Top 3 # Xem Nhiều Nhất Thủ Tục Chuyển Khẩu Cho Con Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Hanoisoundstuff.com

Giải Đáp Thắc Mắc Về Thủ Tục Chuyển Hộ Khẩu Cho Con Theo Mẹ Sau Ly Hôn

Hiện nay, khi xử ly hôn, Tòa án chỉ kết luận về vấn đề quan hệ vợ chồng được chấm dứt chứ không giải quyết vấn đề cư trú sau khi ly hôn. Nếu như người mẹ được quyền nuôi con thì việc cần làm lúc này là chuyển hộ khẩu cho con theo mẹ sau ly hôn. Vấn đề này được căn cứ theo điều 13, Luật cư trú năm 2006 quy định về nơi cư trú đối với người chưa thành niên như sau:

Nơi cư trú của người chưa thành niên chính là nơi cửa cha, mẹ. Nếu cha mẹ cư trú ở những nơi khác nhau thì nơi cư trú của cha hoặc mẹ mà người chưa thành niên ở cùng chính là nơi cư trú của người chưa thành niên;

Nếu được cha, mẹ đồng ý hoặc được pháp luật quy định, thì người chưa thành niên có thể có nơi cư trú không phải nơi cư trú của cha, mẹ.

Thủ tục chuyển hộ khẩu cho con theo mẹ sau khi ly hôn

Sau khi ly hôn, trường hợp của bạn đã được Tòa án trao toàn quyền nuôi con thù bạn có quyền chuyển hộ khẩu của con về với hộ khẩu của bạn. Khi gia đình chồng gây khó khăn trong việc chuyển hộ khẩu cho con thì bạn hoàn toàn có quyền khiếu nại về hành vi gây cản trở quyền tự do cư trú của công dân.

Thủ tục chuyển khẩu cho con theo mẹ được hiện theo Thông tư 35/2014/TT-BCA. Trước hết, bạn phải xin cấp giấy phép chuyển hộ khẩu tại Công an huyện nơi con bạn đang đăng ký hộ khẩu. Hồ sơ bao gồm phiếu báo thay đổi nhân khẩu, hộ khẩu và sổ hộ khẩu.

Khi đã được cấp giấy chuyển khẩu, bạn phải tiến hành đăng ký thường trú cho con tại nơi bạn đăng ký thường trú. Những giấy tờ mà bạn cần chuẩn bị bao gồm:

Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu;

Giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp;

Sổ hộ khẩu của bạn;

Giấy chuyển hộ khẩu;

Giấy khai sinh của con ( có thể sử dụng bản chính hoặc bản sao có công chứng).

Trong trường hợp người chồng đang giữ giấy khai sinh của con và không giao lại cho bạn thì bạn phải đến UBND nơi đăng ký khai sinh cho con để xin trích lục giấy khai sinh. Thủ tục xin trích lục giấy khai sinh cũng rất đơn giản và không làm mất nhiều thời gian của bạn.

Nếu bạn thắc mắc về ly hôn nhanh hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ Văn Phòng Luật Sư Quang Liêm số 559 Bình Thới, phường 10, quận 11, TP. Hồ Chí Minh hoặc bằng điện thoại là: 0961 668 968 (Zalo, Viber), Email: luatsuliem@gmail.com để được tư vấn và hỗ trợ trực tiếp giúp bạn giải quyết: Hợp pháp, nhanh gọn, và tiết kiệm chi phí cho bạn.

Thủ Tục Sang Tên, Chuyển Nhượng Đất Cho Con

Hỏi: Cha mẹ tôi năm nay đã ngoài 70 tuổi, dù còn khỏe mạnh nhưng ông bà phòng xa, có ý muốn cho hai vợ chồng tôi mảnh đất mà cả nhà chúng tôi đang sinh sống. Không rõ thủ tục cha mẹ sang tên, chuyển nhượng đất cho con cái như thế nào?

Hồng Hà (Long An)

Đáp: Về điều kiện để nhận chuyển nhượng

Cơ sở pháp lý: Tại Điều 188 của Luật Đất đai 2013.

1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:

a) Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;

b) Đất không có tranh chấp;

c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;

d) Trong thời hạn sử dụng đất.

