Top 9 # Xem Nhiều Nhất Thủ Tục Chuyển Hộ Khẩu Khác Quận Tại Hà Nội Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Hanoisoundstuff.com

Thủ Tục Chuyển Khẩu Từ Quận Này Sang Quận Khác Tại Thành Phố Hà Nội

Với mức sống ngày càng được cải thiện, hiện nay nhiều người dân tại Hà Nội đang sở hữu cho mình nhiều căn hộ ở các địa bàn khác nhau tại Hà Nội. Tuy là đã có sổ hộ khẩu tại Hà Nội song nhiều con em vẫn mong muốn được sống độc lập với bố mẹ và tự tạo dựng gia đình mới đang có nhu cầu chuyển khẩu đến quận khác trong địa bàn Hà Nội nhưng chưa rõ thủ tục chuyển khẩu từ quận này sang quận khác tại Thành phố Hà Nội quy định như thế nào và thực hiện ra sao?

I, Căn cứ pháp lý

-Luật cư trú 2006 sửa đổi, bổ sung năm 2013;

-Luật thủ đô năm 2012;

-Thông tư 35/2014/TT-BCA quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật cư trú và Nghị định số 31/2014/NĐ-CP ngày 18/04/2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật cư trú

II, Nội dung tư vấn

Căn cứ điều 23 Luật cư trú 2006 sửa đổi, bổ sung năm 2013 quy định:

“Điều 23. Thay đổi nơi đăng ký thường trú trong trường hợp chuyển chỗ ở hợp pháp

1. Người đã đăng ký thường trú mà thay đổi chỗ ở hợp pháp, khi chuyển đến chỗ ở hợp pháp mới nếu có đủ điều kiện đăng ký thường trú thì trong thời hạn mười hai tháng có trách nhiệm làm thủ tục thay đổi nơi đăng ký thường trú .”

Như vậy, khi chuyển đến quận khác trong Thành phố Hà Nội thì phải đăng ký thường trú tại công an Quận nơi chuyển đến. Thành phần hồ sơ được quy định cụ thể tại điều 6 thông tư 35/2014/TT-BCA quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật cư trú và Nghị định số 31/2014/NĐ-CP ngày 18/04/2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật cư trú quy định như sau:

“2. Hồ sơ đăng ký thường trú bao gồm:

a) Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; bản khai nhân khẩu;

b) Giấy chuyển hộ khẩu theo quy định tại Điều 28 của Luật này;

c) Giấy tờ và tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp. Đối với trường hợp chuyển đến thành phố trực thuộc Trung ương phải có thêm tài liệu chứng minh thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 20 của Luật này.”

Tuy nhiên Khánh An Law có một lưu ý nhỏ đến với Quý khách như sau: Khi thực hiện chuyển khác Quận thì Quý khách hàng không cần phải xin giấy chuyển khẩu tại Quận cũ mà thực hiện luôn việc đăng ký nhập khẩu tại Quận mới theo đầy đủ hồ sơ nêu tại khoản 2 điều này. Và nộp tại công an Quận nới Quý khách hàng chuyển đến.

UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – HIỆU QUẢ CAO Là những giá trị chúng tôi mang tới cho các Quý Khách hàng. Đáp lại những giá trị đó là những phản hồi rất tích cực đã mang lại động lực cho Khánh An phát triển như ngày hôm nay.

Trân trọng cảm ơn các Quý khách hàng!

Thủ Tục Chuyển Hộ Khẩu Từ Quận Này Sang Quận Khác

Các đối tượng được phép làm thủ tục chuyển khẩu từ quận này sang quận khác

Theo các quy định của pháp luật hiện hành, việc chuyển khẩu từ quận này sang quận khác hiện đang được áp dụng với các trường hợp cụ thể sau đây:

Công dân chuyển đi ngoài phạm vi xã, thị trấn thuộc huyện

Chuyển đi ngoài phạm vi thị xã, thành phố thuộc tỉnh

Chuyển đi ngoài phạm vi huyện, quận, thị xã của thành phố trực thuộc Trung ương (TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, TP. Đà Nẵng, TP Hải Phòng và TP. Cần Thơ)

Trọn bộ hồ sơ sẽ bao gồm:

Bản khai nhân khẩu

Phiếu báo thay đổi nhân khẩu, hộ khẩu

Chứng minh thư nhân dân

Giấy chuyển hộ khẩu theo quy định của pháp luật hiện hành

Các loại tài liệu, giấy tờ có hiệu lực chứng minh chỗ ở hợp pháp

Ngoài ra, với một số trường hợp cụ thể, theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư 35/2014/TT-BCA, bên cạnh các loại giấy tờ trên, người dân còn cần phải nộp thêm các giấy tờ sau:

