Điều kiện: NLĐ đã hưởng ít nhất 01 tháng TCTN mà NLĐ có nhu cầu chuyển nơi hưởng đến tỉnh khác.
Thủ tục: NLĐ phải làm đề nghị chuyển nơi hưởng TCTN theo mẫu do Bộ trưởng BLĐTBXH quy định và gửi tới TTDVVL nơi đang hưởng TCTN. TTDVVL có trách nhiệm cung cấp hồ sơ chuyển nơi hưởng TCTN cho người lao động và gửi giấy giới thiệu chuyển nơi hưởng TCTN cho TTDVVL chuyển đến.
Luật bảo hiểm xã hội 2014
Luật việc làm 2013
Nghị định 28/2015/NĐ-CP quy định chi tiết về luật việc làm và luật bảo hiểm xã hội 2014.
Nghị định 115/2015/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết thực hiện Luật bảo hiểm xã hội bắt buộc 2014.
Điều kiện chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp
Căn cứ vào khoản 1 Điều 22 nghị định 28/2015/NĐ-CP quy định điều kiện chuyển nơi hưởng TCTN như sau:
“1. Người lao động đã hưởng ít nhất 01 tháng trợ cấp thất nghiệp theo quy định mà có nhu cầu chuyển nơi hưởng TCTN đến tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác thì phải làm đề nghị chuyển nơi hưởng TCTN theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định và gửi trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp”
Theo quy định trên, người lao động đã hưởng ít nhất 01 tháng trợ cấp thất nghiệp mà người lao động có nhu cầu chuyển nơi hưởng đến tỉnh khác thì nộp hồ sơ cho trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp để được giải quyết yêu cầu chuyển đổi nơi hưởng TCTN.
Thủ tục, hồ sơ chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp
Theo quy định tại khoản 2 khoản 1 Điều 22 nghị định 28/2015/ND-CP thì bạn có nhu cầu chuyển nơi hưởng TCTN thì phải làm hồ sơ chuyển nơi hưởng bảo hiểm gồm những trình tự, thủ tục giấy tờ sau:
Người lao động có nhu cầu chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp sang tỉnh khác là đơn đề nghị gửi Trung tâm dịch vụ việc là nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị của người lao động, trung tâm dịch vụ việc làm có trách nhiệm cung cấp hồ sơ chuyển nơi hưởng TCTN cho người lao động và gửi giấy giới thiệu chuyển nơi hưởng TCTN cho trung tâm dịch vụ việc làm nơi người lao động chuyển đến theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định.
Hồ sơ chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp bao gồm:
Đề nghị chuyển nơi hưởng TCTN của người lao động;
Giấy giới thiệu chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp;
Bản chụp quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp;
Bản chụp các quyết định hỗ trợ học nghề, quyết định tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp, quyết định tiếp tục hưởng trợ cấp thất nghiệp (nếu có);
Bản chụp thông báo về việc tìm kiếm việc làm hằng tháng (nếu có), các giấy tờ khác có trong hồ sơ hưởng trợ c
Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày cung cấp hồ sơ chuyển nơi hưởng TCTN cho người lao động theo quy định tại Khoản 2 Điều 22 Nghị định 28/2015/NĐ-CP, Trung tâm dịch vụ việc làm nơi người lao động chuyển đi gửi thông báo về việc chuyển nơi hưởng TCTN cho cấp tỉnh để dừng việc chi trả bảo hiểm thất nghiệp theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định.
Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày người lao động nhận được hồ sơ chuyển nơi hưởng TCTN, người lao động phải nộp hồ sơ chuyển nơi hưởng TCTN cho trung tâm dịch vụ việc làm nơi chuyển đến trừ các trường hợp quy định tại Khoản 6 Điều này.
Kể từ ngày người lao động nhận được hồ sơ chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp thì người lao động thực hiện các quyền và trách nhiệm trong thời gian đang hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định của pháp luật.
Đối với các đối tượng người lao động, chỉ thực hiện chuyển hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp khi đang hưởng dở mà phải di chuyển đến nơi khác sinh sống, cụ thể đối những trường hợp người lao động làm việc ở thành phố A sau khi kết thúc hợp đồng lao động ở thành phố A đó nếu chưa hưởng bảo hiểm thất nghiệp thì không phải chuyển nơi hưởng, vì theo quy định của pháp luật thì không quy định rõ địa điểm đăng ký hưởng trợ cấp thất nghiệp nên người lao động có thể đăng ký hưởng bảo hiểm thất nghiệp ở nơi thuận tiện nhất cho quá trình hưởng của mình.
Ví dụ: Anh Phan Văn Đức là người lao động làm việc tại Hà Nội, quê ở Nghệ An. Tháng 12-2018 anh chấp dứt hợp đồng với công ty. Như vậy trong trường hợp này nếu Văn Đức sau khi nghỉ việc ở Hà Nội rồi về Nghệ an để sinh sống thì trường hợp này Văn Đức không phải làm hồ sơ chuyển nơi hưởng bảo hiểm thất nghiệp.
Còn trong trường hợp tháng 12 Văn Đức nghỉ sau đó anh tiến hành nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp Hà Nội và anh đã hưởng được 1 tháng thì Văn Đức định về quê ăn tết và làm việc trong Nghệ An luôn không ra Hà Nội. Theo đó trong trường hợp này để bảo đảm quyền lợi của mình thì Văn Đức phải tiến hành việc làm hồ sơ chuyển nơi hưởng bảo hiểm thất nghiệp từ Hà Nội về Nghệ An, sau khi thực hiện việc chuyển hồ sơ này thì Văn Đức hoàn toàn có thể thực hiện tiếp thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp ở Nghệ An.