Top 8 # Xem Nhiều Nhất Thủ Tục Chuyển Khẩu Mất Bao Lâu Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Hanoisoundstuff.com

Thủ Tục Ly Hôn Đơn Phương Mất Bao Lâu?

Quyết định ly hôn là một quyết định khá khó khăn đối với nhiều gia đình, sự đổ vỡ trong hôn nhân là điều không ai mong muốn, nhưng một vài trường hợp đó lại là điều cần thiết. Khi ly hôn, ai cũng mong muốn làm thủ tục ly hôn một cách nhanh chóng và thuận lợi để kết thúc sớm, tránh phiền phức mệt mỏi cho cả đôi bên.

Vậy thủ tục ly hôn đơn phương mất bao lâu?

Làm sao để ly hôn nhanh nhất, hợp lý nhất?

Thủ tục ly hôn đơn phương mất bao lâu?

Ly hôn đơn phương là mong muốn ly hôn theo yêu cầu của một bên và luôn đi kèm với sự không đồng tình của bị đơn (Vợ/ chồng của người làm đơn).

Trường hợp vợ hoặc chồng xin ly hôn theo diện đơn phương, theo qui định của Điều 179 Bộ luật Tố tụng dân sự thì thời gian giải quyết vụ án ly hôn trong trường hợp này là 4 tháng, tuy nhiên nếu vụ án ly hôn có tính chất phức tạp hoặc có trở ngại khách quan thì thời gian giải quyết là 6 tháng. Trên thực tế, thời gian giải quyết vụ án ly hôn có thể ngắn hơn hoặc kéo dài hơn thời gian mà luật qui định tùy thuộc vào tính chất của từng vụ án.

Thủ tục ly hôn đơn phương thường gặp rắc rối do một số vướng mắc cơ bản như: một bên vắng mặt; không xác định được nơi cư trú của vợ/chồng; chia tài sản chung cần thẩm định giá và thời gian để xác minh,…

Trong trường hợp việc chia tài sản chung cần thẩm định giá tài sản thì thời gian thực hiện được tính thêm thời gian lập hội đồng thẩm định giá. Còn trường hợp một bên vắng mặt thì cần thời gian để tòa án sắp xếp tổ chức lại phiên tòa. Riêng trường hợp lý do xin ly hôn được bị đơn chứng minh là không đúng thì cần thời gian để hai bên bảo vệ quan điểm của mình trước khi tòa án đưa vụ việc ra xét xử.

Thủ tục giải quyết ly hôn đơn phương

Theo quy định tại Bộ luật tố tụng dân sự, vợ hoặc chồng muốn ly hôn phải làm đơn, kèm theo các tài liệu như: giấy chứng nhận kết hôn (bản chính nếu có); bản sao hộ khẩu + CMND của vợ và chồng; quốc tịch, bản sao giấy khai sinh con; bản sao chủ quyền tài sản,… nộp cho tòa án. Đặc biệt, điểm mới của luật này là cho phép đương sự có thể nộp đơn đến tòa án qua đường bưu điện. Và ngày khởi kiện được tính từ ngày đương sự nộp đơn tại tòa án hoặc ngày có dấu bưu điện nơi gửi.

Như vậy, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn kiện tòa án phải tiến hành thụ lý vụ án, tức thông báo để đương sự nộp tiền tạm ứng án phí, tòa án thụ lý án khi người khởi kiện nộp cho tòa biên lai nộp tiền tạm ứng án phí. Điểm mới ở đây là thời gian thụ lý được rút ngắn chỉ trong vòng 5 ngày làm việc, theo bộ luật cũ là 30 ngày làm việc;

Trong thời hạn 4 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án, tùy từng trường hợp tòa án ra một trong các quyết định sau đây: Công nhận sự thỏa thuận của các đương sự (đoàn tụ hoặc thuận tình ly hôn); Tạm đình chỉ giải quyết vụ án; Đình chỉ giải quyết vụ án; Đưa vụ án ra xét xử (nếu có một bên không đồng ý ly hôn hoặc có tranh chấp về con, tài sản);

Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự, tòa án phải gửi quyết định đó cho các đương sự;

Trong thời hạn 1 tháng kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử tòa án phải mở phiên tòa;

Sau 15 ngày kể từ ngày xét xử, nếu không có trường hợp kháng cáo, kháng nghị nào đưa ra, án sẽ có hiệu lực thi hành.