Trẻ em đăng ký thường trú phải có giấy khai sinh

Người chưa thành niên nếu không đăng ký thường trú cùng cha, mẹ hoặc cha hoặc mẹ mà đăng ký thường trú cùng với người khác thì phải có ý kiến đồng ý bằng văn bản của cha, mẹ hoặc cha hoặc mẹ, có xác nhận của UBND cấp xã

Người được cơ quan, tổ chức nuôi dưỡng, chăm sóc tập trung khi đăng ký thường trú thì cơ quan, tổ chức đó có văn bản đề nghị. Trường hợp được cá nhân chăm sóc, nuôi dưỡng tập trung thì cá nhân đó có văn bản đề nghị có xác nhận của UBND cấp xã

Người nước ngoài được nhập quốc tịch Việt Nam khi đăng ký thường trú phải có giấy tờ chứng minh có quốc tịch Việt Nam

Cá nhân được người có sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu của mình khi đăng ký thường trú phải có ý kiến đồng ý cho đăng ký thường trú của chủ hộ, chữ ký, ghi rõ họ, tên và ngày, tháng, năm vào phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu

Người dân có nhu cầu chuyển khẩu nộp hồ sơ có đầy đủ các giấy tờ nêu trên đến cơ quan công an quận, huyện, thị xã trực thuộc trung ương nơi muốn chuyển đến. Sau khi hồ sơ được tiếp nhận, công dân sẽ tiếp tục thực hiện các bước thủ tục theo quy định của pháp luật.

Các bước chuyển khẩu từ quận này sang quận khác

Bước 1: Xin giấy chuyển hộ khẩu

Để chuyển hộ khẩu từ quận này sang quận khác đầu tiên phải xin giấy chuyển khẩu của công an quận/huyện/thị xã. Hồ sơ cấp giấy chuyển hộ khẩu bao gồm: sổ hộ khẩu và phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu.

Trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải cấp giấy chuyển hộ khẩu cho công dân.

Trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày nhận được thông báo tiếp nhận của cơ quan quản lý cư trú nơi công dân chuyển hộ khẩu đến, Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi có người chuyển đi phải chuyển hồ sơ đăng ký, quản lý hộ khẩu cho Công an cùng cấp nơi người đó chuyển đến.

Bước 2: Đăng ký hộ khẩu thường trú tại quận mới

Người đăng ký thường trú nộp hồ sơ đăng ký thường trú tại cơ quan Công an huyện, quận, thị xã.

Hồ sơ đăng ký thường trú bao gồm:

Theo điều 21, Luật cư trú 2013 quy định, hồ sơ đăng ký thường trú bao gồm các loại giấy tờ như sau:

Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; bản khai nhân khẩu

Giấy chuyển hộ khẩu theo quy định tại Điều 28 của Luật này

Giấy tờ và tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp. Đối với trường hợp chuyển đến thành phố trực thuộc trung ương phải có thêm tài liệu chứng minh thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 20 của Luật này

Sau thời hạn 15 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ chuyển khẩu, phía cơ quan chức năng có nhiệm vụ xử lý và trả kết quả cho người dân.

Bước 3: Trả kết quả cho dân

Với trường hợp hồ sơ được giải quyết cho chuyển khẩu thường trú, người dân tiến hành nộp lệ phí và nhận hồ sơ, kiểm tra lại giấy tờ, tài liệu, đối chiếu các thông tin được ghi trong Sổ hộ khẩu, giấy tờ khác và ký nhận vào Sổ theo dõi giải quyết hộ khẩu.

Trường hợp hồ sơ không được giải quyết: người dân nhận lại hồ sơ kiểm tra lại giấy tờ, tài liệu có trong hồ sơ; nhận văn bản về việc không giải quyết đăng ký cư trú và ký nhận (ghi rõ họ, tên và ngày, tháng, năm nhận văn bản và hồ sơ đăng ký cư trú đã nộp) vào Sổ theo dõi giải quyết hộ khẩu.

Đánh giá của bạn

Thủ Tục Chuyển Khẩu Lên Hà Nội

Thủ tục chuyển khẩu lên Hà Nội. Thủ tục đăng ký thường trú vào Hà Nội, điều kiện đăng ký.

Nhà e ở hưng yên. Sinh sống ở hà nội được 10 năm và e mua nhà và sống tại văn miếu và có sổ đỏ. Bây giờ e muốn chuyển khẩu lên hà nội. Thì cần những thủ tục giấy tờ gì ?