2. Ngoài các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này, người sử dụng đất khi thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; quyền thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất còn phải có đủ điều kiện theo quy định tại các điều 189, 190, 191, 192, 193 và 194 của Luật này.

3. Việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính.

Về thủ tục, hồ sơ để chuẩn bị chuyển nhượng đất cho con

Cơ sở pháp lý: Dựa trên Điểm a, d Khoản 3 Điều 167Luật Đất đai2013.

Các thủ tục để tiến hành chuyển nhượng:

Bước 1. Làm hợp đồng tặng cho

– Cha mẹ sẽ phải tới phòng công chứng hoặc tại UBND phường xã để làm hợp đồng tặng cho tài sản.– Thành phần hồ sơ cần thiết bao gồm:

+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

+ Hộ khẩu thường trú của Cha/mẹ và con.

+ Chứng minh thư nhân dân của cả cha/mẹ và con.

+ Giấy khai sinh của con.

Bước 2. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày lập hợp đồng, các bên phải kê khai nghĩa vụ tài chính (tại UBND cấp huyện nơi có nhà, đất).

Thành phần hồ sơ bao gồm:

– Đơn đề nghị chuyển quyền sử dụng đất.– Tờ khai lệ phí trước bạ.– Tờ khai thuế thu nhập cá nhân.– Hợp đồng tặng cho đã được công chứng, chứng thực.– Giấy khai sinh của người con.

Bước 3. Kê khai để sang tên cho con (tại UBND quận/huyện nơi có nhà, đất).

Thành phần hồ sơ bao gồm:

– Hợp đồng tặng cho tài sản đã có công chứng.– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.– Tờ khai miễn thuế.– Bản sao căn cước công dân hoặc CMTND của người con.

Bước 4. Sau khi tiếp nhận hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền sẽ sang tên cho con trên Giấy chứng nhận quyền sử dựng đất.

Về nghĩa vụthuế, phíphải nộp

Cơ sở pháp lý: Dựa trên Khoản 4 Điều 4 của Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 và Khoản 10 Điều 9 của Nghị định 140/2016/NĐ – CP quy định về lệ phí trước bạ.

+Khoản 4 Điều 4 của Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007

“4. Thu nhập từ nhận thừa kế, quà tặng là bất động sản giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau.”

+ Khoản 10 Điều 9 của Nghị định 140/2016/NĐ – CP quy định về lệ phí trước bạ quy định:

“10. Nhà, đất nhận thừa kế hoặc là quà tặng giữa: Vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau nay được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.”

Như vậy, việc chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất trong gia đình, cụ thể là giữa mẹ đẻ và con đẻ thì khi tiến hành sang tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất từ mẹ sang thì sẽ được miễn thuế thu nhập cá nhân. Ngoài ra, quy định tại Khoản 10 Điều 9 của Nghị định 140/2016/NĐ – CP quy định về lệ phí trước bạ thì việc sang tên này cũng sẽ không phải nộp lệ phí trước bạ.

Tư Vấn Thủ Tục Cắt Khẩu Cho Con Sau Khi Ly Hôn

Tách sổ hộ khẩu 1. Trường hợp có cùng một chỗ ở hợp pháp được tách sổ hộ khẩu bao gồm: a) Người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có nhu cầu tách sổ hộ khẩu;…

Hỏi: Tôi đã ly hôn và được toà án cho nuôi con, nay con gái tôi vào lớp 01 nhưng gia đình chồng cũ không cho con gái tôi cắt hộ khẩu (tôi đã cắt). Họ làm khó dễ và không đồng ý cắt hộ khẩu con bé để con bé đi học.Vậy trong trường hợp này bây giờ tôi phải làm sao để làm thủ tục cắt khẩu cho cháu được? (Phương Trang – Hà Nội)

Luật gia Đào Thị Thu Hường – Tổ Tư vấn pháp luật Hôn nhân và gia đình – Công ty Luật TNHH Everest – trả lời:

