Câu hỏi được biên tập từchuyên mục hỏi đáp pháp luật đất đaicủa Pháp luật trực tuyến.
1. Cơ sở pháp lý:
Luật đất đai năm 2013
2. Nội dung phân tích:
1. Về hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa ông A và ông B.
Điều 167 có quy định về quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất của người sử dụng đất như sau: 1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này. 3. Việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất được thực hiện như sau: a) Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này; b) Hợp đồng cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp; hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất mà một bên hoặc các bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản được công chứng hoặc chứng thực theo yêu cầu của các bên; c) Văn bản về thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật về dân sự; d) Việc công chứng thực hiện tại các tổ chức hành nghề công chứng, việc chứng thực thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã.
Do đó, ông A hoàn toàn có thể chuyển nhượng mảnh đất trồng cây lâu năm trên cho ông B. Về hợp đồng chuyển nhượng phải được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật.
2. Về việc ông B xây nhà trên thửa đất được cấp giấy trồng cây lâu năm.
Trường hợp người sử dụng đất không phải đất ở nhưng muốn sử dụng với mục đích làm nhà ở thì phải lập thủ tục xin chuyển mục đích sử dụng đất thành đất ở. Khi chuyển mục đích sử dụng đất cần tiến hành một số công việc sau:
1. Xác định thửa đất cần chuyển mục đích sử dụng đất có được quy hoạch làm nhà ở hay không.
Để làm được việc này, ông B cần phải có bản vẽ sơ đồ vị trí của thửa đất hay thông tin về thửa đất được ghi trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Sau khi có các thông tin trên, ông B đến Phòng Tài nguyên – môi trường huyện để tìm hiểu thông tin về quy hoạch, nếu thửa đất không được quy hoạch là đất ở, ông B không cần tiến hành thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất như dự kiến.
Luật sư tư vấn Luật đất đai trực tuyến (24/7): Yêu cầu tư vấn
2. Với thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất, ông B cần thực hiện một số bước sau:
Tiến hành đăng ký với một công ty có chức năng đo đạc đất để lập bản vẽ hiện trạng vị trí của thửa đất mà ông/bà muốn chuyển mục đích sử dụng đất.
Nộp hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất tại Phòng Tài nguyên – môi trường huyện, hồ sơ bao gồm một số giấy tờ chủ yếu sau:
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
– Bản vẽ;
– Đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất;
Sau khi thụ lý hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét giải quyết đơn yêu cầu của ông B theo quy định của pháp luật. Nếu được cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, nơi đây sẽ lập phiếu chuyển hồ sơ của ông B đến Chi cục Thuế huyện để đóng tiền sử dụng đất, số tiền sử dụng đất cụ thể sẽ do cơ quan thuế tính toán.