Top 10 # Xem Nhiều Nhất Thủ Tục Đăng Ký Kết Hôn Yếu Tố Nước Ngoài Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Hanoisoundstuff.com

Thủ Tục Đăng Ký Kết Hôn Có Yếu Tố Nước Ngoài

Người có yêu cầu đăng ký kết hôn (một bên nam hoặc nữ có thể trực tiếp nộp hồ sơ mà không cần có văn bản ủy quyền của bên còn lại) nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân quận, huyện nơi người đăng ký kết hôn cư trú, từ thứ hai đến thứ sáu (buổi sáng từ 07 giờ 30 phút đến 11 giờ 30 phút, buổi chiều từ 13 giờ 00 phút đến 17 giờ 00 phút) và sáng thứ bảy (từ 07 giờ 30 phút đến 11 giờ 30 phút) .

Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính hợp lệ và đầy đủ của các giấy tờ có trong hồ sơ:

+ Trường hợp hồ sơ hợp lệ và đầy đủ theo quy định thì cấp Biên nhận hồ sơ;

+ Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung hoàn thiện hồ sơ theo quy định. Trường hợp không thể bổ sung, hoàn thiện hồ sơ ngay thì phải lập văn bản hướng dẫn, trong đó nêu rõ loại giấy tờ, nội dung cần bổ sung, hoàn thiện, ký và ghi rõ họ tên người tiếp nhận hồ sơ;

+ Trong trường hợp hồ sơ không được bổ sung, hoàn thiện theo hướng dẫn thì người tiếp nhận hồ sơ từ chối tiếp nhận hồ sơ. Việc từ chối tiếp nhận hồ sơ phải được thể hiện bằng văn bản, trong đó ghi rõ lý do từ chối, người tiếp nhận ký và ghi rõ họ tên.

Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Phòng Tư pháp tiến hành nghiên cứu, thẩm tra hồ sơ và xác minh nếu thấy cần thiết;

Nếu hồ sơ hợp lệ, các bên có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình, không thuộc trường hợp từ chối đăng ký kết hôn theo quy định, Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện ký 02 bản chính Giấy chứng nhận kết hôn;

Trường hợp Ủy ban nhân dân quận, huyện từ chối đăng ký kết hôn, Phòng Tư pháp thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do cho hai bên nam, nữ;

Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện ký Giấy chứng nhận kết hôn, Phòng Tư pháp tổ chức trao Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên nam, nữ.

Khi đăng ký kết hôn cả hai bên nam, nữ phải có mặt tại trụ sở Ủy ban nhân dân quận, huyện, công chức làm công tác hộ tịch hỏi ý kiến hai bên nam, nữ, nếu các bên tự nguyện kết hôn thì ghi việc kết hôn vào Sổ đăng ký kết hôn, cùng hai bên nam, nữ ký tên vào Sổ. Hai bên nam, nữ cùng ký vào Giấy chứng nhận kết hôn;

* Trường hợp một hoặc hai bên nam, nữ không thể có mặt để nhận Giấy chứng nhận kết hôn thì theo đề nghị bằng văn bản của họ, Phòng Tư pháp gia hạn thời gian trao Giấy chứng nhận kết hôn nhưng không quá 60 ngày, kể từ ngày Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện ký Giấy chứng nhận kết hôn. Hết 60 ngày mà hai bên nam, nữ không đến nhận Giấy chứng nhận kết hôn thì Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện hủy Giấy chứng nhận kết hôn đã ký;

Nếu sau đó hai bên nam, nữ vẫn muốn kết hôn với nhau thì phải tiến hành thủ tục đăng ký kết hôn từ đầu.

Sở Tư Pháp] Đăng Ký Kết Hôn Có Yếu Tố Nước Ngoài.

