Top 13 # Xem Nhiều Nhất Thủ Tục Chuyển Khẩu Cho Vợ Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Hanoisoundstuff.com

Thủ Tục Cắt Khẩu Và Chuyển Khẩu Khi Vợ Chồng Ly Hôn ?

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục Tư vấn luật hôn nhâncủa Pháp luật trực tuyến.19

1. Căn cứ pháp lý: Luật cư trú năm 2006 2. Nội dung phân tích:

Nếu bạn muốn cắt khẩu tại nhà vợ và nhập về khẩu cũ bạn phải làm 2 thủ tục đó là tách hộ khẩu nhà vợ và xin nhập khẩu về nhà cũ.

Trong trường hợp của bạn thì bạn thuộc điểm b, khoản 1, Điều 27 Luật cư trú 2006 quy định về những trường hợp có cùng một chỗ ở hợp pháp được tách sổ hộ khẩu. Tuy nhiên, theo quy định tại Khoản 2, Điều 27 Luật cư trú 2006 quy định khi đến làm thủ tục tách sổ hộ khẩu phải xuất trình ý kiến đồng ý bằng văn bản của chủ hộ nếu thuộc trường hợp điểm b, khoản 1, Điều 27 Luật cư trú 2006 cụ thể:

“Điều 27. Tách sổ hộ khẩu 1. Trường hợp có cùng một chỗ ở hợp pháp được tách sổ hộ khẩu bao gồm: a) Người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có nhu cầu tách sổ hộ khẩu; b) Người đã nhập vào sổ hộ khẩu quy định tại khoản 3 Điều 25 và khoản 2 Điều 26 của Luật này mà được chủ hộ đồng ý cho tách sổ hộ khẩu bằng văn bản. 2. Khi tách sổ hộ khẩu, người đến làm thủ tục phải xuất trình sổ hộ khẩu; phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; ý kiến đồng ý bằng văn bản của chủ hộ nếu thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này. 3. Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải trả kết quả giải quyết việc tách sổ hộ khẩu; trường hợp không giải quyết việc tách sổ hộ khẩu thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.”

Trình tự, thủ tục tách sổ hộ khẩu:

Hồ sơ để xin tách sổ hộ: (Theo khoản 2, Điều 27 Luật cư trú 2006)

+ Sổ hộ khẩu;

+ Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu;

+ Ý kiến đồng ý bằng văn bản của chủ hộ nếu thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 27 Luật cư trú.

Nơi nộp hồ sơ:

+ Đối với thành phố trực thuộc Trung ương thì nộp hồ sơ tại Công an huyện, quận, thị xã.

+ Đối với tỉnh thì nộp hồ sơ tại Công an xã, thị trấn thuộc huyện; Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

Thời gian giải quyết: Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải trả kết quả giải quyết việc tách sổ hộ khẩu; trường hợp không giải quyết việc tách sổ hộ khẩu thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do theo Khoản 3, Điều 27 Luật cư trú 2006.

Lệ phí: Miễn thu lệ phí khi tách sổ hộ khẩu.

Trình tự, thủ tục nhập vào khẩu cũ:

Căn cứ tại Điều 21 Luật Cư trú năm 2006 quy định về đăng ký thường trú như sau:

“Thủ tục đăng ký thường trú 1. Người đăng ký thường trú nộp hồ sơ đăng ký thường trú tại cơ quan công an sau đây: a) Đối với thành phố trực thuộc trung ương thì nộp hồ sơ tại Công an huyện, quận, thị xã; b) Đối với tỉnh thì nộp hồ sơ tại Công an xã, thị trấn thuộc huyện, Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh. 2. Hồ sơ đăng ký thường trú bao gồm: a)Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu;bản khai nhân khẩu; b) Giấy chuyển hộ khẩu theo quy định tại Điều 28 của Luật này; c) Giấy tờ và tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp. Đối với trường hợp chuyển đến thành phố trực thuộc trung ương phải có thêm tài liệu chứng minh thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 20 của Luật này.” 3. Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này phải cấp sổ hộ khẩu cho người đã nộp hồ sơ đăng ký thường trú; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Như vậy, khi bạn muốn thực hiện thủ tục nhập khẩu và hộ khẩu nhà bố mẹ đẻ thì cần thực hiện theo hướng dẫn và được sự đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu của chủ hộ nơi đến (bố, mẹ đẻ của bạn). Nơi tiếp nhận hồ sơ nhập khẩu giống như tách khẩu.

