Top 12 # Xem Nhiều Nhất Thủ Tục Chuyển Khẩu Trong Phạm Vi Xã Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Hanoisoundstuff.com

Tư Vấn Thủ Tục Tách Nhập Hộ Khẩu, Chuyển Khẩu Trong Phạm Vi Thành Phố Hà Nội ?

Tuy nhiên, do 1 số điều kiện khách quan nên tôi chưa nhập về nhà chồng tại Từ Liêm, Hà Nội, và căn nhà tại Từ Liêm chúng tôi cũng đã bán và giờ đang ở thuê nhà. Nay tôi muốn chuyển hộ khẩu của mẹ con tôi nhập về Từ Liêm (hộ khẩu theo chồng tôi) nhưng căn nhà đã bán. Vậy chúng tôi có nhập được không? và thủ tục thế nào? nếu không thì có giải pháp nào để mẹ con tôi nhập khẩu vào hộ của chồng tôi được à?

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Câu trả lời được biên tập từ chuyên mục Tư vấn pháp luật dân sự của Kiến thức Luật pháp.

1. Cơ sở pháp lý:

-Luật cư trú 2006, sửa đổi bổ sung 2013

2. Nội dung tư vấn:

Theo quy định tại khoản 2, điều 20, luật sư trú 2006 về điều kiện đăng kí thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương, được sửa đổi bổ sung bởi khoản 2, điều 1, luật cư trú 2013 thì:

Công dân thuộc một trong những trường hợp sau đây thì được đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương:

“2. Được người có sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu của mình nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Vợ về ở với chồng; chồng về ở với vợ; con về ở với cha, mẹ; cha, mẹ về ở với con;

b) Người hết tuổi lao động, nghỉ hưu, nghỉ mất sức, nghỉ thôi việc về ở với anh, chị, em ruột;

c) Người khuyết tật, mất khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi về ở với anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ;

d) Người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc còn cha, mẹ nhưng cha, mẹ không có khả năng nuôi dưỡng về ở với ông, bà nội, ngoại, anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ;

đ) Người thành niên độc thân về ở với ông, bà nội, ngoại, anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột;

e) Ông bà nội, ngoại về ở với cháu ruột; “

Do chồng bạn đã có hộ khẩu ở quân Từ Liêm nên bạn và con bạn có thể làm thủ tục xin nhập khẩu theo trường hợp vợ về ở với chồng, con về ở với cha.

Về trình tự, thủ tục, theo quy định tại điều 21, luật cư trú 2006, bạn cần nộp một bộ hồ sơ đăng kí thường trú tại công an Quận Từ Liêm. Hồ sơ bao gồm:

-Phiêu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu, bản khai nhân khẩu

-Giấy tờ để chứng minh quan hệ vợ, chồng: giấy đăng ký kết hôn, sổ hộ khẩu hoặc xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi cư trú.

-Giấy tờ để chứng minh quan hệ cha, mẹ, con: giấy khai sinh; quyết định công nhận việc nuôi con nuôi; quyết định việc nhận cha, mẹ, con; sổ hộ khẩu hoặc xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi cư trú.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7: Yêu cầu tư vấn hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Kiến thức Luật pháp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Bộ phận Luật sư Tư vấn pháp luật dân sự – Kiến thức Luật pháp Luật sư Minh Tiến

Hướng Dẫn Thủ Tục Chuyển Hộ Khẩu Trong Cùng Xã/Phường.

Thủ tục chuyển hộ khẩu trong cùng xã/phường được pháp luật quy định như thế nào? Chuyển hộ khẩu trong cùng xã/phường cần làm những thủ tục gì? Các giấy tờ cần chuyển bị để chuyển hộ khẩu? Thực hiện chuyển hộ khẩu ở cơ quan nào?

Khách hàng có thể liên hệ với chuyên viên tư vấn tại chúng tôi gọi 1900 6259 hoặc gửi thư điện tử tới lienhe@luatsu1900.com để được hỗ trợ.

