Top 10 # Xem Nhiều Nhất Thủ Tục Chia Tài Sản Không Có Di Chúc Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Hanoisoundstuff.com

Thủ Tục Chia Tài Sản Không Có Di Chúc

Cha mẹ tôi qua đời không có di chúc để phân chia tài sản. Vậy nhà tôi có 4 anh em có chia được không? Cần làm những thủ tục nào?

Độc giả: Đặng Minh Ngọc

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến VietNamMoi. Vấn đề này xin được đưa ra ý kiến như sau:

Theo quy định pháp luật, trong trường hợp người đã mất không để lại di chúc thì phần di sản thừa kế được chia thừa kế theo quy định của pháp luật.

Về người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết.

Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại.

Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Khi phân chia di sản nếu có người thừa kế cùng hàng đã thành thai nhưng chưa sinh ra thì phải dành lại một phần di sản bằng phần mà người thừa kế khác được hưởng, để nếu người thừa kế đó còn sống khi sinh ra, được hưởng; nếu chết trước khi sinh ra thì những người thừa kế khác được hưởng.

Những người thừa kế có quyền yêu cầu phân chia di sản bằng hiện vật; nếu không thể chia đều bằng hiện vật thì những người thừa kế có thể thoả thuận về việc định giá hiện vật và thoả thuận về người nhận hiện vật; nếu không thoả thuận được thì hiện vật được bán để chia.

Như vậy, trong trường hợp của bạn, nếu cha mẹ đều đã mất và chỉ còn 4 anh em ruột thì phần di sản thừa kế thuộc sở hữu của bố mẹ bạn sẽ được chia đều cho 4 anh em trong gia đình nếu không có thỏa thuận gì khác.

Về thủ tục phân chia di sản thừa kế, trước hết việc phân chia di sản thừa kế theo pháp luật tiến hành bằng việc họp mặt gia đình để công bố về cách thức phân chia trên cơ sở quy định của pháp luật (Điều 681 Bộ luật dân sự năm 2005). Sau khi đã thỏa thuận được về vấn đề phân chia di sản thừa kế thì bạn cần làm thủ tục khai nhận di sản thừa kế tại tổ chức hành nghề công chứng theo Điều 58 Luật công chứng 2014.

Về hồ sơ thủ tục khai nhận di sản thừa kế gồm có:

– Phiếu yêu cầu công chứng hợp đồng, giao dịch.

– Dự thảo văn bản khai nhận di sản (trường hợp tự soạn thảo).

– Bản sao giấy tờ tuỳ thân.

– Giấy tờ để chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản của người để lại di sản đó.

– Giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người được hưởng di sản theo quy định của pháp luật về thừa kế.

– Giấy chứng tử (bản chính kèm bản sao) của người để lại di sản, giấy báo tử, bản án tuyên bố đã chết (bản chính kèm bản sao).

Sau khi đã khai nhận di sản thừa kế thì bạn cần làm thủ tục đăng ký quyền sử dụng đất (nếu có) để hợp thức hóa quyền sở hữu của mình đối với phần di sản được thừa kế này.

Độc giả có vướng mắc về pháp lý xin gửi yêu cầu hoặc đề nghị tư vấn qua Email: thuandx@vietnammoi.vn

Ngoài ra độc giả tham khảo kiến thức luật tại: chúng tôi

Lưu ý: Những tư vấn theo đề nghị của người gửi câu hỏi qua Email, nội dung trả lời có giá trị tham khảo, phổ biến kiến thức, không dùng làm tài liệu tố tụng.

Luật gia Đồng Xuân Thuận

Chia Tài Sản Không Có Di Chúc

Theo nguyên tắc chung, nếu người mất có di chúc thì tài sản sẽ được chia theo di chúc; nếu không có hoặc di chúc không hợp pháp, tài sản của người mất sẽ được chia theo pháp luật.

Điều 676 Bộ luật Dân sự quy định cụ thể các hàng thừa kế bao gồm:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Căn cứ quy định trên, các con không phân biệt trai gái, đã lập gia đình hay chưa đều thuộc hàng thừa kế thứ nhất. Như vậy, tất cả 7 người con của bố mẹ bạn đều thuộc hàng thừa kế thứ nhất và các chị em gái của bạn dù đã đi lấy chồng nhưng vẫn sẽ được hưởng một phần trong khối di sản này.

Theo quy định, người thừa kế phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết.

