Top 7 # Xem Nhiều Nhất Thủ Tục Chuyển Đồ Về Nhà Mới Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Hanoisoundstuff.com

Hướng Dẫn: Thủ Tục Chuyển Đồ Vào Nhà Mới Chi Tiết Từ A

Dân gian có câu: ba lần chuyển nhà bằng một lần cháy nhà. Khi chuyển đồ từ nhà cũ về nhà mới xây, đồ đạc càng nhiều thì việc thất thoát trong lúc chuyển càng cao. Vậy nên để tiết kiệm thời gian và dễ dàng sắp xếp ngăn nắp các món đồ ngay từ đầu, Kiến trúc Tây Hồ chia sẻ thủ tục chuyển đồ vào nhà mới chi tiết từ A – Z. Kèm theo đó là một số kiêng kỵ mà gia chủ cần phải biết.

Trước hết, bạn cần lưu ý những điều cần kiêng kỵ khi về nhà mới. Xem bài viết:

Về nhà mới kiêng gì? 15 điều kiêng kỵ gia chủ không thể bỏ quaNgười có tang có nên về nhà mới không? Tại sao?

Thủ tục chuyển đồ đạc về nhà mới xây xong

Dọn dẹp sạch sẽ nơi ở hiện tại. Bắt đầu từ phòng ngủ. Tiếp theo là đến phòng khách, nhà tắm. Cuối cùng sẽ là bếp nấu, ban công, hàng lang, nhà kho… Sắp xếp đồ đạc gọn gàng ngăn nắp. Lau chùi sạch sẽ các món đồ cần dùng. Những thứ không cần dùng đến hoặc không muốn mang vào nhà mới mà vẫn có giá trị, bạn có thể thanh lý bớt.

Chuẩn bị: thùng carton, băng dính, thùng xốp, tấm lót, bút dạ, dây buộc… Hãy đóng gói đồ đạc vào thùng carton, dán mảnh giấy hoặc ghi tên đồ dùng cũng như vị trí sẽ đặt ở nhà mới. Tiết kiệm thời gian trong việc sắp xếp.

Khi đưa đồ vào nhà mới, bạn chỉ cần đặt những thùng carton đó vào vị trí định trước. Không bị rối rắm và bừa bãi.

Nếu ở nhà cũ của bạn đã có bàn thờ tổ tiên thì đương nhiên khi chuyển đồ vào nhà mới, bạn cũng phải chuyển đồ thờ cúng về. Nhưng trước tiên phải làm lễ xin hạ bàn thờ. Nó như một hình thức để báo cáo và đưa tổ tiên về nơi ở mới.

Gia chủ sắm lễ đơn giản, đặt lên bàn thờ và khấn:

Con Nam mô a di đà phật (3 lần) Con sám hối, con lạy chín phương Trời, mười phương Phật và chư Phật mười phương. Con sám hối, con lạy các quan Thần Linh,Thổ Thần, Thổ Địa, Thổ Công , Táo Quân, Thần Hoàng Chúa Đất, Tiền chủ hậu chủ tài thần. Con sám hối, con xin phép Gia tiên tiền tổ họ …., bà Cô, ông Mãnh họ… Hôm nay, ngày ……., nhân ngày lành tháng tốt. Xin phép cho con được chuyển Ban Thờ, bát hương về nơi cư ngụ mới để con thờ phụng chu đáo đến nơi đến chốn. Con xin bà Cô, ông Mãnh phù hợp độ trì cho con được công việc thuận lợi, được trôi chảy, thông đồng bén giọt, được sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm. Con Nam mô a di đà phật (3 lần)!

Sau khi nén nhang thắp lên bàn thờ tàn đi, gia chủ mới bái tạ và hạ đồ đạc mang đi. Nếu không muốn mang bàn thờ về nhà nhà mới? Gia chủ đẹp ra bãi đất trống, đốt cháy thành tro. Đem tro đó về chôn dưới gốc cây.

Đầu tiên, lau chùi và đóng gói các đồ dùng bày biện trên bàn thờ vào thùng carton cẩn thận. Bạn nên lót thêm vải mềm hoặc xốp nổ bên dưới đáy. Những món đồ dễ vỡ cũng nên bọc lại bằng xốp nổ. Đừng để bị vỡ mà mất lộc.

