Top 8 # Xem Nhiều Nhất Thủ Tục Chuyển Khẩu Từ Quê Ra Hà Nội Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Hanoisoundstuff.com

Thủ Tục Chuyển Khẩu Từ Trường Về Quê?

Theo quy định của Luật Cư trú và các văn bản hướng dẫn thi hành thì cần làm thủ tục cấp giấy chuyển hộ khẩu tại nơi đặt trụ sở trường, sau đó làm thủ tục đăng ký thường trú lại tại nơi ở hiện tại.

Bạn Đ.Đ.C – Email: phongldpy2011@xxx trình bày: Trước đây tôi ở Huyện Mê Linh – Hà Nội, sau đó tôi đi học ở Trường Nội trú con liệt sỹ Nguyễn Viết Xuân – Hà Nội. Do yêu cầu nên tôi phải chuyển hộ khẩu vào trường (khẩu tập thể) và không được cấp giấy tờ gì. Năm 1995 tôi ra trường và đi làm ăn ở xa nên chưa đề nghị chuyển hộ khẩu về quê. Nay tôi đã trở về quê (Mê Linh – Hà Nội) sinh sống và muốn chuyển khẩu về quê thì cần những thủ tục gì?

Luật sư Lại Xuân Cường – Văn phòng Luật sư Quốc Thái, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội trả lời: Theo thông tin bạn cung cấp, chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:

Theo quy định của Luật Cư trú và các văn bản hướng dẫn thi hành thì bạn cần làm thủ tục cấp giấy chuyển hộ khẩu tại nơi đặt trụ sở trường nội trú bạn đã học, sau đó làm thủ tục đăng ký thường trú lại tại nơi ở hiện tại của bạn.

Tại khoản 1, Điều 6 Thông tư 35/2014/TT-BCA ngày 9/9/2014 quy định hồ sơ đăng ký thường trú bao gồm:

– Phiếu đăng ký thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu;

– Bản khai nhân khẩu (đối với trường hợp phải khai bản khai nhân khẩu);

– Giấy chuyển hộ khẩu;

Hãy liên hệ tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 19008088 – gọi ĐDN: 0961360559 để nhận được câu trả lời nhanh chóng, kịp thời hoặc gửi email cho chúng tôi: tuvanphapluat@laodong.com.vn hoặc đến 51 Hàng Bồ, Hà Nội và 39 Trương Định, P6, Q3, TPHCM để được Luật sư tư vấn trực tiếp. Clip hưởng BHXH một lần – Nguồn: FBNC:

– Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp.

Thủ Tục Chuyển Khẩu Từ Quận Này Sang Quận Khác Tại Thành Phố Hà Nội

Với mức sống ngày càng được cải thiện, hiện nay nhiều người dân tại Hà Nội đang sở hữu cho mình nhiều căn hộ ở các địa bàn khác nhau tại Hà Nội. Tuy là đã có sổ hộ khẩu tại Hà Nội song nhiều con em vẫn mong muốn được sống độc lập với bố mẹ và tự tạo dựng gia đình mới đang có nhu cầu chuyển khẩu đến quận khác trong địa bàn Hà Nội nhưng chưa rõ thủ tục chuyển khẩu từ quận này sang quận khác tại Thành phố Hà Nội quy định như thế nào và thực hiện ra sao?

I, Căn cứ pháp lý

-Luật cư trú 2006 sửa đổi, bổ sung năm 2013;

-Luật thủ đô năm 2012;

-Thông tư 35/2014/TT-BCA quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật cư trú và Nghị định số 31/2014/NĐ-CP ngày 18/04/2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật cư trú

II, Nội dung tư vấn

Căn cứ điều 23 Luật cư trú 2006 sửa đổi, bổ sung năm 2013 quy định:

“Điều 23. Thay đổi nơi đăng ký thường trú trong trường hợp chuyển chỗ ở hợp pháp

1. Người đã đăng ký thường trú mà thay đổi chỗ ở hợp pháp, khi chuyển đến chỗ ở hợp pháp mới nếu có đủ điều kiện đăng ký thường trú thì trong thời hạn mười hai tháng có trách nhiệm làm thủ tục thay đổi nơi đăng ký thường trú .”

