Top 12 # Xem Nhiều Nhất Thủ Tục Chứng Thực Di Chúc Tại Ubnd Xã Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Hanoisoundstuff.com

Di Chúc Bằng Văn Bản Có Chứng Thực Tại Ubnd Xã Phường Có Hợp Pháp Không?

Di chúc phải được lập thành văn bản; nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng

[?] Tôi được dì của chồng độc thân chưa có gia đình mà lớn tuổi rồi có làm di chúc để lại cho tôi căn nhà nhỏ thuộc quyền sở hữu của dì ấy, mà tờ di chúc đó được làm ở trên phường nơi có căn nhà đó, có chứng thực của chủ tịch phường thì tờ di chúc đó có giá trị pháp lý hay không? Hay tôi phải ra đâu làm di chúc thì mới có giá trị pháp lý. (Thanh Hương – Nam Định)

Luật gia Nguyễn Sỹ Việt – Phòng Tranh tụng của Công ty Luật TNHH Everest – trả lời:

Điều 627 Bộ Luật Dân sự 2015 có quy định về Hình thức của di chúc như sau: ” Di chúc phải được lập thành văn bản ; nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng “.

Điều 628 Bộ Luật Dân sự 2015 có quy định về Di chúc bằng văn bản

” Di chúc bằng văn bản bao gồm:

1. Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng.

2. Di chúc bằng văn bản có người làm chứng.

4. Di chúc bằng văn bản có chứng thực “.

Như vậy theo quy định này, thì dì của bạn có thể lập di chúc bằng văn bản có chứng thực tại UBND phường.

Khoản 1 điều 630 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định về di chúc hợp pháp như sau:

“1. Di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;

b) Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật “. Việc lập di chúc tại tổ chức hành nghề công chứng hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã phải tuân theo thủ tục sau đây:1. Người lập di chúc tuyên bố nội dung của di chúc trước “.

Khoản 1 điều 636 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định về thủ tục lập di chúc tại UBND xã phường thị trấn như sau: công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã. Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã phải ghi chép lại nội dung mà người lập di chúc đã tuyên bố. Người lập di chúc ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc sau khi xác nhận bản di chúc đã được ghi chép chính xác và thể hiện đúng ý chí của mình. Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã ký vào bản di chúc.

Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì nếu dì của bạn lập bằng văn bản có chứng thực,tuân thủ đầy đủ thủ tục quy định tại khoản 1 điều 636 Bộ Luật Dân sự 2015 nêu trên và được dì lập trong tình trạng minh mẫn, sáng suốt, không bị đe dọa lừa dối cưỡng ép, nội dung di chúc không trái pháp luật, không trái đạo đức xã hội thì di chúc đó được xem là hợp pháp và có giá trị pháp lý.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].

Nội dung bài tư vấn pháp luật thừa kế mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.

Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.

Thủ Tục Chứng Thực Di Chúc

– Người thực hiện chứng thực kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ yêu cầu chứng thực, nếu đầy đủ, tại thời điểm chứng thực người lập di chúc tự nguyện, minh mẫn và nhận thức, làm chủ được hành vi của mình thì thực hiện chứng thực.

– Người lập di chúc phải ký trước mặt người thực hiện chứng thực.

– Người thực hiện chứng thực ghi lời chứng (theo mẫu) quy định; ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu của cơ quan thực hiện chứng thực và ghi vào sổ chứng thực. Đối với di chúc có từ 02 (hai) trang trở lên, thì từng trang phải được đánh số thứ tự, có chữ ký của người yêu cầu chứng thực và người thực hiện chứng thực; số lượng trang và lời chứng được ghi tại trang cuối của di chúc. Trường hợp di chúc có từ 02 (hai) tờ trở lên thì phải đóng dấu giáp lai.