+ Thành phần hồ sơ:

Hồ sơ đăng ký kết hôn được lập thành 01 bộ, bao gồm các loại giấy tờ sau đây:

1. Tờ khai đăng ký kết hôn (theo mẫu quy định);

2. Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân hoặc Tờ khai đăng ký kết hôn có xác nhận tình trạng hôn nhân của công dân Việt Nam được cấp chưa quá 06 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ; giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân của người nước ngoài do cơ quan có thẩm quyền của nước mà người đó là công dân cấp chưa quá 06 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ, xác nhận hiện tại người đó là người không có vợ hoặc không có chồng;

Trường hợp pháp luật nước ngoài không quy định việc cấp giấy tờ xác nhận tình trạng hôn nhân thì thay bằng giấy xác nhận tuyên thệ của người đó hiện tại không có vợ hoặc không có chồng, phù hợp với pháp luật của nước đó;

3. Giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài cấp chưa quá 06 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ, xác nhận người đó không mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không có khả năng nhận thức, làm chủ được hành vi của mình;

4. Bản sao một trong các giấy tờ để chứng minh về nhân thân, như Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu (đối với công dân Việt Nam cư trú ở trong nước), Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế như Giấy thông hành hoặc Thẻ cư trú (đối với người nước ngoài và công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài);

5. Bản sao sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú (đối với công dân Việt Nam cư trú ở trong nước), Thẻ thường trú hoặc Thẻ tạm trú hoặc Chứng nhận tạm trú (đối với người nước ngoài thường trú hoặc tạm trú tại Việt Nam kết hôn với nhau).

*Ngoài giấy tờ quy định trên, tùy từng trường hợp, bên nam, bên nữ phải nộp giấy tờ tương ứng sau đây:

b) Đối với công dân Việt Nam đã ly hôn tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thì phải nộp Giấy xác nhận về việc đã ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn đã tiến hành ở nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam;

c) Đối với công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài thì còn phải có giấy tờ chứng minh về tình trạng hôn nhân do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp;

d) Đối với người nước ngoài không thường trú tại Việt Nam thì phải có giấy do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài xác nhận người đó có đủ điều kiện kết hôn theo pháp luật của nước đó;

đ) Đối với người nước ngoài đã ly hôn với công dân Việt Nam tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thì phải nộp Giấy xác nhận về việc ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn đã tiến hành ở nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam.

*Lưu ý

– Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài lập, cấp hoặc xác nhận phải được hợp pháp hóa lãnh sự, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi có lại.

Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước láng giềng lập, cấp hoặc xác nhận để sử dụng giải quyết các việc hôn nhân và gia đình theo quy định tại Chương IV của Nghị định 24/2013/NĐ-CP được miễn hợp pháp hóa lãnh sự.

– Giấy tờ quy định trên bằng tiếng nước ngoài phải được địch ra tiếng Việt; bản dịch phải được chứng thực chữ ký người dịch theo quy định của pháp luật.

Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước láng giềng lập, cấp hoặc xác nhận để sử dụng giải quyết các việc hôn nhân và gia đình quy định tại Chương IV của Nghị định 24/2013/NĐ-CP chỉ cần dịch ra tiếng Việt, có cam kết của người dịch về việc dịch đúng nội dung, không cần chứng thực chữ ký người dịch.

– Bản sao giấy tờ trong hồ sơ yêu cầu giải quyết các việc hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài, hồ sơ đăng ký hoạt động của Trung tâm tư vấn, hỗ trợ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài theo quy định tại Nghị định này phải được chứng thực hợp lệ; trường hợp bản sao giấy tờ không có chứng thực thì phải xuất trình bản chính để đối chiếu.

