Top 8 # Xem Nhiều Nhất Thủ Tục Chuyển Nhượng Đất Dịch Vụ Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Hanoisoundstuff.com

Thủ Tục Chuyển Nhượng Đất Dịch Vụ, Thương Mại

Đất dịch vụ, thương mại là loại đất phi nông nghiệp để xây dựng cơ sở kinh doanh dịch vụ, thương mại và các công trình khác phục vụ kinh doanh thương mại, dịch vụ. Có thể chuyển nhượng đất dịch vụ, thương mại cho các tổ chức, cá nhân khác có nhu cầu sử dụng đất.

– Luật Đất đai 2013;

– Nghị định 43/2014/NĐ-CP, ngày 15/5/2014 của Chính phủ, quy định chi tiết một số điều của Luật Đất đai.

2. NỘI DUNG TƯ VẤN

2.1 Chế độ sử dụng đất dịch vụ, thương mại

Chế độ sử dụng đất dịch vụ, thương mại được quy định tại Điều 153, Điều 125, Điều 126, Điều 56 Luật Đất đai 2013.

Chủ thể sử dụng đất dịch vụ, thương mại:

– Tổ chức kinh tế, cá nhân, hộ gia đình Việt Nam;

– Người Việt Nam định cư ở nước ngoài;

– Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Nguồn gốc, hình thức sử dụng đất dịch vụ, thương mại:

– Đất sử dụng ổn định lâu dài;

– Do Nhà nước cho thuê đất;

– Chuyển đổi mục đích sử dụng từ đất công trình sự nghiệp, đất công cộng có mục đích kinh doanh, sản xuất phi nông nghiệp;

– Do chuyển nhượng quyền sử dụng đất;

– Do được tặng cho, nhận thừa kế;

– Do thuê đất, thuê lại đất;

– Nhận góp vốn;

– Thuê đất gắn liền với kết cấu hạ tầng.

Thời hạn thuê đất

Trong trường hợp đất dịch vụ, thương mại do Nhà nước cho thuê đất, thời hạn thuê đất là 50 năm. Với các khu vực khó khăn về phát triển kinh tế, thời hạn cho thuê đất được kéo dài đến 70 năm. Khi hết thời hạn thuê đất, người sử dụng có thể đề nghị Nhà nước xem xét gia hạn. Nhà nước gia hạn không quá thời hạn ban đầu.

Đất dịch vụ, thương mại có nguồn gốc do sử dụng ổn định lâu dài không có thời hạn.

2.2 Thủ tục chuyển nhượng đất dịch vụ, thương mại

Người sử dụng đất dịch vụ, thương mại có quyền chuyển nhượng cho người khác theo quy định tại khoản 3, Điều 153, Luật Đất đai 2013.

Chủ thể có quyền chuyển nhượng, chủ thể có quyền nhận chuyển nhượng

Cá nhân, hộ gia đình, tổ chức kinh tế Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đều có quyền chuyển nhượng đất dịch vụ, thương mại. Tuy vậy, chỉ cá nhân, hộ gia đình, tổ chức kinh tế Việt Nam mới có quyền nhận chuyển nhượng đất dịch vụ, thương mại. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thể chuyển nhượng đất dịch vụ, thương mại cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài khác. Nếu người bán và người mua không thuộc hai nhóm chủ thể như trên thì có thể tham khảo các thủ tục cho thuê, cho thuê lại hoặc góp vốn bằng quyền sử dụng đất.

Thủ tục chuyển nhượng đất dịch vụ, thương mại

Thủ tục chuyển nhượng đất dịch vụ, thương mại giống như thủ tục chuyển nhượng các quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất thông thường. Thủ tục chuyển nhượng gồm 3 bước cơ bản:

Bước 1: Công chứng hợp đồng

Hồ sơ công chứng hợp đồng gồm:

– Phiếu công chứng hợp đồng theo mẫu.

– Dự thảo hợp đồng chuyển nhượng.

