Trường hợp ông bà chuyển nhượng đất cho cháu khá phổ biến, tuy nhiên thực tế vẫn còn nhiều người còn hiểu nhầm về vấn đề người cao tuổi bị hạn chế quyền lợi tham gia các giao dịch dân sự. Dẫn đến cản trở và hạn chế rất lớn đối với người cao tuổi khi xác lập, thực hiện các giao dịch đối với tài sản thuộc quyền sở hữu, quyền sử dụng hợp pháp.
Điều kiện để ông bà chuyển nhượng đất cho cháu
Nhà đất là tài sản có giá trị lớn, nên khả năng xảy ra tranh chấp nếu có sơ hở trong thủ tục pháp lý rất cao.
Để thực hiện cho tặng đất hay chuyển nhượng đất từ ông bà sang cháu cần đáp ứng các điều kiện được quy định tại Khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai như sau:
Có sổ đỏ (Giấy chứng nhận quyền sở hữu và sử dụng đất)
Đất không có tranh chấp
Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án
Trong thời hạn sử dụng đất
Sau khi kiểm tra các điều kiện chuyển nhượng đất đã được đáp ứng, người sử dụng đất sẽ tiến hành chuẩn bị 01 bộ hồ sơ bao gồm các giấy tờ:
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (01 bản chính + 02 bản photo có chứng thực)
CMND, hộ khẩu 2 bên chuyển nhượng (02 bản có chứng thực)
Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất (02 bản có công chứng)
Giấy tờ chứng minh tài sản chung/ riêng (giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, 02 bộ có chứng thực)
Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất (01 bản chính)
Tờ khai lệ phí trước bạ (02 bản chính)
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân (02 bản chính)
Tờ khai đăng ký thuế
Sơ đồ vị trí nhà đất (01 bản chính)
– Trình tự thủ tục chuyển nhượng đất từ ông bà sang cháu
Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, nếu đủ điều kiện thực hiện các quyền theo quy định thì thực hiện các công việc sau đây:
Gửi thông tin địa chính đến cơ quan thuế để xác định và thông báo thu nghĩa vụ tài chính đối với trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định;
Xác nhận nội dung biến động vào Giấy chứng nhận đã cấp theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao Giấy chứng nhận cho người sử dụng đất hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đổi với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.
Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất giữa ông bạn và bạn phải được công chứng hoặc chứng thực (Điểm a Khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai). Việc công chứng này thực hiện tại các tổ chức hành nghề công chứng, việc chứng thực thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã (Điểm d Khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai).
Sau khi thủ tục ông bà chuyển nhượng đất cho cháu được thực hiện xong, người nhận chuyển nhượng sẽ tiến hành thủ tục đăng ký sang tên sổ đỏ tại văn phòng đất đai. Hồ sơ sẽ gồm các giấy tờ:
Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Giấy tờ khác (chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu…)
Ông bà chuyển nhượng đất cho cháu có phải nộp thuế không?
Theo Nghị định số 65/2013/NĐ-CP và Nghị định số 140/2016/NĐ-CP trường hợp ông bà chuyển nhượng đất cho cháu sẽ được miễn thuế thu nhập cá nhân từ bất động sản và thuế trước bạ nhà đất. Cụ thể:
Tại điều 4 Nghị định số 65/2013/NĐ-CP: “Thu nhập từ nhận thừa kế, quà tặng là bất động sản (bao gồm cả nhà ở, công trình xây dựng hình thành trong tương lai theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản) giữa: Vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị em ruột với nhau.” Tại điều 9 Nghị định số 140/2016/NĐ-CP: “Nhà, đất nhận thừa kế hoặc là quà tặng giữa: Vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau nay được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.”
Để được miễn thuế phí, trong hồ sơ chuyển nhượng đất phải có đầy đủ các giấy tờ hợp pháp chứng minh mối quan hệ giữa cháu và ông bà như giấy khai sinh, sổ hộ khẩu…
Đánh giá của bạn