Top 11 # Xem Nhiều Nhất Thủ Tục Chuyển Khẩu Từ Phường Này Sang Phường Khác Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Hanoisoundstuff.com

Thủ Tục Chuyển Hộ Khẩu Từ Phường Này Sang Phường Khác – Quá Đơn Giản Với Luật Quốc Huy

1. Thủ tục chuyển hộ khẩu từ phường này sang phường khác gồm những gì?

Thủ tục chuyển hộ khẩu từ phường này sang phường khác khá là đơn giản nhưng không phải ai cũng biết đó là:

Đến cơ quan công an quận, huyện/phường,… – nơi có hộ khẩu thường trú của bản thân để xin tách khẩu và cấp giấy chứng chuyển hộ khẩu. Khi đi bạn sẽ cần phải chuẩn bị một vài giấy tờ cần thiết như: CMND bản sao có công chứng, phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; sổ hộ khẩu,… (trong trường hợp nếu cần).

Tiếp đó là đến việc nộp hồ sơ đăng ký thường trú cho công an quận, huyện/phường, thị xã đối với thành phố trực thuộc trung ương nơi bạn đăng ký chuyển đến.

Tiếp nhận kết quả từ cơ quan có thẩm quyền đã tiếp nhận hồ sơ của bạn: có thể là được cấp sổ hộ khẩu mới cho bạn hoặc trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do trong trường hợp không cấp sổ hộ khẩu mới

2. Lưu ý về các trường hợp không cần cấp giấy chuyển hộ khẩu khi làm thủ tục chuyển hộ khẩu từ phường này sang phường khác

Khi làm thủ tục chuyển hộ khẩu từ phường này sang phường khác bạn sẽ không cần xin giấy chuyển hộ khẩu trong các trường hợp sau:

Chuyển hộ khẩu trong phạm vi xã, thị trấn của huyện thuộc tỉnh; chuyển hộ khẩu trong cùng một thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh; chuyển hộ khẩu trong cùng quận, huyện, thị xã của thành phố trực thuộc trung ương.

Là học sinh, sinh viên, học viên của cac trường học, cơ sở giáo dục khác.

Công dân đi thực hiện nghĩa vụ quân sự, phục vụ có thời hạn trong công an nhân dân và các trường hợp theo quy định pháp luật cư trú khác.

Như vậy, trong trường hợp công dân chuyển hộ khẩu từ phường này sang phường khác trong cùng một quận của thành phố.

3. Hồ sơ đăng ký thường trú trong thủ tục chuyển hộ khẩu từ phường này sang phường khác gồm:

Phiếu khai báo tình trạng thay đổi nhân khẩu, hộ khẩu.

Sổ hộ khẩu cũ.

Chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân ( bản sảo công chứng)

Tài liệu, giấy tờ chứng minh chỗ ở mới là hợp pháp theo quy định.

Để tìm hiểu rõ hơn về các loại giấy tờ cần chuẩn bị, chi tiết hơn trong từng bước thực hiện thủ tục chuyển hộ khẩu từ phường này sang phường khác cùng với từng cơ quan chức năng có thẩm quyền giải quyết việc này bạn hãy tìm đến sự tư vấn của các luật sư tư vấn pháp luật tại Công ty TNHH Luật Quốc Huy.

Trân trọng!

Coi nguyên bài viết ở : Thủ tục chuyển hộ khẩu từ phường này sang phường khác – quá đơn giản với Luật Quốc Huy

Share this:

Twitter

Facebook

Like this:

Số lượt thích

Đang tải…

Thủ Tục Chuyển Hộ Khẩu Từ Quận Này Sang Quận Khác

Các đối tượng được phép làm thủ tục chuyển khẩu từ quận này sang quận khác

Theo các quy định của pháp luật hiện hành, việc chuyển khẩu từ quận này sang quận khác hiện đang được áp dụng với các trường hợp cụ thể sau đây:

Công dân chuyển đi ngoài phạm vi xã, thị trấn thuộc huyện

Chuyển đi ngoài phạm vi thị xã, thành phố thuộc tỉnh

Chuyển đi ngoài phạm vi huyện, quận, thị xã của thành phố trực thuộc Trung ương (TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, TP. Đà Nẵng, TP Hải Phòng và TP. Cần Thơ)

Trọn bộ hồ sơ sẽ bao gồm:

Bản khai nhân khẩu

Phiếu báo thay đổi nhân khẩu, hộ khẩu

Chứng minh thư nhân dân

Giấy chuyển hộ khẩu theo quy định của pháp luật hiện hành

Các loại tài liệu, giấy tờ có hiệu lực chứng minh chỗ ở hợp pháp

Ngoài ra, với một số trường hợp cụ thể, theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư 35/2014/TT-BCA, bên cạnh các loại giấy tờ trên, người dân còn cần phải nộp thêm các giấy tờ sau:

