Top 11 # Xem Nhiều Nhất Thủ Tục Làm Giấy Khai Sinh 2020 Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Hanoisoundstuff.com

Thủ Tục Làm Lại Giấy Khai Sinh 2022

Giấy khai sinh là một trong những loại giấy tờ chứng minh nhân thân quan trọng của mỗi con người, đây là loại giấy tờ xuất hiện trong hầu hết các thủ tục hành chính. Khác với chứng minh thư, thẻ căn cước hay hộ chiếu khi mất đi thì công dân sẽ dễ dàng xin được cấp lại, còn giấy khai sinh theo quy định hiện hành của pháp luật thì không phải trường hợp nào mất giấy khai sinh cũng được xin cấp lại.

Trường hợp nào làm lại giấy khai sinh?

Giấy khai sinh là văn bản được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đây là loại giấy tờ quan trọng, là căn cứ để công dân có thể thực hiện các quyền của mình như: Đăng ký kết hôn, đăng ký hộ khẩu, đăng ký nhập học…và xuất hiện trong hầu hết tất cả các thủ tục hành chính

Tuy nhiên, khi giấy khai sinh bị mất hoặc bị hư hỏng thì không phải trường hợp nào cũng được làm lại giấy khai sinh. Cụ thể theo quy định tại Nghị định 123/2015/NĐ-CP thì chỉ đối với những trường hợp khai sinh từ thời điểm 1/1/2016 đổ về thời gian trước mà bị mất hết sổ hộ tịch và bản chính giấy tờ hộ tịch thì mới được đi đăng ký làm lại giấy khai sinh

Còn nếu đối với những trường hợp đăng ký khai sinh trước 1/1/2016 nhưng vẫn còn sổ hộ tịch hoặc bản chính giấy tờ hộ tịch thì sẽ không được đăng ký làm lại giấy khai sinh mà chỉ được yêu cầu trích lục hộ tịch

Thủ tục làm lại giấy khai sinh như thế nào?

Đối với trường hợp tiến hành thủ tục làm lại giấy khai sinh, các bước thực hiện như sua:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ xin cấp lại giấy khai sinh gồm các loại giấy tờ:

– Tờ khai theo mẫu quy định, trong đó phải có cam đoan của người yêu cầu làm lại về việc khôn còn lưu giữ được bản chính giấy khai sinh

– Nếu trong trường hợp người yêu cầu cấp lại giấy khai sinh là cán bộ, công chức, viên chức, người làm việc trong lực lượng vũ trang thì cần phải cung cấp thêm văn bản xác nhận của thủ trưởng đơn vị

Bước 2: Nộp hồ sơ xin làm lại giấy khai sinh

Sau khi chuẩn bị xong hồ sơ thì người có yêu cầu cấp lại giấy khai sinh tiến hành nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi trước đó đã cấp giấy khai sinh

Nếu trong trường hợp việc đăng ký lại giấy khai sinh thực hiện ở Ủy ban nhân dân cấp xã không phải là nơi đăng ký khai sinh trước đây thì sẽ có văn bản đề nghị UBND nơi đăng ký trước đây để kiểm tra, xác minh lại thông tin

Bước 3: Nhận kết quả

Kể từ thời điểm tiếp nhận hồ sơ, công chức tư pháp – hộ tịch sẽ kiểm tra, xác minh lại hồ sơ. Nếu hồ sơ hợp lệ thì sẽ tiến hành đăng ký lại khai sinh như thủ tục đăng ký khai sinh lần đầu.

Mẫu đơn xin cấp lại giấy khai sinh

Nơi thường trú/tạm trú: (2) …………………………………………………………………………………………..

Số Giấy CMND/Giấy tờ hợp lệ thay thế: (3) …………………………………………………………..

Quan hệ với người được cấp lại bản chính Giấy khai sinh: …………………………………….

Họ và tên: …………………………………………….Giới tính: …………………………….

Ngày, tháng, năm sinh: ……………………………………………………………………….

Nơi sinh: (4) ……………………………………………………………………………………………………..

Dân tộc: ………………………………………………………. Quốc tịch: ……………………

Nơi thường trú/tạm trú: (2) …………………………………………………………………………………..

Họ và tên cha: …………………………………………………………….

Dân tộc: ……………. Quốc tịch: ……………………….Năm sinh ………………

Nơi thường trú/tạm trú: (5) ………………………………………………………………………………….

Họ và tên mẹ: ……………………………………………………………………

Dân tộc: …………………Quốc tịch: ………………………..Năm sinh ……………..

Nơi thường trú/tạm trú: (5) ………………………………………………………………………………….