Thủ Tục Đăng Ký Khai Sinh Có Yếu Tố Nước Ngoài 2022

Hiện nay, cùng với việc mở rộng hội nhập, giao lưu, số lượng trẻ em là con của công dân Việt Nam và người nước ngoài được sinh ra ngày càng gia tăng. Cùng với đó là những thắc mắc về vấn đề đăng ký hộ tịch, đặc biệt là việc đăng ký khai sinh có yếu tố nước ngoài được quy định như thế nào trong pháp luật Việt Nam. Luật Thành Đô xin tư vấn về vấn đề này như sau:

I. CĂN CỨ PHÁP LÝ

– Luật Hôn nhân và gia đình số 52/2014/QH13

– Luật Hộ tịch số 60/2014/QH13

– Nghị định số 123/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch

– Thông tư số 15/2015/TT-BTP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hộ tịch và Nghị định số 123/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch

II. TRƯỜNG HỢP ĐĂNG KÝ KHAI SINH CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI

Khoản 1 Điều 35 Luật Hộ tịch 2014 quy định: khai sinh có yếu tố nước ngoài được tiến hành khi cha hoặc mẹ thuộc một trong các trường hợp sau:

– Trẻ em được sinh ra ở nước ngoài chưa được đăng ký khai sinh về cư trú tại Việt Nam:

+ Có cha và mẹ là công dân Việt Nam

+ Có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam

– Trẻ em được sinh ra tại Việt Nam:

+ Có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là người nước ngoài hoặc người không quốc tịch

+ Có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam cư trú ở trong nước còn người kia là công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài

+ Có cha và mẹ là công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài

+ Có cha và mẹ là người nước ngoài hoặc người không quốc tịch

III. THỦ TỤC ĐĂNG KÝ KHAI SINH CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI

3.1. Thẩm quyền đăng ký khai sinh

Theo quy định tại Điều 35 Luật Hộ tịch 2014 thì Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của cha hoặc mẹ là cơ quan có thẩm quyền đăng ký khai sinh có yếu tố nước ngoài.

3.2. Hồ sơ cần chuẩn bị

3.1.1. Trường hợp trẻ em được sinh ra tại Việt Nam

Khoản 1 Điều 16 và Điều 44 Luật Hộ tịch 2014 quy định những loại giấy tờ phải chuẩn bị khi đăng ký khai sinh trong trường hợp này như sau:

* Tờ khai theo mẫu quy định

Họ, chữ đệm, tên người yêu cầu:…………………………………………………………………………..

Nơi cư trú: (2)…………………………………………………………………………………………………….

Giấy tờ tùy thân: (3)…………………………………………………………………………………………….

Quan hệ với người được khai sinh:……………………………………………………………………….

Họ, chữ đệm, tên:………………………………………………………………………………………………..

Ngày tháng năm sinh:………………… Ghi bằng chữ:………………………………………………….

Giới tính:…………………. Dân tộc:……………….. Quốc tịch:…………………………………………

Nơi sinh: (4)……………………………………………………………………………………………………….

Quê quán:…………………………………………………………………………………………………………..

Họ, chữ đệm, tên người mẹ:…………………………………………………………………………………

Năm sinh: (5)…………………….. Dân tộc:………………. Quốc tịch:…………………………………

Nơi cư trú: (2)…………………………………………………………………………………………………….

Họ, chữ đệm, tên người cha:…………………………………………………………………………………

Năm sinh: (5)…………………….. Dân tộc:……………….. Quốc tịch:………………………………..

Nơi cư trú: (2)…………………………………………………………………………………………………….

Tôi chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật về nội dung cam đoan của mình.

Làm tại:……………, ngày……. tháng……năm…….. Người yêu cầu

(Ký, ghi rõ họ tên)

(1) Ghi rõ tên cơ quan đăng ký khai sinh (2) Ghi theo nơi đăng ký thường trú, nếu không có nơi đăng ký thường trú thì ghi theo nơi đăng ký tạm trú; trường hợp không có nơi đăng ký thường trú và tạm trú thì ghi theo nơi đang sinh sống (3) Ghi thông tin giấy tờ tùy thân của người đi đăng ký, ghi rõ số, cơ quan cấp, ngày cấp hộ chiếu, chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ hợp lệ thay thế (4) Trường hợp sinh tại cơ sở y tế thì ghi rõ tên cơ sở y tế và địa chỉ trụ sở cơ sở y tế đó. Trường hợp sinh ngoài cơ sở y tế thì ghi địa danh của 3 cấp hành chính (xã, huyện, tỉnh) nơi sinh ra. (5) Ghi đầy đủ ngày, tháng sinh của cha, mẹ (nếu có)

