Bạn đang lo lắng về thủ tục làm hộ chiếu cho trẻ em 2020 trên và dưới 14 tuổi và bạn đang nôn nóng thực hiện nhanh chóng để trẻ có thể xuất, nhập cảnh. Thực chất làm passport cho trẻ em bạn có thể thực hiện được mà không cần phải liên hệ với công ty dịch vụ nào.
Bài viết sau đây của blog ditrumy sẽ giúp bạn có thể tự mình hoàn thành thủ tục làm hộ chiếu cho trẻ em, giải đáp tất cả các khó khăn thường gặp cũng như giấy tờ cần chuẩn bị gồm những gì,…
Hộ chiếu dành cho trẻ em là gì?
Khái niệm: Hộ chiếu còn được gọi là passport, đây là giấy thông hành của nhà nước cấp khi bạn muốn di chuyển qua một nước nào đó cần phải có passport để được nhập cảnh. Trong đó hộ chiếu trẻ em là loại hộ chiếu dành cho công dân không quá 14 tuổi và được chia thành 2 giai đoạn gồm từ 0 đến 9 tuổi và 10 đến dưới 14 tuổi.
Giai đoạn 0-9 tuổi: Có thể làm hộ chiếu ghép chung với cha mẹ (người đỡ đầu, người giám hộ,…) hoặc làm hộ chiếu riêng đều được.
Giai đoạn 10 – dưới 14 tuổi: Chỉ được làm hộ chiếu riêng.
Phân loại: Hộ chiếu dành cho trẻ em có nhiều loại gồm Hộ chiếu phổ thông, Hộ chiếu công vụ và Hộ chiếu ngoại giao. Trong đó, đa số trẻ em sử dụng hộ chiếu phổ thông (Popular Passport), còn hai loại hộ chiếu công vụ và ngoại giao chỉ dành cho con em cán bộ nhà nước công tác nước ngoài.
Thủ tục làm hộ chiếu cho trẻ em cập nhật 2020
Trước hết phải khẳng định một điều rằng là thủ tục làm hộ chiếu trẻ em 2020 khá phức tạp hơn hộ chiếu người lớn. Lý do là trẻ em chưa có chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân, chưa kể trẻ em thay đổi ngoại hình rất nhanh. Vì vậy bạn sẽ có thêm bước xin xác nhận ở cơ quan công an phường, xã vì cơ quan quản lý không có thông tin về hình ảnh, đặc điểm nhận dạng.
1. Làm hộ chiếu riêng cho trẻ em từ 0 đến 14 tuổi
Bước 1: Điền tờ khai hộ chiếu dành cho tre em
Người giám hộ hoặc cha hoặc mẹ điền đầy đủ thông tin của trẻ làm hộ chiếu vào tờ khai. Tờ khai sẽ do cha, mẹ khai và ký thay hoặc cha, mẹ nuôi hoặc người giám hộ (có giấy tờ chứng minh là cha, mẹ nuôi hoặc người giám hộ hợp pháp) khai và ký thay nếu không còn cha, mẹ ruột.
Dán ảnh thẻ 4x6cm của trẻ vào ô chỉ định trên tờ khai.
Bước 2: Xin xác nhận của Cơ quan Công an
Xin xác nhận tại Công an phường, xã nơi thường trú hoặc tạm trú vào tờ khai
Đóng dấu giáp lai ảnh
Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ làm passport trẻ em
Điền đầy đủ, dán ảnh và xin xác nhận tờ khai passport dành cho trẻ em ở trên.
Bản chụp hoặc 01 bản sao có chứng thực giấy khai sinh, nếu không có chứng thực thì xuất trình bản chính để kiểm tra, đối chiếu.
Hai tấm ảnh cỡ 4cm x 6cm
Mang sổ hộ khẩu bản chứng thực hoặc gốc, nếu hộ khẩu ngoại tỉnh thì cần phải có sổ tạm trú.
CMND/ thẻ căn cước công dân của cha hoặc mẹ (người đi nộp).
Bước 4: Nộp hồ sơ làm hộ chiếu
Nộp tại phòng quản lý xuất nhập cảnh công an tỉnh/ thành phố nộp hồ sơ
Thời gian làm hộ chiếu trẻ em khoảng 8 ngày làm việc.
Lệ phí: 200.000 đồng.
Bước 5: Tiếp nhận hộ chiếu
Phòng quản lý xuất nhập cảnh công an cấp tỉnh sẽ cấp hộ chiếu sau khi đã hoàn thành các bước trên.
Người xin cấp hộ chiếu trẻ em hay hộ chiếu người lớn có thể nhận hộ chiếu qua hình thức dịch vụ chuyển phát nhanh đến tận địa chỉ (Tùy vào mỗi địa phương).
2. Làm hộ chiếu chung trẻ em và cha, mẹ
2.1. Cấp chung hộ chiếu cha, mẹ và trẻ em (Cha, mẹ chưa có hộ chiếu)
Bước 1: Điền đầy đủ thông tin tờ khai xin cấp hộ chiếu
Cha, mẹ điền đầy đủ thông tin của mình và con sau đó ký, ghi rõ họ tên.
