được sinh ra trong các trường hợp:

(i) Người mẹ không có chồng mà sinh con (ii) Người mẹ có chồng nhưng ngoại tình có con với người khác (iii) Con được sinh ra trong thời gian nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng không đăng ký kết hôn, bao gồm cả trường hợp vợ chồng đã ly hôn, sau đó sống chung với nhau như vợ chồng nhưng không đăng ký kết hôn lại

Thẩm quyền đăng ký khai sinh con ngoài giá thú

Nhiều người thắc mắc, không biết đăng ký khai sinh cho con ở đâu? Thủ tục làm giấy khai sinh cho con như thế nào? Với trường hợp sinh con ngoài giá thú thì việc đăng ký khai sinh lại càng gặp nhiều khó khăn.

Về thẩm quyền đăng ký khai sinh, tại Điều 13 Luật Hộ tịch năm 2014 quy định như sau: “Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ thực hiện đăng ký khai sinh”

Như vậy, ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ sẽ có thẩm quyền đăng ký khai sinh cho con, bao gồm cả trường hợp làm giấy khai sinh cho con ngoài giá thú. Trường hợp không xác định được nơi cư trú của cha, mẹ thì ủy ban nhân dân cấp xã nơi trẻ đang cư trú có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định 123/2015/NĐ-CP

Thủ tục làm giấy khai sinh cho con ngoài giá thú

Người thực hiện thủ tục khai sinh cho con ngoài giá thú cần chuẩn bị hồ sơ sau:

(i) Tờ khai theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư 15/2015/TT-BTP. (ii) Giấy chứng sinh của cơ quan, tổ chức y tế có thẩm quyền. Trường hợp không có giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh. (iii) Chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con (nếu có).

Cụ thể, căn cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con được quy định tại Điều 11 Thông tư 15/2015/TT-BTP theo đó căn cứ bao gồm một trong các giấy tờ sau:

(i) Văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan khác có thẩm quyền ở trong nước hoặc nước ngoài xác nhận quan hệ cha con, quan hệ mẹ con. (ii) Thư từ, phim ảnh, băng, đĩa, đồ dùng, vật dụng khác chứng minh mối quan hệ cha con, quan hệ mẹ con và văn bản cam đoan của cha, mẹ về việc trẻ em là con chung của hai người, có ít nhất hai người thân thích của cha, mẹ làm chứng.

Bên cạnh những giấy tờ phải nộp nêu trên, khi đi đăng ký khai sinh cho con, bạn cần xuất trình Hộ chiếu hoặc chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc các giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng để chứng minh về nhân thân của người có yêu cầu đăng ký khai sinh

Sau khi chuẩn bị xong hồ sơ, người thực hiện đăng ký khai sinh con ngoài giá thú nộp tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của cha hoặc mẹ tiến hành đăng ký khai sinh cho con. Bên cạnh việc trực tiếp nộp hồ sơ, người có quyền đăng ký khai sinh cho con có thể thực hiện thủ tục đăng ký khai sinh trực tuyến trên Cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân nơi cư trú của cha, mẹ của con.

Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ khai sinh cho con ngoài giá thú kiểm tra hồ sơ. Nếu hồ sơ hợp lệ và có căn cứ theo quy định của pháp luật thì tiến hành việc vào sổ đăng ký khai sinh và cấp Giấy khai sinh cho con ngoài giá thú.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

Bài viết trong lĩnh vực pháp luật hôn nhân gia đình được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

Những Điều Cần Biết Về Cách Làm Giấy Khai Sinh Cho Con Ngoài Giá Thú

Trường hợp con ngoài giá thú là khi đứa trẻ không được sinh ra trong giai đoạn hôn nhân được pháp luật công nhận của cha mẹ. Như vậy, khi làm giấy khai sinh cho con ngoài giá thú sẽ gặp một số khác biệt trong xử lý hồ sơ, cũng như trình tự và thời gian tiến hành. https://www.xetnghiemadnchacon.com/ sẽ cung cấp những thông tin cần thiết nhất cho bạn.