Như vậy, thông thường, tổng thời gian giải quyết ly hôn đối với trường hợp thuận tình ly hôn là trong hạn 130 ngày; đơn phương ly hôn trong hạn 170 ngày.

Văn phòng luật sư tư vấn ly hôn sẽ giải đáp mọi vướng mắc khi thực hiện thủ tục ly hôn đơn phương, quý bạn hãy gọi ngay tới số 1900 0069 để gặp luật sư tư vấn hoặc sử dụng dịch vụ ly hôn đơn phương trọn gói của Công Ty Luật The Light nhằm giải quyết các vụ án ly hôn một cách nhanh chóng và thuận tình nhất.

Thủ Tục Ly Hôn Mất Bao Lâu? Bao Gồm Các Bước Nào?

Cần lưu ý điều gì khi chuẩn bị giấy tờ ly hôn?

Khi chuẩn bị giấy tờ hồ sơ để làm thủ tục ly hôn thì cần lưu ý những vấn đề sau:

Đơn yêu cầu ly hôn: Nếu hai vợ chồng thuận tình ly hôn thì đơn ly hôn của người vợ hoặc người chồng phải có xác nhận của chính quyền địa phương hoặc sứ quán Việt Nam tại nước ngoài.

Bản chính GCN kết hôn: Nếu bị mất bản chính GCN kết hôn thì có thể nộp bản sao y chứng thực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng phải ghi rõ trong đơn ly hôn.

Bản sao chứng từ, tài liệu về quyền sở hữu tài sản: Nếu ly hôn có tranh chấp tài sản

Nếu người vợ người chồng kết hôn tại Việt Nam, sau đó người vợ hoặc người chồng xuất cảnh sang nước ngoài (không tìm được địa chỉ) thì phải có xác nhận về việc một bên đã xuất cảnh của chính quyền địa phương và phải có tên trong sổ hộ khẩu.

Nếu người vợ người chồng đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật nước ngoài mà muốn tiến hành ly hôn tại Việt Nam thì bắt buộc phải được ghi chú vào trong sổ đăng ký tại Sở Tư pháp trước khi nộp đơn xin ly hôn tại Việt Nam. Nếu hai vợ chồng không tiến hành ghi chú nhưng vẫn muốn thực hiện ly hôn thì trong đơn xin ly hôn phải ghi rõ lý do vì sao không ghi chú kết hôn.

Thủ tục ly hôn được diễn như thế nào?

Nộp đơn ly hôn cho Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết ly hôn, cụ thể là tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc (tham khảo quy định tại khoản 1, 2 Điều 35 và điểm a, b khoản 1 Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự 2015)

Bước 2: Phân công thẩm phán xử lý đơn kiện

Sau khi tiếp nhận được đơn khởi kiện, Tòa án sẽ phân công 01 thẩm phán xem xét đơn khởi kiện trong 03 ngày làm việc. Sau đó, trong 05 ngày kể từ ngày được phân công, Thẩm phán sẽ đưa ra một trong các quyết định (tham khảo khoản 2, 3 Điều 191 Bộ luật tố tụng dân sự 2015):

Sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện

Tiến hành thụ lý vụ án

Chuyển đơn ly hôn cho tòa án có thẩm quyền giải quyết

Trả lại đơn khởi kiện

Nếu thụ lý đơn thì trong 04 tháng, Tòa án sẽ chuẩn bị xét xử để tiến hành thu thập chứng cứ, xác định tư cách của các đương sự, hòa giải…

Trong 04 tháng này, người yêu cầu thực hiện ly hôn sẽ được nhận thông báo về nộp tiền tạm ứng án phí để nộp tiền và gửi lại biên lai cho Tòa án. Sau đó, Tòa án sẽ ra một trong các quyết định:

Đối với những vụ ly hôn phức tạp hoặc do tính chất bất khả kháng, trở ngại khách quan thì tòa án có thể gia hạn thời gian chuẩn bị xét xử nhưng không được quá 02 tháng.