* Giấy đăng ký kết hôn của cha mẹ hoặc bản sao công chứng, chứng thực

* Tờ khai đăng ký nhận con (đối với trường hợp cha mẹ không có giấy chứng nhận kết hôn)

* Giấy chứng sinh hoặc văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh

* Chứng cứ chứng minh quan hệ cha mẹ ( đối với trường hợp cha mẹ không có giấy chứng nhận đăng ký kết hôn)

* Văn bản thỏa thuận về việc lựa chọn quốc tịch (trường hợp có cha hoặc mẹ hoặc cả cha và mẹ là người nước ngoài)

* CMND, Hộ khẩu, Hộ chiếu (đối với trường hợp cha hoặc mẹ là người nước ngoài hoặc cư trú tại nước ngoài)

3.1.2. Trường hợp trẻ em sinh ra ở nước ngoài về cư trú tại Việt Nam

Theo khoản 2 Điều 29 Nghị định 123/2015/NĐ-CP và Điều 6 Thông tư 15/2015/TT-BTP thì cha mẹ cần chuẩn bị những giấy tờ sau:

* Tờ khai theo mẫu quy định (như trên)

* Giấy chứng sinh hoặc giấy tờ khác do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp xác nhận về việc trẻ em được sinh ra ở nước ngoài và quan hệ mẹ – con nếu có

* Giấy chứng minh trẻ em cư trú tại Việt Nam (ví dụ hộ chiếu, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế có dấu xác nhận nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh và văn bản xác nhận của cơ quan công an có thẩm quyền về việc trẻ em đang cư trú tại Việt Nam)

* Văn bản thỏa thuận của cha mẹ lựa chọn quốc tịch cho con (trường hợp trẻ em có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam, người kia là công dân nước ngoài)

* Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn của cha mẹ đứa trẻ bản gốc hoặc bản sao công chứng

* Tất cả giấy tờ bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt và được công chứng, có chữ ký của người công chứng; phải được hợp pháp hóa lãnh sự

*- Hộ chiếu, sổ hộ khẩu, sổ đăng ký tạm trú (đối với trường hợp cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam)

* Văn bản ủy quyền (trường hợp cha hoặc mẹ đứa trẻ không đi làm giấy khai sinh).

3.3. Trình tự thực hiện

– Bước 1: Người có yêu cầu đăng ký khai sinh nộp hồ sơ trực tiêp hoặc gửi hồ sơ qua hệ thống bưu chính đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND cấp huyện như sau:

+ UBND cấp huyện nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ đối với trường hợp trẻ em sinh ra tại Việt Nam

+ UBND cấp huyện nơi cư trú của trẻ em trường hợp trẻ em sinh ra ở nước ngoài về cư trú ở Việt Nam

– Bước 2: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND cấp huyện tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính hợp lệ và đầy đủ của các giấy tờ có trong hồ sơ

+ Trường hợp nộp trực tiếp:

/ Nếu hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ, công chức tiếp nhận và viết giấy biên nhận

/ Nếu hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì công chức hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo quy định. Trường hợp không thể bổ sung, hoàn thiện hồ sơ ngay thì phải lập văn bản hướng dẫn, trong đó nêu rõ những loại giấy tờ, nội dung cần bổ sung, hoàn thiện, ký và ghi rõ họ tên người tiếp nhận hồ sơ

/ Nếu hồ sơ không được bổ sung, hoàn thiện theo hướng dẫn thì người tiếp nhận hồ sơ từ chối tiếp nhận hồ sơ và phải lập thành văn bản, trong đó ghi rõ lí do từ chối, người tiếp nhận ký và ghi rõ họ tên.

