Top 12 # Xem Nhiều Nhất Thủ Tục Chuyển Khẩu Cần Những Giấy Tờ Gì Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Hanoisoundstuff.com

Thủ Tục Ly Hôn Cần Những Giấy Tờ Gì?

11/06/2020

LS Nguyễn Mạnh Tuấn

Hỏi đáp Hôn nhân

1. Cần chuẩn bị những giấy tờ gì khi giải quyết ly hôn

Câu hỏi: Chào luật sư, tôi muốn hỏi quy định pháp luật và các giấy tờ cần thiết khi thực hiện thủ tục ly hôn như sau: Vợ chồng chúng tôi có nhiều mâu thuẫn và không thể sống chung, nên tôi muốn ly hôn tòa có giải quyết không? Nếu được tôi phải chuẩn bị những giấy tờ gì? Chúng tôi cũng chưa thống nhất là một người ký đơn hay là cả hai cùng thuận tình ly hôn. Tôi xin cảm ơn!

– Về quyền yêu cầu tòa án giải quyết ly hôn

Theo Điều 51 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về quyền yêu cầu Tòa án giải quyết việc ly hôn, cụ thể là:

” Điều 51. Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn

1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.2. Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.3. Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.”

Như vậy, pháp luật có quy định vợ, chồng hay cả hai vợ chồng bạn đều có quyền yêu cầu tòa án giải quyết việc ly hôn. Bạn có quyền đơn phương ly hôn mà không cần sự đồng ý của người kia, hoặc hai vợ chồng bạn cùng ký đơn đề nghị công nhận thuận tình ly hôn (Yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn).

Thủ tục đơn phương ly hôn+ Hồ sơ ly hôn đơn phương gồm:

✔️ Đơn xin ly hôn theo mẫu.

✔️ Bản sao sổ hộ khẩu.

✔️ Bản sao chứng minh nhân dân.

✔️ Những chứng từ chứng minh tài sản chung của vợ chồng (nếu có tài sản chung cần chia).

✔️ Bản sao giấy khai sinh của con bạn.

✔️ Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính).

Lưu ý: các bản sao giấy tờ trên cần công chứng, chứng thực theo quy định pháp luật.

+ Nơi nộp hồ sơ: tại Toà án nhân dân quận/huyện nơi bị đơn có hộ khẩu thuờng trú, hoặc cư trú.

+ Thời hạn giải quyết: thời hạn giải quyết đơn phương ly hôn có thể là 2 tháng đến 6 tháng. Và thời hạn mở phiên tòa là từ 1 đến 2 tháng kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử.

+ Hồ sơ ly hôn thuận tình gồm:

✔️ Đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn;

✔️ Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính);

✔️ Chứng minh nhân dân của vợ và chồng (bản sao có chứng thực);

✔️ Giấy khai sinh của các con (bản sao có chứng thực);

✔️ Sổ hộ khẩu gia đình (bản sao có chứng thực);

✔️ Những chứng từ chứng minh tài sản chung của vợ chồng (nếu có tài sản chung cần chia).

+ Nơi nộp hồ sơ: Tòa án nhân dân quận, huyện nơi cư trú, làm việc của một trong hai bên.

+ Thời gian giải quyết:

Trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, Tòa án phải thụ lý vụ án, thông báo để đương sự nộp tiền tạm ứng án phí. Sau khi nộp án phí, người khởi kiện nộp cho tòa biên lai nộp tiền tạm ứng án phí để Tòa thụ lý vụ án.

Trong thời hạn 15 ngày, nếu Tòa án hòa giải không thành, xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thoả thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con thì Toà án công nhận thuận tình ly hôn và sự thoả thuận về tài sản và con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con; nếu không thoả thuận được hoặc tuy có thoả thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Toà án quyết định.

Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày hòa giải không thành, nếu hai bên đương sự không thay đổi nội dung yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn thì Tòa án ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn.