Làm giấy khai sinh cho con ngoài giá thú cần hồ sơ gì?

Tương tự hồ sơ làm giấy khai sinh theo quy định của pháp luật, bạn sẽ cần phải chuẩn bị những giấy tờ cơ bản sau:

Giấy chứng sinh (bản photo có đóng dấu treo của nơi trẻ được sinh ra). Trong đó phải có đầy đủ các thông tin của mẹ như họ tên, số chứng minh thư, quê quán, năm sinh, địa chỉ thường trú và thông tin con như ngày giờ và địa điểm sinh, cân nặng và giới tính của bé. Giấy chứng sinh phải có xác nhận của người hộ sinh và địa điểm y tế. Nếu như không có loại giấy tờ này, bạn có thể thay thế bằng cam kết về việc đã sinh đứa bé hoặc văn bản có người làm chứng về điều này ký nhận vào.

Thứ hai là giấy tờ tùy thân của người đi làm giấy khai sinh còn thời hạn (Chứng minh thư, căn cước công dân hay hộ chiếu) để bạn xuất trình khi đến cơ quan có thẩm quyền làm thủ tục. Ngoài ra, trong hồ sơ còn có tờ khai sinh mẫu. Tuy nhiên cái này bạn sẽ nhận được khi đến làm giấy khai sinh mà không cần chuẩn bị sẵn.

Giấy tờ chứng minh mối quan hệ của cha, mẹ và con (tùy trường hợp)

Trình tự làm khai sinh cho con ngoài giá thú

Để quá trình làm khai sinh cho con ngoài giá thú được tiến hành một cách nhanh chóng, bạn cần nắm những thông tin sau:

Làm khai sinh ở đâu? Cấp chính quyền nào phê duyệt?

Theo quy định của pháp luật, thì để khai sinh cho con ngoài giá thú bạn phải đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người mẹ (hoặc cha trong trường hợp không xác định được nơi cư trú của mẹ). Trường hợp trẻ không xác định được cha mẹ, sẽ được khai sinh tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi bé đang sinh sống.

Trình tự tiến hành làm khai sinh

Việc tiến hành làm khai sinh cho con ngoài giá thú tại UBND xã như sau:

Nộp toàn bộ hồ sơ đã chuẩn bị tại bộ phận một cửa.

Sau khi cán bộ có thẩm quyền kiểm tra các giấy tờ cần thiết thì sẽ tiến hành cấp khai sinh. Trường hợp thiếu hồ sơ hoặc cần xác minh thêm cần thời gian sẽ được hẹn lại thời gian giải quyết.

Nhận kết quả tại nơi nộp hồ sơ ban đầu.

Thời gian và chi phí làm khai sinh cho con ngoài giá thú

Về thời gian bắt đầu khai sinh cho con ngoài giá thú là trong vòng 60 ngày kể từ ngày sinh con. Nếu cha/ mẹ không thể thực hiện có thể nhờ người thân trong gia đình.

Về thời gian để cơ quan thẩm quyền làm giấy khai sinh sau khi nhận đầy đủ hồ sơ tại bộ phận một cửa sẽ là 03 ngày làm việc. Trường hợp phát sinh cần bổ sung hồ sơ và xác minh thì được kéo dài thêm tối đa 05 ngày làm việc. Lệ phí để tiến hành thủ tục trên là không có. Bạn chỉ cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ và chờ kết quả.

Xử lý các trường hợp khi làm khai sinh cho con ngoài giá thú

Con ngoài giá thú là khi đứa trẻ được sinh ra trong thời kỳ cha và mẹ chưa đăng ký kết hôn, do vậy việc xác định đúng cha, mẹ của đứa trẻ là vô cùng cần thiết. Sẽ có một số trường hợp mà khi làm giấy khai sinh cho đứa trẻ ngoài giá thú bạn gặp phải như sau:

Chưa xác định được cha: khi đó bạn sẽ chỉ khai phần thông tin của mẹ và để trống phần cha. Quê quán, dân tộc, quốc tịch, họ của đứa bé sẽ lấy theo thông tin người mẹ.