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT PHƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT PHƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:

Tại Luật cư trú 2006 có quy định về đăng ký thường trú như sau:

Đăng ký thường trú là việc công dân đăng ký nơi thường trú của mình với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được cơ quan này làm thủ tục đăng ký thường trú, cấp sổ hộ khẩu cho họ.

Căn cứ khoản 2 Điều 1 Luật cư trú sửa đổi năm 2013 quy định như sau:

Điều 20. Điều kiện đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương

6. Việc đăng ký thường trú vào nội thành thành phố Hà Nội thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 19 Luật Thủ Đô”.

Vì gia đình bạn muốn đăng ký thường trú vào nội thành Hà Nội nên thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 19 Luật Thủ Đô 2012 quy định như sau:

Như vậy, trường hợp gia đình bạn đã sinh sống ở nội thành Hà Nội được 10 năm, đã có nhà riêng và có sổ đỏ nên sẽ thuộc điểm b khoản 4 Điều 19 Luật Thủ Đô, “đã tạm trú liên tục nội thành 3 năm trở lên, có nhà thuộc sở hữu của mình”.

Thủ tục đăng ký thường trú theo Thông tư 35/2014/TT-BCA quy định:

c) Giấy chuyển hộ khẩu (đối với các trường hợp phải cấp giấy chuyển hộ khẩu quy định tại khoản 2 Điều 28 Luật cư trú);

d) Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp quy định tại Điều 6 Nghị định số 31/2014/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Cư trú (sau đây viết gọn là Nghị định số 31/2014/NĐ-CP)Trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý cho đăng ký thường trú vào chỗ ở của mình và ghi vào phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu, ký, ghi rõ họ, tên; trường hợp người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đã có ý kiến bằng văn bản đồng ý cho đăng ký thường trú vào chỗ ở của mình thì không phải ghi vào phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu. Đối với chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ tại thành phố trực thuộc Trung ương phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về điều kiện diện tích bình quân bảo đảm theo quy định của Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc Trung ương.

Tư Vấn Chuyển Hộ Khẩu Về Hà Nội

Nhập hộ khẩu về Hà Nội là một trong những công việc quan trọng đối với những người ở các tỉnh đang làm ăn sinh sống ở Hà Nội, khi hiện dịch vụ nhập hộ khẩu về Hà Nội phải đáp dứng các điều kiện, hồ sơ và theo trình tự thủ tục nhất định

Thủ tục nhập khẩu về Hà Nội là thủ tục được thực hiện theo Luật Cư trú và các văn bản hướng dẫn Luật Cư trú, trên cơ sở đó người muốn nhập hộ khẩu về Hà Nội phải nộp hồ sơ đến cơ quan đăng ký hộ khẩu tại nơi mình muốn nhập về, sau khi tiếp nhận và yêu cầu xử lý, bổ sung hồ sơ nếu đủ điều kiện Cơ quan đăng ký sẽ cấp Sổ hộ khẩu ghi nhận nơi đăng ký thường trú của người chuyển khẩu về Hà Nội, đồng thời sẽ cắt và đính chính trên sổ hộ khẩu cũ để thống nhất chỉ có 01 nơi đăng ký thường trú tại Hà Nội.

Điều kiện nhập hộ khẩu về Hà Nội là tương đối khắt khe, người ngoại tỉnh muốn nhập hộ khẩu về Hà Nội phải đáp ứng các điều kiện của Luật Cư trú, Luật sửa đổi, bổ sung Luật Cư trú, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Cư trú và Luật Thủ đô, các điều kiện về chỗ ở hợp pháp, nhà cửa, đất đai; điều kiện về thời hạn cư trú liên tục tại Hà Nội; Điều kiện về công ăn việc làm, hợp đồng lao động chứng minh việc cư trú thường xuyên; điều kiện về việc chủ hộ đồng ý cho nhập khẩu… Khi đáp ứng các điều kiện trên xét thấy việc nhập hộ khẩu hay chuyển hộ khẩu từ tỉnh về Hà Nội là phù hợp và đáp ứng nhu cầu cư trú thường xuyên sẽ được nhập hộ khẩu về Hà Nội.