Nếu còn thắc mắc hoặc cần tư vấn, vui lòng gọi chúng tôi

1. Các trường hợp chuyển hộ khẩu phải xin cấp Giấy chuyển hộ khẩu

Tại khoản 2 điều 28 luật Cư trú năm 2006 sửa đổi bổ sung năm 2013 quy định về các trường hợp được cấp Giấy chuyển hộ khẩu như sau: Giấy chuyển hộ khẩu được cấp cho công dân trong các trường hợp sau đây:

Chuyển đi ngoài phạm vi xã, thị trấn của huyện thuộc tỉnh;

Chuyển đi ngoài phạm vi huyện, quận, thị xã của thành phố trực thuộc trung ương; thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

2. Các trường hợp chuyển hộ khẩu không cần xin Giấy chuyển hộ khẩu.

Tại khoản 6 điều 28 luật cư trú năm 2006 sửa đổi bổ sung năm 2013 quy định về trường hợp không phải làm Giấy chuyển hộ khẩu gồm các trường hợp:

Chuyển đi trong phạm vi xã, thị trấn của huyện thuộc tỉnh; chuyển đi trong cùng một huyện, quận, thị xã của thành phố trực thuộc trung ương; chuyển đi trong cùng một thị xã, thành phố thuộc tỉnh;

Học sinh, sinh viên, học viên học tại nhà trường và cơ sở giáo dục khác;

Đi làm nghĩa vụ quân sự, phục vụ có thời hạn trong Công an nhân dân;

Được tuyển dụng vào Quân đội nhân dân, Công an nhân dân ở tập trung trong doanh trại hoặc nhà ở tập thể;

Chấp hành hình phạt tù; chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh, cơ sở cai nghiện ma tuý bắt buộc, quản chế.

Như vậy trường hợp di chuyển nơi ở trong cùng xã/phường thì không cần phải xin Giấy chuyển hộ khẩu.

3. Thủ tục chuyển hộ khẩu trong cùng xã/phường

Đối với trường hợp di chuyển trong xã/phường mà muốn thay đổi thông tin thì chỉ cần làm thủ tục điều chỉnh những thay đổi trong hộ khẩu được quy định tại điểm d điều 29 luật Cư trú năm 2006 sửa đổi, bổ sung năm 2013 với các trường hợp như sau: ” Trường hợp chuyển đến chỗ ở hợp pháp mới trong phạm vi xã, thị trấn của huyện thuộc tỉnh; chuyển đi trong cùng một huyện, quận, thị xã của thành phố trực thuộc trung ương; chuyển đi trong cùng một thị xã, thành phố thuộc tỉnh thì chủ hộ hoặc người trong hộ hoặc người được uỷ quyền phải làm thủ tục điều chỉnh. Người đến làm thủ tục điều chỉnh phải nộp phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; xuất trình sổ hộ khẩu; giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp mới.” Như vậy, trường hợp chuyển hộ khẩu trong cùng xã/phường thì chủ hộ sẽ là người đi điều chỉnh thay đổi chứ người chuyển đi/chuyển đến không cần phải thực hiện thủ tục điều chỉnh.

Lấy Chồng Nhưng Không Cắt Khẩu Về Nhà Chồng Có Vi Phạm Pháp Luật?

Hỏi: Tôi và anh trai tôi được thừa kế một căn hộ do bố mẹ để lại. Hiện anh trai tôi đứng tên chủ hộ. Tôi đã lấy chồng nhưng chưa cắt khẩu về nhà chồng. Đề nghị luật sư tư vấn, nếu tôi không cắt hộ khẩu về nhà chồng mà vẫn giữ chung hộ khẩu với anh trai tôi thì có được không? (Nguyễn Ngoan – Hải Phòng)

Luật gia Bùi Ánh Vân – Tổ tư vấn pháp luật hôn nhân gia đình của Công ty Luật TNHH Everest trả lời:

Để xác định chị có buộc phải chuyển hổ khẩu về nhà chồng hay vẫn có thể được giữ hộ khẩu như lúc chưa kết hôn cần căn cứ vào các quy định của Luật cư trú. Cụ thể như sau:

Tại Điều 3 Luật cư trú năm 2006 quy định:

“Điều 3. Quyền tự do cư trú của công dân

Quyền tự do cư trú của công dân chỉ bị hạn chế theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định”.

