Top 6 # Xem Nhiều Nhất Thủ Tục Chuyển Nhượng Đất Mất Bao Lâu Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Hanoisoundstuff.com

Thủ Tục Chuyển Nhượng Đất Trồng Cây Lâu Năm ?

Câu hỏi được biên tập từchuyên mục hỏi đáp pháp luật đất đaicủa Pháp luật trực tuyến.

1. Cơ sở pháp lý:

Luật đất đai năm 2013

2. Nội dung phân tích:

1. Về hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa ông A và ông B.

Điều 167 có quy định về quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất của người sử dụng đất như sau: 1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này. 3. Việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất được thực hiện như sau: a) Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này; b) Hợp đồng cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp; hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất mà một bên hoặc các bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản được công chứng hoặc chứng thực theo yêu cầu của các bên; c) Văn bản về thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật về dân sự; d) Việc công chứng thực hiện tại các tổ chức hành nghề công chứng, việc chứng thực thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã.

Do đó, ông A hoàn toàn có thể chuyển nhượng mảnh đất trồng cây lâu năm trên cho ông B. Về hợp đồng chuyển nhượng phải được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật.

2. Về việc ông B xây nhà trên thửa đất được cấp giấy trồng cây lâu năm.

Trường hợp người sử dụng đất không phải đất ở nhưng muốn sử dụng với mục đích làm nhà ở thì phải lập thủ tục xin chuyển mục đích sử dụng đất thành đất ở. Khi chuyển mục đích sử dụng đất cần tiến hành một số công việc sau:

1. Xác định thửa đất cần chuyển mục đích sử dụng đất có được quy hoạch làm nhà ở hay không.

Để làm được việc này, ông B cần phải có bản vẽ sơ đồ vị trí của thửa đất hay thông tin về thửa đất được ghi trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Sau khi có các thông tin trên, ông B đến Phòng Tài nguyên – môi trường huyện để tìm hiểu thông tin về quy hoạch, nếu thửa đất không được quy hoạch là đất ở, ông B không cần tiến hành thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất như dự kiến.

Luật sư tư vấn Luật đất đai trực tuyến (24/7): Yêu cầu tư vấn

2. Với thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất, ông B cần thực hiện một số bước sau:

Tiến hành đăng ký với một công ty có chức năng đo đạc đất để lập bản vẽ hiện trạng vị trí của thửa đất mà ông/bà muốn chuyển mục đích sử dụng đất.

Nộp hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất tại Phòng Tài nguyên – môi trường huyện, hồ sơ bao gồm một số giấy tờ chủ yếu sau:

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

– Bản vẽ;

– Đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất;

Sau khi thụ lý hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét giải quyết đơn yêu cầu của ông B theo quy định của pháp luật. Nếu được cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, nơi đây sẽ lập phiếu chuyển hồ sơ của ông B đến Chi cục Thuế huyện để đóng tiền sử dụng đất, số tiền sử dụng đất cụ thể sẽ do cơ quan thuế tính toán.

Thủ Tục Ly Hôn Đơn Phương Mất Bao Lâu?

Quyết định ly hôn là một quyết định khá khó khăn đối với nhiều gia đình, sự đổ vỡ trong hôn nhân là điều không ai mong muốn, nhưng một vài trường hợp đó lại là điều cần thiết. Khi ly hôn, ai cũng mong muốn làm thủ tục ly hôn một cách nhanh chóng và thuận lợi để kết thúc sớm, tránh phiền phức mệt mỏi cho cả đôi bên.

Vậy thủ tục ly hôn đơn phương mất bao lâu?

Làm sao để ly hôn nhanh nhất, hợp lý nhất?

Thủ tục ly hôn đơn phương mất bao lâu?

Ly hôn đơn phương là mong muốn ly hôn theo yêu cầu của một bên và luôn đi kèm với sự không đồng tình của bị đơn (Vợ/ chồng của người làm đơn).

Trường hợp vợ hoặc chồng xin ly hôn theo diện đơn phương, theo qui định của Điều 179 Bộ luật Tố tụng dân sự thì thời gian giải quyết vụ án ly hôn trong trường hợp này là 4 tháng, tuy nhiên nếu vụ án ly hôn có tính chất phức tạp hoặc có trở ngại khách quan thì thời gian giải quyết là 6 tháng. Trên thực tế, thời gian giải quyết vụ án ly hôn có thể ngắn hơn hoặc kéo dài hơn thời gian mà luật qui định tùy thuộc vào tính chất của từng vụ án.