“Điều27.Tách b) Người đã nhập vào sổ hộ khẩu quy định tại khoản 3 Điều 25 và khoản 2 Điều 26 của Luật này mà được Điều 27 Luật Cư trú 2006 quy định về tách khẩu như sau: sổ hộ khẩu 1. Trường hợp có cùng một chỗ ở hợp pháp được tách sổ hộ khẩu bao gồm: a) Người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có nhu cầu tách sổ hộ khẩu; 2. Khi tách sổ hộ khẩu, người đến làm thủ tục phải xuất trình sổ hộ khẩu; phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; ý kiến đồng ý bằng văn bản của chủ hộ nếu thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này. chủ hộ đồng ý cho tách sổ hộ khẩu bằng văn bản. 3. Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải trả kết quả giải quyết việc tách sổ hộ khẩu; trường hợp không giải quyết việc tách sổ hộ khẩu thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do”.

Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected]

Nội dung bài tư vấn pháp luật Hôn nhân và gia đình mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.

Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.

Thủ Tục Cắt Khẩu Cho Con Sau Khi Sau Vợ Chồng Ly Hôn

Nhưng nhà chồng tôi không đồng ý và không đưa giấy khai sinh của con cho tôi- nhà chồng tôi chỉ đồng ý cắt khẩu cho tôi,( không đồng ý cắt khẩu cho con tôi). Nhưng lại không đưa sổ hộ khẩu cho tôi mà tự đi làm thủ tục cắt khẩu cho tôi. – trong trường hợp nhà chồng không đưa giấy khai sinh, cũng không đồng ý chịu cắt khẩu cho con tôi thì tôi phải làm thế nào tôi muốn tự làm giấy khai sinh cho con và tự làm nhập khẩu cho con về nhà bố mẹ của tôi có được không và thủ tục như nào. Tôi xin chân thành cảm ơn.

1. Cơ sở pháp lý:

Luật Cư trú số 03/VBHN-VPQH

2. Nội dung tư vấn:

Theo Điều 27 Luật Cư trú quy định về tách sổ hộ khẩu:

1. Trường hợp có cùng một chỗ ở hợp pháp được tách sổ hộ khẩu bao gồm:

a) Người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có nhu cầu tách sổ hộ khẩu;

b) Người đã nhập vào sổ hộ khẩu quy định tại khoản 3 Điều 25 và khoản 2 Điều 26 của Luật này mà được chủ hộ đồng ý cho tách sổ hộ khẩu bằng văn bản.

2. Khi tách sổ hộ khẩu, người đến làm thủ tục phải xuất trình sổ hộ khẩu; phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; ý kiến đồng ý bằng văn bản của chủ hộ nếu thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.

3. Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải trả kết quả giải quyết việc tách sổ hộ khẩu; trường hợp không giải quyết việc tách sổ hộ khẩu thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Như vậy, áp dụng vào trường hợp của bạn, đúng là cần có sự đồng ý của gia đình chồng cũ của bạn mới có thể cắt khẩu cho con bạn. Tuy nhiên, nhà chồng không ký vào giấy đồng ý chuyển khẩu cho con tức đang gây ảnh hưởng tới quyền tự do cư trú của công dân theo quy định tại Điều 8 Luật cư trú và không thực hiện đúng quyết định của bản án về việc không tạo điều kiện cho con có hộ khẩu thường trú cùng với mẹ để thuận tiện cho quá trình chăm sóc, học hành của con.

Do đó, bạn có thể khiếu nại theo quy định tại Điều 39 Luật Cư trú:

1. Việc khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật về cư trú được thực hiện theo quy định của Luật này và các quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

2. Người nào vi phạm quy định của pháp luật về cư trú thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.”

Sau khi có giấy chuyển khẩu cho con, bạn cần tiến hành thủ tục đăng ký thường trú cho con theo quy định tại Điều 21 Luật Cư trú. Hồ sơ bao gồm:

– Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; bản khai nhân khẩu;

– Giấy chuyển hộ khẩu theo quy định tại Điều 28 của Luật này;

– Giấy tờ và tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp.

– Giấy khai sinh của con bạn ( bản chính hoặc bản sao có chứng thực).

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua: Yêu cầu tư vấn để được giải đáp.

Dương Thị Uyên – Chuyên viên tư vấn pháp luật Phòng Hỗ trợ khách hàng – Pháp luật trực tuyến Luật sư Hà Trần