Bên cạnh đó, tại Điều 15 Luật cư trú năm 2006 cũng quy định về nơi cư trú của vợ chồng như sau:

“Điều 15. Nơi cư trú của vợ, chồng

1. Nơi cư trú của vợ, chồng là nơi vợ, chồng thường xuyên chung sống.

2. Vợ, chồng có thể có nơi cư trú khác nhau nếu có thoả thuận”.

Như vậy, có thể thấy pháp luật hiện hành ghi nhận quyền tự do cư trú của công dân và vợ chồng có thể có nơi cư trú (Hộ khẩu thường trú hoặc đăng ký tạm trú) khác nhau nếu có thỏa thuận. Việc thỏa thuận này có thể lập bằng văn bản”.

Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 1 Điều 23 Luật Cư trú sửa đổi bổ sung năm 2013 thì về thay đổi nơi đăng ký thường trú trong trường hợp chuyển chỗ ở hợp pháp như sau:

“Người đã đăng ký thường trú mà thay đổi chỗ ở hợp pháp thì trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày chuyển đến chỗ ở hợp pháp mới có trách nhiệm làm thủ tục thay đổi nơi đăng ký thường trú”.

Chỗ ở hợp pháp là nhà ở, phương tiện hoặc nhà khác mà công dân sử dụng để cư trú. Chỗ ở hợp pháp có thể thuộc quyền sở hữu của công dân hoặc được cơ quan, tổ chức, cá nhân cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ theo quy định của pháp luật.

Mặt khác, tại Điều 29 Luật cư trú 2006 cũng quy định về điều chỉnh những thay đổi trong sổ hộ khẩu như sau:

“4. Trường hợp chuyển đến chỗ ở hợp pháp mới trong phạm vi xã, thị trấn của huyện thuộc tỉnh; chuyển đi trong cùng một huyện, quận, thị xã của thành phố trực thuộc trung ương; chuyển đi trong cùng một thị xã, thành phố thuộc tỉnh thì chủ hộ hoặc người trong hộ hoặc người được uỷ quyền phải làm thủ tục điều chỉnh. Người đến làm thủ tục điều chỉnh phải nộp phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; xuất trình sổ hộ khẩu; giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp mới”.

Như vậy, mặc dù pháp luật cho phép vợ chồng thỏa thuận về nơi cư trú nhưng theo các quy định này thì nếu chị thay đổi chỗ ở hợp pháp trong thời hạn 12 tháng, chị sẽ phải làm thủ tục thay đổi nơi đăng ký thường trú, chủ hộ sẽ phải làm thủ tục điều chỉnh những thay đổi trong sổ hộ khẩu. Do đó, nếu chị đã chuyển chỗ ở hợp pháp (đến chỗ ở hợp pháp của chồng) mà chị không làm thủ tục nhập vào hộ khẩu của chồng theo thời hạn quy định ở trên thì chị có thể bị xử phạt hành chính về hành vi không thực hiện đúng quy định về đăng ký thường trú được quy định tại Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình.

Thực tế, khi vợ chuyển về ở với chồng thì người vợ cũng sẽ tiến hành thủ tục nhập vào hộ khẩu của chồng hoặc làm thủ tục đăng ký tạm trú. Điều này cũng tránh được việc hai vợ chồng có thể gặp khó khăn trong việc xin cấp Giấy khai sinh cho con sau này. Vì vậy, nếu chị không sinh sống ổn định, thường xuyên cùng với anh trai thì chị nên làm thủ tục nhập vào hộ khẩu với chồng của chị.

Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: info@luatviet.net.vn.

Nội dung bài tư vấn pháp luật hôn nhân gia đình mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.

Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.