Trong trường hợp người thừa kế theo di chúc là cơ quan, tổ chức thì phải là cơ quan, tổ chức tồn tại vào thời điểm mở thừa kế (Điều 635 Bộ luật dân sự). Do đó, em trai bạn mất vào năm 2007, tức là sau thời điểm cả bố và mẹ bạn qua đời nên vẫn được hưởng di sản thừa kế của bố mẹ.

Để phân chia di sản thừa kế, những người thừa kế sẽ ra văn phòng công chứng nơi có bất động sản làm thủ tục phân chia di sản, sau đó ra văn phòng đăng ký đất và nhà để tiến hành các thủ tục sang tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Phân Chia Tài Sản Thừa Kế Và Thủ Tục Sang Tên Khi Không Có Di Chúc

LS. Phạm Thị Bích Hảo

Xin hỏi luật sư về quy định phân chia tài sản thừa kế và thủ tục chuyển quyền sử dụng đất. Cha tôi mất để lại nhà và đất do cha mẹ cùng đứng tên nhưng không có di chúc. Giờ mẹ tôi muốn sang tên cho 2 anh em tôi.

Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Giám đốc Công ty Luật TNHH Đức An, Thanh Xuân, Hà Nội tư vấn:

Về phân chia di sản thừa kế

Luật hôn nhân và gia đình quy định tại khoản 2 Điều 66 như sau:

Điều 66. Giải quyết tài sản của vợ chồng trong trường hợp một bên chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết

2. Khi có yêu cầu về chia di sản thì tài sản chung của vợ chồng được chia đôi, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận về chế độ tài sản. Phần tài sản của vợ, chồng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết được chia theo quy định của pháp luật về thừa kế.

Do quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở là tài sản chung của cha mẹ bạn, vì vậy, khi cha bạn mất, tài sản nay được chia đôi, mẹ bạn được hưởng một nửa, nửa còn lại của cha bạn sẽ được chia theo quy định của pháp luật về thừa kế. Theo thông tin bạn cung cấp, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở do cha mẹ bạn cùng đứng tên, hiện nay cha bạn đã mất và không để lại di chúc.

Áp dụng chia thừa kế theo quy định pháp luật theo Bộ luật dân sự năm 2015 quy định:

Điều 650. Những trường hợp thừa kế theo pháp luật

1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây: a) Không có di chúc;

Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Những người thừa kế ở hàng thừa kế thứ nhất bao gồm ông bà nội của bạn (nếu còn sống), mẹ, bạn và em gái bạn. Vì vậy, để mẹ bạn có thể sang tên quyền sử đất, quyền sở hữu nhà cho bạn và em gái thì những người thừa kế khác ở hàng thừa kế thứ nhất có thể từ chối phần di sản mà họ được hưởng hoặc tặng cho phần đó cho 2 anh em bạn.

Bạn và những đồng thừa kế cần lập văn bản thỏa thuận phân chia di sản tại văn phòng công chứng/ phòng công chứng. Văn bản thỏa thuận này là cơ sở để cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký việc chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản cho bạn và em gái bạn.

Sau đó, bạn cần thực hiện thủ tục đăng ký biến động đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất/ chi nhánh đăng ký đất đai nơi có đất.

Hồ sơ đăng ký biến động được quy định tại Điều 9 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT (sửa đổi, bổ sung bởi Khoản 2 Điều 7 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT), gồm:

– Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo Mẫu số 09/ĐK;

– Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở;

– Văn bản thỏa thuận phân chia di sản đã công chứng;

– Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp;

Về phí, lệ phí và thuế khi đăng ký biến động

Theo quy định tại Khoản 4, Điều 4 Luật thuế thu nhập cá nhân 2007 thì thu nhập từ quà tặng là bất động sản giữa mẹ đẻ và con đẻ; thu nhập từ thừa kế là bất động sản giữa cha đẻ và con đẻ thuộc thu nhập miễn thuế. Theo đó, bạn được miễn thuế thu nhập cá nhân khi được mẹ tặng cho quyền sử dụng đất và thừa kế quyền sử dụng đất là di sản của cha.

Điều 4. Thu nhập được miễn thuế

4. Thu nhập từ nhận thừa kế, quà tặng là bất động sản giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau.”

Lệ phí trước bạ: không thuộc trường hợp phải nộp lệ phí trước bạ

Theo quy định tại Điều 1 Thông tư 34/2013/TT-BTC về sửa đổi bổ sung một số điều của thông tư 124/ 2011/TT- BTC ngày 31/8/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn về lệ phí trước bạ quy định nhà, đất là quà tặng, thừa kế giữa cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ thì không thuộc trường hợp phải nộp lệ phí trước bạ.