– Trong trường hợp người yêu cầu chứng thực không thông thạo tiếng Việt thì phải có người phiên dịch. Người phiên dịch phải là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật, thông thạo tiếng Việt và ngôn ngữ mà người yêu cầu chứng thực sử dụng. Người phiên dịch do người yêu cầu chứng thực mời hoặc do cơ quan thực hiện chứng thực chỉ định. Thù lao phiên dịch do người yêu cầu chứng thực trả. Người phiên dịch có trách nhiệm dịch đầy đủ, chính xác nội dung của di chúc, nội dung lời chứng cho người yêu cầu chứng thực và ký vào từng trang di chúc với tư cách là người phiên dịch.

b. Cách thức thực hiện: Trực tiếp nộp hồ sơ tại Bộ phận một cửa.

c. Thành phần, số lượng hồ sơ:

– Bản sao Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn giá trị sử dụng của người yêu cầu chứng thực (xuất trình kèm theo bản chính để đối chiếu);

* Quy định về số lượng hồ sơ: 01 bộ

◈ Không quá 02 (hai) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ yêu cầu chứng thực hoặc có thể kéo dài hơn theo thỏa thuận bằng văn bản với người yêu cầu chứng thực. Trường hợp trả kết quả trong ngày làm việc tiếp theo hoặc phải kéo dài thời gian theo quy định thì người tiếp nhận hồ sơ phải có phiếu hẹn ghi rõ thời gian (giờ, ngày) trả kết quả cho người yêu cầu chứng thực.

e. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: cá nhân, tổ chức

f. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

– Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND cấp xã

– Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Cán bộ tư pháp, hộ tịch

g. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Di chúc đã chứng thực

h. Lệ phí: 30.000 đồng/ di chúc

i. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: không

k. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

– Người yêu cầu chứng thực có cam kết trong nội dung văn bản từ chối nhận di sản: việc từ chối nhận di sản không nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác.

– Thời hạn từ chối nhận di sản là 06 tháng kể từ ngày từ ngày mở thừa kế

l. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

– Nghị định số 75/2000/NĐ-CP của Chính phủ ngày 08/12/2000 về công chứng chứng thực.

– Nghị định số 23/2015/NĐ-CP của Chính phủ ngày 16/02/2015 về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch.

– Nghị định số 29/2015/NĐ-CP của Chính phủ ngày 15/3/2015 về Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Công chứng.

Tòa nhà HSLAWS, Số 183 Trường Chinh, Khương Mai, Thanh Xuân, Hà Nội. VĂN PHÒNG LUẬT SƯ NAM HÀ NỘI – HSLAWS

Điện thoại VP: 04 3724 6666 ; Di động : 090 574 6666

https://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=jcwtS9vj8xQ

Thủ Tục Lập Di Chúc Tại Cơ Quan Công Chứng

Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Một trong những điều kiện để có hiệu lực của di chúc là điều kiện về hình thức của di chúc

Di chúc có thể là hình thức bằng văn bản có người làm chứng; văn bản không có người làm chứng; văn bản có công chứng, chứng thực; hình thức di chúc bằng miệng. Để bảo đảm an toàn pháp lý hoặc để di chúc có hiệu lực thì người lập di chúc có thể yêu cầu công chứng, chứng thực. Công ty Luật Thái An cung cấp dịch vụ tư vấn thủ tục lập di chúc tại cơ quan công chứng.

Công chứng di chúc là việc công chứng viên chứng nhận tính xác thực, tính hợp pháp của di chúc bằng văn bản mà theo quy định của pháp luật phải được công chứng hoặc người lập di chúc tự nguyện yêu cầu công chứng.

Trình tự và thủ tục lập di chúc và công chứng di chúc được điều chỉnh bởi cả Bộ luật Dân sự năm 2015 và Luật Công chứng năm 2014. Sau khi nghiên cứu và tổng hợp có thể khái quát trình tự lập di chúc tại cơ quan công chứng như sau:

Bước 1: Người lập di chúc nộp 1 bộ hồ sơ gồm các giấy tờ sau đây:

Phiếu yêu cầu công chứng, trong đó có họ tên, địa chỉ người yêu cầu công chứng, nội dung cần công chứng, danh sách giấy tờ gửi kèm theo

Bản sao giấy tờ tùy thân của người yêu cầu công chứng (bản sao chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân)

Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế;

Bước 2: Công chứng viên kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ yêu cầu lập di chúc. Trường hợp hồ sơ yêu cầu công chứng đầy đủ, phù hợp với quy định của pháp luật thì thụ lý và ghi vào sổ công chứng.

