Top 11 # Xem Nhiều Nhất Thủ Tục Chuyển Khẩu Ra Hà Nội Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Hanoisoundstuff.com

Thủ Tục Chuyển Khẩu Lên Hà Nội

Thủ tục chuyển khẩu lên Hà Nội. Thủ tục đăng ký thường trú vào Hà Nội, điều kiện đăng ký.

Nhà e ở hưng yên. Sinh sống ở hà nội được 10 năm và e mua nhà và sống tại văn miếu và có sổ đỏ. Bây giờ e muốn chuyển khẩu lên hà nội. Thì cần những thủ tục giấy tờ gì ?

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT PHƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT PHƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:

Tại Luật cư trú 2006 có quy định về đăng ký thường trú như sau:

Đăng ký thường trú là việc công dân đăng ký nơi thường trú của mình với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được cơ quan này làm thủ tục đăng ký thường trú, cấp sổ hộ khẩu cho họ.

Căn cứ khoản 2 Điều 1 Luật cư trú sửa đổi năm 2013 quy định như sau:

Điều 20. Điều kiện đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương

6. Việc đăng ký thường trú vào nội thành thành phố Hà Nội thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 19 Luật Thủ Đô”.

Vì gia đình bạn muốn đăng ký thường trú vào nội thành Hà Nội nên thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 19 Luật Thủ Đô 2012 quy định như sau:

Như vậy, trường hợp gia đình bạn đã sinh sống ở nội thành Hà Nội được 10 năm, đã có nhà riêng và có sổ đỏ nên sẽ thuộc điểm b khoản 4 Điều 19 Luật Thủ Đô, “đã tạm trú liên tục nội thành 3 năm trở lên, có nhà thuộc sở hữu của mình”.

Thủ tục đăng ký thường trú theo Thông tư 35/2014/TT-BCA quy định:

c) Giấy chuyển hộ khẩu (đối với các trường hợp phải cấp giấy chuyển hộ khẩu quy định tại khoản 2 Điều 28 Luật cư trú);

d) Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp quy định tại Điều 6 Nghị định số 31/2014/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Cư trú (sau đây viết gọn là Nghị định số 31/2014/NĐ-CP)Trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý cho đăng ký thường trú vào chỗ ở của mình và ghi vào phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu, ký, ghi rõ họ, tên; trường hợp người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đã có ý kiến bằng văn bản đồng ý cho đăng ký thường trú vào chỗ ở của mình thì không phải ghi vào phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu. Đối với chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ tại thành phố trực thuộc Trung ương phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về điều kiện diện tích bình quân bảo đảm theo quy định của Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc Trung ương.

Thủ Tục Nhập Khẩu Hà Nội 2022? Nhập Khẩu Hà Nội Hết Bao Nhiêu Tiền?

Nhất Nam

Thời gian qua, điều kiện để người ngoại tỉnh nhập hộ khẩu Hà Nội áp dụng theo các quy định mới nhất nhận được nhiều quan tâm của nhiều người. Những câu hỏi về thủ tục nhập khẩu Hà Nội 2019? Nhập khẩu Hà Nội hết bao nhiêu tiền”… thường xuyên được bạn đọc gửi về tòa soạn.

Để cung cấp đến quý độc giả các quy định mới nhất về thủ tục, điều kiện để người ngoại tỉnh nhập hộ khẩu Hà Nội, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với luật sư Diệp Năng Bình (Đoàn Luật sư TP HCM).

Luật sư Diệp Năng Bình tư vấn cụ thể như sau:

Thủ tục nhập khẩu Hà Nội 2019 đối với các quận nội thành Hà Nội

1. Phải có thời gian tạm trú từ 3 năm trở lên.

2. Có nhà ở thuộc sở hữu của mình hoặc nhà thuê ở nội thành của tổ chức, cá nhân có đăng ký kinh doanh nhà ở.

– Riêng nhà thuê phải có diện tích tối thiểu 15m2 sàn/đầu người và có sự đồng ý bằng văn bản của tổ chức, cá nhân cho thuê về việc cho đăng ký thường trú vào nhà thuê.