Trẻ em đăng ký thường trú phải có giấy khai sinh

Người chưa thành niên nếu không đăng ký thường trú cùng cha, mẹ hoặc cha hoặc mẹ mà đăng ký thường trú cùng với người khác thì phải có ý kiến đồng ý bằng văn bản của cha, mẹ hoặc cha hoặc mẹ, có xác nhận của UBND cấp xã

Người được cơ quan, tổ chức nuôi dưỡng, chăm sóc tập trung khi đăng ký thường trú thì cơ quan, tổ chức đó có văn bản đề nghị. Trường hợp được cá nhân chăm sóc, nuôi dưỡng tập trung thì cá nhân đó có văn bản đề nghị có xác nhận của UBND cấp xã

Người nước ngoài được nhập quốc tịch Việt Nam khi đăng ký thường trú phải có giấy tờ chứng minh có quốc tịch Việt Nam

Cá nhân được người có sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu của mình khi đăng ký thường trú phải có ý kiến đồng ý cho đăng ký thường trú của chủ hộ, chữ ký, ghi rõ họ, tên và ngày, tháng, năm vào phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu

Người dân có nhu cầu chuyển khẩu nộp hồ sơ có đầy đủ các giấy tờ nêu trên đến cơ quan công an quận, huyện, thị xã trực thuộc trung ương nơi muốn chuyển đến. Sau khi hồ sơ được tiếp nhận, công dân sẽ tiếp tục thực hiện các bước thủ tục theo quy định của pháp luật.

Các bước chuyển khẩu từ quận này sang quận khác

Bước 1: Xin giấy chuyển hộ khẩu

Để chuyển hộ khẩu từ quận này sang quận khác đầu tiên phải xin giấy chuyển khẩu của công an quận/huyện/thị xã. Hồ sơ cấp giấy chuyển hộ khẩu bao gồm: sổ hộ khẩu và phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu.

Trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải cấp giấy chuyển hộ khẩu cho công dân.

Trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày nhận được thông báo tiếp nhận của cơ quan quản lý cư trú nơi công dân chuyển hộ khẩu đến, Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi có người chuyển đi phải chuyển hồ sơ đăng ký, quản lý hộ khẩu cho Công an cùng cấp nơi người đó chuyển đến.

Bước 2: Đăng ký hộ khẩu thường trú tại quận mới

Người đăng ký thường trú nộp hồ sơ đăng ký thường trú tại cơ quan Công an huyện, quận, thị xã.

Hồ sơ đăng ký thường trú bao gồm:

Theo điều 21, Luật cư trú 2013 quy định, hồ sơ đăng ký thường trú bao gồm các loại giấy tờ như sau:

Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; bản khai nhân khẩu

Giấy chuyển hộ khẩu theo quy định tại Điều 28 của Luật này

Giấy tờ và tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp. Đối với trường hợp chuyển đến thành phố trực thuộc trung ương phải có thêm tài liệu chứng minh thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 20 của Luật này

Sau thời hạn 15 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ chuyển khẩu, phía cơ quan chức năng có nhiệm vụ xử lý và trả kết quả cho người dân.

Bước 3: Trả kết quả cho dân

Với trường hợp hồ sơ được giải quyết cho chuyển khẩu thường trú, người dân tiến hành nộp lệ phí và nhận hồ sơ, kiểm tra lại giấy tờ, tài liệu, đối chiếu các thông tin được ghi trong Sổ hộ khẩu, giấy tờ khác và ký nhận vào Sổ theo dõi giải quyết hộ khẩu.

Trường hợp hồ sơ không được giải quyết: người dân nhận lại hồ sơ kiểm tra lại giấy tờ, tài liệu có trong hồ sơ; nhận văn bản về việc không giải quyết đăng ký cư trú và ký nhận (ghi rõ họ, tên và ngày, tháng, năm nhận văn bản và hồ sơ đăng ký cư trú đã nộp) vào Sổ theo dõi giải quyết hộ khẩu.

Đánh giá của bạn

Thủ Tục Chuyển Hộ Khẩu Từ Tỉnh Này Sang Tỉnh Khác Năm 2022

Bất kỳ một công dân nào khi chuyển từ tỉnh này sang tỉnh khác thì đều được cấp giấy chuyển hộ khẩu theo quy định của luật pháp. Và giấy chuyển hộ khẩu được cấp trong những trường hợp sau:

Công dân chuyển đi ngoài phạm vi xã, thị trấn của huyện thuộc tỉnh mà mình đang sinh sống.