Người cha muốn nhận con tại thời điểm khai sinh: trong trường hợp này, bạn phải cung cấp thêm một số giấy tờ như: xét nghiệm ADN hoặc văn bản cam kết của cha và mẹ về con chung, hoặc thư từ, phim, ảnh để chứng minh mối quan hệ. Tuy nhiên có xác nhận của cơ sở y tế về xét nghiệm ADN là chính xác và nhanh chóng nhất.

Chưa xác định được mẹ: với trường hợp này, phần thông tin của mẹ sẽ để trống trên giấy khai sinh, người cha sẽ làm thủ tục nhận con như hướng dẫn trên.

Chưa xác định được cả cha lẫn mẹ: giấy khai sinh được đăng ký bởi cá nhân hoặc tổ chức nuôi dưỡng trẻ, tên sẽ được đặt theo quy định pháp luật, quốc tịch Việt Nam, ngày tháng năm sinh nếu không xác định được sẽ lấy theo ngày bị bỏ rơi, phần khai cha và mẹ sẽ để trống và ghi rõ “Trẻ em bị bỏ rơi”.

Tham Khảo Thêm: Bảng Giá Xét Nghiệm ADN Huyết Thống Tại Hà Nội Giá Tốt

Thủ Tục Làm Giấy Khai Sinh Cho Con

Khi sinh con, bạn cần làm giấy khai sinh cho con. Vậy làm giấy khai sinh ở đâu? thủ tục làm giấy khai sinh như thế nào? làm giấy khai sinh cần gì? làm giấy khai sinh muộn có bị phạt không? mất có làm lại được không, xin cấp ở đâu? Tất cả những câu hỏi này sẽ được Công ty Luật TNHH Everest trả lời trong bài viết này.

Làm giấy khai sinh tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (gọi tắt là UBND cấp xã) nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ.

Làm giấy khai sinh mất bao lâu?

Thông thường là 05 ngày làm việc. Trường hợp phải có văn bản xác minh thì thời hạn giải quyết không quá 13 ngày làm việc (không tính thời gian gửi văn bản yêu cầu xác minh và thời gian gửi văn bản trả lời kết quả xác minh qua hệ thống bưu chính).

Các bước thủ tục làm giấy khai sinh cho con

Bước 1: Người đi đăng ký khai sinh (cha, mẹ, ông, bà hoặc người thân thích khác của trẻ hoặc cá nhân, tổ chức nhận nuôi dưỡng trẻ) chuẩn bị những giấy tờ sau:

(i) Nộp bản chính Giấy chứng sinh (do Bệnh viện, Cơ sở y tế nơi trẻ sinh ra cấp). Nếu không có giấy chứng sinh thì phải có văn bản xác nhận của người làm chứng về việc sinh. Nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh; Biên bản xác nhận việc trẻ bị bỏ rơi do cơ quan có thẩm quyền lập (trường hợp trẻ em bị bỏ rơi); văn bản chứng minh việc mang thai hộ (trường hợp trẻ em sinh ra do mang thai hộ).

(ii) Người đi đăng ký khai sinh xuất trình bản chính một trong các giấy tờ tùy thân (hộ chiếu, chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng) để chứng minh về nhân thân; giấy chứng nhận kết hôn (nếu cha, mẹ của trẻ đã đăng ký kết hôn); sổ Hộ khẩu (hoặc giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể, Giấy đăng ký tạm trú có thời hạn của cha, mẹ trẻ).