Như vậy, khi chuyển đến quận khác trong Thành phố Hà Nội thì phải đăng ký thường trú tại công an Quận nơi chuyển đến. Thành phần hồ sơ được quy định cụ thể tại điều 6 thông tư 35/2014/TT-BCA quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật cư trú và Nghị định số 31/2014/NĐ-CP ngày 18/04/2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật cư trú quy định như sau:

“2. Hồ sơ đăng ký thường trú bao gồm:

a) Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; bản khai nhân khẩu;

b) Giấy chuyển hộ khẩu theo quy định tại Điều 28 của Luật này;

c) Giấy tờ và tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp. Đối với trường hợp chuyển đến thành phố trực thuộc Trung ương phải có thêm tài liệu chứng minh thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 20 của Luật này.”

Tuy nhiên Khánh An Law có một lưu ý nhỏ đến với Quý khách như sau: Khi thực hiện chuyển khác Quận thì Quý khách hàng không cần phải xin giấy chuyển khẩu tại Quận cũ mà thực hiện luôn việc đăng ký nhập khẩu tại Quận mới theo đầy đủ hồ sơ nêu tại khoản 2 điều này. Và nộp tại công an Quận nới Quý khách hàng chuyển đến.

UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – HIỆU QUẢ CAO Là những giá trị chúng tôi mang tới cho các Quý Khách hàng. Đáp lại những giá trị đó là những phản hồi rất tích cực đã mang lại động lực cho Khánh An phát triển như ngày hôm nay.

Trân trọng cảm ơn các Quý khách hàng!

Thủ Tục Tách Khẩu Ở Hà Nội

Thủ tục tách hộ khẩu ở Hà Nội là việc trong gia đình các con đã lớn, bố mẹ muốn tách hộ khẩu ra thành sổ hộ khẩu khác cho các con độc lập; việc tách sổ hộ khẩu cũng được áp dụng trong trường hợp vợ chồng muốn nhập về với nhau và ….

Thủ tục tách khẩu và nhập khẩu ở Hà Nội, việc tách hộ khẩu thường được áp dụng trong một số trường hợp như: Khi vợ chồng ly hôn và theo luật hôn nhân và gia đình thì được lưu cư tại đó không quá 6 tháng nên trong khoảng thời gian này thường làm thủ tục tách khẩu. Sau ly hôn vợ chồng không muốn giàng buộc nhau nên tách ra làm sổ hộ khẩu khác, hay trường hợp tách sang một địa chỉ khác để hoàn thành thủ tục mua, nhận chuyển nhượng nhà đất nông nghiệp… thủ tục tách sổ hộ khẩu và thủ tục nhập khẩu được thực hiện là thủ tục chung, cũng phải thực hiện các bước về việc nhập khẩu, tách khẩu thông thường và việc tách được thực hiện tại Cơ quan Công an cấp quận huyện ở Hà Nội tuy nhiên có điểm khác là hồ sơ trong trường hợp tách khẩu và nhập khẩu sẽ khác nhau.

Tách khẩu cho con là việc làm thông thường của các bậc cha mẹ khi con cái đã lớn và xây dựng gia đình, cho gia ở riêng cũng cần có địa chỉ cư trú riêng để các con ổn định cuộc sống, nhiều khi lấy vợ, lấy chồng ngoại tỉnh cũng là điều kiện để nhập về với vợ, với chồng. Khi các cặp vợ chồng sinh con thì nhập sinh cho con và là điều kiện để con đi học đúng tuyến vì việc học đúng tuyến hay trái tuyến ở Hà Nộ luôn là nỗi lo lắng lớn của bao bậc phụ huynh.

Thủ tục tách khẩu năm 2018 có gì mới, trên tinh thần triển khai luật Cư trú năm 2006 và Luật sửa đổi Luật cư trú năm 2012, Luật thủ đô năm 2012 cũng như Nghị quyết của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội thì năm 2018 cũng như một số năm trước đây và sau ngày các luật nêu trên có hiệu lực thì thủ tục không có gì thay đổi. Cơ quan đăng ký tại một số quận huyện thay đổi do chuyển từ huyện lên quận (như Nam, Bắc Từ Liêm), thời hạn vẫn như cũ và hồ sơ vẫn như cũ.