Trong trường hợp có căn cứ cho rằng trong hồ sơ yêu cầu công chứng có vấn đề chưa rõ, việc lập di chúc có dấu hiệu bị đe dọa, cưỡng ép, có sự nghi ngờ về năng lực hành vi dân sự của người yêu cầu công chứng hoặc đối tượng của hợp đồng, giao dịch chưa được mô tả cụ thể thì công chứng viên đề nghị người yêu cầu công chứng làm rõ hoặc theo đề nghị của người yêu cầu công chứng, công chứng viên tiến hành xác minh hoặc yêu cầu giám định; trường hợp không làm rõ được thì có quyền từ chối công chứng.

Bước 4: Người lập di chúc tuyên bố nội dung của di chúc trước công chứng viên để công chứng viên ghi chép lại nội dung mà người lập di chúc đã tuyên bố.

Bước 5: Người yêu cầu công chứng tự đọc lại dự thảo hợp đồng, giao dịch hoặc công chứng viên đọc cho người yêu cầu công chứng nghe theo đề nghị của người yêu cầu công chứng. Nếu người yêu cầu công chứng đồng ý với nội dung trong dự thảo hợp đồng, giao dịch thì ký vào từng trang của hợp đồng, giao dịch.

Trong trường hợp người lập di chúc không đọc được hoặc không nghe được bản di chúc, không ký hoặc không điểm chỉ được thì phải nhờ người làm chứng và người này phải ký.

Trường hợp ngoại lệ: Lập di chúc tại chỗ ở theo yêu cầu của người lập di chúc, được quy định tại Điều 639 Bộ luật Dân sự năm 2015. Tuy nhiên thủ tục lập di chúc tại chỗ ở của người lập di chúc phải được tiến hành như thủ tục lập di chúc tại cơ quan công chứng.

Để di chúc có hiệu lực pháp luật, di chúc phải thỏa mãn các điều kiện có hiệu lực của di chúc (được quy định tại Điều 630 Bộ Luật Dân sự năm 2015).

Để bảo đảm tính khách quan, xác thực đối với việc công chứng, chứng thực di chúc, theo quy định của pháp luật, công chứng viên không được công chứng nếu họ thuộc một trong các trường hợp sau đây và các điều kiện của công chứng viên, quy định tại Điều 632 Bộ Luật Dân sự năm 2015.

Khi muốn tiến hành lập di chúc tại cơ quan công chứng người lập di chúc có thể đến các cơ quan công chứng sau:

Phòng Công chứng: Phòng công chứng là đơn vị sự nghiệp công lập do ủy ban nhân dân dân tỉnh thành lập.

Văn phòng công chứng: Đây là cơ quan công chứng tư, với chủ trương “xã hội hóa” hoạt động tư pháp hiện nay văn phòng công chứng ở Việt Nam được thành lập rất nhiều.

Trong trường hợp người lập di chúc đang ở nước ngoài có thể đến Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài để tiến hành lập và công chứng di chúc.

Về thời hạn thì người lập di chúc tại văn phòng công chứng có thể lập di chúc ngay trong ngày tuy nhiên để nhận được bản di chúc công chứng mất thời gian 02 ngày làm việc; đối với di chúc có nội dung phức tạp thì thời hạn công chứng có thể kéo dài hơn nhưng không quá 10 ngày làm việc.

Về phí lập và công chứng lập di chúc: Theo quy định pháp luật tại Luật Công chứng năm 2014 và Thông tư số 257/2016/TT-BTC của Bộ Tài Chính có hiệu lực từ 11/11/2016 thì phí công chứng di chúc là 50 nghìn đồng.

Tư vấn thủ tục lập di chúc;

Tư vấn điều kiện có hiệu lực di chúc;

Tư vấn hồ sơ khi tiến hành thủ tục lập và công chứng di chúc

Tư vấn các trường hợp phải công chứng di chúc;

Tư vấn quyền và nghĩa vụ của người lập di chúc;

Tư vấn sửa đổi, bổ sung, thay thế di chúc đã công chúc;

Tư vấn thủ tục công chứng, chứng thực, gửi giữ di chúc;

Tư vấn thủ tục công bố di chúc;

Tư vấn giải thích nội dung di chúc.

Bạn có thể xem trang Tư vấn thừa kế để có thêm rất nhiều thông tin bổ ích.

