Top 14 # Xem Nhiều Nhất Thủ Tục Chuyển Khẩu Cùng Tỉnh Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Hanoisoundstuff.com

Thủ Tục Chuyển Khẩu Khác Tỉnh

✠ Thủ tục chuyển khẩu khác tỉnh là các trường hợp công dân chuyển nơi đăng ký thường trú từ tỉnh này sang tỉnh khác theo quy định của . Điều 21 Luật cư trú quy định về thủ tục đăng ký thường trú như sau:

✠ Người đăng ký thường trú nộp hồ sơ đăng ký thường trú tại cơ quan công an sau đây:

– Đối với thành phố trực thuộc trung ương thì nộp hồ sơ tại Công an huyện, quận, thị xã;

– Đối với tỉnh thì nộp hồ sơ tại Công an xã, thị trấn thuộc huyện, Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

✠ Hồ sơ đăng ký thường trú bao gồm:

– Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; Bản khai nhân khẩu;

✠ Cách ghi phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu, bản khai nhân khẩu được hướng dẫn tại Điều 8, Điều 9 Thông tư 36/2014/TT-BCA như sau:

✠ Cách ghi Bản khai nhân khẩu:

1. Mục “Trình độ học vấn”: Ghi rõ trình độ học vấn cao nhất (Tiến sĩ, Thạc sĩ, Đại học, Cao đẳng, Trung cấp, tốt nghiệp phổ thông trung học, tốt nghiệp phổ thông cơ sở…; nếu không biết chữ thì ghi rõ “không biết chữ”).

2. Mục “Trình độ chuyên môn”: Ghi rõ chuyên ngành được đào tạo hoặc trình độ tay nghề, bậc thợ, chuyên môn kỹ thuật khác được ghi trong văn bằng, chứng chỉ.

3. Mục “Trình độ ngoại ngữ”: Ghi rõ tên văn bằng, chứng chỉ ngoại ngữ cao nhất được cấp.

4. Mục “Tóm tắt về bản thân (từ đủ 14 tuổi trở lên đến nay ở đâu, làm gì)”: Ghi rõ từng khoảng thời gian (từ tháng, năm đến tháng, năm) thay đổi về chỗ ở và nghề nghiệp, nơi làm việc.

5. Mục “Tiền án, tiền sự”: Ghi rõ tội danh, hình phạt theo bản án số, ngày, tháng, năm của Tòa án; đã được xóa án tích hay chưa hoặc đang trong giai đoạn bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử; đã hoặc đang chấp hành hình phạt; bị kết án phạt tù được hưởng án treo; hình phạt bổ sung; đã hoặc đang bị áp dụng biện pháp ngăn chặn của tố tụng hình sự hoặc bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, đưa vào trường giáo dưỡng; đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc và đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Thời gian bị áp dụng biện pháp đó.

✠ Cách ghi Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu:

1. Mục “Họ và tên chủ hộ” và “Quan hệ với chủ hộ” ghi như sau: a

) Trường hợp đăng ký thường trú hoặc đăng ký tạm trú vào chỗ ở hợp pháp, được cấp sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú thì mục họ và tên chủ hộ ghi họ, tên người đến đăng ký thường trú hoặc đăng ký tạm trú, mục quan hệ với chủ hộ ghi là chủ hộ;

b) Trường hợp được chủ hộ đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú thì họ và tên chủ hộ ghi họ, tên chủ hộ đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú, mục quan hệ với chủ hộ ghi mối quan hệ thực tế với chủ hộ đó;

c) Trường hợp điều chỉnh những thay đổi trong sổ hộ khẩu, sổ tạm trú; xóa đăng ký thường trú, xóa đăng ký tạm trú; tách sổ hộ khẩu; đổi, cấp lại sổ hộ khẩu, sổ tạm trú; cấp giấy chuyển hộ khẩu hoặc xác nhận trước đây đã đăng ký thường trú thì ghi họ và tên chủ hộ, quan hệ với chủ hộ theo sổ hộ khẩu, sổ tạm trú.

2. Mục “Nội dung thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu”: Ghi tóm tắt nội dung thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu.

3. Mục “Ý kiến của chủ hộ”: Ghi rõ ý kiến của chủ hộ là đồng ý cho đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú hoặc đồng ý cho tách sổ hộ khẩu; chủ hộ ký và ghi rõ họ, tên, ngày, tháng, năm.