Nếu gia chủ không muốn mang theo bát hương từ nhà cũ sang nhà mới? Vậy thì có thể thả trôi sống hoặc mang gửi lên chùa. Gia chủ cũng có thể đập vỡ vụn nhỏ rồi đặt chôn dưới gốc cây.

Nếu trong nhà có bàn thờ Thần Tài, Thổ Địa, gia chủ cũng sắm lễ ngũ quả đơn giản và thắp nhang xin phép thần. Các bước dọn dẹp tiến hành tương tự như với bàn thờ Tổ Tiên.

Nam mô A Di Đà Phật Con lạy chín phương Trời, mười phương Phật Hôm nay là ngày: …. tháng … năm ………… 20… Tín chủ con là: …………………..tuổi…. Hiện đang trú tại: ……………………………………………… Kính cáo chư vị Tôn thần, nay vì thay đổi nơi sinh sống, chúng con xin làm lễ Thiên Linh vị Tài thần Thổ địa, để đặt bàn thờ Thổ Địa Tài Thần vào nơi mới, từ nơi cũ sang địa chỉ……………………. (hoặc từ vị trí cũ sang vị trí mới trong phòng) Con kính xin chư vị Tôn thần bản gia, bản địa chắp lễ chắp cầu cho được phép di chuyển bàn thờ sang nơi mới. Tín chủ: ……………………. con xin dập đầu kính bái.

Chuyển đồ đến nhà thuê như thế nào cho đúng? Nếu gia đình bạn thuê nhà để ở hoặc ở kết hợp kinh doanh, tiền hành chuyền đồ theo thủ tục sau:

Dọn dẹp, đóng gói đồ dùng cần thiết như các bước đã hướng dẫn ở trên.

Về nhà thuê có mang theo bàn thờ tổ tiên không? Thường thì sẽ chỉ cần mang theo di ảnh (nếu có) và chân hương. Bàn thờ sẽ không mang theo hoặc thiêu cháy và thả trôi sông. Nếu có bàn thờ thần tài thì sẽ mang theo sang nhà mới để giữ lại may mắn, vận tài ở nhà cũ. Nhưng không cầm theo đồ dùng bày biện mà sẽ sắm lại mới.

Chuyển đồ vào nhà mới trước khi nhập trạch

Chuyển đồ về nhà mới trước khi làm lễ nhập trạch không?

Thường thì sau khi làm lễ nhập trạch báo cáo thần linh, thổ địa, ta sẽ tiến hành chuyển đồ đạc về nhà mới luôn. Tuy nhiên do chưa sắp xếp được thời gian hoặc có lý do nào đó bạn phải chuyển về trước khi được ngày đẹp. Vậy có thể chuyển đồ về nhà mới trước khi làm lễ nhập trạch không? Có sợ bị thần linh, tổ tiên quở trách hay không?

Trường hợp gia đình bạn bận công việc chưa sắp xếp được thời gian, bạn có thể thu xếp ngày cuối tuần để chuyển đồ về nhà mới trước khi làm lễ nhập trạch. Theo các chuyên gia phong thủy, chỉ cần lưu ý kiêng kị một chút trong quá trình chuyển đồ sẽ không sợ làm phật ý thần linh.

Chuyển đồ nhanh chóng, không gây ồn ào, ầm ỹ, đùa nghịch to tiếng. Chuyển nhanh và rời khỏi đó thật sớm.

Dọn đồ xong không nên ngủ lại ở nhà mới khi chưa nhập trạch.

Để nguyên đồ đạc trong hộp, không mang ra sử dụng.

Không nên mang theo đồ phong thủy vào nhà mới như bát hương, bàn thờ, bếp lửa, chiếu, gạo… Những đồ dùng này chỉ mang vào nhà mới sau khi đã làm lễ nhập trạch.

Dọn về nhà mới lấy ngày trong trường hợp bạn đã chọn được ngành lành tháng tốt để nhập trạch, nhưng vì quá bận rộn chưa thể sắp xếp thời gian chuyển đồ. Lúc này, bạn sẽ tiến hành làm lễ nhập trạch như bình thường. Sau đó, mang những vật dụng tượng trưng cần thiết vào nhà mới để lấy ngày. Nghi lễ xong xuôi, coi như bạn đã hoàn thành thủ tục chuyển đồ về nhà mới.

Sau đó khi có thời gian rảnh (hoặc vào cuối tuần), gia đình bạn chỉ cần đóng gói đồ dùng vào thùng carton để chuyển đi như bình thường.

