Top 10 # Xem Nhiều Nhất Thủ Tục Chuyển Nhượng Đất Có Sổ Đỏ Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Hanoisoundstuff.com

Thủ Tục Chuyển Nhượng Đất Chưa Sổ Đỏ

Rất nhiều người hiện nay có nhu cầu nhận chuyển nhượng đất để sử dụng nhưng chủ đất chưa được cấp “Sổ đỏ” (hay còn gọi là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất). Vậy họ có được nhận chuyển nhượng đất này không? Thủ tục nhận chuyển nhượng như thế nào?

Pháp luật hiện hành không quy định về việc cấm chuyển nhượng hay nhận chuyển nhượng đất chưa có “sổ đỏ”, do đó chủ sử dụng có thể tự do giao dịch chuyển nhượng cho người có nhu cầu (trừ trường hợp cấm chuyển nhượng và cấm nhận chuyển nhượng). Tuy nhiên thủ tục chuyển nhượng và nhận chuyển nhượng sẽ phức tạp hơn so với chuyển nhượng đất đã có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Theo đó, có hai cách để thực hiện thủ tục này, cụ thể:

Cách 1: Chủ sử dụng đất và người nhận chuyển nhượng đất làm hợp đồng chuyển nhượng và phải công chứng hợp đồng này. Sau khi thực hiện thực tục giao kết và công chứng hợp đồng chuyển nhượng thì thực hiện các thủ tục để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với thửa đất nhận chuyển nhượng (chuẩn bị hồ sơ, nộp hồ sơ, nhận kết quả).

Theo cách này người nhận chuyển nhượng sẽ có được quyền sử dụng đất nhanh hơn, tuy nhiên rủi ro có thể gặp phải cũng sẽ rất lớn bởi các khó khăn khi xác minh nguồn gốc đất, đất đang tranh chấp, đất nông nghiệp, nhà đất đã có quyết định thu hồi, nhà đất xây trên đất lấn chiếm…

Cách 2: Yêu cầu chủ sử dụng thửa đất hoàn tất thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và sau đó thực hiện chuyển nhượng lại.

Đây là một biện pháp giảm thiểu rủi ro hơn hẳn so với cách 1, tuy nhiên sẽ tốn thêm thời gian cho 02 lần hoàn thiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (lần 1 cấp cho chủ sử dụng, sau khi chuyển nhượng lại người nhận chuyển nhượng sẽ phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất một lần nữa).

Như vậy, tùy theo nhu cầu, mục đích để lựa chọn một trong hai cách thực hiện thủ tục chuyển nhượng. Tuy nhiên dù là lựa chọn hình thức nào thì điều bắt buộc phải làm là: xác minh tình trạng đất và Hợp đồng chuyển nhượng phải được công chứng để đảm bảo quyền và nghĩa vụ của cả 2 bên.

Văn phòng Hà Nội: Tầng 6, Khu văn phòng 169 Nguyễn Ngọc Vũ, Cầu Giấy, Hà Nội.

Số điện thoại: +84. 9789 38 505

Văn phòng Hồ Chí Minh: Tầng 14, Tòa nhà văn phòng HM, số 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh.

Số điện thoại: +84. 977 305 787

Văn phòng Bắc Giang: Lô 12, liền kề 37, Khu đô thị phía nam thành phố Bắc Giang

Số điện thoại: +84. 8191 81 116

Văn phòng Hàn Quốc: 21-15, Dongnam-ro 9 gil, Songpa-gu, Seoul, Korea

Số điện thoại: 0904 537 525

Cam kết của Naci Law khi thực hiện các dịch vụ pháp lý cho khách hàng:

Luôn tuân thủ pháp luật Việt Nam và pháp luật Quốc tế.

Cập nhật, thông báo tiến độ theo giai đoạn cho khách hàng.

Luôn tìm các phương án để hạn chế tốt nhất các rủi ro và giải quyết tận cùng nếu có các rủi ro phát sinh.

Hoàn lại chi phí cho khách hàng nếu đã nỗ lực nhưng không thể hoàn thành được công việc.

