Top 15 # Xem Nhiều Nhất Thủ Tục Chuyển Nhượng Đất Của Hộ Gia Đình Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Hanoisoundstuff.com

Thủ Tục Chuyển Nhượng Quyền Sử Dụng Đất Của Hộ Gia Đình

Câu hỏi: Chào Luật sư, Nhà tôi có 1 mảnh đất là đất ở được cấp cho hộ gia đình. Chồng tôi mất đã 2 năm, hiện nay tôi muốn bán mảnh đất này thì bên địa chính xã yêu cầu phải có sự đồng ý của con trong nhà nữa, hiện con thứ 3 tôi ở xa, không thể về được thì nếu con tôi đã đồng ý việc tôi bán mảnh đất đó thì tôi phải làm như thế nào ạ?

Chuyển nhượng quyền sử dụng đất của hộ gia đình

Căn cứ pháp lý:

1. Điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất của hộ gia đình

Theo khoản 29 Điều 3 Luật Đất đai năm 2013 thì hộ gia đình sử dụng đất là người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất.

Trong trường hợp của bạn, mảnh đất mà bạn muốn chuyển nhượng là đất của hộ gia đình sử dụng, vì vậy căn cứ vào khoản 2 điều 212 BLDS 2015 quy định như sau:

” Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của các thành viên gia đình được thực hiện theo phương thức thỏa thuận. Trường hợp định đoạt tài sản là bất động sản, động sản có đăng ký, tài sản là nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình phải có sự thỏa thuận của tất cả các thành viên gia đình là người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp luật có quy định khác.

Vì bạn không nêu rõ, thời điểm cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong sổ hộ khẩu có những ai, có đầy đủ 3 người con hay không. Nếu đầy đủ 3 người con thì cần có văn bản thỏa thuận đồng ý của tất cả các thành viên hộ gia đình.

Trường hợp bạn có con ở xa không thực hiện xác nhận đồng ý được thì con của bạn phải thực hiện thủ tục ủy quyền tại văn phòng công chứng hoặc phòng công chứng việc ủy quyền phải được sự đồng ý của bên nhận ủy quyền.

Tổng đài tư vấn pháp luật 24h : 19006184

2. Thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất của Hộ gia đình

Theo quy định pháp luật đất đai thì thủ tục khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất hộ gia đình bao gồm:

Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất (công chứng hoặc chứng thực)

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Văn bản thỏa thuận đồng ý của tất cả các thành viên trong hộ gia đình (công chứng hoặc chứng thực)

Các giấy tờ về nhân thân như chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu, giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (Giấy đăng ký kết hôn, bản án ly hôn, giấy chứng tử…)

Sau khi chuẩn bị các giấy tờ như đã nêu ở trên thì bạn nộp cho văn phòng đăng ký đất đai cấp quận/huyện nơi có đất hoặc tại Ban địa chính của xã/phường

Cơ quan tiếp nhận hồ sơ sẽ kiểm tra, thẩm định hồ sơ của gia đình bạn và chuyển hồ sơ sang cho cơ quan thuế để tính nghĩa vụ thuế cho gia đình bạn. Thực hiện nghĩa vụ thuế theo thông báo thuế và bạn quay trở lại nộp biên lai thuế cho cơ quan đã tiếp nhận hồ sơ của gia đình bạn để được nhận giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc đưa giấy hẹn trả hồ sơ cho gia đình bạn.

Trong khoảng thời gian là 30 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ gia đình bạn sẽ nhận được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Thủ Tục Khởi Kiện Chia Tài Sản Chung Là Nhà Đất Của Hộ Gia Đình

2. Nhà đất đứng tên hộ gia đình được xác định như thế nào?

Theo quy định tại khoản 1, Điều 5 của Văn bản hợp nhất 01/VBHN-BTNMT tại trang 1 của Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thể hiện thông tin về người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất:

Hộ gia đình sử dụng đất thì ghi “Hộ gia đình, gồm ông” (hoặc “Hộ gia đình, gồm bà”), sau đó ghi họ tên, năm sinh, tên và số giấy tờ nhân thân của chủ hộ gia đình như quy định tại Điểm a Khoản này; địa chỉ thường trú của hộ gia đình.

Trường hợp chủ hộ gia đình không có quyền sử dụng đất chung của hộ gia đình thì ghi người đại diện là thành viên khác của hộ gia đình có chung quyền sử dụng đất của hộ gia đình.

Dòng tiếp theo ghi “Cùng sử dụng đất, cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất (hoặc Cùng sử dụng đất hoặc Cùng sở hữu tài sản) với … (ghi lần lượt họ tên, năm sinh, tên và số giấy tờ nhân thân của những thành viên còn lại trong hộ gia đình có chung quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất).

Trường hợp chủ hộ gia đình hay người đại diện khác của hộ gia đình có vợ hoặc chồng cùng có quyền sử dụng đất chung của hộ gia đình thì ghi cả họ tên, năm sinh của người vợ hoặc chồng đó

Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của các thành viên gia đình được thực hiện theo phương thức THỎA THUẬN.

