Top 3 # Xem Nhiều Nhất Thủ Tục Chuyển Khẩu Cùng Thành Phố Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Hanoisoundstuff.com

Thủ Tục Chuyển Hộ Khẩu Trong Cùng Thành Phố

Cá nhân hoặc hộ gia đình có quyền chuyển, tách hộ khẩu trong cùng tỉnh/thành phố hoặc chuyển hộ khẩu sang một tỉnh/thành phố khác khi đáp ứng các điều kiện được quy định trong Luật cư trú và các văn bản pháp luật hướng dẫn thi hành. Luật Minh Cường tư vấn cụ thể:

TÌNH HUỐNG:

Bạn đang có hộ khẩu với bố mẹ đẻ. Con bạn đang nhập khẩu cùng với mẹ, chưa nhập khẩu về nhà bạn. Bạn muốn nhập khẩu cho cả vợ con về khẩu nhà bạn. Trong khi hai vợ chồng khác huyện nhưng cùng trong một thành phố / tỉnh. Thì thủ tục chuyển hộ khẩu trong cùng thành phố sẽ làm như thế nào?

Luật Minh Cường xin được tư vấn bạn thủ tục chuyển hộ khẩu trong cùng thành phố như sau:

Trường hợp này, vợ và con bạn có hộ khẩu khác huyện nhưng trong cùng một tỉnh / thành phố với bạn. Do đó khi chuyển khẩu, vợ bạn cần có giáy chuyển hộ khẩu, vì thuộc tình huống “chuyển đi ngoài phạm vi, quận, thị xã của thành phố trực thuộc trung ương”. Hồ sơ cấp giấy chuyển hộ khẩu bao gồm các giấy tờ sau:

Sổ hộ khẩu

Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu

Khi có hai loại giấy tờ trên, vợ bạn nộp tại Công an sở tại chổ vợ bạn ở (theo khoản 2 Điều 28 quy định về cấp giấy chuyển hộ khẩu)

Sau khi được cấp giấy chuyển hộ khẩu, vợ bạn thực hiện đăng ký thường trú theo quy định tại điều 21 (xem luật kèm theo bên dưới) tại cơ quan Công an mà bạn đang ở hiện tại

TRÍCH LUẬT

*** Điều 21 Luật cư trú 2006 sửa đổi 2013:

Khoản 1. Người đăng ký thường trú nộp hồ sơ đăng ký thường trú tại cơ quan công an sau đây:

a) Đối với thành phố trực thuộc Trung ương thì nộp hồ sơ tại Công an huyện, quận, thị xã;

b) Đối với tỉnh thì nộp hồ sơ tại Công an xã, thị trấn thuộc huyện, Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

Khoản 2. Hồ sơ đăng ký thường trú bao gồm:

a) Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; bản khai nhân khẩu;

b) Giấy chuyển hộ khẩu theo quy định tại Điều 28 của Luật này;

c) Giấy tờ và tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp. Đối với trường hợp chuyển đến thành phố trực thuộc Trung ương phải có thêm tài liệu chứng minh thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 20 của Luật này.

Khoản 3. Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này phải cấp sổ hộ khẩu cho người đã nộp hồ sơ đăng ký thường trú; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

*** Khoản 2 Điều 28 quy định về cấp giấy chuyển hộ khẩu

Khoản 2. Giấy chuyển hộ khẩu được cấp cho công dân trong các trường hợp sau đây:

a) Chuyển đi ngoài phạm vi xã, thị trấn của huyện thuộc tỉnh;

b) Chuyển đi ngoài phạm vi huyện, quận, thị xã của thành phố trực thuộc trung ương; thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

Tư Vấn Thủ Tục Tách Nhập Hộ Khẩu, Chuyển Khẩu Trong Phạm Vi Thành Phố Hà Nội ?

Tuy nhiên, do 1 số điều kiện khách quan nên tôi chưa nhập về nhà chồng tại Từ Liêm, Hà Nội, và căn nhà tại Từ Liêm chúng tôi cũng đã bán và giờ đang ở thuê nhà. Nay tôi muốn chuyển hộ khẩu của mẹ con tôi nhập về Từ Liêm (hộ khẩu theo chồng tôi) nhưng căn nhà đã bán. Vậy chúng tôi có nhập được không? và thủ tục thế nào? nếu không thì có giải pháp nào để mẹ con tôi nhập khẩu vào hộ của chồng tôi được à?

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Câu trả lời được biên tập từ chuyên mục Tư vấn pháp luật dân sự của Kiến thức Luật pháp.