2. Giải quyết tranh chấp tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn như thế nào?

Câu hỏi: Tôi và chồng đang sở hữu chung tài sản là đất và nhà ở đã ở 13 năm. Nay chồng tôi vỡ nợ và tôi phải trả nợ cho là 1 tỷ đồng. Tôi muốn đảm bảo rằng sau khi tôi trả nợ cho thì chồng tôi không lấy không số tiền tôi đã bỏ ra nên muốn chuyển quyền sử dụng đất, sở hữu nhà sang tên 1 mình tôi và tôi cũng có các tài sản là nhà đất mà tôi (1 mình tôi bỏ tiền mua) tôi đứng tên. Vậy đó có phải giải pháp hiệu quả, và chồng tôi có quyền hạn gì nếu hắn đòi chia tài sản hoặc lấy tài sản đó. Tôi nên sử dụng quyền ủy quyền hay quyền nào để làm thủ tục sở hữu toàn bộ tài sản(tôi có thể yêu cầu chồng tôi chuyển tài sản vì tôi trả nợ cho anh ta ). Tôi xin cảm ơn.

Theo Điều 33 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định tài sản chung của vợ chồng như sau:

“1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.2. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.3. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.”

Và Điều 35 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của vợ chồng như sau:

“1. Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung do vợ chồng thỏa thuận.2. Việc định đoạt tài sản chung phải có sự thỏa thuận bằng văn bản của vợ chồng trong những trường hợp sau đây:a) Bất động sản;b) Động sản mà theo quy định của pháp luật phải đăng ký quyền sở hữu;c) Tài sản đang là nguồn tạo ra thu nhập chủ yếu của gia đình.”

Theo thông tin bạn cung cấp thì bạn và chồng bạn có tài sản chung là đất và nhà ở, hiện nay bạn muốn mình bạn chiếm hữu, sử dụng, định đoạt với phần tài sản này thì phải có văn bản thỏa thuận của vợ chồng bạn và được công chứng tại các tổ chức có chức năng công chứng. Trong văn bản thỏa thuận nêu rõ nội dung bạn có quyền định đoạt đất, nhà ở mà không cần sự đồng ý của chồng bạn hoặc vợ chồng bạn có thể thỏa thuận phần tài sản này là tài sản riêng của bạn thì khi đó chồng bạn không có quyền đòi chia tài sản hoặc lấy lại tài sản.

Đối với phần nhà đất mà mình bạn bỏ tiền ra mua thì bạn cấn xác định bạn mua mảnh đất này trước thời kì hôn nhân hay sau? Bạn có căn cứ chứng minh đây là tài sản riêng của bạn không? Nếu bạn mua nhà đất sau khi bạn đăng ký kết hôn và bạn không chứng minh được nguồn gốc số tiền bạn bỏ ra là tài sản riêng của bạn thì phần tài sản này vẫn được xác định là tài sản chung của vợ chồng bạn, Khi đó, nếu bạn muốn một mình định đoạt, chiếm hữu, sử dụng phần tài sản này thì vẫn phải lập văn bản thỏa thuận với chồng bạn như đã phân tích trên.

Do đó, nếu bạn muốn chồng bạn không có căn cứ để đòi tài sản chung của vợ chồng thì bạn cần có văn bản thỏa thuận của vợ chồng bạn để nhằm xác định đây là tài sản riêng của bạn hoặc văn bản thỏa thuận mình bạn có quyền định đoạt, chiếm hữu, sử dụng khối tài sản đó.

– Thủ tục đơn phương ly hôn: Theo quy định tại Điều 56 Luật Hôn nhân gia đình 2014 xác định:

“1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.”

+ Hồ sơ ly hôn đơn phương: Bạn chuẩn bị những giấy tờ như hướng dẫn tại phần tư vấn (1)​.

Lưu ý: các bản sao giấy tờ trên cần công chứng, chứng thực theo quy định pháp luật.

+ Nơi nộp hồ sơ: tại Toà án nhân dân quận/huyện nơi bị đơn có hộ khẩu thuờng trú, hoặc cư trú.

+ Thời hạn giải quyết: thời hạn giải quyết đơn phương ly hôn có thể là 2 tháng đến 6 tháng. Và thời hạn mở phiên tòa là từ 1 đến 2 tháng kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử.

– Đối với trường hợp thuận tình ly hôn:

Theo quy định tại Điều 55 Luật Hôn nhân gia đình 2014 xác định thuận tình ly hôn là trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn.

“Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn.”

+ Hồ sơ thuận tình ly hôn: bạn chuẩn bị những giấy tờ cần thiết như hướng dẫn tại phần tư vấn (1)

Trong trường hợp nếu anh muốn đơn phương ly hôn nhưng không có đủ các giây tờ nêu trên thì Chúng tôi có hướng giải quyết như sau:

+ Về Giấy đăng ký kết hôn: Anh có thể đến UBND xã/phường nơi anh chị đã đăng ký kết hôn để yêu cầu trích lục lại hồ sơ về việc đã đăng ký kết hôn.