Thủ Tục Chuyển Nhượng Nhà Đất Có Sổ Đỏ Làm Thủ Tục Mua Bán Nhà Đất

Chi phí công chứng hợp đồng chuyện nhượng quyền sử dụng đất;

Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản (Khoản 5 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC, Điều 3 Luật Thuế thu nhập cá nhân và Điều 3 Nghị định số 65/2013/NĐ-CP);

Lệ phí trước bạ sang tên quyền sử dụng đất (Điều 2 Thông tư 301/2016/TT-BTC).

Hướng dẫn thủ tục sang tên Sổ đỏ năm 2020 – luat viet nam

12 thg 2, 2020 – Sang tên Sổ đỏ là thủ tục quan trọng khi chuyển nhượng nhà đất. Người dân có thể tự thực hiện việc sang tên theo hướng dẫn thủ tục sang tên …

Các bước chuyển nhượng đất ra sao? thủ tục sang tên quyền sử dụng đất có dễ … Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ( sổ đỏ), quyền sở hữu nhà ở và tài sản …

Xếp hạng: 4 · ‎14 đánh giá

6 bước làm thủ tục mua bán nhà đất và sang tên sổ đỏ an toàn

8 thg 12, 2020 – Khi mua bán, chuyển nhượng nhà, đất thì đương nhiên ai cũng thích mua bán nhà đất đã có sổ đỏ. Người mua sẽ yên tâm hơn, còn người bán …

Xếp hạng: 4,5 · ‎176 phiếu bầu

Hướng dẫn thủ tục sang tên sổ đỏ khi mua bán đất (chuyển …

luattritam.com.vn › dich-vu-tu-van-cap-so-do › huong-…

Giá bán: là giá ghi trên hợp đồng chuyển nhượng;. – Đối với đất có nguồn gốc Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất thì căn cứ vào chứng từ thu tiền sử dụng đất;.

Thủ tục mua bán – Sang tên sổ đỏ nhà đất – Đất Xanh Miền Bắc

datxanhmienbac.com.vn › tu-van › thu-tuc-mua-ban-sa…

Các bên đến cơ quan công chứng có thẩm quyền để lập hợp đồng mua bán, chuyển nhượng, thừa kế, cho tặng, góp vốn, chuyển đổi nhà đất.

Qui trình chuyển nhượng đất đã có sổ đỏ – Nhà Đất Phố Đông

nhadatphodong.com › nha-dat-blog › qui-trinh-chuyen-n…

15 thg 5, 2018 – Thủ tục mua bán đất có sổ đỏ chi tiết các bước như sau: Bước 1: Ký Hợp Đồng Đặt cọc: Nếu bạn không rành về thủ tục này thì tốt nhất bạn nên …

Đất Chưa Có Sổ Đỏ: Mẫu Hợp Đồng Chuyển Nhượng, Thủ Tục Mua Bán

Mua bán nhà đất chưa có sổ đỏ là vấn đề được nhiều quan tâm và tìm hiểu bởi nó đang diễn ra thực tế và hiện nay có nhiều tranh chấp, phát sinh cũng như nhiều rủi ro tiềm ẩn khi giao dịch. Bởi vậy, làm thế nào, lưu ý gì khi mua bán nhà không sổ đỏ, đất chưa có sổ đỏ an toàn, hợp pháp, tối đa lợi ích trong giao dịch bất động sản.

Nhà đất chưa có sổ đỏ là gì?

Sổ đỏ trước ngày 21/10/2009 được hiểu là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) và sổ hồng là Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở. Tuy nhiên, sau ngày 21/10/2009 thì không còn phân biệt 2 loại sổ đỏ (bìa màu đỏ), sổ hồng (bìa màu hồng) mà loại giấy này được hợp thức chung là: GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất với màu hồng, sau đây gọi tắt là “Giấy chứng nhận”

Do đó, những ai sở hữu đất chưa có sổ đỏ (Giấy chứng nhận) sẽ rất khó có cơ sở để bảo vệ quyền lợi, xác định nghĩa vụ và phần nhiều là chịu thiệt thòi về đất trong việc hạn chế các giao dịch mua bán, tặng cho, thừa kế hay thế chấp, bồi thường, đền bù khi thu hồi đất…

Cho nên với loại nhà đất chưa được cấp giấy chứng nhận sẽ có những vấn đề phát sinh, thắc mắc như:

Đất chưa có sổ đỏ có được chuyển nhượng không?