4. Mục “Xác nhận của Công an” ghi như sau:

a) Trường hợp xác nhận việc trước đây đã đăng ký thường trú thì cơ quan Công an có thẩm quyền đăng ký thường trú xác nhận việc trước đây đã đăng ký thường trú. Nội dung xác nhận gồm: các thông tin cơ bản của từng nhân khẩu; địa chỉ đã đăng ký thường trú; họ và tên chủ hộ đã đăng ký thường trú (nếu có); ngày, tháng, năm chuyển đi hoặc xóa đăng ký thường trú;

b) Trường hợp cấp lại sổ hộ khẩu do bị mất thì Công an xã, phường, thị trấn nơi thường trú của công dân xác nhận việc bị mất đó. Nội dung xác nhận gồm: Họ và tên, ngày, tháng, năm sinh, địa chỉ nơi thường trú của chủ hộ đề nghị cấp lại sổ hộ khẩu.

5. Trường hợp người viết phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu cũng là người có thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu thì công dân chỉ cần kê khai những nội dung quy định tại mục II “Thông tin về người có thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu”.

Tòa nhà HSLAWS, Số 183 Trường Chinh, Khương Mai, Thanh Xuân, Hà Nội.

Điện thoại VP: 04 3724 6666 ; Di động : 090 574 6666

Trình Tự, Thủ Tục Chuyển Khẩu Về Cùng Bố Mẹ ?

1.Cơ sở pháp lý:

Văn bản hợp nhất số 03/VBHN-VPQH Hợp nhất Luật cư trú

Thông tư 35/2014/TT-BCA quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật cư trú và Nghị định số 31/2014/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2014 của chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật cư trú

2. Nội dung tư vấn:

Đăng ký thường trú là việc công dân đăng ký nơi thường trú của mình với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được cơ quan này làm thủ tục đăng ký thường trú, cấp sổ hộ khẩu cho họ.

Thứ nhất, Về Thủ tục cắt khẩu:

Theo Điều 28 Văn bản hợp nhất số 03/VBHN-VPQH quy định về Giấy chuyển hộ khẩu

1. Công dân khi chuyển nơi thường trú thì được cấp giấy chuyển hộ khẩu.

2. Giấy chuyển hộ khẩu được cấp cho công dân trong các trường hợp sau đây:

a) Chuyển đi ngoài phạm vi xã, thị trấn của huyện thuộc tỉnh;

b) Chuyển đi ngoài phạm vi huyện, quận, thị xã của thành phố trực thuộc Trung ương; thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

3. Thẩm quyền cấp giấy chuyển hộ khẩu được quy định như sau:

a) Trưởng Công an xã, thị trấn cấp giấy chuyển hộ khẩu cho trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;

b) Trưởng Công an huyện, quận, thị xã của thành phố trực thuộc Trung ương, Trưởng Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh cấp giấy chuyển hộ khẩu cho trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.

4. Hồ sơ cấp giấy chuyển hộ khẩu bao gồm sổ hộ khẩu và phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu.

5. Trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải cấp giấy chuyển hộ khẩu cho công dân.

Trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày nhận được thông báo tiếp nhận của cơ quan quản lý cư trú nơi công dân chuyển hộ khẩu đến, Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi có người chuyển đi phải chuyển hồ sơ đăng ký, quản lý hộ khẩu cho Công an cùng cấp nơi người đó chuyển đến.

6. Công dân thuộc một trong các trường hợp sau đây không phải cấp giấy chuyển hộ khẩu:

a) Chuyển đi trong phạm vi xã, thị trấn của huyện thuộc tỉnh; chuyển đi trong cùng một huyện, quận, thị xã của thành phố trực thuộc Trung ương; chuyển đi trong cùng một thị xã, thành phố thuộc tỉnh;

b) Học sinh, sinh viên, học viên học tại nhà trường và cơ sở giáo dục khác;

c) Đi làm nghĩa vụ quân sự, phục vụ có thời hạn trong Công an nhân dân;

d) Được tuyển dụng vào Quân đội nhân dân, Công an nhân dân ở tập trung trong doanh trại hoặc nhà ở tập thể;

đ) Chấp hành hình phạt tù; chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh, cơ sở cai nghiện ma túy bắt buộc, quản chế.