Đã đăng ký khai sinh tại: ………………….. ngày ……….. tháng ………. năm ……

Theo Giấy khai sinh số: (6) ………………………Quyển số (6): ………………………..

Lý do xin cấp lại: ……………………………………………………………………………….

Chú thích:

(1) Ghi rõ tên cơ quan thực hiện việc cấp lại bản chính Giấy khai sinh.

(2) Ghi theo địa chỉ đăng ký thường trú và gạch cụm từ “tạm trú”; nếu không có nơi đăng ký thường trú thì gạch hai từ “thường trú” và ghi theo địa chỉ đăng ký tạm trú.

(3) Nếu ghi theo số CMND, thì gạch cụm từ ” Giấy tờ hợp lệ thay thế “; nếu ghi theo số Giấy tờ hợp lệ thay thế thì ghi rõ tên giấy tờ và gạch cụm từ “CMND”.

4) Trường hợp trẻ em sinh tại bệnh viện, thì ghi tên bệnh viện và địa danh hành chính nơi trẻ em sinh ra (ví dụ: bệnh viện Phụ sản Hà Nội). Trường hợp trẻ em sinh tại cơ sở y tế, thì ghi tên cơ sở y tế và địa danh hành chính nơi trẻ em sinh ra (ví dụ: Trạm y tế xã Văn Bình, huyện Thường Tín, Tp. Hà Nội).

Trường hợp trẻ em sinh ngoài bệnh viện và cơ sở y tế, thì ghi địa danh của 03 cấp hành chính (cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh), nơi trẻ em sinh ra (ví dụ: xã Văn Bình, huyện Thường Tín, Tp. Hà Nội).

Trường hợp trẻ em được sinh ra ở nước ngoài, thì nơi sinh được ghi theo tên thành phố, tên nước, nơi trẻ em đó được sinh ra (ví dụ: Luân Đôn, Liên hiệp vương quốc Anh và Bắc Ai-len; Berlin, Cộng hòa liên bang Đức).

(5) Ghi nơi thường trú/tạm trú của bố, mẹ tại thời điểm đăng ký khai sinh cho con; cách ghi thực hiện theo hướng dẫn tại điểm (2)

(6) Chỉ khai khi biết rõ.

Có xin cấp lại giấy khai sinh online được không?

Hiện nay ở Việt Nam, người dân có thể đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú, cấp thẻ bảo hiểm y tế trực tuyến thông qua các cổng thông tin hỗ trợ như Cổng dịch vụ công Quốc gia (http://www.dichvucong,gov.vn), cổng thông tin Hộ tịch (https://hotichdientu.moj.gov.vn) dành cho tất cả các tỉnh trên cả nước. Ngoài ra ở các thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Đồng Nai thì sẽ có các cổng dịch vụ riêng.

Tuy nhiên về thủ tục làm lại giấy khai sinh thì pháp luật chưa có quy định về hình thức nộp hồ sơ online, vì vậy cá nhân muốn xin cấp lại giấy khai sinh phải trực tiếp nộp hồ sơ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền để được giải quyết.

Thủ Tục Làm Giấy Khai Sinh Cho Con Mới Nhất 2022

Hướng dẫn thủ tục làm giấy khai sinh cho con 2019 theo đúng quy định

– Giấy chứng sinh ( bản chính) do bệnh viện hoặc nơi trẻ được sinh ra cấp giấy.

– Trường hợp nếu không có giấy chứng sinh. Bạn cần có văn bản xác nhận của địa phương hoặc văn bản xác nhận của người làm chứng việc sinh.

Đối với những trẻ bị bỏ rơi hay mang thai hộ. Bạn cần chuẩn bị văn bản xác nhận trẻ bỏ rơi hay mang thai hộ do các cấp chính quyền địa phương lập và xác nhận.

– Kê khai chi tiết và cụ thể vào mẫu đăng ký giấy khai sinh do cơ quan nhà nước cấp. Chi phí làm giấy khai sinh cho con hoàn toàn miễn phí.

2. Đăng ký hồ sơ thủ tục làm giấy khai sinh

Theo Điều 13 Luật Hộ tịch, cơ quan UBND xã (phường) được quyền đăng ký giấy khai sinh cho trẻ sinh sống tại nơi cư trú trong trường hợp sau:

– Khi cha (mẹ) đăng ký thường trú tịa địa phương nhưng trên thực tế cha (mẹ) làm việc và sinh sống một nơi khác thì cơ quan nhà nước UBND cấp xã (phường) có quyền cấp giấy khai sinh cho con.

– Cha mẹ có thể dùng sổ đăng ký tạm trú để làm thủ tục làm giấy khai sinh cho con.