Nhập trạch và dọn đồ về nhà mới lấy ngày là phương án được nhiều người chọn. Vì họ không phải vội vàng. Và cũng tránh sai sót không cần thiết, mạo phạm tổ tiên, thổ công thổ địa trong ngày nhập trạch.

Chuẩn bị mâm lễ cúng nhập trạch như bình thường. Vẫn không thể thiếu các món đồ cơ bản cần đem vào nhà mới như: chiếu, bếp lửa, muối, gạo, chổi mới…

Xin chuyển bàn thờ gia tiên và bốc bát hương.

Đến nhà mới, chủ nhà đốt một lò than giữa lối đi vào và cầm bát hương bước qua.

Các thành viên khác cũng cầm lần lượt bếp, chiếu, gạo… đi vào. Không ai được vào nhà bằng tay không.

Mở hết cửa, bật đèn điện, dọn mâm cúng lên bàn thờ gia tiên mới hoặc bàn cúng nhập trạch đã chuẩn bị. Tiến hành các bước cúng nhập trạch như bình thường.

Sau khi làm lễ nhập trạch và dọn độ vào nhà mới lấy ngày, ngay cả khi chưa ở thì đó đã chính thức là ngôi nhà của gia đình bạn. Vì thế đêm đầu tiên nên ngủ lại 1 tối tại nhà mới. Hãy thường xuyên lui tới thăm nom, dọn dẹp để thần linh và tổ tiên biết bạn luôn có mặt ở ngôi nhà.

Lễ về nhà mới cần những gì? Thủ tục ra sao?

Công việc chuyển đồ về nhà mới nên xong sớm trước 15h. Không nên dây dưa đến tối hoặc sang nhiều ngày. Nó có thể làm ảnh hưởng đến vận khí của chủ nhà.

Cần lưu ý, ngày chuyển đồ vào nhà mới không phải là ngày tân gia. Vì thế, gia chủ không nên mời bạn bè, khách khứa đến tổ chức tiệc tùng trong nhà mới. Nếu làm tân gia, chọn ngày khác.

Phụ nữ mang thai không nên tham gia chuyển đồ về nhà mới. Thứ nhất, việc bê vác đi lại nặng nhọc, dễ ảnh hưởng đến thai nhi. Quan niệm của một số vùng miền cho rằng phụ nữ mang thai khi chuyển đồ có thể làm ảnh hưởng đến vận khí của ngôi nhà.

Nếu trong nhà có người tuổi Dần cũng không nên tham gia dọn dẹp, chuyển đồ đạc về nhà mới. Bởi vì nó giống như “rước hổ vào nhà”, không may mắn,

Không nên ngủ trưa tại căn nhà mới, ngay cả khi công việc dọn dẹp khiến bạn mệt mỏi.

Xông nhà bằng thảo mộc thơm hoặc bồ kết để xua đi chướng khí.

Bật đèn sáng liên tục trong 3 ngày 3 đêm để tăng sinh khí cho ngôi nhà

Chuyển đồ vào nhà mới xây xong hoặc mới mua cũng được xem là một thủ tục quan trọng. Vừa tác động đến thói quen sinh hoạt, vừa là các yếu tố tâm linh, phong thủy, tài lộc. Vì thế mọi việc suôn sẻ, thuận lợi, bạn không nên chủ quan ở công đoạn này.

Thủ Tục Chuyển Bàn Thờ Thần Tài Về Nhà Mới

Khi chuyển nhà hay chuyển công ty, nhiều người ở Việt Nam phân vân không biết có nên mang theo bàn thờ thần Tài hay không, hoặc thủ tục chuyển như thế nào cho đúng? Trong bài viết này, Kiến Vàng Moving sẽ chia sẻ tới bạn thủ tục chuyển bàn thờ thần Tài về nhà mới đúng phong thuỷ nhất.

1. Ý nghĩa bàn thờ Thần Tài trong đời sống tâm linh Việt Nam

Đối với đời sống tâm linh người Việt nói riêng và người phương Đông nói chung thì bàn thờ Thần Tài không quá xa lạ. Theo quan niệm dân gian, bàn thờ thần Tài hay ông thần Tài được đặt ở hướng cửa ra vào tượng trưng cho sự nghênh đón tài lộc, vượng khí vào nhà. Gia đình nào được thần Tài phù hộ thì chắc chắn làm ăn, kinh doanh phát đạt, của cải sung túc.