Đất chưa có sổ đỏ có được xây nhà không?

Đất chưa có sổ đỏ có bán được không?

Đất chưa có sổ đỏ có được tặng cho không?

Đất chưa có sổ đỏ có thừa kế được không?

Đất chưa có sổ đỏ có tách thửa được không?

Tư vấn mua nhà chưa có sổ đỏ hay không?

Thế chấp nhà chung cư chưa có sổ đỏ, bán nhà chung cư chưa có sổ đỏ có được không?

Hiện nay, có thể nhận thấy sự tồn tại của đất không có sổ đỏ và cũng phát sinh ra nhiều tranh chấp đối với loại đất này. Do đó, nếu bạn đang sở hữu hoặc muốn giao dịch mua bán đất chưa có sổ đỏ hãy tìm hiểu các quy chế, quy định trình tự thủ tục của pháp luật về hoạt động mua bán chuyển nhượng nhà đất chưa có sổ đỏ. Qua đó, có thể xác lập các giao dịch nhà đất an toàn, tránh rủi ro về pháp lý khi mua nhà đất.

Các quy định về mua bán nhà đất chưa có sổ đỏ hiện hành

Có nên mua đất không có sổ đỏ?

Có nên mua nhà đất chưa có sổ đỏ, đất chưa có sổ đỏ chuyển nhượng được không…? Đây là câu hỏi của nhiều người. Bởi nhà đất chưa có sổ đỏ, không có sổ đỏ thường có giá giao bán nhưng bản thân người mua cũng đã phần nào nhận ra những tiềm ẩn trong giao dịch mua bán.

Vậy có nên mua đất chưa có sổ đỏ không? Để hiểu rõ được điều này bạn sẽ cần phải nắm rõ được những quy chế pháp lý về việc chuyển nhượng đất nó sẽ giúp bạn có giao dịch an toàn về nhà đất.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 188 Luật đất đai 2013 thì điều kiện đất được chuyển nhượng bao gồm:

“1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây: a) Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này; b) Đất không có tranh chấp; c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án; d) Trong thời hạn sử dụng đất.”

Trong đó, khoản 3 Điều 186 và 1 Điều 168 của Luật đất đai 2013 ghi nhận các trường hợp đất được chuyển nhượng hợp pháp không cần có “Giấy chứng nhận” bao gồm:

Trường hợp chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp: Người sử dụng đất sẽ được chuyển đổi sau khi có quyết định giao đất, cho thuê đất;

Trường hợp nhận thừa kế quyền sử dụng đất: Người sử dụng đất được thực hiện quyền khi có Giấy chứng nhận hoặc đủ điều kiện để cấp Giấy chứng nhận;

Trường hợp nếu tất cả người nhận thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất đều là người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc đối tượng được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam quy định tại khoản 1 Điều 168 Luật Đất đai thì người nhận thừa kế không được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nhưng được chuyển nhượng hoặc được tặng cho quyền sử dụng đất thừa kế

Từ quy định này có thể thấy đối tượng đất chưa có sổ đỏ sẽ không đủ điều kiện để tham gia giao dịch bất động sản từ việc mua bán, tới tặng cho, thế chấp và thừa kế. Nếu mua đất không có sổ đỏ chứng nhận quyền sử dụng, sở hữu đất và tài sản gắn liền với đất thì dễ xảy ra các tranh chấp phát sinh, người mua dễ gặp thiệt thòi, mất quyền lợi. Đặc biệt khi đất thuộc quy hoạch bị thu hồi thì vấn đề bồi thường, đền bù trong nhiều trường hợp là không được đảm bảo, trừ trường hợp nêu trên.