Làm lại sổ hộ khẩu ở Hà Nội là việc cơ quan công an có thẩm quyền nơi đã cấp sổ hộ khẩu cho người dân thực hiện việc làm lại sổ hộ khẩu. Việc làm lại sổ hộ khẩu ở Hà Nội phổ biến là:

Cấp lại sổ hộ khẩu do bị mất;

Cấp lại sổ hộ khẩu do rách nát

Cấp lại sổ hộ khẩu do hưng hỏng không thể sử dụng được

Cấp đổi sổ hộ khẩu

Tách sổ hộ khẩu

Chuyển hộ khẩu

Cấp lại do chuyển khẩu khi ly hôn

Cấp lại do chuyển khẩu khi các con đã lớn và trưởng thành

Cấp sổ hộ khẩu về nhà vợ, nhà chồng…

Thủ tục tách hộ khẩu ở Hà Nội là việc trong gia đình các con đã lớn, bố mẹ muốn tách hộ khẩu ra thành sổ hộ khẩu khác cho các con độc lập; việc tách sổ hộ khẩu cũng được áp dụng trong trường hợp vợ chồng muốn nhập về với nhau và không muốn nhập chung hộ khẩu của gia đình, hoặc trường hợp vợ chồng ly hôn không muốn giàng buộc nhau nên tách ra làm sổ hộ khẩu khác, hay trường hợp tách sang một địa chỉ khác để hoàn thành thủ tục mua, nhận chuyển nhượng nhà đất nông nghiệp… thủ tục tách sổ hộ khẩu được thực hiện là thủ tục chung, cũng phải thực hiện các bước về việc nhập khẩu, tách khẩu thông thường và việc tách được thực hiện tại Cơ quan Công an cấp quận huyện ở Hà Nội.

Nhập nhờ hộ khẩu ở Hà Nội, việc nhập nhờ hộ khẩu của những người ngoại tỉnh hoặc trong cùng thành phố Hà Nội là một điều kiện thuận lợi để cho người nhập khẩu có được nơi đăng ký hộ khẩu tại Hà Nội, việc nhập nhờ bắt buộc phải được chủ hộ khẩu nơi nhập nhờ đồng ý bằng văn bản và người nhập nhờ phải có những cam kết nhất định không được ảnh hưởng đến quyền lợi kinh tế phát sinh từ hộ gia đình, từ căn cứ là sổ hộ khẩu. Việc nhập nhờ hộ khẩu ở Hà Nội được kiểm soát chặt trẽ, do đó khi thực hiện dịch vụ nhập nhờ sổ hộ khẩu người đi nhập nhờ phải ý thức và có những trách nhiệm nhất định.

Điều kiện, hồ sơ nhập hộ khẩu về Hà Nội ngoài việc quy định chung theo luật cư trú thì cũng có những quy định riêng của thủ đô Hà Nội. Vì là thủ đô của đất nước nên Hà Nội lại được áp dụng một luật riêng là Luật Thủ đô theo đó điều kiện về cư trú cũng có những khác biệt so với quy định chung của Luật Cư trú, hay so với quy định chung của 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong cả nước. Ngay trong thành phố Hà Nội thì việc nhập khẩu cũng có những điều kiện khác nhau, trong tổng số 12 quận thuộc thành phố thì có những quận nội đô lại áp dụng điều kiện khác và quận không nội đô áp dụng điều kiện khác và trong 12 quận lại áp dụng điều kiện khác với hơn 30 huyện của Hà Nội.

Trình tự, thủ tục chuyển khẩu về Hà Nội sẽ có những quy định khác so với trình tự, thủ tục cấp hộ khẩu mới, đăng ký nhập sinh cho trẻ em, tách khẩu ra làm nhiều hộ khẩu, chuyển khẩu từ Hà Nội đi các tỉnh, tách hộ khẩu sau ly hôn và đặc biệt trong việc chuyển hộ khẩu về Hà Nội thì trình tự, thủ tục chuyển hộ khẩu trong các trường hợp khác nhau cũng khác nhau, vợ về ở với chồng, bố mẹ về với con, anh chị em về một địa chỉ hay người thân, họ hàng, bạn bè nhập nhờ hộ khẩu về nhau cũng có những thủ tục khác nhau nhất định

Thủ tục nhập hộ khẩu về Hà Nội; Điều kiện nhập hộ khẩu về Hà Nội; Dịch vụ nhập hộ khẩu về Hà Nội; Làm lại sổ hộ khẩu ở Hà Nội; Thủ tục tách khẩu ở Hà Nội; Nhập nhờ hộ khẩu ở Hà Nội; Điều kiện nhập hộ khẩu về Hà Nội; Trình tự, hồ sơ chuyển hộ khẩu về Hà Nội.

Điện thoại: 098.112.9988 – 0904.779997

Email: luatdoanhgia@gmail.com; Website: chúng tôi

Địa chỉ: Số 72 Ngô Gia Tự, phường Đức Giang, Q. Long Biên, TP. Hà Nội