Mẫu Đơn Tố Cáo Đảng Viên Vi Phạm

Nội dung đơn tố cáo đảng viên vi phạm

Thẩm quyền giải quyết

Theo quy định tại Quy định số 30-QĐ/TW ngày 26/7/2016, Ủy ban kiểm tra có nhiệm vụ giải quyết tố cáo đối với tổ chức đảng và đảng viên thuộc phạm vi quản lý của cấp ủy cùng cấp.

Những nội dung tố cáo mà ủy ban kiểm tra chưa đủ điều kiện xem xét thì kiến nghị cấp ủy hoặc phối hợp hay yêu cầu tổ chức đảng ở cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết.

Thông tin người tố cáo và người bị tố cáo

Cần thể hiện rõ các thông tin sau đối với người tố cáo:

Họ và tên người tố cáo;

Năm sinh;

Số chứng minh nhân dân/thẻ căn cước công dân/ hộ chiếu, ngày cấp, nơi cấp;

Địa chỉ đăng ký thường trú;

Địa chỉ liên hệ;

Số điện thoại liên lạc.

Đối với thông tin của đảng viên bị tố cáo, cần đảm bảo các thông tin về:

Họ và tên đảng viên vi phạm;

Chức vụ của người bị tố cáo;

Địa chỉ làm việc;

Địa chỉ cư trú (nếu có)

Người tố cáo phải trình bày trung thực sự việc và chịu trách nhiệm về nội dung tố cáo cũng như các bằng chứng của mình.

Khi trình bày lý do tố cáo, cần giải trình rõ những sai phạm của đảng viên là gì (có phát ngôn, quan điểm chính trị sai lệch, có các hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tham nhũng hay vi phạm đạo đức, xử lý đơn khiếu nại khởi kiện không đúng quy định, xúc phạm danh dự nhân phẩm của công dân, ….)

Bên cạnh đó phải có căn cứ chứng minh có sự vi phạm trong:

Cương lĩnh chính trị,

Điều lệ Đảng,

Nghị quyết, chỉ thị, quy định, quyết định, quy chế, kết luận của Đảng, pháp luật của Nhà nước,

Điều lệ, nghị quyết, quy định của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị – xã hội, cơ quan, đơn vị,…

Yêu cầu giải quyết tố cáo

Qua giải trình nội dung tố cáo đã nêu ở trên, người tố cáo phải đưa ra yêu cầu giải quyết tố cáo của mình để cơ quan tiếp nhận giải quyết. Lưu ý cần đưa ra căn cứ thẩm tra, xác minh, giải quyết của cơ quan đó.

Người tố cáo phải trực tiếp ký vào đơn tố cáo đảng viên vi phạm

Các tài liệu kèm theo

Để đơn tố cáo được cơ quan có thẩm quyền giải quyết hiệu quả, khi nộp đơn cần có các tài liệu cụ thể kèm theo như:

Các văn bản, hình ảnh, tài liệu chứng minh vi phạm của đảng viên;

Bản photo chứng minh thư/ thẻ căn cước công dân/ hộ chiếu của người tố cáo;

….

Quy trình, thủ tục tiếp nhận xử lý đơn tố cáo

Quý bạn đọc lưu ý, cơ quan có thẩm quyền sẽ không giải quyết đơn nếu thuộc các trường hợp:

Đơn tố cáo giấu tên, mạo tên, không rõ địa chỉ và đơn tố cáo có tên đã được cấp có thẩm quyền (do Điều lệ Đảng và Luật Tố cáo quy định) xem xét, kết luận, nay tố cáo lại nhưng không có thêm tài liệu, chứng cứ mới làm thay đổi bản chất vụ việc;

Đơn tố cáo có tên nhưng nội dung không cụ thể, không có căn cứ để thẩm tra, xác minh;

Đơn tố cáo có tên, nhưng trong nội dung của đơn không chứa đựng, phản ánh nội dung tố cáo đối với đảng viên, tổ chức đảng;

Đơn tố cáo không phải bản do người tố cáo trực tiếp ký tên;

Đơn tố cáo có từ hai người trở lên cùng ký tên; đơn tố cáo của người không có năng lực hành vi dân sự.