1. Cơ sở pháp lý:

-Luật cư trú 2006, sửa đổi bổ sung 2013

2. Nội dung tư vấn:

Theo quy định tại khoản 2, điều 20, luật sư trú 2006 về điều kiện đăng kí thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương, được sửa đổi bổ sung bởi khoản 2, điều 1, luật cư trú 2013 thì:

Công dân thuộc một trong những trường hợp sau đây thì được đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương:

“2. Được người có sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu của mình nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Vợ về ở với chồng; chồng về ở với vợ; con về ở với cha, mẹ; cha, mẹ về ở với con;

b) Người hết tuổi lao động, nghỉ hưu, nghỉ mất sức, nghỉ thôi việc về ở với anh, chị, em ruột;

c) Người khuyết tật, mất khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi về ở với anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ;

d) Người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc còn cha, mẹ nhưng cha, mẹ không có khả năng nuôi dưỡng về ở với ông, bà nội, ngoại, anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ;

đ) Người thành niên độc thân về ở với ông, bà nội, ngoại, anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột;

e) Ông bà nội, ngoại về ở với cháu ruột; “

Do chồng bạn đã có hộ khẩu ở quân Từ Liêm nên bạn và con bạn có thể làm thủ tục xin nhập khẩu theo trường hợp vợ về ở với chồng, con về ở với cha.

Về trình tự, thủ tục, theo quy định tại điều 21, luật cư trú 2006, bạn cần nộp một bộ hồ sơ đăng kí thường trú tại công an Quận Từ Liêm. Hồ sơ bao gồm:

-Phiêu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu, bản khai nhân khẩu

-Giấy tờ để chứng minh quan hệ vợ, chồng: giấy đăng ký kết hôn, sổ hộ khẩu hoặc xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi cư trú.

-Giấy tờ để chứng minh quan hệ cha, mẹ, con: giấy khai sinh; quyết định công nhận việc nuôi con nuôi; quyết định việc nhận cha, mẹ, con; sổ hộ khẩu hoặc xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi cư trú.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7: Yêu cầu tư vấn hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Kiến thức Luật pháp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Bộ phận Luật sư Tư vấn pháp luật dân sự – Kiến thức Luật pháp Luật sư Minh Tiến

Hướng Dẫn Thủ Tục Chuyển Hộ Khẩu Trong Cùng Xã/Phường.

Thủ tục chuyển hộ khẩu trong cùng xã/phường được pháp luật quy định như thế nào? Chuyển hộ khẩu trong cùng xã/phường cần làm những thủ tục gì? Các giấy tờ cần chuyển bị để chuyển hộ khẩu? Thực hiện chuyển hộ khẩu ở cơ quan nào?

Khách hàng có thể liên hệ với chuyên viên tư vấn tại chúng tôi gọi 1900 6259 hoặc gửi thư điện tử tới lienhe@luatsu1900.com để được hỗ trợ.

Nếu còn thắc mắc hoặc cần tư vấn, vui lòng gọi chúng tôi

1. Các trường hợp chuyển hộ khẩu phải xin cấp Giấy chuyển hộ khẩu

Tại khoản 2 điều 28 luật Cư trú năm 2006 sửa đổi bổ sung năm 2013 quy định về các trường hợp được cấp Giấy chuyển hộ khẩu như sau: Giấy chuyển hộ khẩu được cấp cho công dân trong các trường hợp sau đây:

Chuyển đi ngoài phạm vi xã, thị trấn của huyện thuộc tỉnh;

Chuyển đi ngoài phạm vi huyện, quận, thị xã của thành phố trực thuộc trung ương; thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

2. Các trường hợp chuyển hộ khẩu không cần xin Giấy chuyển hộ khẩu.

Tại khoản 6 điều 28 luật cư trú năm 2006 sửa đổi bổ sung năm 2013 quy định về trường hợp không phải làm Giấy chuyển hộ khẩu gồm các trường hợp:

Chuyển đi trong phạm vi xã, thị trấn của huyện thuộc tỉnh; chuyển đi trong cùng một huyện, quận, thị xã của thành phố trực thuộc trung ương; chuyển đi trong cùng một thị xã, thành phố thuộc tỉnh;

Học sinh, sinh viên, học viên học tại nhà trường và cơ sở giáo dục khác;

Đi làm nghĩa vụ quân sự, phục vụ có thời hạn trong Công an nhân dân;

Được tuyển dụng vào Quân đội nhân dân, Công an nhân dân ở tập trung trong doanh trại hoặc nhà ở tập thể;

Chấp hành hình phạt tù; chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh, cơ sở cai nghiện ma tuý bắt buộc, quản chế.

Như vậy trường hợp di chuyển nơi ở trong cùng xã/phường thì không cần phải xin Giấy chuyển hộ khẩu.

3. Thủ tục chuyển hộ khẩu trong cùng xã/phường

Đối với trường hợp di chuyển trong xã/phường mà muốn thay đổi thông tin thì chỉ cần làm thủ tục điều chỉnh những thay đổi trong hộ khẩu được quy định tại điểm d điều 29 luật Cư trú năm 2006 sửa đổi, bổ sung năm 2013 với các trường hợp như sau: ” Trường hợp chuyển đến chỗ ở hợp pháp mới trong phạm vi xã, thị trấn của huyện thuộc tỉnh; chuyển đi trong cùng một huyện, quận, thị xã của thành phố trực thuộc trung ương; chuyển đi trong cùng một thị xã, thành phố thuộc tỉnh thì chủ hộ hoặc người trong hộ hoặc người được uỷ quyền phải làm thủ tục điều chỉnh. Người đến làm thủ tục điều chỉnh phải nộp phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; xuất trình sổ hộ khẩu; giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp mới.” Như vậy, trường hợp chuyển hộ khẩu trong cùng xã/phường thì chủ hộ sẽ là người đi điều chỉnh thay đổi chứ người chuyển đi/chuyển đến không cần phải thực hiện thủ tục điều chỉnh.