– Trường hợp khác, cha mẹ có thể nộp hồ sơ đăng ký thủ tục làm giấy khai sinh tại nơi trẻ đang sinh sống.

3. Tiếp nhận hồ sơ

Sau khi kiểm tra các giấy tờ đầy đủ và chính xác. Bộ phận tư pháp – hộ tịch sẽ ghi chép thông tin về sổ hộ tịch và chuyển đến Chủ tịch UBND cấp xã (phường) ký vào bản chính của giấy khai sinh. Sau đó sẽ cấp giấy khai sinh bản chính cho con.

Lưu ý:

– Chi phí làm giấy khai sinh cho con hoàn toàn miễn phí.

– Thời hạn làm giấy khai sinh cho con trong vòng 60 tháng kể từ ngày sinh trẻ. Nếu cha hoặc mẹ không có thời gian đi đăng ký hồ sơ, bạn có thể nhờ ông bà đi giúp. Tránh bị phạt do làm thủ tục làm giấy khai sinh quá hạn quy đinh.

Mức phạt cụ thể khi bạn thực hiện qua thời gian quy định của thủ tục làm giấy khai sinh

Phạt tiền từ 1.000.000-3.000.000 đồng với hành vi cố ý khai gian lận, không đúng sự thật hoặc sử dụng giấy tờ giả để đăng ký làm giấy khai sinh.

4. Cấp giấy khai sinh

Sau khi hoàn thành, trẻ được cấp 1 bản chính giấy khai sinh. Nếu người đi làm khai sinh yêu cầu làm thêm bản sao thì bộ phận tư pháp – hộ tịch sẽ giải quyết.

Thường giấy khai sinh được giải quyết hồ sơ và cấp ngay trong ngày. Trường hợp hồ sơ thiếu hay cần xác nhận thì thời gian đăng ký giấy khai sinh kéo dài từ 5 – 7 ngày.

Thủ Tục Làm Giấy Khai Sinh Quá Hạn

Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn chi tiết trình tự thủ tục làm giấy khai sinh quá hạn cho con nếu quá 60 ngày kể từ ngày sinh mà chưa làm giấy khai sinh.

Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày sinh con, cha, mẹ có trách nhiệm đi khai sinh cho con; nếu cha, mẹ không thể đi khai sinh, thì ông, bà hoặc những người thân thích khác đi khai sinh cho trẻ em. Nếu chưa kịp đăng ký sẽ bị phạt theo quy định pháp luật.

Đăng ký khai sinh quá hạn bị phạt bao nhiêu?

Trong trường hợp người có nghĩa vụ đăng ký khai sinh cho trẻ mà không thực hiện trong thời gian 60 ngày kể từ ngày trẻ sinh thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 27 Nghị định 110/2013/NĐ-CP. Cụ thể như sau:

Điều 27. Hành vi vi phạm quy định về đăng ký khai sinh

1. Cảnh cáo đối với người có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em mà không thực hiện việc đăng ký đúng thời hạn quy định.

2. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi sửa chữa, tẩy xóa, làm sai lệch nội dung giấy tờ do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp để làm thủ tục đăng ký khai sinh.

3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Làm chứng sai sự thật về việc sinh;

b) Cố ý khai không đúng sự thật về nội dung khai sinh;

c) Sử dụng giấy tờ giả để làm thủ tục đăng ký khai sinh.

4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi làm giả giấy tờ để làm thủ tục đăng ký khai sinh.

5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Hủy bỏ giấy tờ giả đối với hành vi quy định tại Điểm c Khoản 3, Khoản 4 Điều này.

Thủ tục làm giấy khai sinh quá hạn

Người đăng ký khai sinh quá hạn nộp các giấy tờ:

– Giấy chứng sinh (theo mẫu quy định): Giấy chứng sinh do cơ sở y tế, nơi sinh ra cấp; nếu sinh ra ngoài cơ sở y tế, thì giấy chứng sinh được thay bằng văn bản xác nhận của người làm chứng. Trong trường hợp không có người làm chứng, thì người đi khai sinh phải làm giấy cam đoan về việc sinh là có thực.

– Giấy chứng nhận kết hôn của cha, mẹ đẻ (nếu cha, mẹ của người được khai sinh có đăng ký kết hôn).

Sau khi nộp đủ giấy tờ hợp lệ, cán bộ Tư pháp hộ tịch ghi vào sổ đăng ký bản chính Giấy khai sinh. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ký và cấp một bản chính Giấy khai sinh. Trong cột ghi chú của Sổ đăng ký khai sinh phải ghi rõ “Đăng ký quá hạn.”

Trường hợp cần phải xác minh, thì thời hạn xác minh không quá 5 ngày.