Bộ phận tư vấn pháp luật hôn nhân – Pháp luật trực tuyến Luật sư Hà Trần

Thủ Tục Tách Khẩu Cho Vợ Khi Về Nhà Chồng

Tôi mới lấy chồng hơn 1 tháng, giờ đang làm thủ tục tách khẩu ở nhà ngoại để về nhà chồng ở tỉnh Vĩnh Phúc. Cho tôi hỏi, tách khẩu thì cần làm những gì và đến đâu để làm?

Theo Điều 27 Luật cư trú sửa đổi bổ sung năm 2013 quy định về tách sổ hộ khẩu như sau:

“1. Trường hợp có cùng một chỗ ở hợp pháp được tách sổ hộ khẩu bao gồm:

a) Người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có nhu cầu tách sổ hộ khẩu;

b) Người đã nhập vào sổ hộ khẩu quy định tại khoản 3 Điều 25 và khoản 2 Điều 26 của Luật này mà được chủ hộ đồng ý cho tách sổ hộ khẩu bằng văn bản.

2. Khi tách sổ hộ khẩu, người đến làm thủ tục phải xuất trình sổ hộ khẩu; phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; ý kiến đồng ý bằng văn bản của chủ hộ nếu thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.”

Theo quy định trên, người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ có nhu cầu tách khẩu thì cần chuẩn bị những giấy tờ sau:sổ hộ khẩu; phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu. Việc cấp giấy chuyển hộ khẩu và thẩm quyền cấp được quy định tại Khoản 1, 2 Thông tư 35/2014/TT-BCA như sau:

“1. Thẩm quyền cấp giấy chuyển hộ khẩu

a) Trưởng Công an xã, thị trấn có thẩm quyền cấp giấy chuyển hộ khẩu cho các trường hợp chuyển đi ngoài phạm vi xã, thị trấn thuộc huyện thuộc tỉnh và ngoài phạm vi tỉnh;

b) Trưởng Công an huyện, quận, thị xã thuộc thành phố trực thuộc Trung ương, Trưởng Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh cấp giấy chuyển hộ khẩu cho các trường hợp chuyển đi ngoài phạm vi huyện, quận, thị xã thuộc thành phố trực thuộc Trung ương, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

2. Hồ sơ đề nghị cấp giấy chuyển hộ khẩu, bao gồm:

a) Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu;

b) Sổ hộ khẩu (hoặc sổ hộ khẩu gia đình, giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể đã được cấp trước đây).”

Như vậy, trong trường hợp này, để thực hiện việc cắt khẩu, bạn phải làm hồ sơ đề nghị cấp giấy chuyển hộ khẩu và nộp cho Trưởng Công an xã nơi bạn đang có hộ khẩu. Trong thời hạn 02 (hai) ngày làm việc thì cơ quan Công an phải cấp giấy chuyển hộ khẩu và sau 7 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ thì bạn sẽ nhận được kết quả giải quyết việc tách sổ hộ khẩu.

Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì thắc mắc vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.

Thủ Tục Cắt Khẩu Cho Con Sau Khi Sau Vợ Chồng Ly Hôn

Nhưng nhà chồng tôi không đồng ý và không đưa giấy khai sinh của con cho tôi- nhà chồng tôi chỉ đồng ý cắt khẩu cho tôi,( không đồng ý cắt khẩu cho con tôi). Nhưng lại không đưa sổ hộ khẩu cho tôi mà tự đi làm thủ tục cắt khẩu cho tôi. – trong trường hợp nhà chồng không đưa giấy khai sinh, cũng không đồng ý chịu cắt khẩu cho con tôi thì tôi phải làm thế nào tôi muốn tự làm giấy khai sinh cho con và tự làm nhập khẩu cho con về nhà bố mẹ của tôi có được không và thủ tục như nào. Tôi xin chân thành cảm ơn.