Đồng thời hiện nay, quy định về giao dịch nhà đất là phải đăng ký giao dịch đảm bảo và bắt buộc phải thông qua hình thức công chứng hợp đồng mua bán nhà đất. Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 40, Điều 41 và Điều 42 Luật công chứng 2014 quy định thì sẽ không công nhận việc công chứng hợp đồng mua bán không sổ đỏ. Bởi lẽ quy định hồ sơ công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất bao gồm:

Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp đất không có sổ đỏ nhưng không phải là bất hợp pháp mà thực ra đất đó chủ sở hữu chưa làm các thủ tục hoàn thiện về mặt pháp lý là xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất. Với loại đất này, người mua có thể yêu cầu chủ sở hữu thực hiện các thủ tục làm sổ đỏ để làm điều kiện mua bán hợp pháp.

Do đó, việc giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất chưa có sổ sổ đỏ là không hợp pháp, bởi đối tượng giao dịch mua bán không đúng, đảm bảo các điều kiện cần thiết. Lời khuyên dành cho những người muốn chuyển nhượng nhà đất chưa có sổ đỏ là không nên bởi tiềm ẩn nhiều rủi ro do đây là giao dịch bất hợp pháp và không được pháp luật bảo vệ.

Có nên mua đất không có sổ đỏ

Đất chưa có sổ đỏ có được tách thửa, thừa kế, thế chấp không?

Quy định của pháp luật về đất chưa có sổ đỏ hiện tại không cho phép các giao dịch chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất bởi không đảm bảo các quy định tại khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai 2013.

Vì thế, nếu có đất chưa có sổ đỏ nhưng thuộc trường hợp được cấp Giấy chứng nhận thì nên thực hiện các thủ tục làm sổ đỏ hợp pháp rồi mới tính đến chuyện xin chuyển nhượng, mua bán, tách sổ, thừa kế hay tặng cho.

Các trường hợp nhà đất đủ kiện kiện cấp Giấy chứng nhận bao gồm các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 99 Luật Đất đai năm 2013 như sau:

“1. Nhà nước cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho những trường hợp sau đây: a) Người đang sử dụng đất có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định tại các điều 100, 101 và 102 của Luật này; b) Người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất từ sau ngày Luật này có hiệu lực thi hành; c) Người được chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, được thừa kế, nhận tặng cho quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất; người nhận quyền sử dụng đất khi xử lý hợp đồng thế chấp bằng quyền sử dụng đất để thu hồi nợ; d) Người được sử dụng đất theo kết quả hòa giải thành đối với tranh chấp đất đai; theo bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án hoặc quyết định giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành; đ) Người trúng đấu giá quyền sử dụng đất; e) Người sử dụng đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế; g) Người mua nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất; h) Người được Nhà nước thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; người mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; i) Người sử dụng đất tách thửa, hợp thửa; nhóm người sử dụng đất hoặc các thành viên hộ gia đình, hai vợ chồng, tổ chức sử dụng đất chia tách, hợp nhất quyền sử dụng đất hiện có; k) Người sử dụng đất đề nghị cấp đổi hoặc cấp lại Giấy chứng nhận bị mất”. Quy định tách thửa, thừa kế, thế chấp đất chưa có sổ đỏ

Đất chưa có sổ đỏ có được xây nhà không?

Nếu như trước đây việc có đất sổ đỏ là có thể xây nhà, thậm chí nhiều người sử dụng đất thổ cư chưa có sổ đỏ cũng liều xây nhà. Thì hiện nay đã có các quy định trường hợp nhà xây dựng phải cấp phép và đặc biệt từ tháng 6/2017 Nghị định 53/2017/NĐ-CP các quy định về 12 loại giấy tờ hợp pháp về đất đai giúp làm rõ những trường hợp giấy tờ hợp pháp để xin giấy phép xây dựng đất chưa có sổ đỏ, giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình cấp năm 1987 đến nay thì còn có các giấy tờ sau:

Các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai năm 2013; Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP và quy định tại Khoản 16, Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP ngày 6-1-2017.

Giấy xác nhận của UBND cấp xã và được cơ quan đăng ký đất đai xác nhận đủ điều kiện để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định khoản 5, Điều 3 Nghị định 53/2017/NĐ-CP;

Giấy tờ về đất đai đối với trường hợp được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất từ sau ngày 1-7-2004 nhưng không có Giấy chứng nhận

Quyết định giao đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc quyết định cho thuê đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và hợp đồng thuê đất kèm theo (nếu có)

Giấy tờ về trúng đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất hoặc quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định khoản 6, Điều 3 Nghị định 53/2017/NĐ-CP.