Trường hợp định đoạt tài sản là “bất động sản”, động sản có đăng ký, tài sản là nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình phải có sự thỏa thuận của tất cả các thành viên gia đình là người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp luật có quy định khác.

Hơn nữa, hợp đồng, văn bản giao dịch về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của nhóm người sử dụng đất, nhóm chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất phải được tất cả các thành viên trong nhóm ký tên hoặc có văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật về dân sự, trừ trường hợp các chủ sở hữu căn hộ cùng sử dụng chung thửa đất trong nhà chung cư (khoản 2 Điều 64 Nghị định 43/2014/NĐ-CP).

4. Tòa án nào có thẩm quyền thụ lý giải quyết?

Tranh chấp nhà đất thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án (khoản 9 Điều 26 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015).

Tòa án nhân dân cấp huyện sẽ có thẩm quyền giải quyết.

Tòa án nơi có nhà đất đang tranh chấp (điểm c khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015).

Khi tiến hành KHỞI KIỆN cần chuẩn bị các hồ sơ sau:

Giấy chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu;

Mẫu đơn khởi kiện yêu cầu chia tài sản chung là nhà đất

6. Trình tự, thủ tục khởi kiện

Nộp đơn khởi kiện kèm theo các TÀI LIỆU, CHỨNG CỨ mà mình hiện có đến Tòa án có thẩm quyền giải quyết thông qua phương thức nộp trực tiếp tại Tòa án hoặc gửi theo đường dịch vụ bưu chính.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày được phân công, Thẩm phán tiến hành xem xét đơn khởi kiện và ra một trong số các quyết định như yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện; thụ lý vụ án; chuyển đơn khởi kiện cho Tòa có thẩm quyền; trả lại đơn khởi kiện và nêu rõ lý do.

Sau khi vụ án được thụ lý, Tòa án phải tiến hành quá trình chuẩn bị xét xử trong thời hạn 04 tháng kể từ ngày thụ lý. Nếu vụ án có tính chất phức tạp hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan thì Tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn không quá 02 tháng.

Thông qua việc nghiên cứu hồ sơ, tài liệu chứng cứ mà các bên đương sự cung cấp hoặc do tự mình thu thập, Thẩm phán sẽ mở phiên tòa sơ thẩm theo thủ tục luật định.

Trường hợp không đồng ý với bản án, quyết định của Tòa án, đương sự có thể kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm.

Mẫu Bản Cam Kết Bảo Vệ Gia Đình Của Hộ Gia Đình

Bảo vệ môi trường phải bắt đầu từ nhân dân, từng hộ gia đình. Bởi gia đình là tế bào của xã hội, tế bào có khỏe mới hình thành nên một xã hội khỏe. Hôm nay, AloGuru sẽ cung cấp bản cam kết bảo vệ môi trường của hộ gia đình để giúp gia đình bạn trở thành một tế bào khỏe mạnh.

1/ Luật bảo vệ môi trường của hộ gia đình

Luật hóa các quy định bảo vệ môi trường đối với hộ gia đình đã hướng dẫn các hộ gia đình tham gia công tác bảo vệ môi trường có hiệu quả thiết thực. Điều 53, Luật Bảo vệ môi trườn năm 2005 quy định rõ: Hộ gia đình có trách nhiệm thu gom và chuyển chất thải sinh hoạt đến đúng nơi do tổ chức giữ gìn vệ sinh môi trường tại địa bàn quy định; xả nước thải vào hệ thống thu gom nước thải; Không được phát tán khí thải, gây tiếng ồn và tác nhân khác vượt quá tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng đến sức khoẻ, sinh hoạt của cộng đồng dân cư xung quanh…

Và việc thực hiện tốt các quy định về bảo vệ môi trường như trên có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với đời sống của không chỉ hộ gia đình và với toàn xã hội. Đồng thời, là một trong những tiêu chí gia đình văn hóa.

Đơn cử như vấn đề ô nhiễm môi trường do rác thải. Hiện nay, ô nhiễm môi trường do rác thải có ở khắp nơi, từ các đô thị lớn cho đến vùng nông thôn xa xôi. Khi từng gia đình đều thực hiện tốt việc thu gom và vận chuyển rác thải sinh hoạt đến đúng nơi quy định sẽ có ý nghĩa rất lớn trong việc xử lý rác thải tại địa phương và góp phần giữ gìn môi trường cảnh quan khu dân cư được sạch đẹp.

2/ Mẫu bản cam kết bảo vệ môi trường của hộ gia đình

Để hỗ trợ việc thực hiện đúng với quy định pháp luật. AloGuru đã chuẩn bị sẵn bản cam kết bảo vệ môi trường của hộ gia đình để bạn dễ dàng sử dụng bằng cách tải về máy.

– Mẫu bản cam kết bảo vệ môi trường của hộ gia đình

Theo Điều 53, Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 quy định như sau:

1. Hộ gia đình có trách nhiệm thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường sau đây:

– Thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường trong hương ước, bản cam kết bảo vệ môi trường.