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 28 Văn bản hợp nhất số 03/VBHN-VPQH Hợp nhất Luật cư trú v à thông tin bạn cung cấp bạn chuyển khẩu từ tỉnh Nghệ An đến CầnThơ bạn thuộc trường hợp chuyển đi ngoài phạm vi huyện, quận, thị xã của thành phố trực thuộc trung ương; thị xã, thành phố thuộc tỉnh do đó bạn cần có giấy chuyển hộ khẩu

Theo quy định tại Khoản 4 Điều 28 Văn bản hợp nhất số 03/VBHN-VPQH Hợp nhất Luật cư trú, hồ sơ đề nghị cấp giấy chuyển hộ khẩu bao gồm:

– Sổ hộ khẩu.

Do đó, để thực hiện việc cắt khẩu, bạn phải làm hồ sơ đề nghị cấp giấy chuyển hộ khẩu và nộp cho cơ quan có thẩm quyền. Vấn đề về thẩm quyền cấp giấy chuyển hộ khẩu được quy định tại khoản 3 Điều 28 Văn bản hợp nhất số 03/VBHN-VPQH Hợp nhất Luật cư trú.

3. Thẩm quyền cấp giấy chuyển hộ khẩu được quy định như sau:

a) Trưởng Công an xã, thị trấn cấp giấy chuyển hộ khẩu cho trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;

b) Trưởng Công an huyện, quận, thị xã của thành phố trực thuộc Trung ương, Trưởng Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh cấp giấy chuyển hộ khẩu cho trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.

Với trường hợp của bạn, thẩm quyền cấp giấy chuyển hộ khẩu là Trưởng Công an xã nơi bạn đang có hộ khẩu tại xã Nam Anh, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.

Thứ hai, Về thủ tục nhập khẩu

Theo quy định Điêu 20 Văn bản hợp nhất số 03/VBHN-VPQH Hợp nhất Luật cư trú quy định về Điều kiện đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc Trung ương

Điều 20. Điều kiện đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc Trung ương

Công dân thuộc một trong những trường hợp sau đây thì được đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc Trung ương:

1. Có chỗ ở hợp pháp, trường hợp đăng ký thường trú vào huyện, thị xã thuộc thành phố trực thuộc Trung ương thì phải có thời gian tạm trú tại thành phố đó từ một năm trở lên, trường hợp đăng ký thường trú vào quận thuộc thành phố trực thuộc Trung ương thì phải có thời gian tạm trú tại thành phố đó từ hai năm trở lên;

2. Được người có sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu của mình nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Vợ về ở với chồng; chồng về ở với vợ; con về ở với cha, mẹ; cha, mẹ về ở với con;

b) Người hết tuổi lao động, nghỉ hưu, nghỉ mất sức, nghỉ thôi việc về ở với anh, chị, em ruột;

c) Người khuyết tật, mất khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi về ở với anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ;

d) Người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc còn cha, mẹ nhưng cha, mẹ không có khả năng nuôi dưỡng về ở với ông, bà nội, ngoại, anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ;

đ) Người thành niên độc thân về ở với ông, bà nội, ngoại, anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột;

e) Ông, bà nội, ngoại về ở với cháu ruột;

3. Được điều động, tuyển dụng đến làm việc tại cơ quan, tổ chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc theo chế độ hợp đồng không xác định thời hạn và có chỗ ở hợp pháp;

4. Trước đây đã đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc Trung ương, nay trở về thành phố đó sinh sống tại chỗ ở hợp pháp của mình;

5. Trường hợp quy định tại các khoản 1, 3 và 4 Điều này đăng ký thường trú vào chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân, tổ chức thì phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Bảo đảm điều kiện về diện tích bình quân theo quy định của Hội đồng nhân dân thành phố;

b) Có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn về điều kiện diện tích bình quân;

c) Được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản.

6. Việc đăng ký thường trú vào nội thành thành phố Hà Nội thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 19 của Luật Thủ đô.

Theo điều kiện trên thì bạn thuộc trường hợp điểm a, Khoản 2 Điều 20 Văn bản hợp nhất số 03/VBHN-VPQH Hợp nhất Luật cư trú quy định Điều kiện đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương.