Thủ tục ly hôn đơn phương thường gặp rắc rối do một số vướng mắc cơ bản như: một bên vắng mặt; không xác định được nơi cư trú của vợ/chồng; chia tài sản chung cần thẩm định giá và thời gian để xác minh,…

Trong trường hợp việc chia tài sản chung cần thẩm định giá tài sản thì thời gian thực hiện được tính thêm thời gian lập hội đồng thẩm định giá. Còn trường hợp một bên vắng mặt thì cần thời gian để tòa án sắp xếp tổ chức lại phiên tòa. Riêng trường hợp lý do xin ly hôn được bị đơn chứng minh là không đúng thì cần thời gian để hai bên bảo vệ quan điểm của mình trước khi tòa án đưa vụ việc ra xét xử.

Thủ tục giải quyết ly hôn đơn phương

Theo quy định tại Bộ luật tố tụng dân sự, vợ hoặc chồng muốn ly hôn phải làm đơn, kèm theo các tài liệu như: giấy chứng nhận kết hôn (bản chính nếu có); bản sao hộ khẩu + CMND của vợ và chồng; quốc tịch, bản sao giấy khai sinh con; bản sao chủ quyền tài sản,… nộp cho tòa án. Đặc biệt, điểm mới của luật này là cho phép đương sự có thể nộp đơn đến tòa án qua đường bưu điện. Và ngày khởi kiện được tính từ ngày đương sự nộp đơn tại tòa án hoặc ngày có dấu bưu điện nơi gửi.

Như vậy, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn kiện tòa án phải tiến hành thụ lý vụ án, tức thông báo để đương sự nộp tiền tạm ứng án phí, tòa án thụ lý án khi người khởi kiện nộp cho tòa biên lai nộp tiền tạm ứng án phí. Điểm mới ở đây là thời gian thụ lý được rút ngắn chỉ trong vòng 5 ngày làm việc, theo bộ luật cũ là 30 ngày làm việc;

Trong thời hạn 4 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án, tùy từng trường hợp tòa án ra một trong các quyết định sau đây: Công nhận sự thỏa thuận của các đương sự (đoàn tụ hoặc thuận tình ly hôn); Tạm đình chỉ giải quyết vụ án; Đình chỉ giải quyết vụ án; Đưa vụ án ra xét xử (nếu có một bên không đồng ý ly hôn hoặc có tranh chấp về con, tài sản);

Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự, tòa án phải gửi quyết định đó cho các đương sự;

Trong thời hạn 1 tháng kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử tòa án phải mở phiên tòa;

Sau 15 ngày kể từ ngày xét xử, nếu không có trường hợp kháng cáo, kháng nghị nào đưa ra, án sẽ có hiệu lực thi hành.

Như vậy, thông thường, tổng thời gian giải quyết ly hôn đối với trường hợp thuận tình ly hôn là trong hạn 130 ngày; đơn phương ly hôn trong hạn 170 ngày.

Văn phòng luật sư tư vấn ly hôn sẽ giải đáp mọi vướng mắc khi thực hiện thủ tục ly hôn đơn phương, quý bạn hãy gọi ngay tới số 1900 0069 để gặp luật sư tư vấn hoặc sử dụng dịch vụ ly hôn đơn phương trọn gói của Công Ty Luật The Light nhằm giải quyết các vụ án ly hôn một cách nhanh chóng và thuận tình nhất.

Thủ Tục Ly Hôn Mất Bao Lâu? Bao Gồm Các Bước Nào?

Cần lưu ý điều gì khi chuẩn bị giấy tờ ly hôn?

Khi chuẩn bị giấy tờ hồ sơ để làm thủ tục ly hôn thì cần lưu ý những vấn đề sau:

Đơn yêu cầu ly hôn: Nếu hai vợ chồng thuận tình ly hôn thì đơn ly hôn của người vợ hoặc người chồng phải có xác nhận của chính quyền địa phương hoặc sứ quán Việt Nam tại nước ngoài.

Bản chính GCN kết hôn: Nếu bị mất bản chính GCN kết hôn thì có thể nộp bản sao y chứng thực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng phải ghi rõ trong đơn ly hôn.