1. Cơ sở pháp lý:

Luật Cư trú số 03/VBHN-VPQH

2. Nội dung tư vấn:

Theo Điều 27 Luật Cư trú quy định về tách sổ hộ khẩu:

1. Trường hợp có cùng một chỗ ở hợp pháp được tách sổ hộ khẩu bao gồm:

a) Người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có nhu cầu tách sổ hộ khẩu;

b) Người đã nhập vào sổ hộ khẩu quy định tại khoản 3 Điều 25 và khoản 2 Điều 26 của Luật này mà được chủ hộ đồng ý cho tách sổ hộ khẩu bằng văn bản.

2. Khi tách sổ hộ khẩu, người đến làm thủ tục phải xuất trình sổ hộ khẩu; phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; ý kiến đồng ý bằng văn bản của chủ hộ nếu thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.

3. Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải trả kết quả giải quyết việc tách sổ hộ khẩu; trường hợp không giải quyết việc tách sổ hộ khẩu thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Như vậy, áp dụng vào trường hợp của bạn, đúng là cần có sự đồng ý của gia đình chồng cũ của bạn mới có thể cắt khẩu cho con bạn. Tuy nhiên, nhà chồng không ký vào giấy đồng ý chuyển khẩu cho con tức đang gây ảnh hưởng tới quyền tự do cư trú của công dân theo quy định tại Điều 8 Luật cư trú và không thực hiện đúng quyết định của bản án về việc không tạo điều kiện cho con có hộ khẩu thường trú cùng với mẹ để thuận tiện cho quá trình chăm sóc, học hành của con.

Do đó, bạn có thể khiếu nại theo quy định tại Điều 39 Luật Cư trú:

1. Việc khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật về cư trú được thực hiện theo quy định của Luật này và các quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

2. Người nào vi phạm quy định của pháp luật về cư trú thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.”

Sau khi có giấy chuyển khẩu cho con, bạn cần tiến hành thủ tục đăng ký thường trú cho con theo quy định tại Điều 21 Luật Cư trú. Hồ sơ bao gồm:

– Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; bản khai nhân khẩu;

– Giấy chuyển hộ khẩu theo quy định tại Điều 28 của Luật này;

– Giấy tờ và tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp.

– Giấy khai sinh của con bạn ( bản chính hoặc bản sao có chứng thực).

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua: Yêu cầu tư vấn để được giải đáp.

Dương Thị Uyên – Chuyên viên tư vấn pháp luật Phòng Hỗ trợ khách hàng – Pháp luật trực tuyến Luật sư Hà Trần

Thủ Tục Chuyển Khẩu Khác Tỉnh

✠ Thủ tục chuyển khẩu khác tỉnh là các trường hợp công dân chuyển nơi đăng ký thường trú từ tỉnh này sang tỉnh khác theo quy định của . Điều 21 Luật cư trú quy định về thủ tục đăng ký thường trú như sau:

✠ Người đăng ký thường trú nộp hồ sơ đăng ký thường trú tại cơ quan công an sau đây:

– Đối với thành phố trực thuộc trung ương thì nộp hồ sơ tại Công an huyện, quận, thị xã;

– Đối với tỉnh thì nộp hồ sơ tại Công an xã, thị trấn thuộc huyện, Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

✠ Hồ sơ đăng ký thường trú bao gồm:

– Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; Bản khai nhân khẩu;

✠ Cách ghi phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu, bản khai nhân khẩu được hướng dẫn tại Điều 8, Điều 9 Thông tư 36/2014/TT-BCA như sau:

✠ Cách ghi Bản khai nhân khẩu:

1. Mục “Trình độ học vấn”: Ghi rõ trình độ học vấn cao nhất (Tiến sĩ, Thạc sĩ, Đại học, Cao đẳng, Trung cấp, tốt nghiệp phổ thông trung học, tốt nghiệp phổ thông cơ sở…; nếu không biết chữ thì ghi rõ “không biết chữ”).