Bước 2. Nộp hồ sơ tại văn phòng đăng ký đất đai nơi có mảnh đất

a) Hồ sơ bao gồm:

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (nếu có). – Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã được công chứng, chứng thực. – Chứng minh nhân dân/hộ khẩu hai bên bán và bên mua được công chứng, chứng thực. – Giấy tờ chứng minh tài sản chung/riêng như Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn; các giấy tờ chứng minh tài sản chung/riêng khác – Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo mẫu. – Tờ khai lệ phí trước bạ. – Tờ khai thuế thu nhập cá nhân. – Tờ khai thuế sử dụng đất phi nông nghiệp. – Tờ khai đăng ký thuế. – Sơ đồ vị trí nhà đất.

b) Một trong hai bên chuyển nhượng đều có thể nộp hồ sơ. Hai bên có thể ủy quyền cho bên thứ ba thực hiện thủ tục. Hồ sơ nộp tại Văn phòng đăng ký đất đai của Sở Tài nguyên môi trường.

c) Thời gian thực hiện thủ tục là 10 ngày ( theo điểm i, khoản 2, Điều 61 Nghị Định 01/2017).

Bước 3. Các loại thuế, lệ phí phải nộp.

– Thuế thu nhập cá nhân.

– Phí công chứng hợp đồng.

– Lệ phí trước bạ.

– Phí hành chính cấp sổ.

Quý khách có nhu cầu Tư vấn pháp luật – Thực hiện thủ tục hành chính – Thủ tục tố tụng – Thủ tục doanh nghiệp, xin quý khách vui lòng liên hệ:

Địa chỉ: Tầng 5, Tòa nhà Bình Vượng Tower, số 200 đường Quang Trung, phường Quang Trung, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội.

Văn phòng giao dịch: 158 Hạ Đình, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội.

– THỦ TỤC CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT

– THỦ TỤC CHUYỂN NHƯỢNG DỰ ÁN BẤT ĐỘNG SẢN THUỘC THẨM QUYỀN CỦA UBND TỈNH

Dịch Vụ Thủ Tục Chuyển Nhượng Quyền Sử Dụng Đất

Dịch vụ thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất là một trong những dịch vụ nổi bật của Nam Luật. Chúng tôi luôn luôn nổ lực hết mình để mang lại chất lượng dịch vụ tốt nhất cho khách hàng, giúp khách hàng có thể năm bắt và giải quyết vấn đề của mình một cách đúng pháp luật và nhanh chóng nhất.

Điều kiện thực hiện thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Quá trình thực hiện thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì phải đảm bảo các điều kiện sau theo khoản 1 điều 188 của Luật đất đai:

Phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Đất không có tranh chấp

Quyền sử dụng đất không bị kê biên để đảm bảo thi hành án

Trong thời gian sử dụng đất

Trình tự thực hiện thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Căn cứ theo Điều 79 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ, thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất được thực hiện theo theo trình tự như sau:

Bước 1: Công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại các tổ chức công chứng trên địa bàn tỉnh/thành phố nơi có đất, kèm theo hồ sơ yêu cầu công chứng như sau:

Dự thảo hợp đồng chuyển nhượng quyền sửa dụng đất (nếu có);

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sao y từ bản chính);

Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký sang tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng tài nguyên và môi trường cấp quận/huyện/thị xã nơi có đất, hồ sơ cần chuẩn bị:

Hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất đã được công chứng

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Bước 3: Chờ văn phòng đăng ký đất đai sẽ kiểm tra hồ sơ, nếu đủ các điều kiện thì sẽ gửi thông tin địa chính đến cơ quan thuế nhằm xác định và thông báo thu nghĩa vụ tài chính cho người sử dụng đất. Sau đó, xác nhận nội dung biến động vào giấy chứng nhận đã cấp hoặc lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất.

Bước 4: Người sử dụng đất có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài chính tại cơ quan thuế, bao gồm:

Bước 5: Nhận giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Thời gian thực hiện thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Tính từ ngày phòng tài nguyên và môi trường nhận đủ hồ sơ hợp, thời gian nhận được kết quả là tối đa là 30 ngày làm việc.

Dịch vụ thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất của Nam Luật

Mọi chi tiết, Quý khách hàng hãy liên hệ đến:

Địa chỉ văn phòng: 105E Ngô Quyền, Phường 11, Quận 5, TP. HCM

Thủ Tục Nhận Chuyển Nhượng Đất Ruộng?

Chào luật sư, hiện nay tôi đang muốn mua một thửa đất ruộng . Vậy luật sư tư vấn giúp tôi thủ tục như thế nào cho đúng quy định. Xin cám ơn!