CÔNG TY LUẬT THÁI AN Đối tác pháp lý tin cậy

Lập Di Chúc Tại Phòng Công Chứng Cần Những Thủ Tục Gì?

Lập di chúc tại cơ quan công chứng hợp pháp

Phòng công chứng tại Ủy ban nhân dân xã/phường ở địa phương

Văn phòng công chứng: Là tổ chức hành nghề công chứng “tư nhân” được cấp phép hoạt động một cách hợp pháp, các thủ tục công chứng được diễn ra tại những văn phòng công chứng tư nhân đều có hiệu lực trước Pháp luật.

Các bước lập di chúc tại cơ quan công chứng

Theo Luật công chứng năm 2014 thủ tục lập di chúc tại phòng công chứng bác cần nộp hồ sơ công chứng và thực hiện theo các bước sau:

Chuẩn bị hồ sơ công chứng di chúc

– Phiếu yêu cầu công chứng, điền đủ các thông tin của người yêu cầu công chứng và nội dung cần công chứng

– Bản sao giấy tờ cá nhân chứng minh thư/ thẻ căn cước/hộ chiếu

– Bản di chúc dự thảo ( nếu có)

– Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản: sổ đỏ, hợp đồng mua bán nhà đất, giấy tờ xe,…

Mang hồ sơ đến văn phòng công chứng

Công chứng viên sẽ tiếp nhận hồ sơ của người yêu cầu lập di chúc và kiểm tra tính xác thực của các loại giấy tờ kèm theo.

Nếu hồ sơ không có vấn đề gì, công chứng viên sẽ hướng dẫn người yêu cầu lập di chúc thực hiện các bước theo đúng quy định của Luật công chứng về việc lập di chúc tại văn phòng công chứng. Trước khi làm các thủ tục lập di chúc, công chứng viên có trách nhiệm giải thích cho người yêu cầu lập di chúc hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của họ sau khi lập di chúc

* Trong trường hợp công chứng viên nghi ngờ người lập di chúc có các dấu hiệu bất thường như tinh thần không tỉnh táo để nhận thức về hành vi của mình, có dấu hiệu lo sợ bị đe dọa, ép buộc lập di chúc thì công chứng viên có quyền yêu cầu giám định trong từng trường hợp, nếu việc giám định không làm rõ được trường hợp của người lập di chúc thì công chứng viên có quyền từ chối việc tiến hành lập di chúc tại văn phòng công chứng.

Vì vây nếu bác Phạm Dũng có tiền sử của các căn bệnh mãn tính như tim mạch, huyết áp hay thần kinh thì cần phải chứng minh với công chứng viên rằng mình có đủ hành vi năng lực dân sự và hoàn toàn tỉnh táo để thực hiện việc lập di chúc.

Tuyên bố nội dung di chúc

Sau khi hoàn tất các bước trên người lập di chúc sẽ tuyên bố nội di chúc trước công chứng viên và người làm chứng ( nếu có ), sau đó công chứng viên sẽ ghi chép lại lời tuyên bố của người lập di chúc thành văn bản. Sau đó người yêu cầu công chứng sẽ đọc lại văn bản do công chứng viên đã ghi chép. ( Nếu đã có bản dự thảo di chúc, người cầu lập di chúc hãy đưa cho công chứng viên để soạn thảo thành văn bản theo đúng quy định)

Nếu người yêu cầu công chứng đồng ý với nội dung đã soạn thảo trong văn bản di chúc thì sẽ ký vào từng trang trong bản hợp đồng công chứng di chúc. Nếu không đồng ý với nội dung đã soạn thảo thì người yêu cầu lập di chúc có thể yêu cầu công chứng viên sửa lại nội dung theo ý muốn.

Trong trường hợp người lập di chúc không đọc được hoặc không nghe được bản di chúc, không ký hoặc không điểm chỉ được thì phải nhờ người làm chứng ký thay trước sự chứng kiến của người yêu cầu lập di chúc và công chứng viên.

Sau khi ký thủ tục lập di chúc tại phòng công chứng kết thúc, người yêu cầu lập di chúc có thể giữ bản di chúc đó hoặc nhờ văn phòng công chứng lưu giữ bản di chúc.