+ Về Giấy khai sinh của con : Anh có thể liên hệ với cơ quan hộ tịch nơi đã đăng ký khai sinh để xin cấp bản sao.

Về vấn đề nuôi con khi ly hôn: Nếu 2 vợ chồng anh không thoả thuận được vấn đề nuôi con sau khi ly hôn thì Toà sẽ xem xét giải quyết theo qui định Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn như sau:

” 2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con”.

Thủ Tục Ly Hôn Cần Có Những Giấy Tờ Gì?

Hồ sơ giải quyết ly hôn

Trong cả hai trường hợp thuận tình ly hôn hoặc đơn phương ly hôn về cơ bản cần chuẩn bị các giấy tờ như sau:

Đơn yêu cầu công thuận thuận tình ly hôn (nếu thuận tình ly hôn) hoặc Đơn khởi kiện về việc ly hôn/ Đơn xin ly hôn (nếu đơn phương ly hôn).

Bản chính Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn

Bản sao có chứng thực chứng minh thư nhân dân/ Căn cước công dân/ Hộ chiếu của hai vợ chồng.

Bản sao có chứng thực Giấy khai sinh của con (nếu có con)

Bản sao có chứng thực các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản chung trong trường hợp yêu cầu Tòa án ghi nhận sự thỏa thuận về tài sản chung hoặc yêu cầu Tòa án phân chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân.

Giấy xác nhận tạm trú hoặc Bản sao có chứng thực Sổ tạm trú còn thời hạn của vợ hoặc chồng nếu lựa chọn Tòa án nơi vợ hoặc chồng đăng ký tạm trú để giải quyết ly hôn (thuận tình ly hôn)

Giấy xác nhận tạm trú hoặc Bản sao có chứng thực Sổ tạm trú còn thời hạn của người bị kiện (đơn phương ly hôn).

Tiến hành thủ tục ly hôn như thế nào?

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ cần thiết được liệt kê ở trên thì hai vợ chồng nộp hồ sơ tại Tòa án nhân dân quận, huyện nơi vợ hoặc chồng cư trú, làm việc nếu thuận tình ly hôn. Trường hợp đơn phương ly hôn thì vợ hoặc chồng nộp hồ sơ giải quyết ly hôn tại Tòa án nhân dân quận, huyện nơi bị đơn cư trú, làm việc. Trình tự xử lý yêu cầu ly hôn được tiến hành theo quy định chung về tố tụng dân sự. Như vậy, trước khi tiến hành thủ tục ly hôn, vợ chồng cần tìm hiểu thật kỹ lưỡng các giấy tờ cần thiết trong để được Tòa án xem xét, thụ lý giải quyết theo đúng quy định của pháp luật.

Thủ Tục Công Chứng Mua Bán Đất Cần Những Giấy Tờ Gì?

“Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch), tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch) mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.” – Theo Luật công chứng 2014

Công chứng có giá trị chứng minh cao hơn chứng thực nên khi trao đổi mua bán nhà đất người ta thường chọn công chứng.

Các giấy tờ cần thiết phải chuẩn bị

1. Giấy chứng nhận:

Giấy chứng nhận quyền sở hữu

Giấy chứng nhận quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ được pháp luật quy định.

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu căn nhà và các tài sản khác gắn liền với đất đai.

2. Giấy tờ tùy thân:

Bản chính của giấy tờ tùy thân của 2 bên mua và bán

CMND/hộ chiếu (còn hạn sử dụng) bản gốc

Sổ hộ khẩu

Giấy đăng kí kết hôn hoặc xác nhận độc thân ( giấy ly hôn)

Dự thảo hợp đồng, giao dịch mà các bên chuẩn bị hoặc các bên cũng có thể yêu cầu công chứng tự soạn trên thong tin mà các bên cung cấp.

Hợp đồng ủy quyền bán (nếu có)

Quá trình thực hiện thủ tục công chứng mua bán nhà

Ngoài việc chuẩn bị giấy tờ phục vụ cho việc công chứng hợp đồng diễn ra suôn sẻ. Thì bạn cũng nên biết các trình tự của thủ tục công chứng hợp đồng mua bán nhà để không bị bỡ ngỡ khi bước vào làm thủ tục.