Thông thường, bàn thờ Thần Tài thường được bày biện gồm bộ ấm chén dát vàng, bình hoa, đĩa quả, bánh kẹo, hũ muối, hũ gạo và nước. Hiện nay, một vài gia đình có thêm một bao thuốc lá với một điếu thuốc châm sẵn, mang ý nghĩa cầu may mắn và bình an. Ngoài ra, trên bàn thờ thần Tài còn có tượng ông Cóc ngậm tiền, sáng quay đầu ra, tối lại quay đầu vào với ý nghĩa tài lộc tuôn chảy vào nhà.

Theo quan niệm phong thủy, khi tiến hành chuyển nhà gia chủ nên chuyển bàn thờ Thần Tài đi cùng. Tuy nhiên, hiện nay tuỳ theo quan niệm tín ngưỡng văn hóa từng vùng miền, có các cách thờ phụng khác nhau về việc có hay không chuyển bàn thờ Thần Tài – Ông Địa từ nơi ở cũ sang nơi mới.

Có gia đình lựa chọn phương án chuyển bàn thờ Thần Tài về nhà mới, có gia đình hoả thiêu hoặc thả trôi kèm theo các vật phẩm và đồ cúng. Bên cạnh đó cũng có những gia đình để lại bàn thờ Thần Tài cho gia chủ mới sử dụng để tích tụ phước lộc, chia sẻ vận may và công đức. Vì họ có quan niệm rằng Thần Tài và Ông Địa là những vị thần trấn giữ vùng đất của ngôi nhà, các ông sẽ ở cố định tại chỗ mà không theo chúng ta đến nhà mới.

Tuy nhiên, nếu ở nhà cũ, công việc của bạn suôn sẻ, may mắn, tài lộc dồi dào thì bạn nên thỉnh Thần Tài – Ông Địa theo về nhà mới. Việc chuyển bàn thờ Thần Tài – Ông Địa sang nhà mới yêu cầu gia chủ phải thực hiện đầy đủ thủ tục và lễ nghi, cũng giống như chuyển bàn thờ tâm tinh khác, có như vậy thì những vị thần mới tiếp tục phù hộ cho gia đình.

2. Thủ tục chuyển bàn thờ Thần Tài sang nhà mới

2.1 Chuẩn bị làm lễ chuyển bàn thờ Thần Tài

Việc đầu tiên bạn cần làm trước khi chuyển bàn thờ Thần Tài đó chính là xem ngày, giờ tốt để thực hiện. Ngày giờ tốt ở đây là những ngày hoàng đạo, hợp với gia chủ. Trong trường hợp bạn không thể tự xác định được ngày giờ hoàng đạo để chuyển bàn thờ thì nên nhờ đến sự tư vấn và giúp đỡ của các thầy hoặc chuyên gia phong thủy. Bạn sẽ được họ xem xét hướng nhà để chọn vị trí đặt bàn thờ và ngày giờ tốt làm lễ chuyển bàn thờ.

Hướng đặt bàn thờ Thần Tài rất quan trọng, bao quát cửa ra vào để giúp gia chủ cai quản tiền tài được lưu thông, xua đuổi vận rủi, oan hồn không cho vào nhà quấy nhiễu.

Bước chuẩn bị tiếp theo đó là bạn cần sắm sửa, bày biện đầy đủ lễ vật cúng trên bàn thờ để thể hiện tấm lòng của gia chủ và tạo ra không khí sung túc cho các thần theo về cư ngụ. Các lễ vật quan trọng cần bày biện trên bàn thờ Thần Tài bao gồm: hương, hoa tươi, trái cây, rượu, xôi, trầu cau, món mặn (thịt heo quay, thịt gà,..), vàng mã để tiến hành cúng bái.

2.2 Tiến hành chuyển bàn thờ Thần Tài

Việc đầu tiên cần làm khi tiến hành chuyển bàn thờ Thần Tài về nhà mới là đặt tiền vàng, bát nước, 3 chén rượu và một lọ hoa tại nhà cũ. Sau đó gia chủ sẽ đọc bài văn khấn xin các vị thần chuyển về nhà mới và thắp 3 nén hương.

Thông thường, khi hương vừa cháy được một nửa, gia chủ sẽ tiến hành thỉnh bàn thờ Thần Tài chuyển về nhà mới. Nếu quãng đường xa, có thể để cho hương tàn mới thực hiện thủ tục di chuyển bàn thờ Thần Tài, ông Địa qua nhà mới.