Trường hợp người ngoại tỉnh có thể nhập hộ khẩu tại nội thành Hà Nội nếu được người có Sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập vào hộ khẩu của mình và thuộc một trong các trường hợp sau:

Vợ về ở với chồng và ngược lại; con về ở với cha, mẹ và ngược lại; Người dưới 18 tuổi không còn cha mẹ hoặc cha mẹ không có khả năng nuôi dưỡng về ở với ông, bà, anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột…

Nhập hộ khẩu ngoại thành Hà Nội:

1. Phải tạm trú 1 năm. Theo khoản 3 Điều 19 của Luật Thủ đô 2012, điều kiện nhập hộ khẩu ở ngoại thành Hà Nội sẽ thực hiện theo quy định của pháp luật cư trú.

Cụ thể, Điều 20 của Luật Cư trú 2006 quy định về các điều kiện này như sau:

– Đã tạm trú liên tục từ 1 năm trở lên;

– Có chỗ ở hợp pháp. Nếu chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản.

Trường hợp khác tương tự như ở nội thành, người ngoại tỉnh có thể nhập hộ khẩu tại ngoại thành Hà Nội nếu được người có Sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập vào hộ khẩu của mình và thuộc một trong các trường hợp: Vợ về ở với chồng và ngược lại; con về ở với cha, mẹ và ngược lại; Được điều động, tuyển dụng đến làm việc tại cơ quan nhà nước hoặc theo chế độ hợp đồng không xác định thời hạn và có chỗ ở hợp pháp…

Hồ sơ để nhập hộ khẩu

Cũng như các địa phương khác trong cả nước, hiện nay thủ tục nhập hộ khẩu Hà Nội cũng được thực hiện theo quy định của Điều 21 Luật Cư trú 2006 và hướng dẫn của Thông tư 35/2014/TT-BCA, gồm:

1. Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; bản khai nhân khẩu;

2. Giấy chuyển hộ khẩu

3. Giấy tờ và tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp và các giấy tờ khác chứng minh thuộc điều kiện được nhập hộ khẩu (giấy tờ chứng minh quan hệ cha con, mẹ con nếu nhập khẩu theo cha, mẹ hoặc theo con; Giấy đăng ký kết hôn nếu nhập hộ khẩu theo chồng…).

Nơi nộp hồ sơ:

Hà Nội là một trong những thành phố trực thuộc trung ương nên theo điểm a, khoản 1 Điều 21 của Luật Cư trú, người muốn nhập hộ khẩu tại Hà Nội nộp hồ sơ tại Công an quận, huyện, thị xã.

Lệ phí nhập hộ khẩu:

Theo Nghị quyết 20/2016/NQ-HĐND, mức lệ phí được quy định như sau:

1. Tại các quận: Lệ phí nhập hộ khẩu là 15.000 đồng; Lệ phí cấp mới Sổ hộ khẩu là 20.000 đồng;

2. Tại các khu vực khác: Lệ phí nhập hộ khẩu là 8.000 đồng; Lệ phí cấp mới Sổ hộ khẩu là 10.000 đồng;

Thời gian giải quyết thủ tục nhập khẩu Hà Nội là 15 ngày, kể ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ (khoản 3 Điều 21 Luật Cư trú 2006).

Tiến sĩ Bùi Hải Hưng là ai? Sáng nay 17/4, Tiến sĩ Bùi Hải Hưng được bổ nhiệm làm Viện trưởng Nghiên cứu trí tuệ nhân tạo AI (VinAI Research).