2. Thực hiện tốt các quy định về bảo vệ môi trường là một trong những tiêu chí gia đình văn hóa.

– Tiết kiệm: là giảm việc sử dụng bao bì, khi có thể nên mua đồ dùng có khối lượng lớn để dùng dần (bột giặt, dầu gội đầu,…) vừa rẻ vừa ít bao bì. Hạn chế mua các sản phẩm có bao bì cầu kỳ và nhiều, vì khi đóng gói đã phải tiêu thụ nhiều nguyên, nhiên liệu, khi in cũng thải ra nhiều chất nguy hiểm và khi đốt rác sẽ sinh ra các chất độc hại cho môi trường và con người. Nên mua các sản phẩm được bao gói hay đựng trong những bao bì có thể tái sinh được, các loại sản phẩm có bao bì dễ tiêu hủy trong tự nhiên hoặc có thể dùng lại nhiều lần, sẽ tiết kiệm nguyên liệu lấy từ thiên nhiên. Sử dụng cả 2 mặt giấy khi photocppy, viết và in. Cố gắng dùng các loại giấy tái sinh nhằm hạn chế chặt hạ cây để làm giấy mới. Nên đem theo dụng cụ đựng hàng hóa (giỏ, túi xách, ….) thay cho việc dùng giấy, bịch nilong khi đi chợ, mua sắm, vừa tiết kiệm vừa giảm rác thải.

Chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm hợp vệ sinh thực hiện theo quy định tại Quyết định số 04/2009/QĐ-UBND ngày 10 tháng 4 năm2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre Về Ban hành Quy định về bảo vệ môi trường đối với hoạt động chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Bến Tre.

Những việc làm trên vừa đơn giản sẽ góp phần tích cực trong việc giảm thiểu lượng rác thải, nước thải; đồng thời, phát huy được trách nhiệm của mỗi gia đình trong việc thực hiện mục tiêu bảo vệ môi trường, góp phần gìn giữ tài nguyên tại địa phương.

Chia sẻ bài viết

Thủ Tục Chuyển Nhượng Đất Thuê 50 Năm

Theo Luật Đất đai hiện hành, đất được phân loại thành 03 nhóm gồm: Đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng, trong đó không quy định loại đất nào là đất 50 năm. Tuy nhiên trên thực tế, đất 50 năm là cách gọi của người dân để chỉ loại đất có thời hạn sử dụng 50 năm. Vậy thủ tục chuyển nhượng đất thuê 50 năm là […]

Nội dung chi tiết

Đất thuê 50 năm có được chuyển nhượng hay không 

Căn cứ tại Điều 174 Luật đất đai 2013 có quy định về quyền và nghĩa vụ của tổ chức được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê như sau:

“1. Tổ chức kinh tế được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê có quyền và nghĩa vụ chung quy định tại Điều 166 và Điều 170 của Luật này.

2. Tổ chức kinh tế được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê ngoài quyền và nghĩa vụ quy định tại khoản 1 Điều này còn có các quyền sau đây:

a) Chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất;

b) Cho thuê quyền sử dụng đất, tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất đối với trường hợp được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất; cho thuê lại quyền sử dụng đất, tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất đối với trường hợp được Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê;

c) Tặng cho quyền sử dụng đất cho Nhà nước; tặng cho quyền sử dụng đất cho cộng đồng dân cư để xây dựng các công trình phục vụ lợi ích chung của cộng đồng; tặng cho nhà tình nghĩa gắn liền với đất theo quy định của pháp luật;

d) Thế chấp bằng quyền sử dụng đất, tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất tại các tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam;

đ) Góp vốn bằng quyền sử dụng đất, tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất để hợp tác sản xuất, kinh doanh với tổ chức, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật”.

Thủ tục chuyển nhượng đất thuê 50 năm

Bên nhận chuyển nhượng nộp một bộ hồ sơ gồm có: hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất; giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất (nếu có). Việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất được thực hiện như sau:

Trong thời hạn không quá bốn ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ, trích sao hồ sơ địa chính; gửi số liệu địa chính đến cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính; chỉnh lý giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp hoặc thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với trường hợp phải cấp mới giấy chứng nhận.

Trong thời hạn không quá ba ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo nghĩa vụ tài chính, văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất hoặc UBND xã, thị trấn có trách nhiệm thông báo cho bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng thực hiện nghĩa vụ tài chính.

Trong thời hạn không quá ba ngày làm việc kể từ ngày bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng thực hiện xong nghĩa vụ tài chính, văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất hoặc UBND xã, thị trấn nơi có đất có trách nhiệm trao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Như vậy, bạn cần phải xem xét cụ thể tình hình của doanh nghiệp Minh Tâm và đối chiếu với quy định trên để từ đó mới có thể xác định rõ là doanh nghiệp này có được chuyển nhượng mảnh đất này không.

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN PHÁP LUẬT THIÊN MINH

Add: Tòa AQUA 1 109OT12B Vinhomes Golden River, số 2 Tôn Đức Thắng, Phường Bến Nghé, Quận 1

Tel: 0839 400 004 – 0836 400 004

www.luatthienminh.vn

Trân trọng !