Tòa giải quyết thuận tình ly hôn trong bao lâu?

Trong 03 ngày sau khi người vợ người chồng nộp đơn yêu cầu xin thuận tình ly hôn, Tòa án sẽ phân công một thẩm phán để giải quyết đơn.

Sau khi nhận đơn ly hôn, Tòa án sẽ xem xét đơn để quyết định trả lại, yêu cầu sửa đổi/bổ sung hoặc tiến hành thụ lý giải quyết.

Trong vòng 05 ngày, nếu xét thấy đơn yêu cầu đủ điều kiện để thụ lý thì Tòa án thông báo cho người yêu cầu nộp lệ phí. Sau khi để nộp tiền thì gửi lại biên lai cho Tòa án (tham khảo Khoản 4 Điều 363 Bộ luật tố tụng dân sự 2015)

Trong vòng 03 ngày, Tòa thông báo về việc đã thụ lý đơn (tham khảo quy định tại khoản 1 Điều 365 Bộ luật tố tụng dân sự 2015)

Trong vòng 01 tháng chuẩn bị xét đơn yêu cầu, Tòa án tiến hành hòa giải, trưng cầu giám định, định giá tài sản, mở phiên tòa giải quyết việc dân sự…

Trong vòng 15 ngày để Tòa án phải mở phiên họp để giải quyết việc dân sự kể từ ngày ra quyết định (tham khảo khoản 4 Điều 366 Bộ luật tố tụng dân sự 2015)

Như vậy, thời gian để chuyên viên tư vấn hôn nhân gia đình có thể giúp bạn giải quyết thuận tình ly hôn khoảng chừng 02 – 03 tháng sẽ hoàn tất

Thủ Tục Thực Hiện Sang Tên Sổ Đỏ Mất Bao Lâu?

Sang tên sổ đỏ mất bao lâu theo quy định của pháp luật hiện hành

Được quy định tại Điểm a, Khoản 4 Điều 95, Luật Đất đai 2013 cụ thể như sau: “Đăng ký biến động được thực hiện đối với các trường hợp đã được cấp Giấy chứng nhận hoặc đã đăng ký mà có những thay đổi sau đây:

Người sử dụng đất, chủ sở hữu của các tài sản gắn liền với đất thực hiện quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê lại, cho thuê, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, góp vốn, thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất…

Tại Khoản 6 Điều 95 quy định về việc sang tên sổ đỏ mất bao lâu: “Các trường hợp đăng ký biến động được quy định tại các Điểm a, b, i, h, k, l Khoản 4 Điều này thì trong thời hạn không quá 30 ngày, được tính từ ngày có biến động, người sử dụng đất cần phải thực hiện thủ tục đăng ký biến động. Trường hợp được thừa kế quyền sử dụng đất thì thời hạn đăng ký biến động sẽ được tính từ ngày đã phân chia xong quyền sử dụng đất là di sản thừa kế.

Như vậy, căn cứ theo Điều 95, Luật Đất đai 2013 thì thời hạn “sang tên sổ đỏ” là không quá 30 ngày làm việc.

Tuy nhiên, theo Nghị định số 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Đất đai 2013 tại Điều 61, Khoản 1 quy định ” Chuyển đổi, thừa kế, chuyển nhượng, tặng cho, đăng ký góp vốn bằng quyền sử dụng đất và các quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất là không quá 10 ngày;”

Như vậy, theo Nghị định số 43 đã hướng dẫn chi tiết Luật Đất đai 2013 quy định thời gian sang tên sổ đỏ chỉ trong vòng 10 ngày làm việc.