Như vậy, tùy vào từng loại đất không có sổ đỏ cụ thể mà có thể xác định xây nhà trên đất chưa có sổ đỏ được khi xin giấy phép xây dựng.

Thủ tục chuyển nhượng, mua bán đất chưa có sổ đỏ

Nhiều người cho rằng việc mua bán nhà đất không giấy tờ giá rẻ nếu không mua bán, sang nhượng mà để ở và có thể xây nhà trên đất chưa có sổ đỏ dạng nhà cấp 4 để ở nên không cần sổ đỏ. Hoặc nhiều người lựa vẫn an tâm mua bán đất ở là đất thổ cư chưa có sổ đỏ vì cho rằng ở lâu đời không ai vào lấy được. Tuy nhiên, chính vì suy nghĩ này mà nhiều người bỏ tiền mua đất ở, mua đất dự án chưa có sổ đỏ và kéo lấy rủi ro vào mình, tay trắng khi có tranh chấp, thu hồi…

Về mặt pháp lý việc mua bán chuyển nhượng nhà đất chưa sổ đỏ là không hợp pháp nên sẽ không có quy trình, trình tự thủ tục mua bán đất chưa có sổ đỏ. chúng tôi chỉ đưa ra tư vấn mua đất chưa có sổ đỏ nhằm hợp thức hóa việc mua bán, an toàn không có rủi tay trắng khi mua loại đất này.

Để giúp việc giao dịch mua bán nhà đất chưa có giấy tờ người mua nên bảo vệ quyền lợi của mình bằng cách: Yêu cầu người có nhu cầu cần bán làm thủ tục xin cấp giấy chứng nhận trước rồi sau đó mới tiến hành giao dịch mua bán. Chỉ có cách này thì người bán mới không chịu rủi ro khi mua đất và luôn đảm bảo được quyền lợi của mình, tránh mua nhầm đất không sổ đỏ với những lời hứa hẹn của chủ đất thậm chí không phải chủ đất hứa hẹn việc mua bán trao tiền, đặt cọc rồi sẽ làm được sổ.

Khi người bán đất chấp nhận việc xin cấp sổ đỏ trước thì chứng tỏ đất đó an toàn về pháp lý. Sau khi có sổ đỏ thì hai bên có thể tiến hành giao dịch mua bán nhà đất như thông thường từ việc lập hợp đồng, công chứng, đóng thuế, phí lệ phí…

Thủ tục chuyển nhượng, mua bán đất chưa có sổ đỏ

Trường trường hợp bên mua vẫn chấp nhận rủi ro khi mua nhà đất không có sổ đỏ hoặc xác định một lý do nào đó mà bên chuyển nhượng chưa thể làm sổ đỏ, có thể làm thủ tục về sau thì có thể làm thủ tục mua bán với hợp đồng chưa qua công chứng như hợp đồng mua bán nhà đất có sổ đỏ thông thường. Trong đó, có kèm thêm các điềm kiện về thực hiện làm sổ đỏ cụ thể và bổ sung thêm một số loại giấy tờ mua bán đất chưa có sổ đỏ như:

Bên bán đất xin các đơn vị có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với diện tích đất cần bán đã thống nhất với bên mua.

Hai bên tiến hành soạn thảo hợp đồng mua bán nhà đất không có sổ đỏ để chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định pháp luật.

Sau ký hợp đồng xong xuôi, bên bán tiến hành xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và thực hiện thủ tục công chứng hợp đồng mua bán nhà đất và thực hiện sang tên sổ đỏ về sau theo quy định pháp luật.

Tải: Mẫu hợp đồng mua bán đất chưa có sổ đỏ mới nhất, chi tiết nhất.

Trong trường hợp người bán muốn cho thuê nhà đất chưa giấy tờ hay cho mượn quyền sử dụng đất chưa có sổ đỏ này thì có thể là Hợp đồng ủy quyền đất chưa có sổ đỏ cho người khác sử dụng nhưng hợp đồng này cũng là viết tay và không được công chứng theo quy định.