Thủ Tục Nhập Hộ Khẩu Về Hà Nội

Nhập hộ khẩu về Hà Nội là một trong những công việc quan trọng đối với những người ở các tỉnh đang làm ăn sinh sống ở Hà Nội, khi hiện dịch vụ nhập hộ khẩu về Hà Nội phải đáp dứng các điều kiện, hồ sơ và theo trình tự thủ tục nhất định

Thủ tục nhập hộ khẩu về Hà Nội là việc người ngoại tỉnh muốn nhập hộ khẩu về Hà Nội, để có thể nhập hộ khẩu về Hà Nội thì phải đáp ứng các điều kiện cụ thể về việc nhập khẩu. Thủ tục nhập khẩu sẽ được thực hiện ở Công an cấp quận, huyện thị xã của Hà Nội, phải có đầy đủ hồ sơ hợp lệ, hồ sơ phải đáp ứng đủ điều kiện và thời hạn giải quyết là 15 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.

Thủ tục nhập khẩu về hà Nội năm 2018 không có gì mới hơn so với quy định trước đây, nếu muốn nhập hộ khẩu về các quận hay các huyện thì đến cơ quan Công an của quận đó, huyện đó để làm thủ tục. Về thời hạn giải quyết vẫn theo quy định chung là 15 ngày làm việc sẽ có kết quả. Nếu không đồng ý cơ quan sẽ trả lời bằng văn bản.

Thủ tục nhập khẩu Hà Nội cho người ngoại tỉnh là việc người ngoại tỉnh, người đang có hộ khẩu ở tỉnh thành khác nay đang làm ăn, sinh sống, định cư ổn định lâu dài ở Hà Nội và muốn nhập hộ khẩu về Hà Nội. Ngoài các thủ tục thông thường, người ngoại tỉnh phải xin giấy cắt khẩu, chuyển khẩu và phải đáp ứng các quy định của Luật Thu đô.

Thủ tục chuyển khẩu ở Hà Nội là trình tự mà cơ quan đăng ký hộ khẩu sẽ làm thủ tục chuyển hộ khẩu của một người đã có hộ khẩu ở Hà Nội sang nơi cư trú hợp pháp mới. Việc chuyển hộ khẩu ở Hà Nội có thể là chuyển trong phạm vi các phường thuộc cùng quận hoặc chuyển hộ khẩu từ quận này sang quận khác hoặc chuyển hộ khẩu từ huyện sang quận và ngược lại từ quận sang huyện.

Nhập hộ khẩu về Hà Nội mất bao nhiêu tiền cũng là câu hỏi nhiều người băn khoăn, thực ra phải xác định chi phí nộp theo quy định của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội quyết định, chi phí cho người đại diện đi lại làm thủ tục và chi phí luật sư tư vấn hoàn thiện hồ sơ, nên chi phí phụ thuộc vào điều kiện nhất định và thỏa thuận các bên.

Thủ tục nhập khẩu cho người ngoại tỉnh cũng tương tự như nhập khẩu vào Hà Nội nhưng khi thực hiện cần tư vấn cho họ biết là việc các tỉnh thành khác, nhất là tỉnh thành nơi mà người đó đang có hộ khẩu quy định đơn giản hơn ở Hà Nội rất nhiều, vì Hà Nội là thủ đô của một nước, điều kiện sẽ rất khác.

Nhập khẩu về Hà Nội theo chồng, con, bố mẹ đây cũng là một trong các điều kiện nhập khẩu hợp pháp về Hà Nội theo quy định tại khoản 1, Điều 20 Luật cư trú và theo quy định của Luật Thủ đô nhưng vẫn phải bảo đảm về diện tích ở và phải được chủ hộ đồng ý

Hướng dẫn thủ tục chuyển khẩu về Hà Nội với mỗi trường hợp chuyển khẩu khác nhau thì thủ tục ít nhiều cũng khác nhau, nhưng cơ bản thủ tục có 3 vấn đề chính là: Cơ quan thụ lý giải quyết vụ việc; Hồ sơ cần có những gì khi đi làm thủ tục và Thời gian bao lâu thì có kết quả.

Công ty Luật Doanh Gia cung cấp các dịch vụ nhập khẩu về Hà Nội và hoàn thiện hồ sơ, điều kiện tốt nhất để nhập khẩu về Hà Nội.