Khi đã về đến nơi ở mới, gia chủ tiến hành hóa tiền vàng, đổ rượu vào tro đốt tiền với ý nghĩa giao tiếp với cõi âm ở nơi mới chuyển tới, biểu thị ý niệm các ngài đã nhận được vật phẩm. Sau đó bạn bày lễ vật và thắp một tuần hương mới trên bàn thờ. Đồng thời, gia chủ sẽ rót rượu và đọc bài văn khấn báo cáo các vị thần rằng đã hoàn thành việc chuyển bàn thờ Thần Tài về nhà mới, kính thỉnh các ngài an ổn nơi thờ phụng để phù hộ gia đình được làm ăn thuận lợi và nhiều tài lộc.

Ngoài ra, trong quá trình chuyển bàn thờ Thần Tài cần gia chủ là nam giới chuyển dọn và khấn vái xin phép di dời cũng như mời các thần đến nơi ở mới để tỏ lòng tôn kính.

Thủ Tục Chuyển Bàn Thờ Về Nhà Mới Đầy Đủ Từ A

Từ xa xưa theo điển tích thì các vị Phật không ngự ở hạ giới, không sống trong nhà dân. Bàn thờ chỉ là nơi để các vị quy hướng, đến thăm gia đình vào ngày quan trọng hay gia chủ cầu gặp. Các vị thần không quyết định tới việc người dân sống sướng hay khổ, không can thiệp điều chỉnh.

Các hành động của mỗi người sẽ quyết định tới cuộc sống của họ, làm việc phải cốt ở tâm hướng thiện. Mọi việc đều có nhân quả, con người hành thiện sẽ tích đức, chứ không có thế lực nào kiểm soát.

Theo lời Phật dạy thì khi người dân chuyển nhà mới cần phải đưa bàn thờ sang thì không cần thiết phải làm lễ lớn. Không phải chuẩn bị mâm lễ đủ đầy hay thực hiện nghi thức cúng bái nào. Đạo Phật không có quy định cho phật tử phải thực hiện lễ nghi chuyển đồ thờ cúng theo nguyên tắc.

Gia chủ chỉ cần cẩn thận đưa bàn thờ xuống, lau dọn, rửa sạch rỡ, sắp xếp đồ thờ gọn gàng. Sau đó bạn đưa sang nhà mới, lựa vị trí phù hợp để lắp đặt là được. Để cẩn thận hơn, bạn có thể thắp hương khấn trình việc chuyển nhà lên gia tiên.

Người dân Việt ta từ ngàn năm nay đã có nét văn hóa truyền thống là thờ cúng tổ tiên, thần linh. Vì thế đối với hầu hết gia đình thì việc chuẩn bị đồ thờ, di chuyển vị trí quan trọng. Họ sẽ chọn ngày đẹp, giờ lành, chuẩn bị lễ cúng đàng hoàng đúng theo trình tự.

2. Thủ tục di chuyển bàn thờ theo phong thủy

Bạn có thể xem ngày tốt lành trong sách tử vi, xin thầy cúng để biết chính xác. Hoặc bạn lên các trang web tư vấn phong thủy, giải đáp các vấn đề về bố trí, vận chuyển bàn thờ để học hỏi cách làm. Việc chọn giờ lành cũng quan trọng để vào được sao tốt, mọi việc sẽ thuận lợi, suôn sẻ hơn.

Bước 2: Chuẩn bị đồ lễ

Các thành viên trong gia đình thực hiện nghi lễ cúng bái gia tiên, thần linh đang thờ phụng. Đầu tiên là người đứng đầu gia đình sẽ vái 3 lạy, thắp hương, sau đó lần lượt những người còn lại cũng thực hiện y như vậy.

Nếu bạn chuẩn bị lễ thì nên xin bài khấn từ các thầy cúng, trên chùa hoặc tham khảo trên mạng. Bài khấn cần nêu đầy đủ thông tin gia chủ, địa chỉ nhà, vấn đề chính một cách rõ ràng. Thái độ thành kính, lời lẽ trang nghiêm, ăn vận lịch sự khi làm lễ.

Bước 5: Sau khi kết thúc lễ cúng xin chuyển bàn thờ thì gia chủ hóa vàng, đưa tờ văn khấn lên bàn thờ. Đổ muối, gạo ra bát rắc sang tứ phía ngoài cổng nhà với ý nghĩa xua đuổi tà ma, vận xui đeo bám.