Hồ sơ để công chứng khi thực hiện thủ tục sang tên sổ đỏ

Sang tên sổ đỏ mất bao lâu đã được pháp luật hiện hành quy định trong vòng 10 ngày. Đi kèm theo đó hồ sơ để công chứng khi thực hiện thủ tục sang tên sổ đỏ gồm có: sổ đỏ bản gốc, chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu, giấy chứng nhận độc thân/đăng ký kết hôn, hợp đồng mua bán công chứng. Một số trường hợp bố mẹ tặng cho con cái hay anh chị em ruột tặng cho anh/em…quyền sử dụng đất thì cần bổ sung thêm giấy khai sinh chứng minh quan hệ huyết thống để được miễn thuế. Các văn bản trên mỗi bản cần 02 bản sao công chứng/chứng thực trong thời hạn không quá 06 tháng.

Cách xử lý khi bị chậm sang tên Sổ đỏ

Nếu quá thời gian thực hiện thủ tục đăng ký đã được quy định nhưng chưa nhận được kết quả thì điều đầu tiên mà người sử dụng đất nên làm là mang giấy hẹn đến nơi nộp hồ sơ để hỏi kết quả và lý do.

Nếu cơ quan đăng ký đất đai không trả lời hay cố ý gây khó khăn thì người sử dụng đất có quyền khiếu nại hay khởi kiện quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính về việc quản lý đất đai (theo Điều 204 Luật Đất đai năm 2013).

XEM THÊM: 2 trường hợp mua đất không phải sang tên sổ đỏ bạn cần biết

Cách Làm Lại Sim Viettel, Thủ Tục Ở Đâu, Mất Bao Lâu?

Nếu không may đánh mất sim điện thoại Viettel của mình, điều bạn cần làm là lập tức liên hệ khóa sim, sau đó tiến hành thủ tục làm lại sim Viettel mới.

Vậy làm lại sim Viettel ở đâu? Thủ tục ra sao? Mất thời gian bao lâu? Chi phí bao nhiêu?

Bài hướng dẫn sau đây sẽ chia sẻ với bạn chi tiết các bước để làm lại sim Viettel khi bạn không may làm mất hay làm hỏng.

Làm lại sim Viettel ở đâu?

Điều đầu tiên bạn cần ghi nhớ: ngay sau khi phát hiện sim bị hỏng hay bị mất thì bạn cần liên hệ với tổng đài Viettel, báo mất sim và yêu cầu khóa sim tạm thời.

Sau đó, bạn tới điểm giao dịch của Viettel gần nhất để gặp nhân viên tư vấn, yêu cầu làm lại sim Viettel.

Thủ tục làm lại sim Viettel như thế nào?

Đối với khách hàng là cá nhân, bạn cần mang theo:

Chứng minh nhân dân hay thẻ căn cước bản chính

Chuẩn bị 5 số điện thoại liên lạc thường xuyên gần đây

Nếu là thuê bao trả sau thì cần chuẩn bị thêm hợp đồng gốc

Đối với khách hàng là doanh nghiệp, bạn cần mang theo:

Chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước bản chính của người đại diện doanh nghiệp

Giấy giới thiệu của doanh nghiệp có xác nhận của giám đốc

Chuẩn bị 5 sô điện thoại liên lạc trong thường xuyên gần đây

Chuẩn bị thêm hợp đồng gốc nếu là thuê bao trả sau

Làm lại sim Viettel mất bao lâu, giá bao nhiêu?

Thủ tục làm lại sim Viettel khá đơn giản, chỉ cần cung cấp thông tin cho nhân viên giao dịch, bạn đợi khoảng vài phút để nhân viên kiểm tra và cấp lại phôi sim mới cho bạn là xong.

Cả quá trình bạn chỉ mất tầm 20 phút, cùng với 20.000đ đến 25.000đ tiền phí là bạn có thể lấy lại được sim cũ của mình.

Sau khi khôi phục lại sim, bạn vẫn sẽ giữ lại được số thuê bao, tài khoản chính và khuyến mãi, các dịch vụ 4G, nhạc chờ và chương trình khuyến mãi… Rất tiếc là nếu lưu danh bạ trên sim thì sẽ bị mất.