Chuẩn bị 01 ảnh của con kích thước 3x4cm, 01 ảnh cha, mẹ kích thước 4x6cm (khi chụp đầu để trần, mặt nhìn thẳng, không đeo kính màu, phông nền trắng, ảnh chụp không quá 03 tháng) dán vào tờ khai. Ảnh con dán ở ô ảnh ở mục 15 còn ảnh cha, mẹ dán ở góc trên bên cạnh chữ “Tờ Khai”.
Bước 2: Xin xác nhận của Cơ quan Công an
Xin xác nhận vào tờ khai hộ chiếu trên tại Công an Phường/ Xã nơi thường trú hoặc tạm trú (hộ khẩu ngoại tỉnh)
Lưu ý phải có dấu giáp lai trên ảnh của trẻ ở mục 15
Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ làm passport
Tờ khai xin cấp hộ chiếu ở trên đã chuẩn bị
01 bản sao Giấy khai sinh kèm bản chính để đối chiếu
02 ảnh hộ chiếu của cha, mẹ cỡ 4x6cm. 02 ảnh hộ chiếu cho trẻ cỡ 3×4 (Đầu để trần, không đeo kính màu, mặt nhìn thẳng, phông nền trắng, chụp không quá 03 tháng)
Nếu hộ khẩu ngoại tỉnh thì cần mang hộ khẩu chỉ cần sổ tạm trú. Ví dụ nếu hộ khẩu bạn ở Hà Tĩnh nhưng làm hộ chiếu cho con ở Hà Nội thì cần sổ tạm trú, còn hộ khẩu ở Hà Tĩnh thì không cần mang theo.
CMND/ thẻ căn cước công dân còn hạn của cha hoặc mẹ (người ghép chung hộ chiếu).
Bước 4: Nộp hồ sơ làm hộ chiếu ghép chung
Nộp hồ sơ tại phòng quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh/ thành phố.
Thời gian
Thời gian làm hộ chiếu cha, mẹ kèm theo trẻ em thường là 8 ngày làm việc
Lệ phí làm hộ chiếu: 250.000 VNĐ.
Sau khi nộp hồ sơ bạn sẽ nhận được biên lai và giấy hẹn ngày lên nhận hộ chiếu. Có thể đăng ký dịch vụ chuyển phát nhanh nhận tại nhà với mức phí dao động từ 9.000 – 30.000 VNĐ tùy thuộc tỉnh thành. Nếu bạn muốn mua bìa đựng hộ chiếu có thể liên hệ tại quầy trả hộ chiếu với giá dao động từ 30-50 nghìn đồng.
Bọc da được bán tại các quầy trả hộ chiếu bạn có thể mua để tăng tính thẩm mỹ và bảo quản tốt hơn
2.2. Thủ tục bổ sung trẻ em vào hộ chiếu cha, mẹ (Cha, mẹ đã có hộ chiếu)
Cha, mẹ điền đầy đủ thông tin của mình sau đó ký và ghi rõ họ tên. Lưu ý mục 14 ghi rõ “bổ sung trẻ em vào hộ chiếu cha, mẹ.
Chuẩn bị 01 ảnh con kích thước 3x4cm, 01 ảnh cha, mẹ kích thước 4x6cm (Đầu để trần, mặt nhìn thẳng, không đeo kính màu, phông nền trắng, chụp không quá 03 tháng) dán vào tờ khai. Ảnh con dán ở ô ảnh ở mục 15 và ảnh cha, mẹ dán ở góc trên bên cạnh chữ.
Bước 1: Điền đầy đủ thông tin vào tờ khai bổ sung trẻ em vào hộ chiếu của cha, mẹ
Xin xác nhận vào tờ khai xin cấp hộ chiếu ở trên tại Công an Phường/ Xã nơi thường trú hoặc tạm trú (hộ khẩu ngoại tỉnh)
Phải có dấu giáp lai trên ảnh của trẻ ở mục 15.
Bước 2: xin xác nhận của Cơ quan Công an
Tờ khai xin cấp passport đã xin xác nhận của Công an phường, xã
01 bản sao Giấy khai sinh kèm bản chính để đối chiếu
02 ảnh hộ chiếu cho trẻ kích thước 3x4cm (đầu để trần, phông nền trắng, chụp không quá 03 tháng)
Hộ chiếu cha, mẹ (người ghép chung hộ chiếu)
CMND/ thẻ căn cước công dân của cha, mẹ (người ghép chung hộ chiếu)
Nếu là hộ khẩu ngoại tỉnh thì không cần mang hộ khẩu thay vào đó là Sổ tạm trú. Ví dụ hộ khẩu bạn ở Hải Phòng nhưng làm hộ chiếu cho con ở Quảng Nam thì cần sổ tạm trú. Còn hộ khẩu ở Hải Phòng thì không cần mang theo.
Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ
Nộp hồ sơ tại phòng quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh/ thành phố
Thời gian xử lý hồ sơ thường là 8 ngày làm việc
Lệ phí bổ sung trẻ em vào hộ chiếu cha, mẹ năm 2020: 50.000 VNĐ
Sau khi nộp hồ sơ, bạn sẽ nhận được biên lai và giấy hẹn ngày lên nhận. Giống như 2 trường hợp trên bạn được quyền đăng ký hình thức chuyển phát nhanh để nhận passport tại nhà với mức phí từ 9.000 – 30.000 VNĐ. Bìa đựng cũng được bán tại quầy trả hộ chiếu với giá từ 30.000-50.000 VNĐ.
Bước 4: Nộp hồ sơ làm hộ chiếu bổ sung trẻ em hộ chiếu cha, mẹ
Thủ tục làm hộ chiếu cho trẻ em 2020 không quá khó khăn với mọi người
Những thắc mắc được nhiều người hỏi nhất khi làm hộ chiếu cho trẻ em năm 2020
Thời hạn hộ chiếu trẻ em là bao lâu?
Hộ chiếu phổ thông dành cho trẻ em có thời hạn chỉ 5 năm. Còn đối với hộ chiếu phổ thông dành cho người trên 14 tuổi có thời hạn 10 năm.
Quy định gia hạn passport trẻ em như thế nào?
Passport trẻ em có thời hạn không quá 5 năm và không được gia hạn. Và passport trẻ em ghép chung với passport cha mẹ thì từ ngày bổ sung trẻ em passport cha mẹ sẽ được điều chỉnh thời hạn không quá 5 năm.
Làm thế nào để tách hộ chiếu trẻ em từ hộ chiếu ghép chung cha, mẹ?
Bạn vẫn được quyền giữ lại hộ chiếu cũ bao gồm visa, dấu nhập cảnh các nước đã đi du lịch
Đầu tiên phải làm thủ tục xin cấp hộ chiếu riêng cho trẻ, cấp lại hộ chiếu cho cha mẹ và nhớ là phải nộp lại hộ chiếu cũ. Lúc này thủ tục làm hộ chiếu riêng cho trẻ em bạn xem lại trường hợp 1 đã nêu đầy đủ ở trên.
Lưu ý: Bạn cần ghi rõ trong tờ khai nếu muốn giữ lại hộ chiếu cũ bao gồm dấu nhập cảnh, visa thể hiện lịch sử du lịch. Khi làm thủ tục bạn cần trình bày với nhân viên tiếp nhận để họ trả lại bạn hộ chiếu cũ đã đục lỗ.
Hộ chiếu bị mất, hết trang hoặc hết hạn thì phải làm sao?
Trường hợp trẻ có hộ chiếu riêng và gặp phải các trường hợp nêu trên cần phải làm thủ tục cấp lại hộ chiếu ( passport). Thủ tục này giống như cấp mới và lưu ý trên tờ khai ở mục 14 ghi rõ lý do xin cấp lại là gì, nếu cấp lại do bị mất thì cần kèm theo 2 đơn trình báo mất hộ chiếu.
Mất hộ chiếu trẻ em có cần trình báo không?
Công dân phải có trách nhiệm làm đơn trình báo mất hộ chiếu gửi cơ quan quản lý xuất nhập cảnh trong vòng 48 giờ kể từ khi mất hộ chiếu. Vì trong thời gian mất hộ chiếu, kẻ gian có thể sẽ sử dụng hộ chiếu của con bạn thực hiện hành vi phi pháp nào đó. Và nếu không tình báo sẽ bị xử phạt hành chính.
Làm hộ chiếu online riêng cho trẻ được không?
Không. Hiện nay có nhiều tỉnh, thành đã triển khai thủ tục làm hộ chiếu online nhưng thực chất hình thức này chỉ áp dụng đối với người trên 14 tuổi cũng như đề nghị cấp chung hộ chiếu với con dưới 9 tuổi mà thôi.
Trẻ em cần có mặt khi làm hộ chiếu không?
Trẻ em không cần phải có mặt khi làm hộ chiếu mà thay vào đó cha, mẹ hoặc người giám hộ của trẻ đó khai và ký vào tờ khai đề nghị cấp hộ chiếu phổ thông là được.
Một ví dụ về trường hợp trẻ ghép chung vào hộ chiếu cha mẹ và bị rút ngắn thời hạn
Ví dụ hộ chiếu cha mẹ được cấp ngày 01/03/2020 sẽ có thời hạn đến 01/03/2030 tức là 10 năm. Nhưng ngày 15/03/2020 bổ sung thêm bé ghép chung vào hộ chiếu của cha hoặc mẹ thì hộ chiếu của cha hoặc mẹ đó sẽ bị điều chỉnh thời hạn đến 15/03/2025. Nghĩa là bị rút ngắn đi gần 5 năm.
– Mẫu tờ khai làm hộ chiếu đúng chuẩn 2020 (cách điền và tải free)
– Thủ tục làm hộ chiếu Online đơn giản tại nhà