Hồ sơ đăng ký thường trú của bạn bao gồm:

– Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu

– Giấy chuyển hộ khẩu

– Giấy tờ chứng minh mối quan hệ giữa bố mẹ và con như Giấy khai sinh

– Sổ hộ khẩu bố mẹ bạn ở Cần Thơ

Theo Điều 9 Thông tư 35/2014/TT-BCA quy định về Thẩm quyền đăng ký thường trú

1. Công an quận, huyện, thị xã thuộc thành phố trực thuộc Trung ương có thẩm quyền đăng ký thường trú tại quận, huyện, thị xã thuộc thành phố trực thuộc Trung ương.

2. Công an xã, thị trấn thuộc huyện thuộc tỉnh có thẩm quyền đăng ký thường trú tại các xã, thị trấn thuộc huyện thuộc tỉnh. Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh có thẩm quyền đăng ký thường trú tại thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

Theo quy định trên và thông tin bạn cung cấp thì bạn sẽ đến cơ quan Công an quận, huyện, thị xã tại tỉnh Cần Thơ (nơi có hộ khẩu thường trú của bố mẹ bạn) nơi bố mẹ bạn thường trú để làm thủ tục nhập khẩu

Thứ ba, Thời hạn giải quyết hồ sơ

Theo quy định tại Khoản 5 Điều 28Văn bản hợp nhất số 03/VBHN-VPQH Hợp nhất Luật cư trú

5. Trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải cấp giấy chuyển hộ khẩu cho công dân.

Trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày nhận được thông báo tiếp nhận của cơ quan quản lý cư trú nơi công dân chuyển hộ khẩu đến, Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi có người chuyển đi phải chuyển hồ sơ đăng ký, quản lý hộ khẩu cho Công an cùng cấp nơi người đó chuyển đến.

Như vậy, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ nhận đủ hồ sơ thì Ủy ban nhân dân xã nơi bạn thường trú hiện tại có thẩm quyền phải cấp giấy chuyển hộ khẩu cho bạn. Sau thời hạn mười ngày, kể từ ngày nhận được thông báo tiếp nhận hồ sơ thì công an huyện nơi bạn thường trú phải chuyển hồ sơ đăng ký, quản lý hộ khẩu cho công an quận nơi bố mẹ bạn thường trú.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua: Yêu cầu tư vấnđể được giải đáp.

Bộ phận tư vấn pháp luật Hành chính – Pháp luật trực tuyến Luật sư Hà Trần

Thủ Tục Mua Bán Xe Máy Cũ Cùng Tỉnh, Khác Tỉnh

Chứng từ lệ phí trước bạ (biên lai hoặc giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước bằng tiền mặt hoặc séc qua kho bạc nhà nước hoặc giấy ủy nhiệm chi)

Tờ khai sang tên và phiếu sang tên di chuyển kèm theo chứng từ chuyển nhượng (giấy bán, cho, tặng hoặc hợp đồng mua bán, văn bản thừa kế, chứng từ lệ phí trước bạ) và hồ sơ gốc của xe theo quy định (nếu là trường hợp tự quản hồ sơ gốc).

Thủ tục với trường hợp này sẽ bao gồm thêm việc phải mang cả biển số xe cùng hai tờ khai sang tên di chuyển và nếu là trường hợp chính chủ di chuyển đi tỉnh khác, phải có quyết định điều động công tác hoặc Sổ hộ khẩu thay cho chứng từ chuyển nhượng xe. Và chủ xe không phải mang xe theo khi đi làm thủ tục.

Quy trình này có thể tóm tắt như sau: Người bán xe lấy giấy sang tên tại phòng CSGT khai đầy đủ, có kèm chứng nhận của phòng công chứng, sau đó lên cơ quan CSGT để rút hồ sơ gốc.

Những giấy tờ này, cùng hợp đồng mua bán, bản sao chứng minh thư, hộ khẩu của người bán sẽ được người mua nộp thuế và mang lên phòng CSGT nơi mình ở để xin chuyển quyền sở hữu.

Ngoài ra, nếu xe thuộc quyền sở hữu của công ty thì phải có hóa đơn đỏ cho người mua cũng như quyết định thanh lí.

Trong các trường hợp trên, khi làm thủ tục mua bán xe máy , cho, tặng… cần lưu ý rằng các trường hợp này đều phải đóng lệ phí trước bạ (trừ những trường hợp đặc biệt), và bảng giá tối thiểu đế tính lệ phí trước bạ xe đã qua sử dụng phụ thuộc vào quy định được ban hành bởi sở tài chính của từng địa phương.