Thủ Tục Nhập Khẩu Bộ Chuyển Đổi Điện 1 Chiều Thành Điện Xoay Chiều

Khi nhập khẩu bất cứ một lô hàng nào, người nhập khẩu có thể có các câu hỏi:

Mặt hàng này có được nhập về việt Nam hay không?

Nếu được nhập khẩu về thì: Thủ tục nhập khẩu ra sao? Chi phí nhập khẩu bao nhiêu? thời gian nhập khẩu thế nào?

Tại bài viết này HP Toàn Cầu sẽ đưa ra các giải pháp để trả lời các câu hỏi trên đối với việc nhập khẩu Bộ chuyển đổi điện 1 chiều thành điện xoay chiều

Để xác định đúng về chính sách, thủ tục nhập khẩu, đầu tiên cần xác định mã số HS của mặt hàng.

Bộ chuyển đổi điện 1 chiều thành điện xoay chiều có HS thuộc chương 85 : Máy điện và thiết bị điện và các bộ phận của chúng; máy ghi và tái tạo âm thanh, máy ghi và tái tạo hình ảnh và âm thanh truyền hình, bộ phận và phụ tùng của các loại máy trên.

8504

Máy biến điện (máy biến áp và máy biến dòng), máy biến đổi điện tĩnh (ví dụ, bộ chỉnh lưu) và cuộn cảm.

Việc xác định chi tiết mã HS của một mặt hàng phải căn cứ vào tính chất, thành phần cấu tạo… của hàng hóa thực tế nhập khẩu. Theo quy định hiện hành, căn cứ để áp mã HS vào hàng hóa thực tế nhập khẩu tại thời điểm nhập khẩu, trên cơ sở catalogue, tài liệu kỹ thuật (nếu có) hoặc/và đi giám định tại Cục Kiểm định hải quan. Kết quả kiểm tra thực tế của hải quan và kết quả của Cục Kiểm định hải quan xác định là cơ sở pháp lý để áp mã đối với hàng hóa nhập khẩu.

HS chúng tôi tư vấn kể trên chỉ mang tính chất tham khảo.

Quản lý nhà nước Bộ chuyển đổi điện 1 chiều thành điện xoay chiều

Khi nhập khẩu Bộ chuyển đổi điện 1 chiều thành điện xoay chiều không có chính sách gì đặc biệt

Thủ tục hải quan nhập khẩu Bộ chuyển đổi điện 1 chiều thành điện xoay chiều

Để biết các văn bản pháp quy hiện hành về thủ tục hải quan, xem bài viết: Văn bản quy định hiện hành về thủ tục hải quan đối với hàn hóa xuất khẩu, nhập khẩu

Chi phí nhập khẩu ở khâu vận chuyển, hải quan được cấu thành bởi hai yếu tố chính: Thuế và chi phí vận chuyển

Các loại thuế khi nhập khẩu Bộ chuyển đổi điện 1 chiều thành điện xoay chiều

Khi nhập khẩu Bộ chuyển đổi điện 1 chiều thành điện xoay chiều, người nhập khẩu cần nộp thuế suất thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng (VAT)

Thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi của Bộ chuyển đổi điện 1 chiều thành điện xoay chiều hiện hành là

Chi phí vận chuyển và thời gian nhập khẩu

Chi phí vận chyển và thời gian nhập khẩu có quan hệ mật thiết với nhau. Tùy tính chất hàng hóa và mức độ yêu cầu thì hàng hóa nhập khẩu quốc tế có thể vận chuyển theo đường biển, đường hàng không, đường bộ, đường chuyển phát nhanh. Mỗi lô hàng cần xem xét cụ thể để đưa ra quyết định phù hợp nhất.

Để có tư vấn chi tiết hơn về thủ tục nhập khẩu, phương thức vận chuyển cũng như dự toán đầy đủ về chi phí cho cả lô hàng, đề nghị liên lạc với bộ phận tư vấn khách hàng của công ty chúng tôi theo email info@hptoancau.com hoặc hotline 08 8611 5726.

Quy trình làm việc của HP Toàn Cầu trong việc phối hợp với khách hàng để thông quan hàng hóa như sau:

Quy trình dịch vụ nhập hàng theo điều kiện FOB/Exwork qua Hải Phòng

Phòng 2308, CT2 Văn Khê, La Khê, Hà Đông, Hà Nội

Email: info@hptoancau.com

Điện thoại: 024 73008608/ Hotline: 08 8611 5726