Những kinh nghiệm mua nhà đất không sổ đỏ

Lưu ý khi mua nhà đất không có sổ đỏ tránh bị lừa

Mua bán nhà đất không có sổ đỏ sẽ không thể thực hiện được thủ tục pháp lý, xác lập quyền sở hữu tài sản. Vì vậy, chắc chắn không nên ham rẻ mà mua loại đất này. Đừng tin vào bất cứ lý do về việc bận, đất thổ cư chưa sổ đỏ nên an toàn hay chỉ cần có hợp đồng viết tay trong giao dịch mua bán là đủ. Mọi cách thức giao dịch nhà đất không bằng văn bản có công chứng, làm đăng giao dịch đảm bảo, thủ tục sang tên sổ đỏ thì đều mang lại rủi ro.

Kể cả hiện tại ngay cả việc nhiều người sử dụng hình thức vi bằng do Văn phòng Thừa phát lại với nhầm tường nó có thể thay thế được công chứng. Nhưng “Vi bằng” do Thừa phát lại lập là nguồn chứng cứ để tòa án xem xét khi giải quyết vụ án và là căn cứ để thực hiện các giao dịch hợp pháp theo quy định của pháp luật mà thôi.

Hay cho rằng giấy tờ mua bán nhà đất chưa có sổ đỏ viết tay, có đầy đủ chữ ký của các bên là đủ. Tuy nhiên, bạn sẽ không bao giờ làm được sổ với hình thức mua bán nhà đất không giấy tờ.

Quy định bán, thế chấp nhà chung cư chưa có sổ hồng

Chuyển nhượng nhà chung cư chưa có sổ hồng được không?

Ngoài việc mua bán đất chưa có sổ đỏ thì hiện nay còn tồn tại hình thức thế chấp, bán nhà chung cư chưa có sổ hồng. Vậy việc mua nhà chung cư chưa có sổ hồng có an toàn và được chuyển nhượng không?

Việc mua bán nhà chung cư chưa có sổ hồng hiện nay theo quy định của Luật nhà ở 2014, Nghị định 99/2015/NĐ-CP và Thông tư 19/2016/TT-BXD thì có thể thực hiện ký kết hợp đồng mua nhà chung cư chưa có sổ đỏ dưới hình thức “Chuyển nhượng hợp đồng mua bán căn hộ” theo quy định tại khoản 2 Điều 123 Luật nhà ở 2014

“2. Trường hợp bên mua nhà ở thương mại của chủ đầu tư nếu thuộc diện chưa nộp hồ sơ đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đối với nhà ở đó và có nhu cầu thì được chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở; bên nhận chuyển nhượng hợp đồng có trách nhiệm thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo hợp đồng mua bán nhà ở đã ký với chủ đầu tư” Cách chuyển nhượng hợp đồng mua bán căn hộ chung cư khi có đủ điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều 32 Thông tư 19/2016/TT-BXD như sau: “1. Tổ chức, cá nhân mua nhà ở của chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại chưa nhận bàn giao nhà ở hoặc đã nhận bàn giao nhà ở có quyền chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở cho tổ chức, cá nhân khác khi hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận chưa nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.”

Vì vậy, đối với việc bán nhà chung cư chưa có sổ hồng nếu căn hộ đã được chủ đầu tư làm thủ tục đề nghị cấp sổ đỏ thì chủ đầu từ hoàn toàn có thể làm hợp đồng mua bán nhà chung cư chưa có sổ đỏ cho khách hàng.

Quy định bán, thế chấp nhà chung cư chưa có sổ đỏ

Về trình tự thủ tục mua bán nhà chung cư chưa có sổ hồng

Thủ tục mua bán nhà chung cư không sổ hồng được thực hiện theo quy định theo quy định tại Điều 33 Thông tư 19/2016/TT-BXD như sau:

Bước 1:

Làm văn bản thỏa thuận chuyển nhượng HĐMB nhà. Nếu bên bán không phải là tổ chức kinh doanh bất động sản thì văn bản phải được công chứng hoặc chứng thực. Trong đó, các bên chuẩn bị đầy đủ hồ sơ đề nghị công chứng chứng thực gồm có:

07 bản chính văn bản chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở;

Bản chính hợp đồng mua bán nhà ở đã ký với chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại

Bản sao có chứng thực hoặc bản sao và phải xuất trình bản chính để đối chiếu của các giấy tờ: CMND hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn giá trị.