(iii) Điền và nộp mẫu tờ khai đăng ký khai sinh (quy định tại Thông tư số 15/2015/TT-BTP ngày 16/11/2015 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật hộ tịch và Nghị định 123/2015/NĐ-CP).

Bước 2: Nộp và xuất trình các giấy tờ trên tại UBND cấp xã nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ (áp dụng trong trường hợp cả cha và mẹ của trẻ là công dân VN cư trú trong nước).

Theo quy định tại Điều 13 Luật Hộ tịch, UBND xã phường được quyền đăng ký khai sinh cho trẻ em sinh sống trên địa bàn.

(i) Nếu người cha hoặc mẹ đăng ký thường trú ở một nơi nhưng thực tế đang sinh sống, làm việc ổn định ở nơi khác (nơi đăng ký tạm trú), thì UBND cấp xã, nơi đó cũng có quyền đăng ký khai sinh cho trẻ.

(ii) Nếu cha, mẹ không có HKTT thì UBND cấp xã nơi cha, mẹ đăng ký tạm trú thực hiện việc đăng ký khai sinh cho trẻ.

(iii) Nếu không xác định được nơi cư trú của cha, mẹ thì nộp tại UBND cấp xã, nơi trẻ đang sinh sống trên thực tế.

(iv) Nếu trẻ em sinh ra tại Việt Nam mà cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam (VN) còn người kia là người nước ngoài hoặc người không quốc tịch; cha và mẹ là công dân VN định cư ở nước ngoài… thì nộp giấy tờ đăng ký khai sinh tại UBND cấp huyện nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ.

Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ đăng ký khai sinh và cấp Giấy khai sinh

(i) Sau khi nhận và kiểm tra các giấy tờ trên, nếu thấy thông tin khai sinh đầy đủ và phù hợp, công chức tư pháp – hộ tịch ghi nội dung khai sinh vào Sổ hộ tịch, trình Chủ tịch UBND cấp xã ký vào bản chính Giấy khai sinh. Công chức tư pháp – hộ tịch và người đi đăng ký khai sinh cùng ký tên vào Sổ hộ tịch.

(ii) Giấy khai sinh chỉ được cấp 1 bản chính. Bản sao Giấy khai sinh được cấp theo yêu cầu của người đi khai sinh.

(iii) Thời hạn giải quyết cấp giấy khai sinh: trong 1 ngày. Trường hợp cần xác minh, không quá 05 ngày làm việc.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

Bài viết trong lĩnh vực pháp luật dân sự được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

Hướng Dẫn Thủ Tục Làm Giấy Khai Sinh Cho Con

Thủ tục làm giấy khai sinh cho con gồm những gì?

– Giấy chứng sinh tại nơi trẻ sinh ra. Trường hợp trẻ sinh ra ngoài cơ sở Y tế thì bắt buộc phải có giấy chứng sinh thay văn bản xác nhận của người làm chứng. Trường hợp, do người nhà vội, quên hay vì lý do cá nhân mà không có giấy chứng sinh, thì phải làm giấy cam đoan.

– Sổ Hộ khẩu, trường hợp bố mẹ đã ly hôn thì mang hộ khẩu của người đi khai sinh.

– Giấy chứng nhận kết hôn của bố mẹ. Trong trường hợp cả 2 chưa kết hôn thì cán bộ Tư pháp không cần phải kiểm tra giấy đăng ký kết hôn.

– CMND/Hộ chiếu Việt Nam (bản chính và bản photo) của cha mẹ hoặc người đi làm thay.

– Điền mẫu tờ khai đăng ký khai sinh.