Bước 6: Tới khi hương tàn thì gia chủ bái tạ, hạ đồ lễ xuống. Rửa sạch bàn thờ và các vật dụng nhỏ, để khô ráo, sắp xếp gọn gàng rồi chuyển sang nhà mới. Lập bàn thờ tại nhà mới, bày biện đồ thờ đúng thứ tự. Gia chủ chọn ngày lành làm lễ nhập trạch.

2.2. Thủ tục chuyển bàn thờ thần tài, thổ địa

Bước 2: Thắp hương vái lạy 3 lần, thành tâm cầu xin, kính mong các vị thần đồng ý cho gia chủ chuyển bàn thờ sang nhà mới. Sau khi hoàn thành nghi thức cúng bái thì hóa vàng. Hương tàn bạn dọn đồ lễ xuống phía dưới, lau dọn bàn thờ thần tài, thổ địa cẩn thận bằng khăn và nước sạch.

Bước 3: Sang nhà mới lập bàn thờ các vị thần đàng hoàng, gia chủ chuẩn bị làm lễ cúng. Bày biện đồ lễ lên bàn cúng, rót nước, rượu trắng vào 3 chén nhỏ, rắc ít lên bàn và xung quanh. Sau đó bạn thắp hương rồi khấn bái, đọc bài cúng nhập trạch mới.

B4: Tại vị trí mới, lập bàn thờ thần tài, bày biện lại đồ cúng. Rượu rót ra 3 chén, rắc một chút lên bàn thờ, dưới đất, thắp một tuần hương rồi khấn bài cúng chuyển bàn thờ thổ công. Vậy mua đồ thờ cúng ở đâu chất lượng tốt?

3. Lưu ý gì khi làm lễ di chuyển bàn thờ?

Theo quan niệm dân gian thì gia chủ nên bỏ lại bát hương cũ hoặc thả sông. Tới khi sang nơi ở mới thì làm lễ thỉnh các gia tiên, các vị thần về ngữ mới. Còn theo đạo Phật thì không cần phải bốc bát hương.

Lau dọn bàn thờ sạch sẽ, trang trí đơn giản nhưng trang nghiêm, khu vực gian thờ ngăn nắp, không để bừa bộn đồ đạc.

Vị trí đặt bàn thờ nên xem hướng tốt lành theo phong thủy, không đặt đối diện nhà vệ sinh, không đặt trong phòng ngủ hay cửa ra vào.

Bàn thờ ông thần tài, thổ địa đặt ở dưới đất, lối ra vào cửa chính.

Bàn thờ cũ thì nên đốt hóa thành tro rồi để trôi sông cho mát mẻ.

GỐM ĐẠI VIỆT

Website: chúng tôi

Add: Số 36, Xóm 3, Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội.

Hotline: 0969.919.669

Thủ Tục Chuyển Bàn Thờ Thần Tài, Ông Địa Về Nhà Mới

Các cần được thực hiện theo một trình tự nhất định. Bởi vậy, các bạn không nên tùy tiện chuyển bàn thờ theo quán tính hay theo sở thích của mình. Thay vào đó, các bạn có thể tham khảo bài viết sau của thủ tục chuyển bàn thờ Thần Tài, ông Địa về nhà mớigốm bát tràng đại việt để có thêm những thông tin thực sự hữu ích.

1. Ý nghĩa của bàn thờ Thần Tài, ông Địa trong tâm linh của người Việt

Cùng với ông Địa, Thần Tài cũng là vị thần giúp cong người trông coi tiền tài, vàng bạc, của cải và là dấu ấn nổi bật của thời kỳ kinh tế thương nghiệp. Vì vậy, người ta thường lập ra một bàn thờ chung để thờ hai vị thần này. Đặc biệt, vào những dịp lễ tết, việc thờ cúng Thần Tài, ông Địa lại càng được coi trọng hơn.

Thần Tài – ông Địa là cặp đôi ông thần được người Việt thờ chung trong một chiếc bàn thờ nhỏ đặt ở dưới đất và trong một góc nào đó ở nhà. Bàn thờ để thờ hai vị thần này thường được làm bằng gỗ và có kích thước không quá lớn. Theo quan niệm về phong thủy, bàn thờ Thần Tài – ông Địa nên được đặt hướng thẳng ra phía cửa nhà. Điều này thể hiện sự vững chắc trong kinh doanh cũng như cuộc sống của gia chủ.