+ Trường hợp nộp qua bưu chính:

Nếu hồ sơ đã đầy đủ và hợp lệ thì thực hiện giải quyết hồ sơ theo quy định. Nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa hợp lệ thì mời người nộp hồ sơ đến bổ sung theo quy định.

– Bước 3: Khi nhận được hồ sơ, nếu thấy thông tin khai sinh đầy đủ và hợp lệ, phòng Tư pháp báo cáo chủ tịch UBND cấp huyện ký giấy khai sinh cho người được đăng ký khai sinh. Công chức làm công tác đăng ký hộ tịch ghi nội dung khai sinh vào sổ đăng ký khai sinh và cùng người đi đăng ký ký tên vào sổ.

3.4. Lệ phí đăng ký khai sinh

Lệ phí đăng ký khai sinh tại UBND cấp huyện là 50.000 đồng/ trường hợp.

Tuy nhiên theo điều 11 Luật Hộ tịch 2014 thì miễn lệ phí đăng ký hộ tịch với trường hợp sau:

– Đăng ký hộ tịch cho người thuộc gia đình có công với cách mạng; người thuộc hộ nghèo; người khuyết tật;

– Đăng ký khai sinh, khai tử đúng hạn, giám hộ, kết hôn của công dân Việt Nam cư trú ở trong nước.

Quy Trình Thủ Tục Đăng Ký Khai Sinh Có Yếu Tố Nước Ngoài?

I. CĂN CỨ PHÁP LÝ

– Luật Hôn nhân và gia đình số 52/2014/QH13 ngày 19/6/2014;

– Luật Hộ tịch số 60/2014/QH13 ngày 20/11/2014;

– Nghị định 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật hộ tịch;

– Thông tư số 15/2015/TT-BTP ngày 16/11/2015 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hộ tịch và Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/1/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch (có hiệu lực từ ngày 02/01/2016).

II. THẨM QUYỀN ĐĂNG KÝ KHAI SINH

Căn cứ Điều 35 của Luật Hộ tịch 2014 quy định về Thẩm quyền đăng ký khai sinh như sau:

Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ thực hiện đăng ký khai sinh cho trẻ em trong các trường hợp sau đây:

1. Trẻ em được sinh ra tại Việt Nam:

a) Có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là người nước ngoài hoặc người không quốc tịch;

b) Có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam cư trú ở trong nước còn người kia là công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài;

c) Có cha và mẹ là công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài;

d) Có cha và mẹ là người nước ngoài hoặc người không quốc tịch;

2. Trẻ em được sinh ra ở nước ngoài chưa được đăng ký khai sinh về cư trú tại Việt Nam:

a) Có cha và mẹ là công dân Việt Nam;

b) Có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam.

III. THỦ TỤC ĐĂNG KÝ KHAI SINH

Căn cứ Điều 36 của Luật Hộ tịch 2014:

– Người đi đăng ký khai sinh nộp giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Luật này cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Trường hợp cha hoặc mẹ hoặc cả cha và mẹ là người nước ngoài thì phải nộp văn bản thỏa thuận của cha, mẹ về việc chọn quốc tịch cho con.

– Trường hợp cha, mẹ chọn quốc tịch nước ngoài cho con thì văn bản thỏa thuận phải có xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước ngoài mà người đó là công dân.

A. Thành phần hồ sơ đăng ký khai sinh:

* Giấy tờ phải xuất trình:

– Hộ chiếu hoặc chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc các giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng để chứng minh về nhân thân của người có yêu cầu đăng ký khai sinh;

– Giấy tờ chứng minh nơi cư trú để xác định thẩm quyền đăng ký khai sinh.

– Giấy chứng nhận kết hôn nếu cha, mẹ đã đăng ký kết hôn.