Các giấy tờ khác theo quy định về công chứng.

Cơ quan công chứng chứng thực có trách nhiều kiểm tra giấy tờ và thực hiện công chứng khi đủ các điều kiện cho phép.

Bước 2:

Làm hồ sơ đề nghị chủ đầu tư xác nhận văn bản chuyển nhượng hợp đồng. Các bên mua bán thực hiện nghĩa vụ thuế và các khoản phí, lệ phí khi chuyển nhượng và nộp 1 bộ hồ sơ đề nghị chủ đầu tư xác nhận vào văn bản chuyển nhượng hợp đồng. Gồm có:

05 bản chính văn bản chuyển nhượng HĐMB nhà ở trong đó có 01 bản của bên chuyển nhượng

Bản chính HĐMB nhà ở đã ký với chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại

Biên lai nộp thuế cho việc chuyển nhượng HĐMB nhà hoặc giấy tờ chứng minh nếu được miễn thuế

Bản sao có chứng thực hoặc bản sao CMND hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu

Sau đó, phía chủ đầu tư xác nhận và văn bản chuyển nhượng HĐMB trong thời hạn 05 ngày làm việc và giao lại cho bên nộp hồ sơ các giấy tờ bên mua yêu cầu ký xác nhận. Trong đó, lưu ý cần phải có 02 văn bản chuyển nhượng hợp HĐMB ở đã có xác nhận của chủ đầu tư và các giấy tời bạn đã gửi.

Bước 3:

Bên nhận chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở cuối cùng được cơ quan nhà nước cấp có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật về đất đai.

Mong rằng những chia sẻ về các quy định pháp lý về nhà đất chưa có sổ đỏ có thể giúp bạn hiểu rõ hơncác giao dịch nhà đất an toàn, tránh tiền mất tật mang đặc biệt với loại hình mua bán đất, mua bán nhà không có sổ đỏ, giải quyết được các thắc mắc về các vấn đề mua bán nhà đất, làm hộ khẩu khi nhà chưa có sổ đỏ, cho thuê nhà khi chưa có sổ đỏ, hợp đồng uỷ quyền nhà đất chưa có sổ đỏ…

Thủ Tục Chuyển Nhượng Nhà Chung Cư Đã Có Sổ Đỏ

BƯỚC 1: THOẢ THUẬN BAN ĐẦU

Mức tiền đặt cọc bao nhiêu

Thời gian bao lâu ra Hợp đồng Công chứng và khi công chứng cần thanh toán bao nhiêu phần trăm giá trị căn hộ và giữ lại bao nhiêu đến khi làm xong thủ tục giấy tờ.

Thời gian bàn giao căn hộ, các thứ đi kèm căn hộ, người mua và người bán cần lên một checklist để kiểm tra

Chi phí công chứng, các loại thuế ai đóng. Bình thường người bán căn hộ sẽ chịu phí công chứng và đóng thuế Thu nhập cá nhân khi bán nhà (thường 2% giá trị căn nhà) và người mua nhà sẽ chịu thuế trước bạ. Dù là quy định như vậy, nhưng các loại thuế và phí này có thể thoả thuận giữa bên bán và bên mua.

BƯỚC 2: TIẾN HÀNH ĐẶT CỌC CĂN HỘ

Bên mua và bên bán cần thoả thuận số tiền đặt cọc trước khi xem tình trạng pháp lý căn hộ chung cư như xem sổ Hồng. Người mua cần ra phòng Địa chính phường nơi căn hộ toạ lạc để hỏi về tình trạng pháp lý có đủ điều kiện mua bán hay không. Sau đó các bên cần thoả thuận:

Việc này tiến hành giữa hai bên và người làm chứng. Để an toàn cho người mua nhà thì hợp đồng đặt cọc nếu tốt thì nên đưa ra phòng công chứng để tiến hành làm hợp đồng, tuy nhiên việc này sẽ tốn một khoản chi phí nhỏ nhưng an toàn cho người mua đó là tránh trường hợp căn hộ này đã tiến hành đặt cọc nhiều lần và phòng công chứng sẽ kiểm tra trên hệ thống tính pháp lý của căn hộ bán.