Ông Thần Tài là đại diện cho: Hắc Thần Tài, Bạch Thần Tài, Thanh Thần Tài, Xích Thần Tài và không thể bỏ sót đó chính là Hoàng Thần Tài.

Ông Địa là đại diện cho: Đông phương Thanh Đế, Tây phương Bạch Đế, Nam Phương Xích Đế, Bắc phương Hắc Đế và Trung ương Huỳnh Đế.

2. Thủ tục chuyển bàn thờ thần tài sang nhà mới

Trước khi tiến hành làm lễ chuyển bàn thờ Thần Tài, ông Địa

Trước khi di chuyển bàn thờ thần tài trong nhà, quý vị các bạn nên tham khảo đọc qua cách chuyển bàn thờ thần tài từ nhà cũ sang nhà mới để tránh gặp phải những sai sót điều đáng tiếc không đáng có về hậu vận của quý vị.

Việc đầu tiên bạn cần làm đó chính là xem ngày ngày, giờ tốt để có thể chuyển bàn thờ. Nếu bạn không thể tự xác định điều này thì nên nhờ đến sự tư vấn và giúp đỡ của các thầy phong thủy. Mặc dù không phải nằm ở vị trí trung tâm của ngôi nhà nhưng hướng đặt bàn thờ Thần Tài, ông Địa sẽ bao quát cả cửa ra vào để giúp gia chủ cai quản tiền tài và khách khứa.

Cùng với việc xem ngày giờ tốt thì việc mua sắm đầy đủ các lễ vật cũng là điều bạn không thể bỏ qua. Lễ vật thể hiện tấm lòng thành của gia chủ cũng như tạo cho Thần Tài, ông Địa một nơi ở sung túc và đủ đầy.

Các bước tiến hành chuyển bàn thờ Thần Tài, ông Địa

Đầu tiên, tại vị trí mà bạn đang đặt bàn thờ Thần Tài, ông Địa bạn hãy đặt thêm tiền vằng và một cốc nước cùng với 3 chén rượu và một lọ hoa tươi. Sau đó, các bạn sẽ đọc bài văn khấn xin các vị thần chuyển về nhà mới và thắp thêm 3 nén hương.

Khi đã về đến nhà mới, bạn sẽ hóa hết toàn bộ tiền vàng đã đặt lên bàn thờ ở nhà cũ đồng thời lấy rượu rắc vào tro tiền. Sau đó bạn sẽ bày lễ vật và thắp một tuần hương mới trên bàn thờ. Cùng với đó các bạn sẽ rót rượu và đọc đọc bài văn khấn báo cáo các vị thần là gia chủ đã hoàn thành việc chuyển bàn thờ ông Địa tới địa điểm mới.

Khi chuyển bàn thờ, các bạn lưu ý đó là phải để gia chủ (nam giới) là người trực tiếp chuyển dọn và đọc văn khấn. Đây là điều vô cùng quan trọng mà các bạn không thể bỏ qua.

3. Lựa chọn vị trí đặt bàn thờ Thần Tài, ông Địa

Bàn thờ thần tài đặt ở đâu ?

Cùng với đó, các bạn nên lưu ý nguyên tắc thứ 2 đó là bàn thờ Thần Tài, ông Địa phải được đặt ở vị trí có thể quan sát được hết sự ra vào của khách khứa và tiền tài. Bởi công việc của hai vị thần này đó chính là giúp cho gia chủ làm ăn gặp nhiều may mắn, thuận lợi và thịnh vượng hơn.

4. Cách sắp xếp, bài trí bàn thờ Thần Tài, ông Địa

5.Văn khấn chuyển bàn thờ thần tài

Quý gia chủ đặt lễ ở ban thờ với các món đồ lễ như sau:

3 Lễ tiền vàng

1 cốc nước

3 chén rượu

1 lọ hoa cắm 5 bông hồng

Gia chủ thắp 3 nén hương cắm lên mỗi bát hương rót một chút rượu lên ban thờ rồi bắt đầu khấn và đọc bài cúng chuyển bàn thờ thần tài:

“Nam mô A Di Đà Phật”

Con lạy chín phương Trời, mười phương Phật

Hôm nay là ngày: …. tháng … năm ………… 20…

Tín chủ con là: …………………..tuổi….