Luật Doanh Gia cung cấp các dịch vụ về tách khẩu nhanh, hiệu quả và đúng quy định của pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng.

Luật sư hướng dẫn điều kiện và dịch vụ nhập hộ khẩu về Hà Nội

Thủ tục nhập hộ khẩu về Hà Nội; Điều kiện nhập hộ khẩu về Hà Nội; Dịch vụ nhập hộ khẩu về Hà Nội; Làm lại sổ hộ khẩu ở Hà Nội; Nhập nhờ hộ khẩu ở Hà Nội; Điều kiện nhập hộ khẩu về Hà Nội; Trình tự, hồ sơ chuyển hộ khẩu về Hà Nội.

Điện thoại: 098.112.9988 – 0904.779997

Địa chỉ: Số 72 Ngô Gia Tự, Đức Giang, Long Biên, Hà Nội

Website: www.luatdoanhgia.com; Email: luatdoanhgia@gmail.com;

Tư Vấn Thủ Tục Tách Nhập Hộ Khẩu, Chuyển Khẩu Trong Phạm Vi Thành Phố Hà Nội ?

Tuy nhiên, do 1 số điều kiện khách quan nên tôi chưa nhập về nhà chồng tại Từ Liêm, Hà Nội, và căn nhà tại Từ Liêm chúng tôi cũng đã bán và giờ đang ở thuê nhà. Nay tôi muốn chuyển hộ khẩu của mẹ con tôi nhập về Từ Liêm (hộ khẩu theo chồng tôi) nhưng căn nhà đã bán. Vậy chúng tôi có nhập được không? và thủ tục thế nào? nếu không thì có giải pháp nào để mẹ con tôi nhập khẩu vào hộ của chồng tôi được à?

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Câu trả lời được biên tập từ chuyên mục Tư vấn pháp luật dân sự của Kiến thức Luật pháp.

1. Cơ sở pháp lý:

-Luật cư trú 2006, sửa đổi bổ sung 2013

2. Nội dung tư vấn:

Theo quy định tại khoản 2, điều 20, luật sư trú 2006 về điều kiện đăng kí thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương, được sửa đổi bổ sung bởi khoản 2, điều 1, luật cư trú 2013 thì:

Công dân thuộc một trong những trường hợp sau đây thì được đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương:

“2. Được người có sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu của mình nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Vợ về ở với chồng; chồng về ở với vợ; con về ở với cha, mẹ; cha, mẹ về ở với con;

b) Người hết tuổi lao động, nghỉ hưu, nghỉ mất sức, nghỉ thôi việc về ở với anh, chị, em ruột;

c) Người khuyết tật, mất khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi về ở với anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ;

d) Người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc còn cha, mẹ nhưng cha, mẹ không có khả năng nuôi dưỡng về ở với ông, bà nội, ngoại, anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ;

đ) Người thành niên độc thân về ở với ông, bà nội, ngoại, anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột;

e) Ông bà nội, ngoại về ở với cháu ruột; “

Do chồng bạn đã có hộ khẩu ở quân Từ Liêm nên bạn và con bạn có thể làm thủ tục xin nhập khẩu theo trường hợp vợ về ở với chồng, con về ở với cha.

Về trình tự, thủ tục, theo quy định tại điều 21, luật cư trú 2006, bạn cần nộp một bộ hồ sơ đăng kí thường trú tại công an Quận Từ Liêm. Hồ sơ bao gồm:

-Phiêu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu, bản khai nhân khẩu

-Giấy tờ để chứng minh quan hệ vợ, chồng: giấy đăng ký kết hôn, sổ hộ khẩu hoặc xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi cư trú.

-Giấy tờ để chứng minh quan hệ cha, mẹ, con: giấy khai sinh; quyết định công nhận việc nuôi con nuôi; quyết định việc nhận cha, mẹ, con; sổ hộ khẩu hoặc xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi cư trú.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7: Yêu cầu tư vấn hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Kiến thức Luật pháp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Bộ phận Luật sư Tư vấn pháp luật dân sự – Kiến thức Luật pháp Luật sư Minh Tiến