Luật sư hướng dẫn hồ sơ, điều kiện nhập hộ khẩu về Hà Nội.

Điều kiện nhập hộ khẩu về Hà Nội; Dịch vụ nhập hộ khẩu về Hà Nội; Làm lại sổ hộ khẩu ở Hà Nội; Thủ tục tách khẩu ở Hà Nội; Nhập nhờ hộ khẩu ở Hà Nội; Điều kiện nhập hộ khẩu về Hà Nội; Trình tự, hồ sơ chuyển hộ khẩu về Hà Nội.

Điện thoại: 098.112.9988 – 0904.779997

Email: luatdoanhgia@gmail.com; Website: chúng tôi

Địa chỉ: Số 72 Ngô Gia Tự, phường Đức Giang, Q. Long Biên, TP. Hà Nội

Thủ Tục Chuyển Khẩu Từ Quận Này Sang Quận Khác Tại Thành Phố Hà Nội

Với mức sống ngày càng được cải thiện, hiện nay nhiều người dân tại Hà Nội đang sở hữu cho mình nhiều căn hộ ở các địa bàn khác nhau tại Hà Nội. Tuy là đã có sổ hộ khẩu tại Hà Nội song nhiều con em vẫn mong muốn được sống độc lập với bố mẹ và tự tạo dựng gia đình mới đang có nhu cầu chuyển khẩu đến quận khác trong địa bàn Hà Nội nhưng chưa rõ thủ tục chuyển khẩu từ quận này sang quận khác tại Thành phố Hà Nội quy định như thế nào và thực hiện ra sao?

I, Căn cứ pháp lý

-Luật cư trú 2006 sửa đổi, bổ sung năm 2013;

-Luật thủ đô năm 2012;

-Thông tư 35/2014/TT-BCA quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật cư trú và Nghị định số 31/2014/NĐ-CP ngày 18/04/2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật cư trú

II, Nội dung tư vấn

Căn cứ điều 23 Luật cư trú 2006 sửa đổi, bổ sung năm 2013 quy định:

“Điều 23. Thay đổi nơi đăng ký thường trú trong trường hợp chuyển chỗ ở hợp pháp

1. Người đã đăng ký thường trú mà thay đổi chỗ ở hợp pháp, khi chuyển đến chỗ ở hợp pháp mới nếu có đủ điều kiện đăng ký thường trú thì trong thời hạn mười hai tháng có trách nhiệm làm thủ tục thay đổi nơi đăng ký thường trú .”

Như vậy, khi chuyển đến quận khác trong Thành phố Hà Nội thì phải đăng ký thường trú tại công an Quận nơi chuyển đến. Thành phần hồ sơ được quy định cụ thể tại điều 6 thông tư 35/2014/TT-BCA quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật cư trú và Nghị định số 31/2014/NĐ-CP ngày 18/04/2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật cư trú quy định như sau:

“2. Hồ sơ đăng ký thường trú bao gồm:

a) Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; bản khai nhân khẩu;

b) Giấy chuyển hộ khẩu theo quy định tại Điều 28 của Luật này;

c) Giấy tờ và tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp. Đối với trường hợp chuyển đến thành phố trực thuộc Trung ương phải có thêm tài liệu chứng minh thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 20 của Luật này.”

Tuy nhiên Khánh An Law có một lưu ý nhỏ đến với Quý khách như sau: Khi thực hiện chuyển khác Quận thì Quý khách hàng không cần phải xin giấy chuyển khẩu tại Quận cũ mà thực hiện luôn việc đăng ký nhập khẩu tại Quận mới theo đầy đủ hồ sơ nêu tại khoản 2 điều này. Và nộp tại công an Quận nới Quý khách hàng chuyển đến.

UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – HIỆU QUẢ CAO Là những giá trị chúng tôi mang tới cho các Quý Khách hàng. Đáp lại những giá trị đó là những phản hồi rất tích cực đã mang lại động lực cho Khánh An phát triển như ngày hôm nay.

Trân trọng cảm ơn các Quý khách hàng!