– Thứ nhất: về điều kiện chuyển nhượng đất ruộng Căn cứ Luật đất đai 2013 quy định như sau: “Điều 188. Điều kiện thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất 1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây: a) Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này; b) Đất không có tranh chấp; c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án; d) Trong thời hạn sử dụng đất. 2. Ngoài các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này, người sử dụng đất khi thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; quyền thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất còn phải có đủ điều kiện theo quy định tại các điều 189, 190, 191, 192, 193 và 194 của Luật này. 3. Việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính.” “Điều 191. Trường hợp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất 3. Hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa. 4. Hộ gia đình, cá nhân không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất ở, đất nông nghiệp trong khu vực rừng phòng hộ, trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng, nếu không sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ, rừng đặc dụng đó. Hạn mức sử dụng đất nông nghiệp không quá 02 héc ta cho mỗi loại đất đối với tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác.”

Theo đó, nếu đáp ứng các điều kiện nêu trên và diện tích đất nông nghiệp đang sản xuất không quá 02 ha thì bạn có thể được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

– Thứ hai: Thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất

* Lập hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Hai bên chuyển nhượng và nhận chuyển nhượng đến tổ chức công chứng trên địa bàn tỉnh nơi có đất yêu cầu công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

Hồ sơ yêu cầu công chứng (1 bộ) gồm:

+ Bản sao chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu của bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng;

+ Bản sao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

Bạn cũng cần lưu ý: Nếu đất ruộng cấp cho hộ gia đình thì cần sự đồng ý của tất cả các thành viên gia đình tại thời điểm cấp ruộng và chữ ký của họ vào hợp đồng chuyển nhượng.

* Bước 2: Đăng ký quyền sử dụng đất tại Văn phòng đăng ký đất đai

+ Đơn đăng ký biến động;

+ Hợp đồng chuyển nhượng;

+ Bản sao CMND, Sổ hộ khẩu hai bên;

+ Tờ khai thuế thu nhập cá nhân, lệ phí trước bạ;

Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ Văn phòng đăng ký đất đai sẽ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho bạn khi bạn hoàn thành xong nghĩa vụ tài chính.

Thủ Tục Chuyển Nhượng Quyền Nhà Đất

Theo khoản 1, khoản 3 Điều 188 Luật Đất đai năm 2013 (Luật Đất đai), người sử dụng đất được thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:

– Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

– Đất không có tranh chấp.

– Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án.

– Trong thời hạn sử dụng đất.

Việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính.

Thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Hai bên chuyển nhượng và nhận chuyển nhượng đến tổ chức công chứng trên địa bàn tỉnh nơi có đất yêu cầu công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

Có địa phương, tổ chức công chứng yêu cầu trước khi công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, người yêu cầu công chứng phải nộp kết quả thẩm định, đo đạc trên thực địa đối với thửa đất sẽ chuyển nhượng do Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp.

Trình tự chuyển nhượng quyền sử dụng đất được quy định tại Điều 79 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP như sau:

Người sử dụng đất nộp 1 bộ hồ sơ thực hiện quyền chuyển nhượng. Trường hợp thực hiện quyền của người sử dụng đất đối với một phần thửa đất thì người sử dụng đất đề nghị Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện đo đạc tách thửa đối với phần diện tích cần thực hiện quyền của người sử dụng đất trước khi nộp hồ sơ thực hiện quyền của người sử dụng đất.

Theo đó, sau khi hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất được ký kết có chứng nhận của tổ chức công chứng, người nhận chuyển quyền nộp hồ sơ đăng ký biến động quyền sử dụng đất, sang tên chuyển chủ tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện nơi có đất. Hồ sơ gồm: Đơn xin đăng ký biến động quyền sử dụng đất (theo mẫu); Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất (có công chứng); Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu của bên chuyển nhượng và bên chuyển nhượng; Tờ khai lệ phí trước bạ; Tờ khai thuế thu nhập cá nhân do chuyển nhượng quyền sử dụng đất. (Nếu chuyển nhượng một phần thửa đất thì phải có hồ sơ kỹ thuật thửa đất, đo đạc tách thửa phần diện tích chuyển nhượng).

Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, nếu đủ điều kiện thực hiện quyền theo quy định thì thực hiện các công việc sau đây:

– Gửi thông tin địa chính đến cơ quan thuế để xác định và thông báo thu nghĩa vụ tài chính đối với trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định.

– Xác nhận nội dung biến động vào Giấy chứng nhận đã cấp theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Trường hợp phải cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người sử dụng đất.

– Chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao Giấy chứng nhận cho người sử dụng đất hoặc gửi UBND cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.