– Trường hợp trẻ em sinh ra ở nước ngoài về cư trú tại Việt Nam thì xuất trình giấy tờ chứng minh việc trẻ em nhập cảnh (hộ chiếu, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế có dấu xác nhận nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh) và giấy tờ chứng minh việc trẻ em cư trú tại Việt Nam (văn bản xác nhận của cơ quan công an có thẩm quyền).

Trường hợp gửi hồ sơ qua hệ thống bưu chính thì phải gửi kèm theo bản sao có chứng thực các giấy tờ phải xuất trình nêu trên.

Lưu ý: Đối với công dân Việt Nam, giấy tờ chứng minh nơi cư trú và Giấy chứng nhận kết hôn chỉ xuất trình trong giai đoạn Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc chưa được xây dựng xong và thực hiện thống nhất trên toàn quốc.

* Giấy tờ phải nộp

– Tờ khai đăng ký khai sinh theo mẫu (đính kèm)

– Giấy chứng sinh

– Trường hợp không có Giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có văn bản của người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh.

– Trường hợp trẻ em sinh ra tại nước ngoài thì nộp Giấy chứng sinh hoặc giấy tờ khác do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp xác nhận về việc trẻ em được sinh ra ở nước ngoài và quan hệ mẹ – con (nếu có);

– Trường hợp cha hoặc mẹ hoặc cả cha, mẹ là người nước ngoài thì phải nộp văn bản thỏa thuận của cha, mẹ về việc lựa chọn quốc tịch cho con. Trường hợp cha, mẹ chọn quốc tịch nước ngoài cho con thì văn bản thỏa thuận phải có xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước mà cha mẹ lựa chọn quốc tịch cho con.

– Văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật trong trường hợp ủy quyền thực hiện việc đăng ký khai sinh.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ

B. Trình tự thực hiện

– Trường hợp nộp trực tiếp:

+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ hợp lệ, công chức tiếp nhận và xử lý hồ sơ theo quy định.

Trường hợp tiếp nhận hồ sơ sau 15 giờ mà Ủy ban nhân dân quận, huyện không thể giải quyết và trả kết quả ngay trong ngày thì người tiếp nhận hồ sơ phải có phiếu hẹn ghi rõ thời gian (giờ, ngày) trả kết quả cho người nộp hồ sơ.

+ Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ, công chức được phân công tiếp nhận hướng dẫn bằng văn bản cho người nộp hồ sơ bổ sung và hoàn thiện hồ sơ theo quy định.

* Trường hợp nộp qua bưu chính: Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ thì thực hiện giải quyết hồ sơ theo quy định. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa hợp lệ thì mời người nộp hồ sơ đến bổ sung theo quy định.

Ngay khi nhận hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, công chức làm công tác hộ tịch, người đi đăng ký khai sinh cùng ký tên vào Sổ hộ tịch. Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp Giấy khai sinh cho người được đăng ký khai sinh. Trường hợp từ chối, thông báo bằng văn bản, có nêu rõ lý do.

*Lưu ý:

– Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ thực hiện đăng ký khai sinh. Đối với trường hợp trẻ em sinh ra ở nước ngoài mà chưa đăng ký khai sinh thì Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của trẻ em có cha hoặc mẹ; hoặc cả cha và mẹ là công dân Việt Nam.

– Trẻ em sinh ra tại Việt Nam có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là người nước ngoài hoặc người không có quốc tịch; có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam cư trú ở trong nước còn người kia là công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài; có cha và mẹ là công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài; có cha và mẹ là người nước ngoài hoặc người không quốc tịch.

– Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp, công chứng hoặc xác nhận để sử dụng cho việc đăng ký hộ tịch tại Việt Nam phải được hợp pháp hóa lãnh sự, trừ trường hợp được miễn theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; giấy tờ bằng tiếng nước ngoài phải được dịch ra tiếng Việt và công chứng bản dịch hoặc chứng thực chữ ký người dịch theo quy định của pháp luật.

IV. BIỂU MẪU HỒ SƠ

Tờ khai đăng ký khai sinh