Thủ tục làm giấy khai sinh cho con

Bước 1: Người đi đăng ký khai sinh (cha, mẹ, ông, bà hoặc người thân thích khác của trẻ hoặc cá nhân, tổ chức nhận nuôi dưỡng trẻ) chuẩn bị những giấy tờ sau:

– Nộp bản chính Giấy chứng sinh (do Bệnh viện, Cơ sở y tế nơi trẻ sinh ra cấp). Nếu không có giấy chứng sinh thì phải có văn bản xác nhận của người làm chứng về việc sinh. Nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh; Biên bản xác nhận việc trẻ bị bỏ rơi do cơ quan có thẩm quyền lập (trường hợp trẻ em bị bỏ rơi); văn bản chứng minh việc mang thai hộ (trường hợp trẻ em sinh ra do mang thai hộ).

– Người đi đăng ký khai sinh xuất trình bản chính một trong các giấy tờ tùy thân (hộ chiếu, chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng) để chứng minh về nhân thân; giấy chứng nhận kết hôn (nếu cha, mẹ của trẻ đã đăng ký kết hôn); sổ Hộ khẩu (hoặc giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể, Giấy đăng ký tạm trú có thời hạn của cha, mẹ trẻ).

– Điền và nộp mẫu tờ khai đăng ký khai sinh (quy định tại Thông tư số 15/2015/TT-BTP ngày 16/11/2015 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật hộ tịch và Nghị định 123/2015/NĐ-CP).

Bước 2: Nộp và xuất trình các giấy tờ trên tại UBND xã, phường, thị trấn (gọi tắt là UBND cấp xã) nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ (áp dụng trong trường hợp cả cha và mẹ của trẻ là công dân VN cư trú trong nước).

Theo quy định tại Điều 13 Luật Hộ tịch, UBND xã phường được quyền đăng ký khai sinh cho trẻ em sinh sống trên địa bàn.

– Nếu người cha hoặc mẹ đăng ký thường trú ở một nơi nhưng thực tế đang sinh sống, làm việc ổn định ở nơi khác (nơi đăng ký tạm trú), thì UBND cấp xã, nơi đó cũng có quyền đăng ký khai sinh cho trẻ.

– Nếu cha, mẹ không có HKTT thì UBND cấp xã nơi cha, mẹ đăng ký tạm trú thực hiện việc đăng ký khai sinh cho trẻ.

– Nếu không xác định được nơi cư trú của cha, mẹ thì nộp tại UBND cấp xã, nơi trẻ đang sinh sống trên thực tế.

– Nếu trẻ em sinh ra tại Việt Nam mà cha hoặc mẹ là công dân VN còn người kia là người nước ngoài hoặc người không quốc tịch; cha hoặc mẹ là công dân VN cư trú ở trong nước còn người kia là công dân VN định cư ở nước ngoài; cha và mẹ là công dân VN định cư ở nước ngoài; cha và mẹ là người nước ngoài hoặc người không quốc tịch thì nộp giấy tờ đăng ký khai sinh tại UBND cấp huyện nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ.

Đăng ký khai sinh trong một số trường hợp đặc biệt:

1. Đăng ký khai sinh cho trẻ bị bỏ rơi: được thực hiện tại UBND cấp xã nơi trẻ bị bỏ rơi. (UBND cấp xã tiến hành niêm yết tại trụ sở trong 7 ngày liên tục về việc trẻ bị bỏ rơi. Hết thời hạn niêm yết, nếu không có thông tin về cha, mẹ đẻ của trẻ, UBND cấp xã thông báo cho cá nhân hoặc tổ chức đang tạm thời nuôi dưỡng trẻ tiến hành đăng ký khai sinh cho trẻ.

2. Đăng ký khai sinh cho trẻ không thuộc diện bị bỏ rơi, chưa xác định được cha và mẹ: được thực hiện như quy định ở mục 1, trong Sổ hộ tịch ghi rõ “Trẻ chưa xác định được cha, mẹ”.

3. Đăng ký khai sinh cho trẻ chưa xác định được cha, mẹ: UBND cấp xã nơi trẻ đang cư trú có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ chưa xác định được cha, mẹ.