Công dân chuyển đi ngoài phạm vi thị xã, huyện, quận của thành phố trực thuộc trung ương, thị xã, thành phố thuộc tỉnh mình đang sinh sống.

Không cần phải cấp giấy chuyển hộ khẩu trong những trường hợp sau:

Học sinh, sinh viên học tại các trường đại học, cao đăng thuộc tỉnh khác.

Thực hiện nghĩa vụ quân sự tại tỉnh thành khác.

Được tuyển vào Quân đội nhân dân, Công an nhân dân ở tập trung doanh trại hoặc ở nhà ở tập thể ở tỉnh khác.

Chấp hành những hình phạt tù, quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở chữa bệnh, cơ sở cai nghiện,… tại tỉnh thành khác.

Thủ tục chuyển hộ khẩu khác tỉnh

Hồ sơ xin giấy chuyển hộ khẩu bao gồm:

Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu theo mẫu có sẵn

Sổ hộ khẩu bản chính

Hồ sơ cấp giấy chuyển hộ khẩu nộp ở đâu?

Công dân xin cấp giấy chuyển hộ khẩu (Mẫu đơn xin chuyển hộ khẩu) nộp hồ sơ tại Công an huyện, quận, thị xã đối với thành phố trực thuộc Trung ương.

Công dân xin cấp giấy chuyển hộ khẩu (Mẫu đơn xin chuyển hộ khẩu) nộp hồ sơ tại Công an xã, thị trấn thuộc huyện; Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh đối với tỉnh.

Mẫu đơn xin chuyển hộ khẩu dạng text

GIẤY CHUYỂN HỘ KHẨU

1. Họ và tên (1):………………………………………………………………………………………………

2. Tên gọi khác (nếu có):…………………………………………………………………………………..

3. Ngày, tháng, năm sinh: ………………………………………………..4. Giới tính:………………..

5. Nơi sinh:…………………………………………………………………………………………………….

6. Quê quán:…………………………………………………………………………………………………..

7. Dân tộc:……………………… 8. Tôn giáo: …………………………….9. Quốc tịch:……………..

10. Nơi thường trú:…………………………………………………………………………………………..

11. Họ và tên chủ hộ nơi đi:………………………………………. 12. Quan hệ với chủ hộ:……….

13. Lý do chuyển hộ khẩu:…………………………………………………………………………………

14. Nơi chuyển đến:…………………………………………………………………………………………

15. Những người trong hộ cùng chuyển hộ khẩu (2):

…….. ngày…. tháng….năm…….(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

(2) Ghi theo sổ đăng ký thường trú, sổ hộ khẩu các thông tin của người trong hộ cùng chuyển hộ khẩu. (3) Ghi mối quan hệ với người chuyển hộ khẩu tại Mục 1. Ghi chú: Lập 02 bản, một bản cấp cho công dân để nộp tại nơi đăng ký thường trú, một bản lưu tại nơi cấp giấy. Thời hạn giải quyết

Trong thời hạn 2 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ thì cơ quan có thẩm quyền sẽ phải cấp giấy chuyển hộ khẩu cho công dân.

Thủ tục đăng ký hộ khẩu thường trú tại tỉnh khác

Hồ sơ đăng ký hộ khẩu tại tỉnh khác

Giấy báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu và bản khai nhân khẩu

Giấy chuyển hộ khẩu

Những giấy tờ và tài liệu chứng minh chỗ ở chuyển đến là hợp pháp. Và đặc biệt đối với trường hợp chuyển đến thành phố trực thuộc trung ương phải có thêm tài liệu chứng minh xác thực

Nơi nộp hồ sơ đăng ký hộ khẩu tại tỉnh khác

Công dân đăng ký thường trú nộp hồ sơ tại Công an huyện, quận, xã đối với những thành phố trực thuộc Trung ương

Công dân đăng ký thường trú nộp hồ sơ tại Công an xã, thị trấn thuộc huyện, Công an huyện, quận, xã đối với tỉnh.

Thời hạn giải quyết

Kế từ ngày nộp đầy đủ hồ sơ thì trong thời hạn 15 ngày cơ quan có thẩm quyền sẽ phải cấp sổ hộ khẩu cho công dân đã nộp hồ sơ đăng ký thường trú. Ngoài ra nếu cơ quan có thẩm không cấp sổ hộ khẩu thì cần phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do tại sao không cấp.

Bài viết trên là chia sẻ của chúng tôi về thủ tục chuyển hộ khẩu sang tỉnh khác, hi vọng những thông tin chúng tôi cung cấp sẽ giúp bạn hoàn thành việc chuyển hộ khẩu một cách nhanh nhất.