Các bên mang đầy đủ giấy tờ đã liệt kê ở trên đến văn phòng công chứng để yêu cầu công chứng hợp đồng

Nếu hợp lệ sau khi công chứng kiểm tra giấy tờ thì sẽ tiến hành soạn thảo hợp đồng theo yêu cầu của các bên lien quan

Hai bên mua và bán đọc kĩ nội dung và các điều khoản trong hợp đồng, kiểm tra nội dung công chứng

Sau khi đã kiểm tra toàn bộ nội dung, tiến hành kí kết, lăn tay vào hợp đồng và công chứng viên công chứng hợp đồng

Thực hiện đóng lệ phí công chứng

Những lưu ý cần thiết trong khi làm

Trong thủ tục công chứng mua bán đất, bạn cần lưu ý những chi tiết sau để không xảy ra những thiếu sót không nên có.

1. Kiểm tra lại giấy tờ

2. Thời gian công chứng

Thời gian công chứng của các cơ quan là khoảng 1-2h đối với những hợp đồng phức tạp. Đối với những trường hợp thiếu giấy tờ có thể mất đến 7-10 ngày.

3. Phân biệt rõ về ” Công chứng” và “Chứng thực” trong thủ tục công chứng hợp đồng mua bán nhà

Trong quá trình làm thủ tục công chứng mua bán đất. Bạn nên hiểu rõ “Công chứng” và ” Chứng thực”.

Bạn có thể lựa chọn ” công chứng hoặc chứng thực” khi giao dịch nhà đất. Công chứng được thể hiện theo khoản 1 Điều 2 Luật công chứng 2014, còn chứng thực được thực hiện theo Nghị định 23/2015/NĐ-CP. Các bạn nên phân biệt rõ công chứng và chứng thực để tránh những hiểu nhầm.

4. Yêu cầu trách nhiệm

Bên yêu cầu công chứng phải chịu trách nhiệm về toàn bộ nội dung, tính hợp pháp của các giấy tờ, các loại hợp đồng và các giao dịch.

5. Yêu cầu công chứng viên

Công chứng viên phải là người có đầy đủ nhận thức minh mẫn, làm chủ được hành vi của mình. Để đảm bảo tiến hành kiểm tra và xác minh được độ chính xác của văn bản.

Chuyển Nhượng Đất Đai Cần Giấy Tờ Gì?

Thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất như thế nào? Các bước chuyển nhượng đất ra sao? thủ tục sang tên quyền sử dụng đất có dễ không? Thì sau đây mình xin (chia sẻ lại của bên stnmt dong nai) Nếu ai đã từng làm rồi thì cũng không quá rắc rối như một đống chữ phía dưới. Đa số khi mình đi mua đất thì bên môi giới sẽ hỗ trợ mình làm việc này, nhưng mình cũng nên tham khảo qua cho biết.

Một số lưu ý khi sang nhượng đất đai hay sang tên sổ đỏ

Thứ nhất về điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Quy định tại điều 188 luật Đất đai 2013 như sau:

1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:

a) Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;

b) Đất không có tranh chấp.

c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án.

d) Trong thời hạn sử dụng đất.

2. Ngoài các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này, người sử dụng đất khi thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; quyền thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất còn phải có đủ điều kiện theo quy định tại các điều 189, 190, 191, 192, 193 và 194 của Luật này.

3. Việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính.

Theo đó khi muốn chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì người sử dụng phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất rồi, không có tranh chấp, không bị kê biên để đảm bảo thi hành án, trong thời hạn sử dụng đất.

Như vậy kể cả trường hợp có đủ điều kiện để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà chưa làm thủ tục để được cấp thì cũng chưa được phép chuyển nhượng mà phải làm thủ tục xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trước.

Thứ hai về hình thức chuyển nhượng quyền sử dụng đất Theo quy định tại Điều 167 Luật Đất đai 2013 quy định như sau:

” 3. Việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất được thực hiện như sau:

a) Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này;

b) Hợp đồng cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp; hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất mà một bên hoặc các bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản được công chứng hoặc chứng thực theo yêu cầu của các bên;

c) Văn bản về thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật về dân sự;

d) Việc công chứng thực hiện tại các tổ chức hành nghề công chứng, việc chứng thực thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã.”

Theo đó, khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất đai thì hai bên phải thành lập hợp đồng chuyển nhượng có công chứng chứng thực.