Trường hợp chưa xác định được cha thì khi đăng ký khai sinh họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của con được xác định theo họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của mẹ; phần ghi về cha trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ để trống. Nếu vào thời điểm đăng ký khai sinh người cha yêu cầu làm thủ tục nhận con thì UBND kết hợp giải quyết việc nhận con và đăng ký khai sinh.

4. Đăng ký khai sinh cho trẻ em sinh ra do mang thai hộ: Người yêu cầu đăng ký khai sinh nộp giấy tờ theo quy định nêu trên và văn bản xác nhận của cơ sở y tế đã thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản cho việc mang thai hộ. Phần khai về cha, mẹ của trẻ được xác định theo cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ.

5. Đăng ký khai sinh cho trẻ em sinh ra ở nước ngoài về cư trú tại Việt Nam: UBND cấp huyện nơi cư trú của trẻ em có cha hoặc mẹ hoặc cả cha và mẹ là công dân Việt Nam, thực hiện đăng ký khai sinh cho trẻ em sinh ra ở nước ngoài mà chưa được đăng ký khai sinh

Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ đăng ký khai sinh và cấp Giấy khai sinh

– Sau khi nhận và kiểm tra các giấy tờ trên, nếu thấy thông tin khai sinh đầy đủ và phù hợp, công chức Tư pháp – hộ tịch ghi nội dung khai sinh vào Sổ hộ tịch, trình Chủ tịch UBND cấp xã ký vào bản chính Giấy khai sinh. Công chức tư pháp – hộ tịch và người đi đăng ký khai sinh cùng ký tên vào Sổ hộ tịch.

– Giấy khai sinh chỉ được cấp 1 bản chính. Bản sao Giấy khai sinh được cấp theo yêu cầu của người đi khai sinh.

– Thời hạn giải quyết cấp giấy khai sinh: trong 1 ngày. Trường hợp cần xác minh, không quá 05 ngày làm việc. Thời gian nhận giấy khai sinh: từ Thứ 2 đến sáng Thứ 7 hàng tuần.

– Làm giấy khai sinh không tính lệ phí.

– Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày sinh con, cha, mẹ phải đi khai sinh cho con. Nếu không thể đi được thì nhờ ông, bà hoặc người thân thích đi làm giùm.

Quá thời hạn quy định thì bị phạt cảnh cáo (Khoản 1 Điều 27 Nghị định 110/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã).

Làm giấy khai sinh muộn bị phạt bao nhiêu?

Trong trường hợp người có nghĩa vụ đăng ký khai sinh cho trẻ mà không thực hiện trong thời gian 60 ngày kể từ ngày trẻ sinh thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 27 Nghị định 110/2013/NĐ-CP. Cụ thể như sau:

Điều 27. Hành vi vi phạm quy định về đăng ký khai sinh

1. Cảnh cáo đối với người có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em mà không thực hiện việc đăng ký đúng thời hạn quy định.

2. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi sửa chữa, tẩy xóa, làm sai lệch nội dung giấy tờ do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp để làm thủ tục đăng ký khai sinh.

3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Làm chứng sai sự thật về việc sinh;

b) Cố ý khai không đúng sự thật về nội dung khai sinh;

c) Sử dụng giấy tờ giả để làm thủ tục đăng ký khai sinh.

4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi làm giả giấy tờ để làm thủ tục đăng ký khai sinh.

5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Hủy bỏ giấy tờ giả đối với hành vi quy định tại Điểm c Khoản 3, Khoản 4 Điều này.

Như vậy: Nếu chần chừ không đi đăng ký khai sinh cho con, các bậc cha mẹ sẽ chỉ bị phạt cảnh cáo mà không bị phạt tiền.

CÔNG TY LUẬT THIÊN MINH

Address: Tòa AQUA 2 109OT12B Vinhomes Golden River, số 2 Tôn Đức Thắng, Phường Bến Nghé, Quận 1

Hotline: 0839 400 004 – 0836 400 004

Email: info@congtyluatthienminh.vn

Trân trọng !