Bản sao chứng từ, tài liệu về quyền sở hữu tài sản: Nếu ly hôn có tranh chấp tài sản

Nếu người vợ người chồng kết hôn tại Việt Nam, sau đó người vợ hoặc người chồng xuất cảnh sang nước ngoài (không tìm được địa chỉ) thì phải có xác nhận về việc một bên đã xuất cảnh của chính quyền địa phương và phải có tên trong sổ hộ khẩu.

Nếu người vợ người chồng đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật nước ngoài mà muốn tiến hành ly hôn tại Việt Nam thì bắt buộc phải được ghi chú vào trong sổ đăng ký tại Sở Tư pháp trước khi nộp đơn xin ly hôn tại Việt Nam. Nếu hai vợ chồng không tiến hành ghi chú nhưng vẫn muốn thực hiện ly hôn thì trong đơn xin ly hôn phải ghi rõ lý do vì sao không ghi chú kết hôn.

Thủ tục ly hôn được diễn như thế nào?

Nộp đơn ly hôn cho Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết ly hôn, cụ thể là tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc (tham khảo quy định tại khoản 1, 2 Điều 35 và điểm a, b khoản 1 Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự 2015)

Bước 2: Phân công thẩm phán xử lý đơn kiện

Sau khi tiếp nhận được đơn khởi kiện, Tòa án sẽ phân công 01 thẩm phán xem xét đơn khởi kiện trong 03 ngày làm việc. Sau đó, trong 05 ngày kể từ ngày được phân công, Thẩm phán sẽ đưa ra một trong các quyết định (tham khảo khoản 2, 3 Điều 191 Bộ luật tố tụng dân sự 2015):

Sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện

Tiến hành thụ lý vụ án

Chuyển đơn ly hôn cho tòa án có thẩm quyền giải quyết

Trả lại đơn khởi kiện

Nếu thụ lý đơn thì trong 04 tháng, Tòa án sẽ chuẩn bị xét xử để tiến hành thu thập chứng cứ, xác định tư cách của các đương sự, hòa giải…

Trong 04 tháng này, người yêu cầu thực hiện ly hôn sẽ được nhận thông báo về nộp tiền tạm ứng án phí để nộp tiền và gửi lại biên lai cho Tòa án. Sau đó, Tòa án sẽ ra một trong các quyết định:

Đối với những vụ ly hôn phức tạp hoặc do tính chất bất khả kháng, trở ngại khách quan thì tòa án có thể gia hạn thời gian chuẩn bị xét xử nhưng không được quá 02 tháng.

Tòa giải quyết thuận tình ly hôn trong bao lâu?

Trong 03 ngày sau khi người vợ người chồng nộp đơn yêu cầu xin thuận tình ly hôn, Tòa án sẽ phân công một thẩm phán để giải quyết đơn.

Sau khi nhận đơn ly hôn, Tòa án sẽ xem xét đơn để quyết định trả lại, yêu cầu sửa đổi/bổ sung hoặc tiến hành thụ lý giải quyết.

Trong vòng 05 ngày, nếu xét thấy đơn yêu cầu đủ điều kiện để thụ lý thì Tòa án thông báo cho người yêu cầu nộp lệ phí. Sau khi để nộp tiền thì gửi lại biên lai cho Tòa án (tham khảo Khoản 4 Điều 363 Bộ luật tố tụng dân sự 2015)

Trong vòng 03 ngày, Tòa thông báo về việc đã thụ lý đơn (tham khảo quy định tại khoản 1 Điều 365 Bộ luật tố tụng dân sự 2015)

Trong vòng 01 tháng chuẩn bị xét đơn yêu cầu, Tòa án tiến hành hòa giải, trưng cầu giám định, định giá tài sản, mở phiên tòa giải quyết việc dân sự…

Trong vòng 15 ngày để Tòa án phải mở phiên họp để giải quyết việc dân sự kể từ ngày ra quyết định (tham khảo khoản 4 Điều 366 Bộ luật tố tụng dân sự 2015)

Như vậy, thời gian để chuyên viên tư vấn hôn nhân gia đình có thể giúp bạn giải quyết thuận tình ly hôn khoảng chừng 02 – 03 tháng sẽ hoàn tất

Chuyển Tiền Từ Singapore Về Việt Nam Mất Bao Lâu? Thủ Tục Như Thế Nào?