Thứ ba về trình tự thực hiện chuyển đổi đất đai

Bước 1: Hai bên sẽ đến văn phòng công chứng thành lập hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tiến hành công chứng chứng hợp đồng. Khi đi thì mình sẽ mang theo: giấy chứng nhận quyền sử dụng đất , sổ hộ khẩu của hai bên, đối với trường hợp người mua đã kết hôn thì có giấy chứng nhận đăng ký kết hôn, còn chưa thì phải có giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.

Bước 2: Kê khai nghĩa vụ tài chính tại Văn phòng đăng ký đất đai. Hồ sơ thực hiện việc sang tên sổ đỏ gồm:

– Tờ khai lệ phí trước bạ (02 bản do bên mua ký)

– Tờ khai thuế thu nhập cá nhân (02 bản do bên bán ký.

– Hợp đồng công chứng đã lập (01 bản chính)

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ), quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất (01 bản sao có chứng thực của cơ quan có thẩm quyền)

– CMND + Sổ hộ khẩu của cả bên mua và bên bán (01 bản sao có chứng thực của cơ quan có thẩm quyền)

– Đối với trường hợp cho tặng, thừa kế phải có giấy tờ chứng minh quan hệ nhân thân của người cho và người nhận để được miễn thuế thu nhập cá nhân.

– Thời hạn có thông báo nộp thuế: 10 ngày Sau khi có thông báo thì người nộp thuế nộp tiền vào ngân sách nhà nước.

Bước 3: Kê khai hồ sơ sang tên. Hồ sơ sang tên sổ đỏ gồm:

– Đơn đề nghị đăng ký biến động (do bên bán ký); Trong trường hợp có thoả thuận trong hợp đồng về việc bên mua thực hiện thủ tục hành chính thì bên mua có thể ký thay.

– Hợp đồng chuyển nhượng; hợp đồng tặng cho; hoặc văn bản thỏa thuận phân chia di sản; văn bản khai nhận di sản;

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ), quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất (bản gốc)

– Giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước (bản gốc)

– Bản sao CMND + Sổ hộ khẩu của bên nhận chuyển nhượng.

– Thời hạn sang tên: Theo quy định của pháp luật

Bước 4: Nộp đủ lệ phí theo quy định và nhận sổ đỏ. Sang tên sổ đỏ mất bao lâu?

Sang tên sổ đỏ mất bao lâu?

Như vậy, căn cứ theo Điều 95, luật Đất đai 2013 thì thời hạn “sang tên sổ đỏ” sẽ là không quá 30 ngày làm việc.

Tuy nhiên, Nghị định số 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Đất đai 2013 tại Điều 61, khoản l quy định “l) Chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho, đăng ký góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất là không quá 10 ngày;”

Như vậy, nghị định số 43 hướng dẫn chi tiết luật đất đai 2013 quy định rõ về thời gian sang tên sổ đỏ chỉ trong vòng 10 ngày làm việc.

Sang tên sổ đỏ bao nhiêu tiền?

Lệ phí sang tên sổ đỏ gồm:

Lệ phí địa chính: 15.000 đồng/trường hợp.

Lệ phí thẩm định: Mức thu tính bằng 0,15% giá trị (sang tên) chuyển nhượng (tối thiểu 100.000 đồng đến tối đa không quá 5.000.000 đồng/trường hợp).

Lệ phí cấp sổ đỏ tùy theo từng trường hợp cụ thể.

Phí công chứng khi thực hiện thủ tục sang tên nhà đất: Căn cứ thông tư liên tịch số: 08/2012/TTLT-BTC- BTP của Bộ tư Pháp – Bộ tài chính mức phí công chứng được quy định như sau:

Dưới 50 triệu đồng (50 nghìn).

Từ 50 triệu đồng đến 100 triệu đồng (100 nghìn).

Từ trên 100 triệu đồng đến 01 tỷ đồng (0,1% giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch).

Từ trên 01 tỷ đồng đến 03 tỷ đồng (01 triệu đồng + 0,06% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 01 tỷ đồng).

Từ trên 03 tỷ đồng đến 05 tỷ đồng (2,2 triệu đồng + 0,05% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 03 tỷ đồng).

Từ trên 05 tỷ đồng đến 10 tỷ đồng (3,2 triệu đồng + 0,04% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 05 tỷ đồng).

Trên 10 tỷ đồng (5,2 triệu đồng + 0,03% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 10 tỷ đồng (mức thu tối đa không quá 10 triệu đồng/trường hợp)

Như vậy, căn cứ vào giá trị của hợp đồng hoặc giá trị tài sản khi giao dịch mà bạn có thể tính ra được phí công chứng khi thực hiện thủ tục sang tên sổ đỏ là bao nhiêu.