2. Mục “Trình độ chuyên môn”: Ghi rõ chuyên ngành được đào tạo hoặc trình độ tay nghề, bậc thợ, chuyên môn kỹ thuật khác được ghi trong văn bằng, chứng chỉ.

3. Mục “Trình độ ngoại ngữ”: Ghi rõ tên văn bằng, chứng chỉ ngoại ngữ cao nhất được cấp.

4. Mục “Tóm tắt về bản thân (từ đủ 14 tuổi trở lên đến nay ở đâu, làm gì)”: Ghi rõ từng khoảng thời gian (từ tháng, năm đến tháng, năm) thay đổi về chỗ ở và nghề nghiệp, nơi làm việc.

5. Mục “Tiền án, tiền sự”: Ghi rõ tội danh, hình phạt theo bản án số, ngày, tháng, năm của Tòa án; đã được xóa án tích hay chưa hoặc đang trong giai đoạn bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử; đã hoặc đang chấp hành hình phạt; bị kết án phạt tù được hưởng án treo; hình phạt bổ sung; đã hoặc đang bị áp dụng biện pháp ngăn chặn của tố tụng hình sự hoặc bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, đưa vào trường giáo dưỡng; đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc và đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Thời gian bị áp dụng biện pháp đó.

✠ Cách ghi Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu:

1. Mục “Họ và tên chủ hộ” và “Quan hệ với chủ hộ” ghi như sau: a

) Trường hợp đăng ký thường trú hoặc đăng ký tạm trú vào chỗ ở hợp pháp, được cấp sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú thì mục họ và tên chủ hộ ghi họ, tên người đến đăng ký thường trú hoặc đăng ký tạm trú, mục quan hệ với chủ hộ ghi là chủ hộ;

b) Trường hợp được chủ hộ đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú thì họ và tên chủ hộ ghi họ, tên chủ hộ đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú, mục quan hệ với chủ hộ ghi mối quan hệ thực tế với chủ hộ đó;

c) Trường hợp điều chỉnh những thay đổi trong sổ hộ khẩu, sổ tạm trú; xóa đăng ký thường trú, xóa đăng ký tạm trú; tách sổ hộ khẩu; đổi, cấp lại sổ hộ khẩu, sổ tạm trú; cấp giấy chuyển hộ khẩu hoặc xác nhận trước đây đã đăng ký thường trú thì ghi họ và tên chủ hộ, quan hệ với chủ hộ theo sổ hộ khẩu, sổ tạm trú.

2. Mục “Nội dung thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu”: Ghi tóm tắt nội dung thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu.

3. Mục “Ý kiến của chủ hộ”: Ghi rõ ý kiến của chủ hộ là đồng ý cho đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú hoặc đồng ý cho tách sổ hộ khẩu; chủ hộ ký và ghi rõ họ, tên, ngày, tháng, năm.

4. Mục “Xác nhận của Công an” ghi như sau:

a) Trường hợp xác nhận việc trước đây đã đăng ký thường trú thì cơ quan Công an có thẩm quyền đăng ký thường trú xác nhận việc trước đây đã đăng ký thường trú. Nội dung xác nhận gồm: các thông tin cơ bản của từng nhân khẩu; địa chỉ đã đăng ký thường trú; họ và tên chủ hộ đã đăng ký thường trú (nếu có); ngày, tháng, năm chuyển đi hoặc xóa đăng ký thường trú;

b) Trường hợp cấp lại sổ hộ khẩu do bị mất thì Công an xã, phường, thị trấn nơi thường trú của công dân xác nhận việc bị mất đó. Nội dung xác nhận gồm: Họ và tên, ngày, tháng, năm sinh, địa chỉ nơi thường trú của chủ hộ đề nghị cấp lại sổ hộ khẩu.

5. Trường hợp người viết phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu cũng là người có thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu thì công dân chỉ cần kê khai những nội dung quy định tại mục II “Thông tin về người có thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu”.

Tòa nhà HSLAWS, Số 183 Trường Chinh, Khương Mai, Thanh Xuân, Hà Nội.

Điện thoại VP: 04 3724 6666 ; Di động : 090 574 6666