Hiện đang trú tại: ………………………………………………

Kính cáo chư vị Tôn thần, nay vì cơ quan có thay đổi vị trí mặt bằng cho các phòng ban, chúng con xin làm lễ Thiên Linh vị Tài thần Thổ địa, để đặt bàn thờ Thổ Địa Tài Thần vào nơi mới.

Hôm nay nhân cát nhật lương thần, con xin làm lễ “Thiên di linh vị Thần đài” – Chuyển ban thờ Thổ địa mạch long thần từ vị trí ……….. sang phòng ……… Tuy vị trí có thay đổi nhưng hướng bàn thờ vẫn giữ nguyên như trước.

Con kính xin chư vị Tôn thần bản gia, bản địa chấp lễ chấp cầu cho được phép di chuyển ban thờ sang nơi mới.

Tín chủ: ……………………. con xin rập đầu kính bái.

Chờ khoảng một nửa tuần hương, thì lấy tiền vàng trên ban thờ lót dưới bàn thờ. Rồi chuyển ban thờ và các đồ thờ tới vị trí mới, khi hương vẫn đang còn thắp. Khi đặt bát hương lên bàn thờ ở vị trí mới rồi thì hóa toàn bộ số tiền vàng lót dưới, lấy rượu đã rót trong chén rắc vào tro tiền vàng

Sau đó, bày lễ vật: Xôi gà, hoa quả, tiền vàng mới, rượu, sớ chuyển ban thờ.v.v… trước ban thờ.

Tín chủ thắp một tuần hương mới vào các bát hương, rót rượu mới ra chén, rắc một chút vào ban thờ và dưới đất rồi khấn:

“Nam mô A Di Đà Phật”

Con lạy chín phương Trời, mười phương Phật

Hôm nay là ngày: …. tháng …. năm ……….. 20…..

Tín chủ con là: …………… tuổi…..

Tín chủ con kính cáo: Chư vị Thổ địa mạch long thần, Tài thần cho phép con sửa soạn lễ vật : Nhục kê quí tửu, phù lưu thanh chước, kim ngân hương đăng, cùng thứ phẩm chi nghi xin làm lễ chuyển ban thờ Thổ địa bản gia, đến vị trí mới đắc đáo linh địa.

Con là người trần, việc thưa gửi có bề chưa thấu tỏ, con có tờ giấy cánh sớ xin kính cẩn tấu bày. Kính xin chư vị tôn thần cho con được thành tâm kính lễ.

Sau đó chủ lễ đọc sớ thiên di linh vị thần tài:

Thiên di bản gia linh vị thần đài lễ (chắp tay lễ 3 lễ)

Phục dĩ (chắp tay lễ 1 lễ)

Phúc lộc thọ khang ninh, nãi nhân tâm chi kỳ nguyện, Thiên di bản gia linh vị thần đài lễ đắc hanh thông phát đạt, tai ương hạn ách bằng. Thánh lực dĩ giải trừ. Nhất nhiệm chí thành, thập phương cảm cách.

Viên hữu (chắp tay lễ 1 lễ)

……… quốc – (Hà nội)………. thị – ……… quận – ……….. phố, …… ngõ, …..số

Thượng phụng (chắp tay lễ 3 lễ)

Thiên thánh hiến cống, Hạ thiên tiến lễ bái thánh thần Thiên di bản gia linh vị thần đài đắc bình an thông thuận, gia đình đắc phát đạt hưng vượng (chắp tay lễ 1 lễ)

Kim thần tín chủ:……………..tuổi……Ngũ thập tứ tuế.

Chủ Lễ: Tiến lễ bái thánh thần thiên di Thổ địa long mạch Tài thần

Đầu thành ngũ thể, tịnh tín nhất tâm, cụ hữu sớ văn chí tâm.

Thượng phụng – Cung duy (chắp tay lễ 3 lễ)

Đương xứ Thành Hoàng, Hành khiển thổ địa – Phúc đức chính thần vị tiền. Ngũ phương long mạch, Tiền hậu địa chủ,Tiếp dẫn Tài thần vị tiền. Tôn thần động thừa, chiếu giám phục nguyện.

Thiên vận: ……… niên; Ngũ nguyệt; Sơ lục nhật

GỐM ĐẠI VIỆT

Website: chúng tôi

Add: Số 36 Thôn 3 Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội.

Hotline: 0969919669