Mẫu hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Mẫu hợp đồng mua bán, sang nhượng, chuyển nhượng đất đai mới nhất năm 2019. Mẫu giấy mua bán, sang nhượng, chuyển nhượng quyền sử dụng đất đai theo mẫu mới nhất 2019.

Mẫu hợp đồng mua bán nhà đất là mẫu văn bản thỏa thuận về việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất và sở hữu nhà được thực hiện để hợp thức hóa việc mua bán, chuyển nhượng nhà đất sau khi có sự đồng ý giữa bên mua và bên bán. Mẫu hợp đồng mua bán nhà ở sẽ được lập khi đã có sự đồng ý của bên mua và bên bán trong giao dịch mua bán nhà đất. Mẫu hợp đồng mua bán nhà, chuyển nhượng quyền sử hữu đất hay còn gọi là Mẫu hợp đồng mua bán nhà đất được sử dụng khi người sở hữu đất, nhà ở muốn trao lại quyền sử dụng đất, nhà ở cho người khác. Đây sẽ là mẫu văn bản giấy tờ thỏa thuận cần thiết nhất giữa 2 bên mua – bán nhà đất và được lập khi 2 bên đã thỏa thuận xong các điều khoản mua bán.

Hợp đồng chuyển nhượng – mua bán bất động sản, nhà đất phải soạn thảo như thế nào? Cần có những điều khoản gì để không bị rủi ro cho mình? Làm thế nào để an toàn cho mình? Làm thế nào để không bị vi phạm pháp luật và hợp đồng có giá trị pháp lý?….

Tải về hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất Tải về hợp đồng mua bán đất Tải về giấy mua bán đất Tải về Đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất Tải về Đơn đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất (gọi tắt là Sổ đỏ) Tải về Đơn khiếu nại về đất đai Tải về Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất Tải về Đơn đề nghị cấp lại, cấp đổi Sổ đỏ Tải về Mẫu danh sách người sử dụng chung thửa đất, chủ sở hữu chung tài sản gắn liền với đất Tải về Danh sách tài sản gắn liền với đất trên cùng một thửa đất Tải về Mẫu đơn đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai Tải về TỜ KHAI LỆ PHÍ TRƯỚC BẠ NHÀ, ĐẤT Tải về TỜ KHAI THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN (Áp dụng cho cá nhân có thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản;thu nhập từ nhận thừa kế và nhận quà tặng là bất động sản) Tải về DANH SÁCH CÔNG KHAI NHÀ ĐẤT Kết quả kiểm tra hồ sơ đăng ký, cấp Giấy chứng nhận QSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất Tải về mẫu đơn xin xác nhận tình trạng thửa đất

Tải về Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng nhà ở tại đô thị

Đơn đề nghị vay vốn mua nhà ở xã hội

Cán bộ, công chức, đối tượng chính sách được vay vốn để mua nhà ở xã hội cần chuẩn bị hồ sơ vay vốn gồm: Đơn đề nghị vay vốn ngân hàng mua nhà ở xã hội, giấy xác nhận về đối tượng và thực trạng nhà ở…

Tải về Đơn đề nghị vay vốn mua nhà ở xã hội

Lưu ý khi viết hợp đồng chuyển nhượng:

– Căn cứ theo quy định tại Khoản 3 Điều 167 Luật đất đai năm 2013 hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải được lập thành văn bản được công chứng, chứng thực và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai. Tuy nhiên, nếu một bên của hợp đồng là công ty kinh doanh bất động sản thì hợp đồng không cần công chứng vẫn có hiệu lực pháp lý.