BƯỚC 3: HỢP ĐỒNG CÔNG CHỨNG

Xong Hợp đồng Đặt cọc và theo lịch thoả thuận, hai bên hẹn ra Phòng Công chứng để hai bên tiến hành ký hợp đồng theo mẫu soạn sẵn của Phòng Công chứng. Trong lúc này, bên Mua nhà cần thanh toán số tiền theo thoả thuận trước và Bên Bán nhà giao giấy tờ nhà cho bên Mua. Các giấy tờ chuẩn bị bao gồm các giấy tờ sau:

Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà (Sổ Hồng)

Tờ khai thuế trước bạ

Bản vẽ hiện trạng nhà (nếu có)

CMND+Hộ khẩu của bên Bán nhà

Giấy chứng nhận kết hôn (nếu đã có gia đình)

Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân

(Mỗi thứ giấy tờ 2 bản bao gồm bản chính và photo)

Đối với Bên Mua nhà

Chỉ cần mang CMND + Hộ khẩu của vợ chồng (bản chính và photo)

Ngoài ra, nếu giao dịch là tổ chức khi công chứng cần mang theo giấy phép kinh doanh và con giấu của công ty. Khi đi công chứng, vợ chồng đều phải hiện diện và nếu công ty thì phải là người đại diện theo pháp luật

BƯỚC 4: KHAI THUẾ VỚI CƠ QUAN NHÀ NƯỚC

Sau khi hoàn thành Hợp đồng công chứng, hai bên mua nhà và bán nhà sẽ tiến hành đi khai thuế với chi cục thuế Quận. Thường trong vòng 7 ngày làm việc sẽ tiến hành xong nếu đủ các giấy tờ hồ sơ lên cục thuế và hẹn ngày đóng thuế. Người mua và người bán cần lưu ý là sau khi ký Hợp đồng công chứng phải ra khai thuế trong vòng 10 ngày làm việc

Các Giấy tờ cần chuẩn bị, bao gồm:

Hợp đồng chuyển nhượng đã công chứng của bên nhận chuyển nhượng

Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà, căn hộ

Tờ khai lệ phí trước bạ cũ

CMTND và Hộ khẩu của bên mua nhà

CMTND và Hộ khẩu của bên bán nhà

Các tờ khai thuế theo mẫu của các Quận

(Mỗi thứ 2 bản; bản chính và photo)

Các trường hợp không phải đóng thuế trước bạ bao gồm: tặng cho giữa cha mẹ, con, vợ, chồng, anh, em

Trường hợp không phải đóng thuế thu nhập cá nhân: có cam kết chỉ có 1 căn nhà duy nhất

BƯỚC 5: HOÀN TẤT THỦ TỤC SỞ HỮU NHÀ

Đây là bước quan trọng cuối cùng trong việc thực sự sở hữu nhà theo pháp luật. Lưu ý: Nếu đã hoàn thành các bước trên mà chưa đăng bộ để đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc cấp Giấy chứng nhận thì xem như Người Mua vẫn chưa xác lập được chủ quyền của mình. Thời gian 3 tuần làm việc.

Các loại giấy tờ cần chuẩn bị:

Hợp đồng chuyển nhượng đã công chứng của bên Mua

Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà

Tờ khai lệ phí trước bạ cũ

CMTND + Hộ khẩu của bên Mua

Tờ khai trước bạ mới

Khai các tờ khai đăng ký biến động tài sản của các Quận

Sau khi nộp đầy đủ giấy tờ hồ sơ thì cơ quan nhà nước sẽ cho giấy hẹn khoảng 3 tuần lên lấy sổ.

0948 12 5151

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN THỦ TỤC PHÁP LÝ MUA BÁN CHUNG CƯ