Từ khóa:

cách chuyển hộ khẩu

chuyển hộ khẩu cần những giấy tờ gì

chuyển hộ khẩu như thế nào

đơn xin chuyển hộ khẩu thường trú

giấy chuyển hộ khẩu

quy trình chuyển hộ khẩu

thủ tục cắt chuyển hộ khẩu

thủ tục chuyển hộ khẩu

thủ tục chuyển hộ khẩu khác tỉnh

thủ tục chuyển hộ khẩu từ tỉnh này sang tỉnh khác

thủ tục chuyển hộ khẩu thường trú

thủ tục chuyển khẩu

thủ tục đăng ký hộ khẩu

thủ tục đăng ký hộ khẩu mới

thủ tục đăng ký hộ khẩu thường trú

thủ tục đăng ký thường trú

thủ tục thay đổi hộ khẩu

thủ tục xin chuyển hộ khẩu

Hướng Dẫn Thủ Tục Chuyển Hộ Khẩu Trong Cùng Xã/Phường.

Thủ tục chuyển hộ khẩu trong cùng xã/phường được pháp luật quy định như thế nào? Chuyển hộ khẩu trong cùng xã/phường cần làm những thủ tục gì? Các giấy tờ cần chuyển bị để chuyển hộ khẩu? Thực hiện chuyển hộ khẩu ở cơ quan nào?

Khách hàng có thể liên hệ với chuyên viên tư vấn tại chúng tôi gọi 1900 6259 hoặc gửi thư điện tử tới lienhe@luatsu1900.com để được hỗ trợ.

Nếu còn thắc mắc hoặc cần tư vấn, vui lòng gọi chúng tôi

1. Các trường hợp chuyển hộ khẩu phải xin cấp Giấy chuyển hộ khẩu

Tại khoản 2 điều 28 luật Cư trú năm 2006 sửa đổi bổ sung năm 2013 quy định về các trường hợp được cấp Giấy chuyển hộ khẩu như sau: Giấy chuyển hộ khẩu được cấp cho công dân trong các trường hợp sau đây:

Chuyển đi ngoài phạm vi xã, thị trấn của huyện thuộc tỉnh;

Chuyển đi ngoài phạm vi huyện, quận, thị xã của thành phố trực thuộc trung ương; thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

2. Các trường hợp chuyển hộ khẩu không cần xin Giấy chuyển hộ khẩu.

Tại khoản 6 điều 28 luật cư trú năm 2006 sửa đổi bổ sung năm 2013 quy định về trường hợp không phải làm Giấy chuyển hộ khẩu gồm các trường hợp:

Chuyển đi trong phạm vi xã, thị trấn của huyện thuộc tỉnh; chuyển đi trong cùng một huyện, quận, thị xã của thành phố trực thuộc trung ương; chuyển đi trong cùng một thị xã, thành phố thuộc tỉnh;

Học sinh, sinh viên, học viên học tại nhà trường và cơ sở giáo dục khác;

Đi làm nghĩa vụ quân sự, phục vụ có thời hạn trong Công an nhân dân;

Được tuyển dụng vào Quân đội nhân dân, Công an nhân dân ở tập trung trong doanh trại hoặc nhà ở tập thể;

Chấp hành hình phạt tù; chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh, cơ sở cai nghiện ma tuý bắt buộc, quản chế.

Như vậy trường hợp di chuyển nơi ở trong cùng xã/phường thì không cần phải xin Giấy chuyển hộ khẩu.

3. Thủ tục chuyển hộ khẩu trong cùng xã/phường

Đối với trường hợp di chuyển trong xã/phường mà muốn thay đổi thông tin thì chỉ cần làm thủ tục điều chỉnh những thay đổi trong hộ khẩu được quy định tại điểm d điều 29 luật Cư trú năm 2006 sửa đổi, bổ sung năm 2013 với các trường hợp như sau: ” Trường hợp chuyển đến chỗ ở hợp pháp mới trong phạm vi xã, thị trấn của huyện thuộc tỉnh; chuyển đi trong cùng một huyện, quận, thị xã của thành phố trực thuộc trung ương; chuyển đi trong cùng một thị xã, thành phố thuộc tỉnh thì chủ hộ hoặc người trong hộ hoặc người được uỷ quyền phải làm thủ tục điều chỉnh. Người đến làm thủ tục điều chỉnh phải nộp phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; xuất trình sổ hộ khẩu; giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp mới.” Như vậy, trường hợp chuyển hộ khẩu trong cùng xã/phường thì chủ hộ sẽ là người đi điều chỉnh thay đổi chứ người chuyển đi/chuyển đến không cần phải thực hiện thủ tục điều chỉnh.