Dựa theo những quy định nêu trên, hy vọng rằng chúng tôi đã góp phần làm rõ những vướng mắc của bạn.

Mua bán xe máy cũ cùng tỉnh cần làm thủ tục,giấy tờ gì?

Giấy khai đăng ký xe (chủ xe khai đúng mẫu)

Giấy đăng ký xe

Chứng từ mua bán, cho tặng xe theo quy định

Chứng từ lệ phí trước bạ theo quy định

Khi đăng ký sang tên thì giữ nguyên biển số cũ (trừ biển loại 3 số phải đổi sang loại 4 số cùng loại biển)

Chú ý: Trường hợp sang tên môtô, xe máy khác huyện thì chủ xe phải đến Công an cấp huyện đã đăng ký xe đó (không phải đưa xe đến kiểm tra) làm thủ tục rút hồ sơ gốc của xe chuyển về Công an cấp huyện nơi chủ xe mới đăng ký.

Trường hợp chủ xe thay đổi nơi thường trú sang tỉnh, thành phố trực thuộc thành phố khác thì phải có Quyết định điều động công tác hoặc sổ hộ khẩu thay cho chứng từ mua bán, cho tặng xe.

HTML source

Hướng Dẫn Thủ Tục Chuyển Hộ Khẩu Khác Tỉnh, Khác Quận

Thủ tục chuyển hộ khẩu khác huyện

Chuyển hộ khẩu là việc thay đổi đăng ký thường trú tại một tỉnh, quận (huyện) này sang một tỉnh, quận (huyện) khác trong cùng một nước.

Tại nước ta hiện nay thì việc chuyển hộ khẩu cũng như các thủ tục chuyển khẩu được quy định một cách cụ thể và rõ ràng tại luật cư trú số 81/2006/QH11 và luật cư trú được sửa đổi quy định tại số 36/2013/QH13. Ngoài ra còn có thêm thông tư số 35/2014/TT-BCA của bộ công an cũng quy định về việc chuyển hộ khẩu

Việc thực hiện chuyển hộ khẩu theo đúng như thủ tục chuyển khẩu được quy định bởi pháp luật là điều bắt buộc. Bên cạnh việc đảm bảo đúng và đủ các thủ tục pháp lý thì việc này còn giúp cho các cơ quan quản lý có thể kiểm soát được lượng người nhập và chuyển hộ tại một tỉnh hoặc quận (huyện) trong một khoảng thời gian nhất định.

Như vậy thì việc chuyển hộ khẩu chỉ được áp dụng cho các trường hợp chuyển từ quận (huyện) hoặc tỉnh này sang tỉnh khác. Còn đối với các trường hợp chuyển hộ khẩu trong cùng một quận (huyện) hoặc tỉnh thì được gọi là điều chỉnh thay đổi trong sổ hộ khẩu, đi kèm với đó thì các thủ tục chuyển khẩu cũng được quy định khác nhau.

2. Thủ tục chuyển hộ khẩu khác tỉnh, khác quận

Thủ tục chuyển hộ khẩu nhanh chống và dễ dàng

2.1 Đối tượng được thực hiện thủ tục chuyển khẩu

Theo đó thì thủ tục chuyển hộ khẩu từ quận này sang quận khác được áp dụng cho các đối tượng sau:

Các công dân chuyển đi bên ngoài phạm vi xã hoặc thị trấn trực thuộc huyện

Các công dân chuyển đi ngoài phạm vị xã trực thuộc thành phố

Các công dân chuyển đi ngoài phạm vi quận, huyện, thị xã của các thành phố trực thuộc trung ương. Hiện nay tại nước ta có 5 thành phố trực thuộc trung ương bao gồm: Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng, Cần Thơ

Sau khi đã xác nhận mình thuộc các đối tượng có thể thực hiện chuyển khẩu theo quy định trên thì các bạn thực hiện các bước sau. Lưu ý trong phần chuẩn bị hồ sơ thì các bạn phải chuẩn bị đầy đủ theo đúng yêu cầu của cơ quan quản lý thì hồ sơ mới được chấp thuận để thực hiện việc chuyển khẩu.

Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ giấy tờ theo quy định

Phiếu thông báo xin thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu và ghi rõ tại mục 15. Trong phần nội dung thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu thì ghi nguyên nhân chính là cấp giấy chuyển hộ khẩu. Lưu ý hai trường hợp sau đây:

Nếu như trong trường hợp chuyển đi cả hộ gia đình thì bắt buộc phải ghi rõ vào giấy chuyển hộ khẩu và trong sổ hộ khẩu là thực hiện chuyển đi cả hộ để cho cơ quan công an nơi chuyển đến tiến hành thu lại sổ hộ khẩu cũ và cấp phát sổ hộ khẩu mới

Còn trong trường hợp chỉ một hoặc một số người trong hộ gia đình thược hiện việc chuyển đi thì bắt buộc phải tiến hành ghi rõ nội dung vào trang điều chỉnh trong sổ hộ khẩu với nội dung chính phải thể hiện các thông tin như sau: thông tin người chuyển đi, thời gian cấp giấy chuyển hộ khẩu và cuối cùng là địa chỉ nơi chuyển đến

Sổ hộ khẩu (trong trường hợp này công dân có thể cung cấp sổ hộ khẩu của gia đình hoặc là giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể đã được cơ quan quản lý cấp trước đây)

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ cần thiết thì công dân sẽ tiến hành nộp hồ sơ đến cơ quan quản lý:

Đối với trường hợp chuyển hộ khẩu trong phạm vi ngoài xã, thị trấn của huyện trực thuộc tỉnh và phạm vi ngoài tỉnh thì công dân sẽ tiến hành nộp hồ sơ cho công an xã, thị trấn.

Đối với trường hợp chuyển đi trong phạm vi ngoại quận huyện, thị xã của các thành phố trực thuộc trung ương, các thị xã thành phố thuộc các tỉnh và ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì sẽ tiến hành nộp hồ sơ tại công an huyện, quận, thị xã trực thuộc trung ương, trưởng công an thị xã trực thuộc tỉnh.

Nếu như trong trường hợp công dân nộp hồ sơ đã đủ điều kiện để thực hiện chuyển khẩu, trong phần thủ tục chuyển khẩu còn thiếu phần biểu mẫu hoặc giấy kê khai vẫn chưa đầy đủ thì các cán bộ sẽ hướng dẫn cho các công dân.

Còn đối với trường hợp những hồ sơ không đủ điều kiện để tiến hành chuyển khẩu thì sẽ không được tiếp nhận và cơ quan quản lý sẽ tiến hành trả lời bằng văn bảng trong đó có nêu rõ lý do vì sao hồ sơ không được tiếp nhận.

Thời hạn nhận giấy chuyển khẩu kể từ khi nộp hồ sơ là trong vòng hai ngày.

Sau khi tiến hành nộp hồ sơ và được cơ quan quản lý nhận và hẹn ngày trả giấy chuyển khẩu thì tới đúng ngày công dân sẽ đến cơ quan quản lý và xuất trình giấy biên nhận. Khi đó các cán bộ quản lý có nhiệm vụ kiểm tra biên nhận sau đó tiến hành trả phiếu nộp lệ phí cho công dân.

Công dân sau khi nhận được phiếu nộp lệ phí sẽ nộp mức lệ phí tương ứng cho cán bộ thu lệ phí và sau đó nhận lại biên lai thu tiền và nộp cho cán bộ quản lý. Cán bộ quản lý kiểm tra biên lai và cho công dân ký xác nhận và trả giấy chuyển hộ khẩu và hồ sơ cho công dân.

3. Ý nghĩa của việc thực hiện các thủ tục chuyển khẩu khác tỉnh

Giúp cho các cơ quan quản lý nắm được nơi đăng ký thường trú của công dân để dễ dàng trong việc thực hiện các thủ tục hành chính

Hỗ trợ cho việc nắm và điều tra nhân khẩu trên địa bàn một xã, thị trấn, quận (huyện), tỉnh một cách nhanh chống và dễ dàng hơn

Thủ tục chuyển khẩu được quy định một cách rõ ràng và vô cùng chi tiết giúp cho công dân có thể dễ dàng trong việc thực hiện và không mất quá nhiều thời gian nếu như chuẩn bị đầy đủ hồ sơ và có đủ điều kiện để tiến hành chuyển khẩu.