Khi đi đăng ký khai sinh nếu có hồ sơ, giấy tờ cá nhân như: Sổ hộ khẩu, Giấy chứng minh nhân dân, học bạ, bằng tốt nghiệp, lý lịch cán bộ, lý lịch đảng viên, mà trong các hồ sơ, giấy tờ đó đã có sự thống nhất về họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; dân tộc; quốc tịch; quê quán, thì sẽ được đăng ký đúng theo nội dung đó.

Trường hợp họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; dân tộc; quốc tịch; quê quán trong các hồ sơ, giấy tờ nói trên không thống nhất thì đăng ký theo hồ sơ, giấy tờ được lập đầu tiên. Trong trường hợp địa danh đã có thay đổi, thì phần khai về quê quán được ghi theo địa danh hiện tại.

Phần khai về cha mẹ trong Giấy khai sinh và Sổ đăng ký khai sinh được ghi theo thời điểm đăng ký khai sinh quá hạn. Riêng phần ghi về quốc tịch của cha, mẹ bạn trong trường hợp cha, mẹ bạn đã được thôi quốc tịch Việt Nam, đã nhập quốc tịch nước ngoài, thì quốc tịch của cha, mẹ bạn vẫn phải ghi quốc tịch Việt Nam; quốc tịch hiện tại của cha, mẹ sẽ được ghi chú vào Sổ đăng ký khai sinh và mặt sau của bản chính Giấy khai sinh.

CÔNG TY LUẬT THIÊN MINH

Address: Tòa AQUA 2 109OT12B Vinhomes Golden River, số 2 Tôn Đức Thắng, Phường Bến Nghé, Quận 1

Hotline: 0839 400 004 – 0836 400 004

Email: info@congtyluatthienminh.vn

Trân trọng !

Thủ Tục Làm Giấy Khai Sinh Của Con Nuôi ?

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn pháp luật hành chínhchuyên trang www.phapluattructuyen.com

Luật sư tư vấn pháp luật hành chính trực tuyến,:Trả lời: 1. Cơ sở pháp lý: Yêu cầu tư vấn

Luật nuôi con nuôi năm 2010

2. Luật sư tư vấn:

Luật cư trú năm 2006 (Luật cư trú sửa đổi, bổ sung năm 2013)

Khoản 4 điều 21 Luật Nuôi con nuôi quy định:

“Điều 21. Sự đồng ý cho làm con nuôi

1. Việc nhận nuôi con nuôi phải được sự đồng ý của cha mẹ đẻ của người được nhận làm con nuôi; nếu cha đẻ hoặc mẹ đẻ đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc không xác định được thì phải được sự đồng ý của người còn lại; nếu cả cha mẹ đẻ đều đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc không xác định được thì phải được sự đồng ý của người giám hộ; trường hợp nhận trẻ em từ đủ 09 tuổi trở lên làm con nuôi thì còn phải được sự đồng ý của trẻ em đó.

2. Người đồng ý cho làm con nuôi quy định tại khoản 1 Điều này phải được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi nhận hồ sơ tư vấn đầy đủ về mục đích nuôi con nuôi; quyền, nghĩa vụ giữa cha mẹ nuôi và con nuôi; quyền, nghĩa vụ giữa cha mẹ đẻ và con sau khi người đó được nhận làm con nuôi.

3. Sự đồng ý phải hoàn toàn tự nguyện, trung thực, không bị ép buộc, không bị đe doạ hay mua chuộc, không vụ lợi, không kèm theo yêu cầu trả tiền hoặc lợi ích vật chất khác.

4. Cha mẹ đẻ chỉ được đồng ý cho con làm con nuôi sau khi con đã được sinh ra ít nhất 15 ngày. “

Theo như bạn trình bày thì bạn mới nhận con nuôi là một em bé mới sinh vài ngày tuổi, nếu em bé đó mới sinh trong vòng 15 ngày tuổi đổ lại thì theo quy định pháp luật trường hợp này cha mẹ đẻ của bé không được đồng ý cho con làm con nuôi.

Theo quy định tại điều 13 Luật Cư trú năm 2006 thì em bé này phải nhập hộ khẩu vào hộ khẩu của cha mẹ đẻ

2. Người chưa thành niên có thể có nơi cư trú khác với nơi cư trú của cha, mẹ nếu được cha, mẹ đồng ý hoặc pháp luật có quy định.”

Thủ tục làm giấy khai sinh và nhập hộ khẩu cho con nuôi?

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: Yêu cầu tư vấn hoặc gửi qua emailđể nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Pháp luật trực tuyến.

Bộ phận Luật sư Tư vấn Pháp luật Hành Chính – Pháp luật trực tuyến Luật sư Hà Trần

Rất mong nhận được sự hợp tác!