– Trong hợp đồng này, cần đảm bảo các điều khoản cơ bản như: Thông tin của các bên; Giải thích thuật ngữ; Đối tượng của Hợp đồng; Giá bán và phương thức thanh toán; Thời hạn bàn giao nhà và hồ sơ; Bảo hành nhà ở; Quyền và nghĩa vụ của các bên; chuyển giao quyền và nghĩa vụ; Vi Phạm Thị Hợp đồng và trách nhiệm của các bên; Các trường hợp chấm dứt Hợp đồng; Các trường hợp bất khả kháng; Cam kết của các bên; Luật áp dụng và phương thức giải quyết tranh chấp; Ngôn ngữ Hợp đồng; Hiệu lực Hợp đồng…

– Điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất:

+ Điều kiện đầu tiên mà người sử dụng phải đáp ứng nếu muốn chuyển nhượng Quyền sử dụng đất đó là phải có Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất. Đây cũng đồng thời là điều kiện làm phát sinh nhiều quyền lợi khác của người sử dụng như: tặng cho, thế chấp, góp vốn kinh doanh…

+ Quy định của Luật Đất đai năm 2013 về điều này được ghi nhận như sau: “Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất khi có Giấy chứng nhận” (khoản 1 Điều 168). Khi đã đảm bảo điều kiện là “có Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất”, người chuyển nhượng còn cần phải đảm bảo thêm các điều kiện sau mới có thể thực hiện việc chuyển nhượng:

– Đất là đối tượng của Quyền sử dụng đất được chuyển nhượng hiện không có tranh chấp;

– Quyền sử dụng đất không bị kê biên làm tài sản đảm bảo thi hành án;

– Đất vẫn đang trong thời hạn sử dụng;

+ Luật Đất đai năm 2013 có quy định cụ thể về điều kiện thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất: Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:

(a) Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;

(b) Đất không có tranh chấp;

(c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;

(d) Trong thời hạn sử dụng đất.Ngoài các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này, người sử dụng đất khi thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; quyền thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất còn phải có đủ điều kiện theo quy định tại các điều 189, 190, 191, 192, 193 và 194 của Luật này. Việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính.”

– Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất: Người sử dụng đất nếu có đầy đủ các điều kiện đã nêu trên thì có thể thực hiện quyền chuyển nhượng, chuyển đổi, tặng cho, góp vốn bằng Quyền sử dụng đất… tuy nhiên điều cần lưu ý tiếp theo là việc chuyển nhượng phải được ghi nhận dưới dạng văn bản là Hợp đồng, với nội dung rõ ràng bao gồm các thông tin cơ bản như:

(i) Thông tin của bên chuyển nhượng & bên nhận chuyển nhượng;

(ii) Thông tin về thửa đất là đối tượng của việc chuyển nhượng Quyền sử dụng đất;

(iii) Nội dung thỏa thuận giữa các bên: diện tích chuyển nhượng, phương thức thanh toán, thời gian chuyển nhượng …;

(iv) Quyền và nghĩa vụ của các bên;

(v) Điều khoản giải quyết tranh chấp;

(vi) Hiệu lực của hợp đồng;

(vii) các thỏa thuận khác (nếu có).Pháp luật quy định rõ ràng về việc chuyển nhượng phải được thể hiện dưới hình thức văn bản, vì vậy đây cũng là một yếu tố quan trọng cần lưu ý khi thực hiện chuyển nhượng Quyền sử dụng đất.

– Công chứng/chứng thực hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất:Công chứng/chứng thực hợp đồng chuyển nhượng là một điều kiện bắt buộc đối với hợp đồng chuyển nhượng Quyền sử dụng đất, để việc chuyển nhượng có hiệu lực, được pháp luật bảo vệ, đồng thời tránh trường hợp lừa đảo, một mảnh đất mà chuyển nhượng cho nhiều người như trong thực tế vẫn xảy ra. Khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai năm 2013 có quy định như sau: “Việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất được thực hiện như sau:

(a) Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này;

(b) Hợp đồng cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp; hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất mà một bên hoặc các bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản được công chứng hoặc chứng thực theo yêu cầu của các bên”. Các bên trong quan hệ chuyển nhượng Quyền sử dụng đất có thể đến công chứng hợp đồng chuyển nhượng tại Văn phòng công chứng, hoặc chứng thực hợp đồng tại Ủy ban nhân dân cấp xã/phường trước khi thực hiện thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại cơ quan địa chính.

– Sau khi hoàn thành hoạt động công chứng hợp đồng tại Văn phòng công chứng, cá nhân/tổ chức chuyển nhượng hoặc nhận chuyển nhượng cần thực hiện thủ tục đăng ký chuyển nhượng tại Văn phòng đăng ký đất đai tại địa phương để hoàn tất quá trình chuyển giao quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng đất, tránh rủi ro phát sinh do chậm thực hiện thủ tục đăng ký chuyển nhượng Quyền sử dụng đất.

Chuyển nhượng đất đai cần giấy tờ gì?