+ Phí cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Dịch Vụ Tư Vấn Thừa Kế Tài Sản Không Có Di Chúc

Tư vấn thừa kế tài sản không có di chúc

Bạn đang băn khoăn không biết tìm địa chỉ tư vấn giải quyết các vấn đề thắc mắc về vấn đề thừa kế tài sản không có di chúc, văn phòng luật sư Nam Sài Gòn rất vui được cùng bạn tháo gỡ vấn đề trên một cách hiệu quả.

Đối tượng thừa kế tài sản không có di chúc để lại

Tham khảo tại Điều 651 Bộ luật Dân sự quy định một số thông tin như sau: “1. Những người mà học được thừa kế theo quy định pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây: a) Hàng hay trường hợp thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha hay mẹ nuôi, con đẻ hay con nuôi của người đã mất(chết); b) Trường hợp thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị em ruột của người mất; cháu ruột của người mất mà người mất là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại; c) Trường hợp thừa kế thứ ba gồm: cụ nội hay cụ ngoại của người chết; bác hay chú ruột, cậu hay cô ruột, dì ruột của người mất(chết); cháu ruột của người chết mà người chết mất đó là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mất mà người chết mất đó là cụ nội, cụ ngoại.

2. Những người thừa kế cùng được hưởng phần di sản bằng nhau.

3. Những người ở cùng trường hợp thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở cùng trường hợp thừa kế trước do đã chết, không có quyền được hưởng di sản, tài sản và bị truất quyền thừa hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản,.”

Thủ tục phân chia tài sản thừa kế không có di chúc và hồ sơ khai nhận

Thủ tục phân chia tài sản thừa kế không di chúc:

Đối với thủ tục phân chia di sản thừa kế phải được thực hiện theo pháp luật hiện hành. Theo đó, trước khi phân chia tài sản, buộc phải họp mặt gia đình để công bố tài sản và thông qua cách thức phân chia theo Điều 681 Bộ luật dân sự năm 2005. Sau khi tiến hành thỏa thuận về vấn đề phân chia tài sản thừa kế không có di chúc, các thành viên chuẩn bị thủ tục nhận tài sản thừa kế theo Điều 58 Luật công chứng 2014 tại tổ chức hành nghề công chứng.

Hồ sơ thủ tục phân chia tài sản thừa kế không di chúc:

– Bao gồm Phiếu yêu cầu được công chứng hợp đồng, giao dịch. – Dự thảo văn bản, giấy tờ khai nhận di sản (trường hợp tự soạn thảo). – CMND, hộ chiếu hoặc thẻ căn cước bản sao công chứng – Giấy tờ để chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản của người để lại tài sản đó – Giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại tài sản thừa kế và người được hưởng tài sản – Giấy chứng tử (có theo bản chính kèm bản sao) của người để lại tài sản, giấy báo tử, bản án tuyên bố đã chết (bản chính mang kèm bản sao).

Quyền bình đẳng về thừa kế tài sản không di chúc

Theo Điều 610 của Bộ luật dân sự 2015 về Quyền bình đẳng về thừa kế của cá nhân: “Mọi cá nhân khác nhau đều bình đẳng về mặt quyền lợi để lại tài sản của mình cho cá nhân khác và quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc theo quy định của pháp luật.” Theo đó, tài sản phân chia cho các thành viên phải có sự thỏa thuận với nhau về số lượng, diện tích, vị trí,… Nếu như người này muốn tặng tài sản thừa kế cho người kia thì có thể tiến hành làm hợp đồng tặng cho tài sản của mình cho người đó, sau khi đã nhận được phần tài sản thừa kế của mình.

Trong trường hợp những người thừa kế tài sản không thỏa thuận được về tài sản thừa kế, thì có thể nhờ đến UBND địa phương – nơi có tài sản hiện hành đến phân chia tài sản và tất cả các thành viên phải kí xác nhận vào văn bản thỏa thuận chia tài sản thừa kế đó. Còn nếu như không thể thỏa thuận được, xảy ra tranh chấp thì một trong những người thừa kế có quyền khởi kiện ra Tòa án nhân dân cấp huyện để yêu cầu về việc phân chia tài sản thừa kế.

Dịch vụ tư vấn thừa kế tài sản không di chúc