Xin xác nhận chưa nhập hộ khẩu cho con có bắt buộc không? theo quy định của pháp luật thì không bắt buộc. Tuy nhiên trên thực tế để hạn chế tình trạng nhập
XIN XÁC NHẬN CHƯA NHẬP HỘ KHẨU CHO CON CÓ BẮT BUỘC KHÔNG?
Thưa luật sư tôi muốn hỏi. Hiện tôi là mẹ đơn thân, tôi sinh bé đã được 6 tháng, lúc sinh bé tôi sinh ở TP Hồ Chí Minh và đã làm Giấy khai sinh cho bé tại phường Linh Trung, quận Thủ Đức, TP HCM. Tôi muốn nhập hộ khẩu cho bé theo sổ hộ khẩu của ông bà ngoại ở xã Vạn Lương, Vạn Ninh, Khánh Hoà. Nhưng cơ quan công an bắt buộc phải có xác nhận của công an phường Linh Trung ( nơi bé đăng ký khai sinh) là bé chưa nhập khẩu ở đó. Trong khi đó tôi chỉ đang tạm trú tại Linh Trung và làm Giấy khai sinh trên địa chỉ tạm trú nên công an phường Linh Trung không thể xác nhận về hộ tịch hộ khẩu như yêu cầu của công an xã Vạn Lương. Chờ đến nay con tôi vẫn chưa được nhập khẩu.Vậy luật sư cho tôi hỏi: xin xác nhận chưa nhập hộ khẩu cho con có bắt buộc không? Nếu con tôi nhập khẩu theo mẹ thì có cần phải xác nhận như vậy không? Nếu bắt buộc là phải có thì bây giờ tôi phải làm thế nào.
Cơ sở pháp lý
Nội dung tư vấn về việc xin xác nhận chưa nhập hộ khẩu cho con có bắt buộc không
1. Nơi cư trú của người chưa thành niên
Căn cứ điều 13 Luật cư trú năm 2013 quy định về nơi cư trú của người chưa thành niên như sau:
“Điều 13. Nơi cư trú của người chưa thành niên
Nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi cư trú của cha, mẹ; nếu cha, mẹ có nơi cư trú khác nhau thì nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi cư trú của cha hoặc mẹ mà người chưa thành niên thường xuyên chung sống.
Người chưa thành niên có thể có nơi cư trú khác với nơi cư trú của cha, mẹ nếu được cha, mẹ đồng ý hoặc pháp luật có quy định.”
Căn cứ điểm b, Khoản 2 Điều 6 Thông tư 35/2014/TT-BCA của Bộ Công an thì: Người chưa thành niên nếu không đăng ký thường trú cùng cha, mẹ hoặc cha hoặc mẹ mà đăng ký thường trú cùng với người khác thì phải có ý kiến đồng ý bằng văn bản của cha, mẹ hoặc cha hoặc mẹ, có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã.
Theo quy định trên thì bạn có thể nhập hộ khẩu cho con theo bạn hoặc nhập khẩu cho con ở với ông bà chỉ cần có ý kiến đồng ý bằng văn bản của bạn và có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã.
Tuy nhiên, bạn nên nhập hộ khẩu cho con tại nơi mà thuận tiện cho việc học hành sau này của bé cũng như thuận tiện cho việc chăm sóc con của bạn.
2. Xin xác nhận chưa nhập hộ khẩu cho con có bắt buộc không?
a. Hồ sơ cần thiết
Điều 21, Luật cư trú 2013 quy định về thủ tục đăng ký thường trú như sau:
“1. Người đăng ký thường trú nộp hồ sơ đăng ký thường trú tại cơ quan công an sau đây:
a) Đối với thành phố trực thuộc trung ương thì nộp hồ sơ tại Công an huyện, quận, thị xã;
b) Đối với tỉnh thì nộp hồ sơ tại Công an xã, thị trấn thuộc huyện, Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
2. Hồ sơ đăng ký thường trú bao gồm:
a) Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; bản khai nhân khẩu;
b) Giấy chuyển hộ khẩu theo quy định tại Điều 28 của Luật này;
c) Giấy tờ và tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp. Đối với trường hợp chuyển đến thành phố trực thuộc trung ương phải có thêm tài liệu chứng minh thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 20 của Luật này.”
Đối chiếu quy định trên thì khi bạn đi làm thủ tục nhập khẩu cho con thì bạn không bắt buộc phải xin giấy xác nhận của công an phường Linh Trung ( nơi bé đăng ký khai sinh) là bé chưa nhập khẩu ở đó.
Tuy nhiên, trên thực tế khi đi làm thủ tục nhập khẩu cho con, để hạn chế tình trạng nhập khẩu hai nơi cơ quan công an thường yêu cầu phải có xác nhận cháu bé chưa nhập khẩu vào hộ khẩu của mẹ. Trường hợp của bạn, do là chỉ tạm trú ở phường Linh Trung nên cơ quan Công an không không thể xác nhận cho bạn về vấn đề trên được. Bạn có thể xuất trình sổ hộ khẩu gốc của bạn để chứng minh rằng bạn chưa nhập khẩu cho con theo mẹ là được.
Thủ tục đăng ký nhập khẩu cho con sẽ gồm những bước sau:
Bước 1: Người đi đăng ký thường trú cho bé cần chuẩn bị các giấy tờ sau:
Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu ()
Bản khai nhân khẩu (đối với trường hợp phải khai bản khai nhân khẩu) ()
Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp ( Trường hợp có quan hệ gia đình là ông, bà nội, ngoại, cha, mẹ, vợ, chồng, con và anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, cháu ruột chuyển đến ở với nhau; ….. thì không phải xuất trình giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp nhưng phải xuất trình giấy tờ chứng minh hoặc xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây viết gọn là Ủy ban nhân dân cấp xã) về mối quan hệ nêu trên);
Giấy khai sinh của bé;
Ý kiến đồng ý bằng văn bản của anh chị về việc cho cháu về ở cùng với ông bà, có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã.
Bước 2: Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định thì bạn nộp hồ sơ tại Cơ quan công an sau:
Đối với thành phố trực thuộc trung ương thì nộp hồ sơ tại Công an huyện, quận, thị xã;
Đối với tỉnh thì nộp hồ sơ tại Công an xã, thị trấn thuộc huyện, Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
b. Thời gian giải quyết
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ thì cơ quan công an nêu trên sẽ có trách nhiệm đăng ký thường trú cho con anh chị, nếu không cấp thì sẽ phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý
Luật Toàn Quốc hy vọng những gì chúng tôi cung cấp nêu trên sẽ giúp cho quý khách hiểu được phần nào quy định của pháp luật về hồ sơ đăng ký thường trú đối với trường hợp đặc biệt. Còn bất cứ vướng mắc gì quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật dân sự miễn phí 24/7: 1900 6500để gặp Luật sư tư vấn trực tiếp và yêu cầu cung cấp dịch vụ hoặc gửi thư về Email: lienhe@luattoanquoc.com.
Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của quý khách.