Chuẩn bị hồ sơ (Tờ khai, giấy xác nhận của cơ sở y tế, giấy xác nhận về tình trạng hôn nhân, sổ hộ khẩu, giấy tờ tuỳ thân)
Tiến hành hợp pháp hóa lãnh sự giấy tờ
Nộp hồ sơ tại Phòng Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi công dân Việt Nam cư trú
Giải quyết hồ sơ
Trao Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn
Xã hội càng hiện đại, công nghệ kĩ thuật càng phát triển thì việc tìm hiểu giao lưu kết bạn hẹn hò ngày càng trở nên dễ dàng. Chính vì thế, nhu cầu đăng ký kết hôn với người nước ngoài trong những năm gần đây có xu hướng tăng cao. Cho nên, việc bổ sung và nâng cao kiến thức về đăng ký kết hôn với người nước ngoài là điều vô cùng quan trọng và cần thiết không chỉ đối với những ai đang có dự định kết hôn mà còn có ý nghĩa đối với các cặp đôi yêu nhau trước khi bước vào cuộc sống hôn nhân. Căn cứ theo quy định của pháp luật, Luật Quang Huy chúng tôi chúng tôi xin tư vấn về vấn đề về thủ tục đăng ký kết hôn với người nước ngoài như sau:
Luật hôn nhân và gia đình năm 2014;
Luật hộ tịch năm 2014;
Nghị định 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật hộ tịch.
Điều kiện kết hôn với người nước ngoài
Điều 126 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định như sau:
1.Trong việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, mỗi bên phải tuân theo pháp luật của nước mình về điều kiện kết hôn; nếu việc kết hôn được tiến hành tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam thì người nước ngoài còn phải tuân theo các quy định của Luật này về điều kiện kết hôn.
2.Việc kết hôn giữa những người nước ngoài thường trú ở Việt Nam tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam phải tuân theo các quy định của Luật này về điều kiện kết hôn.
Do đó, điều kiện để hai người được kết hôn là phải thỏa mãn pháp luật theo quốc tịch của mỗi bên. Tại Việt Nam, Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về điều kiện kết hôn như sau:
1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.
2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.
Các trường hợp cấm kết hôn được quy định tại Điều 5 Luật hôn nhân và gia đình 2014 bao gồm:
Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;
Trình tự tiến hành thủ tục đăng ký kết hôn với người nước ngoài
Hồ sơ đăng ký kết hôn với người nước ngoài bao gồm những giấy tờ sau:
Giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền cấp chưa quá 06 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ, xác nhận hiện tại người đó không mắc bệnh tâm thần hoặc không mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình;
Lý lịch gia đình của công dân nước ngoài. ( hoặc hộ khẩu của công dân nước ngoài )
Lưu ý: Những giấy tờ cần hợp pháp hóa lãnh sự bao gồm:
Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp;
Giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền ở nước ngoài cấp;
Bản sao hộ chiếu của công dân nước ngoài;
Lý lịch gia đình của công dân nước ngoài.
Thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự giấy tờ được thực hiện như sau:
Bước 1: Đến cơ quan đại diện ngoại giao của nước ngoài tại Việt Nam để chứng thực con dấu thẩm quyền cấp các giấy tờ cần hợp pháp hóa lãnh sự là hợp pháp;
Bước 2: Tiến hành hợp pháp hóa lãnh sự tại Cục lãnh sự (Hà Nội) hoặc Sở Ngoại vụ (thành phố Hồ Chí Minh) sau khi các giấy tờ được xác nhận về chứng thực;
Bước 3 : Tiến hành dịch thuật/ công chứng tại cơ quan có thẩm quyền (Phòng Công chứng tư nhân hoặc các cơ quan đại diện ngoại giao).
Địa điểm: Công dân phải nộp hồ sơ tại Phòng Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi công dân Việt Nam cư trú.
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ, công chức làm công tác hộ tịch có trách nhiệm xác minh, nếu thấy đủ điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật thì Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết.
Căn cứ tình hình cụ thể, khi cần thiết, Bộ Tư pháp báo cáo Thủ tướng Chính phủ quy định bổ sung thủ tục phỏng vấn khi giải quyết yêu cầu đăng ký kết hôn nhằm bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của các bên và hiệu quả quản lý Nhà nước.
10 ngày làm việc sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, thì Phòng Tư pháp sẽ nghiên cứu, thẩm tra hồ sơ và xác minh nếu cần thiết.
Trường hợp một hoặc hai bên nam, nữ không thể có mặt để nhận Giấy chứng nhận kết hôn thì theo đề nghị bằng văn bản của họ, Phòng Tư pháp gia hạn thời gian trao Giấy chứng nhận kết hôn nhưng không quá 60 ngày, kể từ ngày Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ký Giấy chứng nhận kết hôn. Hết 60 ngày mà hai bên nam, nữ không đến nhận Giấy chứng nhận kết hôn thì Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện hủy Giấy chứng nhận kết hôn đã ký. Nếu sau đó hai bên nam, nữ vẫn muốn kết hôn với nhau thì phải tiến hành thủ tục đăng ký kết hôn từ đầu.