Các cách chuyển tiền từ Singapore về Việt Nam nhan gọn

#1: Chuyển tiền qua ngân hàng

Các ngân hàng tại Việt Nam đã đều liên kết và cho phép nhận / chuyển tiền qua lại giữa 2 quốc gia là Việt Nam và Singapore. Vì vậy nếu bạn đang sinh sống, làm việc tại Singapore thì vẫn có thể chuyển tiền về Việt Nam thông qua ngân hàng. Cách chuyển tiền này vừa an toàn lại có mức phí hợp lý nên được rất nhiều người lựa chọn.

Các bước làm lần lượt:

Đến chi nhánh ngân hàng gần nhất tại Singapore. Hoặc bất cứ ngân hàng nào bạn cảm thấy tin tưởng.

Xuất trình giấy tờ tùy thân. Xin giấy chuyển tiền quốc tế và điền các thông tin theo sự hướng dẫn của nhân viên ngân hàng.

Nếu người nhận đã có tài khoản ngân hàng tại Việt Nam thì có thể chuyển luôn tiền vào tài khoản đó. Còn nếu người nhận chưa mở tài khoản ở bất kỳ ngân hàng nào. Thì bạn cần chuyển tiền về một ngân hàng cụ thể tại Việt Nam. Sau đó ngân hàng này sẽ giúp liên hệ với người nhận tiền đến chi nhánh để nhận tiền. Để làm được điều đó thì bạn bắt buộc phải điền chính xác và đầy đủ thông tin của ngân hàng nhận và người nhận tại Việt Nam. Tránh việc sai tên, sai địa chỉ sẽ khiến số tiền đến nhầm địa chỉ hoặc bị thất lạc.

Lưu ý:

Một số ngân hàng ở Việt Nam chỉ cho phép người nhận tiền nhận loại tiền mặt là Việt Nam đồng ( VNĐ). Nếu vậy thì bạn phải tiến hành quy đổi ngoại tệ và nhận về tiền Việt. Hoặc mở một tài khoản ngoại tệ theo sự hướng dẫn của ngân hàng để nhận tiền về tay. Chắc chắn việc mở tài khoản này sẽ mất một khoản chi phí nhất định.

#2: Chuyển tiền qua công ty chuyển tiền nhanh Western Union

Các bước làm cũng khá là đơn giản. Chỉ cần mang theo tiền và giấy tờ tùy thân đến các đại lý của Western Union để làm thủ tục là xong. Sẽ có nhân viên hướng dẫn bạn nhiệt tình cách điền giấy chuyển tiền. Lưu ý mang tiền dư một chút để nộp tiền phí chuyển. Chuyển tiền tại Western Union sẽ khác với chuyển tiền qua ngân hàng ở điểm là bạn sẽ nhận được một dãy số chuyển tiền bí mật ( Swif code) gồm 10 số. Bạn thông báo dãy số này với người sẽ nhận tiền ở Việt Nam. Để khi người này đến nhận tiền phải đọc được chính xác dãy số này rồi mới được lấy tiền.

Người nhận tiền tại Việt Nam có thể trực tiếp đến các chi nhánh công ty Western Union tại Việt Nam. Hoặc các ngân hàng có để biển Western Union phía ngoài.

Gợi ý: Hướng dẫn cách nhận tiền Western Union

Phí chuyển tiền từ Singapore về Việt Nam

Đối với chuyển và nhận qua ngân hàng

Phí chuyển / nhận tiền đối với một số ngân hàng tiêu biểu:

Vietcombank: 0,05% số tiền chuyển đi ( Tối thiểu 2 USD và tối đa là 70 USD tiền phí).

Vietinbank: 0,03% số tiền chuyển đi.

Agribank: 0,05% số tiền chuyển đi ( Tối thiểu 2 USD và tối đa là 50 USD tiền phí).

Techcombank: 0,05% số tiền chuyển đi ( Tối thiểu 2 USD và tối đa là 200 USD tiền phí).

VPBank: 0,03% số tiền chuyển đi ( Tối thiểu 2 USD).

Đối với chuyển và nhận tiền qua Western Union hay Money Gram

Chuyển tiền từ Singapore về Việt Nam mất bao lâu

Thông thường, nếu giao dịch suôn sẻ và không gặp bất cứ trục trặc gì. Thì thời gian chuyển tiền từ Singapore về Việt Nam sẽ giao động như sau:

Chuyển tiền qua ngân hàng: 2 – 3 ngày tính từ khi hoàn tất thủ tục chuyển tiền.

Chuyển tiền nhanh qua Western Union, Money Gram: 1 – 30 phút tính từ khi hoàn tất thủ tục chuyển tiền.